March 19, 2013

George Orwell – Tự do báo chí


Phạm Nguyên Trường dịch

Lời tựa do Orwell đề nghị cho cuốn Trại súc vật

Ý tưởng về cuốn sách này xuất hiện từ năm 1937, nhưng mãi đến cuối năm 1943 mới được viết. Lúc đó tôi đã thấy rõ ràng rằng xuất bản là công việc cực kì khó khăn (mặc dù tình trạng thiếu sách lúc đó, bảo đảm rằng cứ có sách là bán được) và quả thật, đã có tới 4 nhà xuất bản từ chối. Nhưng chỉ có một nhà xuất bản từ chối vì lí do ý thức hệ mà thôi. Hai nhà xuất bản khác đã xuất bản những tác phẩm bài Nga trong suốt nhiều năm, còn nhà xuất bản thứ tư thì không có bất cứ lập trường chính trị nào. Một ông chủ xuất bản ban đầu đã chấp nhận, nhưng sau khi chuẩn bị thì lại quyết định sẽ tham khảo Bộ Thông tin[1], có lẽ Bộ này đã cảnh báo, hay ít nhất cũng đã khuyên là không nên in tác phẩm này. Đây là trích đoạn bức thư của ông ta gửi cho tôi:

March 14, 2013

Christopher Hitchens - Đọc lại “Trại súc vật”


Phạm Vũ Lửa Hạ dịch

Vẫn bị nhiều chế độ trên thế giới cấm đoán, Trại súc vật (Animal Farm) luôn là khối thuốc nổ chính trị – đến nỗi suýt chút nữa tác phẩm này đã không bao giờ được xuất bản. Christopher Hitchens bàn về “truyện cổ tích”vượt thời gian, siêu việt của George Orwell.

March 11, 2013

Piotr Skwieciński - Chủ nghĩa Stalin. Tại sao ở Nga hiện nay vẫn còn hiện tượng sùng bái kẻ ăn thịt người đó?


Phạm Nguyên Trường dịch

Bản dịch được thực hiện nhân 60 năm công bố bài thơ
Đời Đời Nhớ ông của nhà thơ Tố Hữu

Joseph Stalin, xin lỗi vì đây là chuyện đã nhàm, là một tội phạm, chỉ có thể so sánh với Adolf Hitler mà thôi. Nhưng giữa hai người vẫn có sự khác biệt. Một trong những khác biệt quan trọng nhất: lãnh tụ quốc xã nói chung chỉ giết những người không phải là người Đức. Trong Đế chế thứ III, một người Đức mà không ra mặt chống phát xít thì có thể cảm thấy an toàn. Joseph Stalin, dĩ nhiên là có giết những người không phải là người Liên Xô, trường hợp nỗi bật nhất là những người Ba Lan ở  Katyn, nhưng phần lớn nạn nhân của nạn khủng bố do Stalin tiến hành là công dân Liên Xô, mà lại thường là người Nga. 

March 7, 2013

Lời yêu cầu của công dân Trung Quốc: Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc cần phê chuẩn ngay lập tức Công ước Quốc tế về các Quyền Dân Sự và Chính trị


  Phạm Nguyên Trường dịch

Vài lời phi lộ: Thư ngỏ sau đây của hơn 100 học giả, nhà báo và nhà hoạt động nổi tiếng tại Trung Quốc yêu cầu Quốc hội nước này phê chuẩn Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị. Công ước này đã được phần lớn các nước trên thế giới tham gia và phê chuẩn (Việt Nam gia nhập ngày 24-9-1982), trừ Trung Quốc, Cuba và một vài nước khác. Trong những ngày này, Quốc hội Trung Quốc Khóa 12 đang tiến hành kỳ họp quan trọng để chuyển giao quyền lực cho thế hệ lãnh đạo mới.