Ludwig
von Mises – Chủ nghĩa cá nhân
Phạm Nguyên Trường dịch
Xã
hội chỉ là tập hợp của các nhân để cùng nhau hợp tác. Xã hội chỉ tồn tại trong
những hành động của các cá nhân. Tìm xã hội bên ngoài hành động của các cá nhân
là sai lầm.
Tất
cả mọi hành động đều là do các cá nhân làm. Bao giờ cũng chỉ có cá nhân suy
nghĩ. Xã hội chẳng nghĩ được gì xa hơn là ăn và uống. Tư duy bao giờ cũng là
thành tựu của các cá nhân. Có hành động phối hợp nhưng không bao giờ có tư duy
phối hợp.
Bao
giờ tập thể cũng hành động thông qua trung gian của một hay nhiều người, đối
với hành động của những người này, tập thể chỉ có vai trò thứ yếu. Vì vậy mà
tập thể mang tính xã hội không tồn tại bên ngoài hành động của những cá nhân
thành viên của nó.
Nền
kinh tế thị trường có thể hoạt động mà không cần chỉ đạo của nhà nước là vì nó
cho mỗi người biết rằng anh ta cần phải làm gì và phải làm như thế nào chứ nó
không đòi hỏi bất kì người nào phải từ bỏ đường lối hành động có lợi nhất đối
với người đó. Theo đuổi mục tiêu của mỗi cá nhân là chất xúc tác nhằm liên kết
hành động của từng cá nhân thành hệ thống sản xuất xã hội.
Hi
vọng thu lượm được “thành quả”, mỗi người lại đóng góp phần của mình vào việc
sắp xếp một cách hữu lí nhất hoạt động sản xuất. Như vậy là, trong lĩnh vực sở
hữu tư nhân và luật lệ nhằm chống lại những hành động bạo lực và lừa dối, quyền
lợi của cá nhân và quyền lợi của xã hội không hề mâu thuẫn với nhau.
Những
người muốn nghiên cứu hành vi của con người từ những đơn vị là tập thể đối mặt
với trở ngại không thể nào vượt qua được: mỗi cá nhân trong cùng một thời điểm
có thể thuộc về những tập thể rất khác nhau. Vấn đề nảy sinh là do có nhiều đơn
vị xã hội cùng tồn tại một lúc và mâu thuẫn giữa chúng chỉ có thể được giải
quyết bằng chủ nghĩa cá nhân luận mà thôi.
Sự
cộng tác của những tín điều của chủ nghĩa tập thể nhằm phá hoại tự do đã tạo ra
những niềm tin sai lầm rằng mâu thuẫn chính trị hiện nay là sự đối đầu giữa chủ
nghĩa cá nhân và chủ nghĩa tập thể. Trên thực tế, đấy là cuộc đấu tranh giữa
một bên là chủ nghĩa cá nhân và bên kia là những phe đảng khác nhau của chủ
nghĩa tập thể. Không phải là những phe đảng đồ đệ của Marx (marxian) thống nhất
với nhau mà là rất nhiều nhóm đồ đệ khác nhau của Marx đang tấn công chủ nghĩa
tư bản. Những nhóm này còn chiến đấu với nhau một cách dã man nhất và phi nhân
nhất. Thay thế chủ nghĩa tự do bằng chủ nghĩa tập thể sẽ dẫn đến cuộc chiến đẫm
máu không bao giờ dứt.
Chủ nghĩa cá nhân là triết lí của sự hợp tác xã hội và tăng cường
theo hướng tiến bộ của mối liên kết xã hội. Mặt khác, áp dụng những tư tưởng
nền tảng của chủ nghĩa tập thể chỉ dẫn đến sự tan rã xã hội và những cuộc xung
đột vũ trang bất tận mà thôi.
No comments:
Post a Comment