Prashanth Parameswaran
Phạm Nguyên Trường dịch
Ý
tưởng đang ngày càng được nhiều người quan tâm
Tuần trước, Trung tâm vì lợi
ích dân tộc (Center for the National Interest), một think tank có trụ sở ở Washington
– D.C., tung ra một báo cáo mới về triển vọng hợp tác ba bên giữa Mỹ, Nhật Bản
và Việt Nam.
Báo cáo này là một trong những
sáng kiến, gọi là “Track 2”, tìm cách khám phá cơ hội hợp tác chặt chẽ hơn nữa
giữa ba nước trong vài năm qua. Thời gian gần đây, những cuộc đối thoại ba bên
ngày càng trở thành thường xuyên hơn, vì Hoa Kỳ đang tìm nguồn bổ sung cho mạng
lưới những liên minh và quan hệ đối tác với những mối liên kết mới, trong đó có
liên minh Mỹ-Nhật Bản và các quốc gia khác.
Tăng cường hợp tác ba bên Mỹ-Nhật
Bản-Việt Nam là rõ ràng, và bản báo cáo có hẳn mấy chương để nói về vấn đề này.
Về kinh tế, từ những năm 1990, Hoa Kỳ và Nhật Bản đã góp phần đáng kể vào sự tiến
bộ của Việt Nam, và hiện đang có thêm cơ hội trong những lĩnh vực như năng lượng
hạt nhân và phát triển tiểu vùng sông Mekong nói chung. Cả ba quốc gia đều là
những nước tham gia đàm phán hiệp định TPP (Đối tác xuyên Thái Bình dương) mà người
ta hy vọng là sẽ hoàn tất trong tương lai gần. Chương trình nghị sự gọi là “An
ninh-khôn ngoan” (Security-wise) cũng có nhiều vấn đề vì Nhật Bản và Việt Nam đều
quan tâm tới an ninh hàng hải (đặc biệt là khi đang có những tranh chấp ở biển
Đông và Nam hải) cũng như hỗ trợ nhân đạo và cứu trợ khi xảy ra thảm họa
(HA/DR).
Trong vài năm qua, động lực
cho hợp tác ba bên cũng đã được củng cố vững chắc. Mỹ tái cân bằng sang châu Á,
cuộc “tấn công quyến rũ” (charm offensive) của Nhật Bản trong khu vực Đông Nam
Á, và việc Việt Nam tìm kiếm sự hợp tác chặt hơn nữa với các nước lớn đã tạo ra
mức độ hội tụ, đủ sức làm cho những cạnh khác nhau của tam giác mạnh lên hơn nữa
(xin đọc: “Japan’s ASEAN Charm Offensive). Tháng 3 vừa qua, Nhật Bản
và Việt Nam đã nâng quan hệ đối tác chiến lược kéo dài 8 năm lên thành đối tác
chiến lược toàn diện, trong khi Hoa Kỳ và Việt Nam vừa kí thỏa thuận quốc phòng
mới, thỏa thuận này mà sẽ mở cánh cửa hợp tác trong việc mua bán thiết bị quân
sự và sản xuất thiết bị quân sự (xin đọc: “US, Vietnam Deepen Defense Ties”. Liên minh Mỹ-Nhật từ lâu
đã được coi là nền tảng của hòa bình và ổn định trong khu vực.
Tuy nhiên, vẫn còn đó những
hạn chế quan trọng đối với việc tăng cường quan hệ hợp tác ba bên Mỹ-Nhật Bản-Việt
Nam. Về mặt cấu trúc, những cố gắng nhằm sử dụng liên minh Mỹ-Nhật Bản như là nền
tảng cho quan hệ đa phương có những thách thức riêng của nó, đặc biệt là vì mức
độ hợp tác giữa Washington và Tokyo thường lớn hơn hẳn mức độ hợp tác của từng
nước với các đối tác khác và san bằng khoảng cách này không phải là công việc dễ
dàng. Hợp tác ba bên với Việt Nam có thể còn có thêm thách thức, bởi vì khác
Philippines hay Australia, Hà Nội không phải là đồng minh của Mỹ và nước này rất
thận trọng trong việc điều chỉnh quan hệ
của họ với những nước lớn khác khác, trong đó có Hoa Kỳ và Trung Quốc.
Cũng có thể những trở ngại
cho việc hiện thực hóa chính sự hợp này lại trở thành động lực cho những thỏa
thuận ba bên. Ở Việt Nam, như Masashi Nishihara ghi nhận trong bản báo cáo, trong
thời gian gần đây, phát triển năng lượng hạt nhân đã bị chậm lại vì lý do an
toàn và những vấn đề pháp lý. Ở Nhật Bản, không rõ là liệu việc những đạo luật mà
Thủ tướng Shinzo Abe cần thông qua nhằm thúc đẩy vai trò của khu vực Tokyo có
được cơ quan lập pháp ủng hộ hay không.
Như người ta nói, không có
lý do làm cho người ta không thể vượt qua được những thách thức này, đặc biệt
là nếu những xu hướng hiện nay vẫn tiếp tục và cả ba quốc gia đều cam kết tiến
hành những bước đi quan trọng nhằm thúc đẩy hợp tác. Ví dụ, trong chương nói về
an ninh hàng hải, Hoàng Anh Tuấn và Nguyễn Vũ Tùng của Học viện Ngoại giao Việt
Nam đề xuất một số sáng kiến táo bạo mà ba nước có thể thực hiện, trong đó có
đề nghị đối Hoa Kỳ và Nhật Bản xây dựng cơ chế đối thoại với các đối tác khác ở
Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Cơ chế đối thoại này không chỉ là những cuộc
thảo luận chính sách, mà còn phối hợp và chia sẻ thông tin.
Một số biện pháp và cơ chế đang
được đề nghị một cách công khai – trong đó có những cuộc tuần tra chung của Mỹ
và Nhật Bản ở Biển Đông – cách đây vài năm là chuyện khó hiểu. (xin đọc: “US-Japan Joint Patrols in the South China Sea?”). Đây là bằng
chứng chứng tỏ rằng tình hình an ninh ở châu Á đã thay đổi đến mức nào trong một
thời gian ngắn đến như vậy. Điều đó cho thấy rằng không nên đánh giá thấp tiềm
năng của các thỏa thuận mới, ví dụ như thỏa thuận ba bên Mỹ-Nhật Bản-Việt Nam,
mặc dù hiện nay thỏa thuận như thế đang gặp nhiều thách thức.
Prashanth
Parameswaran là phó tổng biên tập The Diplomat, ở Washington, D.C.. Ông thường
viết về Đông Nam Á, vấn đề an ninh ở châu Á và chính sách của Mỹ ở khu vực châu
Á-Thái Bình dương.
Nguồn http://thediplomat.com/2015/06/the-future-of-us-japan-vietnam-trilateral-cooperation/
"Security-wise" trong ngữ cảnh này, theo tôi, nên dịch là "Chú trọng an ninh" hoặc "Hướng an ninh". Wise ở đây dùng như một noun, có nghĩa là "Method or manner of doing; way"
ReplyDelete