November 17, 2015

Báo Sankei Shimbun (Nhật Bản): Cách tiếp cận hiện đại với vấn đề biển ĐôngCách tiếp cận hiện đại với vấn đề biển Đông

Phạm Nguyên Trường dịch

Vì Mỹ bắt đầu thúc đẩy chính sách tự do hàng hải, tranh chấp Mỹ-Trung ở Biển Đông đã chuyển lên tầm cao mới. Chính phủ Mỹ đã đưa một tàu khu trục vào vùng nước gần các đảo nhân tạo do Trung Quốc xây dựng và được Bắc Kinh coi là lãnh thổ của mình.

Tự do hàng hải

Nhật Bản, Australia và Liên minh châu Âu ủng hộ chính sách tự do hàng hải. Ngoài ra, Tòa án Trọng tài Thường trực (PCA) đã quyết định tiến hành việc xem xét vụ kiện mà chính phủ Philippines đã nộp cho Tòa, liên quan đến vụ xung đột ở Biển Đông mặc dù Trung Quốc khẳng định rằng vụ kiện không thuộc thẩm quyền của PCA.

Việc Mỹ tăng cường các biện pháp liên quan đến tình hình ở Biển Đông cho thấy nếu Trung Quốc không từ bỏ quan điểm hiện nay, cuộc khủng hoảng trong vùng biển này có thể kéo dài vô thời hạn. Đối với người Nhật, đây là lúc sắp xếp theo thứ tự các nguyên tắc của việc tham gia vào việc giải quyết các vấn đề của vùng biển này.

Luật tự do hàng hải, tình hình ở Biển Đông đã đặt ra câu hỏi về vấn đề đó - là một trong những thành quả của thời hiện đại – một vấn đề đã hình thành sau khi Hugo Grotius đề xuất lý thuyết về “biển tự do” vào đầu thế kỷ XVII. Sau này, các nguyên tắc hàng hải và thương mại tự do của Hà Lan, quê hương Grotius, đã được Anh chấp nhận, và làm cho chúng trở thành quy luật bất biến của đế chế này. Trong thế kỷ XX, Mỹ cũng đã chấp nhận những nguyên tắc này.
Bộ trưởng ngoại giao Trung Quốc đã xuất phát từ logic lỗi thời, theo đó những vùng biển mà Bắc Kinh coi là của mình thì ưu tiên phải dành cho mong muốn của chính phủ Trung Quốc.

Trong khi bá quyền trên biển chuyển từ tay nước này sang tay nước khác. Nhật Bản luôn luôn giữ quan hệ gần gũi với Hà Lan, Vương quốc Anh và Mỹ. Vào giai đoạn đầu của thời kỳ Minh Trị, ngay trong đêm trước khi kết thúc trận đánh ở Hakodate, Takeaki Enomoto đã trao cho Kiyotaka Kuroda “Tập các bộ luật hàng hải” do ông mang từ Hà Lan về, vì ông sợ có thể đánh mất. Tình tiết khi Nhật Bản tiếp nhận luật biển của Hà Lan là một trong những điểm khởi đầu của nước Nhật Bản hiện đại.

Theo lý thuyết của Tadao Umesao, trong tác phẩm Quan điểm sinh học về lịch sử của nền văn minh, lò lửa căng thẳng trong nền chính trị quốc tế tập trung trong các vực sau: “Nhật Bản/(Thế giới Trung Quốc) + (Thế giới Ấn Độ), Tây Âu/(Thế giới Nga) + (Địa Trung Hải và thế giới Hồi giáo)”.

Thách thức nghiêm trọng từ Trung Quốc

Umesao ghi nhận những điểm tương đồng giữa Nhật Bản và các nước Tây Âu, sau khi chỉ ra cách thức mà những nước này chuyển từ chế độ phong kiến thời Trung Cổ sang xã hội hiện đại. Chính vì sự tương đồng này mà Nhật Bản coi những thành quả của phương Tây như quyền tự do, dân chủ, nhân quyền và chế độ pháp quyền cũng là thành quả của mình.

Hiện nay, Trung Quốc, Nga, Địa Trung Hải và thế giới Hồi giáo đang tung ra thách thức nghiêm trọng đối với những nguyên tắc của Nhật Bản, một nước đã sử dụng những thành quả của thế giới hiện đại, và thách thức Tây Âu và Mỹ và Austalia, những nước đã kế thừa những nguyên tắc này.

Sự căng thẳng trong nền chính trị thế giới do những thách thức này gây ra, đặc biệt rõ rệt ở phương Đông: tranh chấp hàng hải ở biển Hoa Đông và biển Đông. Phương Tây cũng có vấn đề của mình: xung đột ở Ukraine, hoạt động của Nhà nước Hồi giáo (IS), sinh ra từ cuộc chiến tranh ở Syria, người tị nạn tràn sang châu Âu. Tất cả những điều này rõ ràng là đang đe dọa “những thành quả của thời hiện đại”, mà tôi đã đề cập bên trên.

Những quy định của đạo đức phải trở thành chìa khóa cho quan hệ với thế giới bên ngoài

Những suy nghĩ như thế cho phép chúng ta hiểu Nhật Bản phải làm gì với tình hình ở Biển Đông hiện nay.
Có tin nói rằng ngay trước cuộc họp thượng đỉnh giữa Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc, bộ trưởng ngoại giao Trung Quốc, Vương Nghị, đã nhận xét về lo lắng của Nhật Bản: “Nhật Bản thì liên quan gì tới Biển Đông?” Dường như ông ta cảnh báo Nhật Bản rằng người ngoài không nên chõ mũi vào những vấn đề này. Rõ ràng là, bộ trưởng ngoại giao Trung Quốc đã xuất phát từ logic lỗi thời, theo đó những vùng biển mà Bắc Kinh coi là của mình thì ưu tiên phải dành cho mong muốn của chính phủ Trung Quốc.

Tuy nhiên, như tôi đã nói bên trên, Nhật Bản, Australia và EU ủng hộ chính sách tự do hành hải của Mỹ. Vấn đề là những nước này đang bảo vệ “thành quả của thời hiện đại”. Nhân tiện nói thêm rằng, chính phủ Mỹ đã đề nghị Hàn Quốc hợp tác về tình hình ở Biển Đông, nhưng Seoul không chấp nhận. Có khả năng là Hàn Quốc đang tìm cách trở về với “thế giới Trung Quốc” như Umesao đã nói.

Trong lĩnh vực đối ngoại, Nhật Bản dựa trên quan hệ tương tác với các nước Tây Âu, Mỹ và Australia vì nó phù hợp những quy luật đạo đức, tức là cần phải bảo vệ “thành quả của thời hiện đại”. Đối với Nhật Bản, đây là một sự tiếp tục của những nỗ lực đáng kinh ngạc mà nước này áp dụng sau thời kỳ Minh Trị để những giá trị hiện đại cũng là tài sản của chính mình.

Tình hình ở Biển Đông là một bài kiểm tra sự tự tin của Nhật Bản trên đường mà trong nước này đã đi trong tất cả những năm đó. Hiện nay, cần phê phán các nhà ngoại giao Nhật Bản là chính sách đối ngoại của đất nước mâu thuẫn với đức tin và sự tự tin từng có sau thời kỳ Minh Trị.

Dịch theo bản tiếng Nga tại địa chỉ: http://inosmi.ru/fareast/20151112/231338999.html
Đã đăng trên:  http://www.ijavn.org/2015/11/vntb-sankei-shimbun-cach-tiep-can-hien.html



No comments:

Post a Comment