December 30, 2011

Jeffrey Sachs (The Huffington Post, 26/12/2011)


Gorbachev và cuộc đấu tranh vì dân chủ

Phạm Nguyên Trường dịch

Tuần trước thế giới đã khóc than và vinh danh Vaclav Havel, con người mà triết lí sống trong sự thật đã mang lại tự do cho nhân dân nước ông và hi vọng cho người dân ở tất cả những nơi khác. Tuần nay chúng ta phải vinh danh một nhà cách mạng và một nhà dân chủ vĩ đại nữa, một nhà hoạt động nhà nước có thể là vĩ đại nhất thế giới nhưng lại ít được ca ngợi nhất. Trong mấy ngày gần đây, Mikhail Gorbachev, cựu tổng thống Liên Xô, hiện đã 80 tuổi, đã dũng cảm kêu gọi chính phủ Nga từ chức vì đã để xảy ra những vụ gian lận trong cuộc bầu cử quốc hội vừa qua. Bằng cách làm như thế, Gorbachev tiếp tục chiến dịch nổi bật và có tính lịch sử nhằm ủng hộ nền dân chủ ở Nga và trên toàn thế giới của ông.

December 23, 2011

Thị trường và đạo đức (Kì 8)


William L. Anderson

Những phẩm chất đáng quí của nền kinh tế tự do

Phạm Nguyên Trường dịch

Tôi tin là cuộc họp của Hội Mont Pelerin năm nay, 1982, tổ chức ở Tây Berlin là phù hợp vì đây là nơi mà thực tế và sự khôi hài của nền kinh tế tự do và chủ nghĩa tập thể đứng cạnh nhau như bóng tối và ánh sáng, y hệt như bức tường đán áp ô nhục bao quanh thành phố tự do này giữa lòng đại dương của chủ nghĩa toàn trị. Nếu chúng ta cần chỉ ra tính ưu việt của chủ nghĩa tư bản so với với chủ nghĩa xã hội thì đây chính là vị trí khởi đầu thuận lợi hơn bất kì chỗ nào khác.

December 22, 2011

Thị trường và đạo đức (Kì 7)


Robert A. Sirico

Văn hóa của đức hạnh, Văn hóa của thương trường

Phạm Nguyên Trường dịch

Dẫn nhập

Tôi chọn Văn hóa của đức hạnh, Văn hóa của thương trường làm chủ đề cho bài viết này vì quan hệ giữa chúng là tâm điểm của Viện Acton. Người ta thường coi văn hóa của thương trường và văn hóa của đức hạnh là những tập hợp giá trị “mềm” đối chọi nhau và đã lỗi thời và có lí do xác đáng để làm như thế. Những người tuyên xưng nền văn hóa của đức hạnh thường phê phán thị trường tự do vì nó hạ thấp đời sống của con người và biến con người thành Con người kinh tế [Homo economicus], nó chỉ có giá trị vì khả năng kiềm tiền hoặc khả năng sản xuất mà thôi.

December 20, 2011

Thị trường và đạo đức (Kì 6)


Lord Griffiths of Fforestfach

Doanh nghiệp như là cộng đồng đạo đức

Phạm Nguyên Trường dịch

Trong tư duy về quản lí, mãi thời gian gần đây người ta mới chú ý đến vai trò của “giá trị” trong việc giải thích sự thành công của doanh nghiệp. Ở Mĩ, đề tài này bắt đầu nổi lên từ hồi những năm 1970, sau một thập kỉ khi các doanh nghiệp Mĩ nhận thấy rằng vận may của họ đang giảm dần vì các công ty chế tạo ô tô và hàng điện tử Nhật đã xâm nhập vào thị trường Mĩ. Nó thúc giục cộng đồng doanh nghiệp Mĩ thực hiện những cuộc tự vấn lương tâm và đến lượt nó, việc này lại dẫn đến những công trình nghiên cứu, phân tích hiệu suất công tác trong các công ty Mĩ.

Tuyên ngôn Hiến chương 77 – Tiệp Khắc

Phạm Nguyên Trường dịch (đã đăng trên talawas blog)

Để tưởng nhờ một người trí thức phản kháng, một chính trị gia trung thực vừa nằm xuống

Lời người dịch: Lời tuyên bố sau đây xuất hiện lần đầu tiên ở Tây Âu vào đầu tháng Giêng năm 1977. Chỉ trong mấy ngày, Hiến chương 77 – những tác giả ẩn danh đã gọi tài liệu này và phong trào thúc đẩy sự ra đời của nó như thế – đã được dịch ra hầu hết các ngôn ngữ chính trên thế giới và nhận được sự quan tâm trên khắp hoàn cầu. Nhờ các đài phát thanh phương Tây mà Hiến chương cũng đã được phổ biến rộng rãi ở Tiệp Khắc. Hiến chương 77 kết án chính phủ vi phạm những quyền con người được ghi nhận trong Hiến pháp 1960 và trong các hiệp ước và công ước đã được Tiệp Khắc kí kết. Bản dịch này được thực hiện trên cơ sở bản dịch tiếng Anh của tờ The Times xuất bản ở London vào ngày 7 tháng 1 năm 1977. Hiến chương 77 hay Charta 77 là phong trào đấu tranh phi hình thức kéo dài từ năm 1977 đến năm 1992 ở Tiệp Khắc. Phong trào này xuất hiện sau khi Tuyên ngôn Hiến chương 77, do Václav Havel, Jan Patočka, Zdaněk Mlynář, Jiří Hájek và Pavel Kohout chủ xướng, được công bố vào tháng Giêng năm 1977. Khi xuất hiện lần đầu tiên trên một tờ báo ở Tây Đức, văn kiện đã có chữ kí của 243 công dân Tiệp Khắc và đến giữa những năm 1980 đã có 1200 người kí. Sau Cách mạng Nhung năm 1989, nhiều thành viên phong trào trở thành các yếu nhân trong nền chính trị của  Czech và Slovak.
 ___________