Jill Goldenziel
Phạm Nguyên Trường dịch
Nếu
tòa trọng tài cho rằng Trung Quốc vi phạm UNCLOS, thì áp lực quốc tế đối với Bắc
Kinh sẽ rất lớn.
Tuần vừa rồi, căng thẳng giữa
Washington và Bắc Kinh đã leo thang, khi một tàu chiến Mỹ tiến đến gần một hòn
đảo nhân tạo của Trung Quốc ở biển Đông. Nhưng đe dọa thực sự đối với Trung Quốc
là ở phòng xử án, khi Tòa án trọng tài ở The Hague cho rằng Tòa có thẩm quyền đối
với những vấn đề quan trọng trong vụ tranh chấp của Philippines trước những
tuyên bố về chủ quyền của Trung Quốc đối với biển Đông. Dù Philippines thắng
hay thua trong các giai đoạn tiếp theo của vụ án, phán quyết của Tòa sẽ tạo ra
những hậu quả nghiêm trọng đối với vai trò của Trung Quốc, như một cường quốc
thế giới.
Mặc dù Trung Quốc nói rằng
tuyên bố về chủ quyền của mình đối với biển Đông là không thể tranh cãi, phán
quyết của Tòa chỉ làm cuộc xung đột kéo dài đã lâu càng trở thành căng thẳng
hơn. Ngoài việc là một trong những tuyến hàng hải nhộn nhịp nhất thế giới, biển
Đông giàu có về hải sản cũng như các mỏ dầu và khí đốt. Trung Quốc,
Philippines, Việt Nam, Brunei, Đài Loan, Malaysia, tất cả các nước này đều đưa
ra những tuyên bố về chủ quyền trong những khu vực biển chồng lấn lên nhau. Nhằm
khẳng định vị trí của mình, Trung Quốc đã xây dựng 7 hòn đảo nhân tạo trên các
rạn san hô và bãi cát ngầm không có người ở. Trung Quốc tin rằng họ kiểm soát 80-90%
khu vực biển rộng tới của 1,35 triệu dặm vuông nằm trong “đường chín đoạn”, tức
là đường đứt đoạn do chính phủ Quốc Dân Đảng đưa lên bản đồ vào vào năm 1947.
Không thể để thách thức
Trung Quốc về mặt quân sự, Philippines quay sang luật pháp. Năm 2013,
Philippines đã đưa đơn kiện lên Tòa án Trọng tài Thường trực ở The Hague, khẳng
định rằng mình có quyền khai thác khu vực rộng 200 hải lý thuộc vùng độc quyền
quyền kinh tế (EEZ), kéo dài từ quần đảo vào biển Đông. Philippines trình yêu
sách của mình theo Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS), mà cả hai quốc
gia này đều là thành viên. Trung Quốc chế giễu, nước này cho rằng Tòa án không
có thẩm quyền và tẩy chay các thủ tục tố tụng.
Nhưng không thể lờ đi vụ
tranh chấp, Trung Quốc đã tung ra văn bản giải thích quan điểm, trông như một bản
tóm tắt pháp lý. Lấy xuất phát điểm tuyên bố của mình là luật pháp quốc tế,
Trung Quốc khẳng định rằng tuyên bố ranh giới/quyền lợi hàng hải của
Philippines chỉ là tuyên bố chủ quyền lãnh thổ được ngụy trang mà thôi. Vì Tòa
không thể xem xét tuyên bố về chủ quyền, do đó Tòa không có thẩm quyền. Tòa đã xem
xét văn bản giải thích quan điểm của Trung Quốc, coi đây là quan điểm của nước này,
nghĩa là, trên thực tế, Tòa có thẩm quyền.
Tòa đã đặt Trung Quốc vào thế
kẹt. Trung Quốc tuyên bố ngay lập tức rằng bản án là “vô hiệu”, và rằng tất cả
những phán quyết trong tương lai đều sẽ không có tác dụng. Nhưng khó tưởng tượng
là Trung Quốc có thể hoàn toàn lờ đi tất cả những phán quyết trong tương lai.
Áp lực quốc tế buộc Trung Quốc phải thực hiện sẽ là rất lớn. Mỹ, nước này đã có
nỗ lực ngoại giao với Trung Quốc về biển Đông suốt 5 năm qua, đã hoan nghênh
quyết định. Đức tích cực khuyến khích Trung Quốc giải quyết tuyên bố chủ quyền
hàng hải của mình tại các tòa án quốc tế.
Về mặt pháp lý, đa phần các
điều khoản của UNCLOS ràng buộc tất cả các quốc gia, dù họ có ký vào Tuyên bố
hay không, bởi vì hiệp ước này hệ thống hóa phong tục quốc tế đã có từ trước. Việc
Trung Quốc vi phạm bộ luật vốn là nền tảng của thương mại hàng hải trên khắp thế
giới sẽ là hành động vi phạm nghiêm trọng. Từ chối tuân thủ bất kỳ quyết định nào
sẽ là cái giá phải trả khá lớn về uy tín đối với một quốc gia muốn trở thành
lãnh đạo toàn cầu, nhất là khi quan hệ thân thiện với các nước láng giềng là đặc
biệt quan trọng đối với sự trỗi dậy của Trung Quốc. Trung Quốc là thành viên của
130 tổ chức quốc tế, đang áp dụng luật pháp quốc tế. Vì thế Trung Quốc cần làm
cho thế giới tin rằng những cam kết của mình trước luật quốc tế là đáng tin cậy,
đặc biệt là trong lĩnh vực thương mại và hàng hải mà nền kinh tế của nước này
đang dựa vào.
Philippines chưa thể ăn mừng công lý. Tòa giữ phán quyết
về việc có thẩm quyền trên 7 trong số 14 yêu cầu của nước này. Và khi đưa ra
phán quyết cuối cùng, Philippines có thể thắng trên một số điểm và không thắng ở
những điểm khác. Trung Quốc vẫn có thể từ chối thực hiện, làm cho lân bang
Philippines tức giận và chẳng được lợi lộc gì về kinh tế; nhưng đấy không phải
là vấn đề quan trọng.
Nhưng được như thế cho đến lúc
này, vụ kiện đã có những ảnh hưởng quan trọng đối với việc sử dụng các tòa án
quốc tế nhằm quản lý và giải quyết các vụ xung đột quốc tế. Luật pháp quốc tế
đã trở thành một vũ khí của kẻ yếu. Ngày càng có nhiều nước không đủ khả năng
hoặc không có cơ hội chiến thắng cuộc xung đột quân sự quay sang tòa án nhằm giải
quyết khiếu nại về quyền lãnh thổ, kinh tế và quyền con người. Các quốc gia
khác đang theo dõi chặt chẽ vụ kiện của Philippines trong khi họ xem xét những
lựa chọn tương tự cho việc khẳng định quyền của mình ở biển Đông và những khu vực
khác. Cụ thể là Việt Nam cũng đang xem xét đơn kiện tương tự. Ít nhất là, vụ kiện
có thể buộc Trung Quốc phải tham gia vào những cuộc đàm phán với các lân bang
nhằm giải quyết những tranh chấp về chủ quyền ở biển Đông. Phải làm như vậy thì
Trung Quốc mới có thể giữ được thể diện và đòi hỏi của mình nhằm giải quyết các
tranh chấp theo những điều kiện của họ. Nếu pháp luật có thể buộc Trung Quốc phải
quỳ gối, thì những vụ kiện liên quan đến biển Đông sẽ có những tác động vượt xa
bờ biển của khu vực này.
Dr. Jill Goldenziel là nghiên cứu viên tại the
International Security Program at the Belfer Center for Science and
International Affairs at the Harvard Kennedy School.
Nguồn http://thediplomat.com/2015/11/international-law-is-the-real-threat-to-chinas-south-china-sea-claims/
No comments:
Post a Comment