Patrick J. Buchanan (The American Conservative, Mỹ)
Phạm Nguyên Trường dịch
Tàu khu trục USS Lassen,
theo sau là hai tàu chiến Trung Quốc, đi vào khu vực 12 hải lý của Subi
Reef, một hòn đảo nhân tạo mà Trung Quốc tuyên bố là lãnh thổ quốc gia của
mình. Bắc Kinh phản đối. Nói rằng: Subi Reef và quần đảo Trường Sa, ở biển Đông
- 50% thương mại hàng hải quốc tế đi qua vùng này – là của chúng tôi cũng như
quần đảo Aleutian là của quý vị vậy.
Tuyên bố chủ quyền của Bắc
Kinh với quần đảo Trường Sa bị Việt Nam, Malaysia, Brunei, Philippines và Đài
Loan thách thức. Trong khi Hà Nội và Manila chiếm đóng một số đảo nhỏ và xây dựng
các công trình trên đó nhằm chống lưng cho những tuyên bố của mình thì Trung Quốc
tỏ ra hung hăng hơn. Họ đã chiếm đóng các bãi đá và dải san hô bằng lực lượng
vũ trang, tiến hành nạo vét và mở rộng thành các đảo nhân tạo, củng cố, lập các
trạm rađa và đang xây dựng đường băng và bến cảng.
Dễ
hiểu Trung Quốc muốn gì
Sau khi no nê và béo ú nhờ
những khoản thặng dư thương mại với Mỹ, Trung Quốc đang chuyển sức mạnh kinh tế
của họ thành sức mạnh quân sự và quyết đoán mang tính chiến lược mới. Họ muốn
thống trị Đông Á và tất cả các vùng biển xung quanh khu vực này.
Họ bảo chúng ta rằng tàu chiến
của chúng ta không được hoan nghênh ở biển Hoàng Hải và eo biển Đài Loan. Bắc
Kinh cũng tuyên bố chủ quyền đối với quần đảo Senkaku mà Nhật Bản đang giữ chiếm,
quần đảo này nằm dưới cái ô của hiệp ước an ninh chung của chúng ta. Và biển
Đông không chỉ là một trong những tuyến đường thủy quan trọng nhất thế giới, hải
sản trong vùng này có thể nuôi sống các dân tộc và địa tầng bên dưới có các mỏ
dầu và khí đốt lớn. Ai sở hữu những hòn đảo ở biển Đông cũng đồng thời sở hữu
biển.
Hơn nữa, kể từ khi Eisenhower
đe dọa sử dụng vũ khí hạt nhân nhằm bảo vệ Đài Loan và các đảo ngoài khơi
Quemoy và Matsu - và kể từ khi Bill Clinton cho hai nhóm tàu chiến của Mỹ đi qua
eo biển Đài Loan, thế giới của chúng ta đã thay đổi. Bây giờ chúng ta chỉ đưa một
tàu khu trục vào bên trong khu vực 12 hải lý của một rạn san hô, mà gần đây vẫn
chìm dưới nước khi thủy triều lên.
Hành động của Trung Quốc là hoàn
toàn dễ hiểu. Họ đang bắt chước Mỹ khi chúng ta trở thành cường quốc đế quốc.
Sau khi chúng ta đẩy được Tây
Ban Nha ra khỏi Cuba vào năm 1898, chúng ta sáp nhập Puerto Rico và quần đảo
Hawaii, người Mỹ ở đó đã lật đổ nữ hoàng, chiếm đảo Wake và đảo Guam, và sau đó
sáp nhập Philippines. Việc đàn áp phong trào kháng chiến Philippines kéo dài ba
năm, với hàng ngàn lính thủy thiệt mạng.
Đây là phản ứng của tổng thống
McKinley khi nhận được tin phi đội châu Á của chúng ta đã chiếm được những hòn
đảo này:
Khi chúng tôi nhận được điện của đô đốc Dewey nói về việc
chiếm được Philippines, tôi đã tìm vị trí của chúng trên quả địa cầu. Tôi không
biết những hòn đảo này nằm ở đâu.
Năm 1944, tướng MacArthur,
cha ông này đã đập tan phong trào kháng chiến Philippines, đã tái chiếm những
hòn đảo từ tay Nhật Bản, sau khi giành lại được Trân Châu Cảng. Vào giai đoạn cuối
cuộc Chiến tranh Lạnh, Manila đã yêu cầu Mỹ rút khỏi căn cứ không quân Clark và
căn cứ hải quân ở Subic Bay. Chúng ta đã làm theo lời họ. Bây giờ các bạn
Philippines muốn chúng ta quay lại để thay họ đối đầu với Trung Quốc, những người
Cộng sản Việt Nam ở Hà Nội cũng muốn như thế.
Trước khi chúng ta tham gia
vào vụ tranh chấp này, trước khi chúng ta khởi động cuộc không chiến hay hải
chiến với Trung Quốc, chúng ta phải đặt cho mình một số câu hỏi.
Thứ nhất, tại sao chúng ta lại
dính vào vụ tranh cãi này? Chúng ta không có bất kỳ tuyên bố chủ quyền nào đối
với quần đảo Trường Sa hay Hoàng Sa ở biển Đông. Nhưng, tất cả các bên tranh chấp - Bắc Kinh, Đài Bắc, Manila, Hà Nội
- dường như đều có những tấm bản đồ được lập cách đây nhiều thập kỷ và thậm chí
nhiều thế kỷ nhằm hỗ trợ cho những tuyên bố chủ quyền của mình.
Ngoài
tự do hàng hải, chúng ta còn có những lợi ích sống gì?
Nếu những quần đảo này là
lãnh thổ của Trung Quốc, thì Bắc Kinh cũng có quyền xây dựng các căn cứ không quân
và hải quân ở đó như chúng ta đã làm trên các quần đảo Aleutian, Hawaii, Wake
và Guam. Mục đích của chúng ta là gì khi đưa tàu chiến của Mỹ vào khu vực mà Trung
Quốc tuyên bố là lãnh hải của mình?
Trong khi tàu chiến của Hạm
đội VII hùng mạnh hơn hẳn tàu của hải quân Trung Quốc, Trung Quốc lại có nhiều
tàu ngầm, tàu khu trục và tàu tên lửa hơn, cộng với nhiều tên lửa trên mặt đất
có thể tiêu diệt tàu chiến nằm ở khoảng cách rất xa.
Trên đất nước Trung Quốc,
ngày càng có tinh thần dân tộc hơn, Tập Cận Bình không thể rút bớt những yêu
sách của Trung Quốc hoặc tháo dỡ những công trình mà Bắc Kinh đã xây dựng ở biển
Đông. Chủ tịch Tập dường như cũng cứng rắn chẳng khác gì tổng thống Putin. Nếu
Mỹ tiếp tục cho máy bay bay qua hay cho hải quân xâm nhập vào vùng lãnh hải của
những hòn đảo mà Trung Quốc tuyên bố có chủ quyền thì chắc chắn sẽ dẫn đến cuộc
đụng độ vũ trang, tương tự như đã xảy ra gần đảo Hải Nam vào năm 2001.
Tiếp
theo chúng ta sẽ làm gì?
Hiện nay Trung Quốc đang gặp
rắc rối. Các lân bang lo sợ và không tin tưởng Trung Quốc. Nền kinh tế của nước
này đã đánh mất tính năng động, còn Đảng Cộng sản thì đang bị xé nát bởi những
vụ thanh trừng và tham nhũng tràn lan.
Nếu chúng ta tin rằng đây sẽ
là thế kỷ của thứ II của Mỹ, rằng thời gian đứng về phía chúng ta, rằng chủ
nghĩa cộng sản Trung Quốc là niềm tin đã chết từ lâu, chúng tôi phải tránh đụng
độ và thể hiện sự phản đối của chúng ta với những hành động thái quá của Bắc
Kinh bằng cách áp đặt thuế nhập khẩu đối với tất cả hàng hóa sản xuất tại Trung
Quốc, nếu cần.
Giới lãnh đạo đầu sỏ củaTrung Quốc sẽ hiểu thông điệp.
Patrick J. Buchanan là tác giả cuốn The Greatest Comeback: How Richard Nixon Rose From Defeat to Create the
New Majority.
Đã đăng trên http://www.ijavn.org/2015/11/vntb-co-can-anh-nhau-vi-bien-ong-khong.html
No comments:
Post a Comment