(Reality, Spirituality and Modern Man)
David Hawkins, M. D., Ph. D.
Phạm Nguyên Trường dịch
CHƯƠNG 6
Thực
tại xã hội và các tầng sự thật
Trong khi việc hiệu chỉnh các tầng ý thức và những biểu hiện của chúng dường như có tính học thuật và trừu tượng, thì ảnh hưởng xã hội thực tế của chúng là sâu sắc, cụ thể và sâu rộng. Mỗi tầng đều cho thấy những khả năng, cũng như những hạn chế của nhận thức và năng lực của chức năng não phù hợp cho việc tìm hiểu. Sau đó, nhận thức và năng lực phản ánh thế giới quan mà người ta cho là đúng về “thực tại” và do đó, cho là “thật”. Kết quả là sẽ xuất hiện các nhóm xã hội chính trị, trí tuệ đặc trưng và thậm chí các nhóm trong khu vực địa lý, với những kỳ vọng, yêu cầu và phong cách thể hiện rất khác nhau. Những nhóm xã hội này cũng bao gồm những phong cách giao tiếp, cũng như các chuẩn mực đạo đức và luân lý khác nhau, đến lượt mình, những thứ này lại tạo ảnh hưởng lên các giả định về các mối quan hệ và vai trò xã hội.
Những lựa chọn và tùy chọn này thường phản ánh sự tinh tế và sắc thái của các biểu tượng và giá trị được người ta phóng chiếu ra bên ngoài, trong đó ẩn chứa dấu hiệu nhận dạng nhóm và nền văn hóa. Những tầng khác nhau cũng có những lý tưởng đặc trưng của mình, cũng như có những biểu tượng về giá trị. Những sự phức tạp như thế tương tác với nhau và sau đó phản ánh trở lại xã hội thông qua các phương tiện truyền thông đã bị chính trị hóa, xếp chồng lên một tầng ảnh hưởng và giải thích nữa. Ảnh hưởng mang tính chỉnh sửa này càng làm cho quá trình tri giác phức tạp thêm, đến mức bản chất hay sự thật có thể kiểm chứng được trở thành ngày càng mơ hồ hơn và khó khăn làm người ta nản lòng hay thậm chí là không thể nhận ra được nữa.
Trong thế giới ngày nay, tình thế tiến thoái lưỡng nan của phiên tòa Scopes vẫn tồn tại trong những biểu hiện như chủ nghĩa thế tục duy vật đối đầu với tôn giáo truyền thống, cũng như đạo đức và luân lý tương ứng của chúng. Ngược đời là, cả khoa học lẫn tôn giáo đều được xây dựng trên cơ sở đức tin, sự tin cậy và niềm tin và được bảo vệ bởi uy quyền của sách vở và tài liệu lịch sử đầy ấn tượng (xem McGrath, 2005). Như đã thấy qua phân tích ngắn gọn vừa rồi, mỗi hệ hình đều rút ra từ những vương quốc khác nhau thực tại mà người ta cho là đúng, mà không có phương tiện nào để kiểm tra chéo, ngoài một phương tiện hữu ích là chính phương pháp nghiên cứu hiệu chỉnh ý thức.
Thuật ngữ “thế tục” rơi xuống bên dưới tầng tới hạn của chân lý, tầng 200, khi nó trở thành một “ism” (“ism” có điểm hiệu chỉnh 180), ngụ ý rằng đấy là quan điểm hạn chế, được định vị. Trước khi quan điểm tôn giáo hay thế tục chuyển thành “ism” mang tính ý thức hệ thì chưa hề có bất kỳ xung đột nào, khi chuyển thành ý thức hệ thì đã ngụ ý tuyên bố rằng tính độc quyền đã trở thành cảm xúc rồi.
Xung đột tồn tại trong tâm trí của người quan sát chứ không phải trong cái mà người ta quan sát. Quan điểm của William Jennings Bryan về sự thật tôn giáo (điểm hiệu chỉnh 505) không được các định luật khoa học xác nhận, cũng như quan điểm hạn chế của Darrow về lý trí và logic của thế gian (điểm hiệu chỉnh 450) cũng không thể áp dụng cho các lĩnh vực mà tôn giáo mô tả.
Các tầng ý thức của thực tại tâm linh biểu thị những chiều kích phi tuyến tính, liên quan chủ yếu đến bối cảnh, bản chất và lĩnh vực, chứ không liên quan đến chi tiết thực tế, có thể chứng minh được của nội dung tuyến tính. Kinh Thánh sử dụng các dụ ngôn, thần thoại, truyền thuyết, những câu chuyện ngụ ngôn và ẩn dụ để minh họa cho các nguyên tắc, chứ không sử dụng các chi tiết cụ thể cho nên tính thực tế theo nghĩa đen trong những câu chuyện của Kinh Thánh là không liên quan về mặt hoạt động. Ý nghĩa là phạm trù trừu tượng của ý nghĩ và lý trí phi tuyến tính (ví dụ, tầng của Kant) còn biểu tượng của nó thì không tương thích, không cụ thể, và không phải là thuật ngữ thường dùng.
Chúng ta thấy nguyên tắc tương tự được minh họa bởi trí huệ chỉ được tiết lộ bằng những câu chuyện tiếu lâm. Chuyện tiếu lâm không phải là tuyên bố có căn cứ thực tế, mà thay vào đó, sử dụng nghịch lý hoặc cường điệu để làm rõ thực tế bằng cách sử dụng sự đa nghĩa. Tương tự như truyện ngụ ngôn, hài hước là phương tiện nhằm vượt qua những giới hạn của hệ hình. Những nguyên tắc hệt như thế được minh họa thông qua tiểu thuyết và truyện cổ tích, cũng như thơ ca và những hình thức nghệ thuật khác. Cơ chế này thường là trái ngược hoặc bóp méo có mục đích nhằm làm nổi bật ý nghĩa, hàm ý, giá trị.
Thật sai lầm khi nhầm lẫn trừu tượng với nghĩa đen. Vì vậy, chúng tôi có thể tóm tắt xung đột trong phiên tòa Scopes như là sự không tương thích giữa những tầng phàm tục và trừu tượng của cách hiểu và cách trình bày. Sự thật có thể bị khuất lấp hoặc vứt bỏ, nhưng không thể bác bỏ được.
Xung đột trong cuộc đối thoại xã hội ngày nay
Bản ngã của con người là quá trình phát triển theo lối tiến hóa, có nguồn gốc từ bản năng của động vật (hominid – vượn người), và nó vẫn được người ta đầu tư để giành “chiến thắng” và do đó, giành được địa vị bằng cách cạnh tranh, tranh giành và kiểm soát sân chơi (ví dụ, bá quyền). Do đó, phong cách xã hội đặc hữu của giống người chủ yếu là gây bất đồng và người ta làm thế để cho giới truyền thông chú ý tới mình. Nhược điểm là lợi dụng nguyên tắc tự do ngôn luận và ngoại suy đến những thái cực không thể kiểm soát được, ranh giới của nó đang bị tương đối luận và những người vô chính phủ trong xã hội tấn công; ước mơ của họ là xã hội không có quy tắc hay hạn chế nào hết, mọi hình thức biểu đạt đều được có giá trị và hợp lệ như nhau, thậm chí cả giả dối công khai cũng có giá trị và mức độ tin cậy ngang với Sự thật.
Những giả định méo mó và lý tưởng hóa được quảng cáo về thế giới “hậu hiện đại” là kết quả của những lý thuyết tri thức/xã hội học/triết học ngụy biện trong mấy thập kỷ gần đây; tất cả chung quy đều là những chỉnh sửa một cách tỉ mỉ phép biện chứng Marxist để dựng lên “tương đối luận” (đạo đức, luân lý, xã hội, văn hóa, v..v...). Những khiếm khuyết cố hữu của chúng được thể hiện bằng cách hiệu chỉnh ý thức của những triết thuyết có ảnh hưởng trong thời gian gần đây (trích từ tác phẩm Truth vs. Falsehood).
Những
triết lý có vấn đề
Tác
phẩm Academic Left |
180 |
Afrocentrism
(Lấy châu Phi làm trung tâm (phân biệt chủng tộc) |
180 |
Vô
chính phủ |
100 |
Vô
thần luận |
165 |
Chủ
nghĩa độc đoán |
180 |
Ác
quỷ hóa hay ma quỷ hóa |
80 |
Tác
phẩm Critical Theory (Marcuse) |
145 |
Chủ
nghĩa duy vật biện chứng |
135 |
Thuyết
giải cấu trúc (Deconstructionism) |
190 |
Mục
đích biện minh cho phương tiện |
120 |
Tương
đối luận về nhận thức luận[1] |
190 |
Thuyết
ưu sinh[2] |
105 |
Chủ
nghĩa phát xít (thế tục) |
80 |
Chủ
nghĩa phát xít (thần quyền) |
50 |
Chủ
nghĩa phát xít (Hồi giáo/Chiến binh) |
50 |
Căm
thù |
70 |
Chính
trị nữ quyền |
185 |
Chủ
nghĩa khoái lạc |
180 |
Đả
phá các tín ngưỡng lâu đời |
175 |
Thiếu
trách nhiệm |
195 |
hậu
tố chủ nghĩa (“ism”) |
180 |
Chủ
nghĩa tự do cá nhân (Libertarianism) |
180 |
Tư
tưởng yếm thế |
180 |
Thuyết
hư vô |
120 |
Chủ
nghĩa hòa bình |
185 |
Phần
tử phản chiến (Chính trị hóa) |
180 |
Các triết thuyết |
|||
Jean
Baudrillard |
175 |
Noam
Chomsky |
135-185 |
John
Caputo |
185 |
Gilles
Da Lauze |
190 |
Jacque
Darrida |
170 |
Michel
Foucault |
190 |
Edmund
Husserl |
195 |
Luci
Irigary |
155 |
Julia
Kristeva |
150 |
Fritz
Kuhn |
195 |
Jacques
Lacan |
180 |
Jean-Francois
Lyotard |
185 |
Rigoberta
Manchu |
180 |
Herbert
Marcuse |
150 |
Karl
Marx |
135 |
Carl
Popper |
185 |
Jean-Paul
Sartre |
200 |
Peter
Singer |
195 |
Gore
Vidal |
180 |
Howard
Zinn |
200 |
Các tư tưởng chính trị |
|||
Cực
hữu |
135-195 |
Cực
hữu cấp tiến |
80 |
Cực
tả |
135-195 |
|
|
Cực
tả cấp tiến |
80 |
Nhà
cách mạng |
100 |
Tương
đối luận |
185 |
Phản
động |
155 |
Xã
hội học đại chúng |
165-210 |
Chủ
nghĩa dân túy |
200 |
Protagoras
(Hy Lạp cổ đại) |
190 |
Phân
biệt chủng tộc |
110 |
Thuật
hùng biện |
180 |
Nhẫn
tâm |
180 |
Vu
khống |
75 |
Ngụy
biện |
180 |
Tương
đối luận xã hội |
185 |
|
|
Thuyết
hổ lốn |
195 |
Thuyết
toàn trị thần quyền |
50 |
Chỉ
trích chua cay |
75 |
Bài
ngoại |
185 |
Đáng chú ý là điểm hiệu chỉnh của “ngôn luận tự do” hiện nay ở Hoa Kỳ có điểm hiệu chỉnh 180, trong khi ngôn luận tự do trong thời Thế chiến II có điểm hiệu chỉnh 255.
Như có thể thấy, tầng hiệu chỉnh thấp của những triết lý tương đối phổ biến này dẫn đến kết quả là chắc chắn sẽ gây ra những tác động xã hội tiêu cực và do đó, sẽ có tác động mang tính phá hoại đối với xã hội, như đã được các chế độ Marxist của Pol Pot, Stalin, Mao, Fidel Castro và những chế độ “giải phóng” toàn trị khác thể hiện trong quá khứ. Người ta còn thấy tác động của chúng trong sự suy giảm nghiêm trọng của tầng ý thức được hiệu chỉnh của giới hàn lâm hiện nay, trong đó các tác phẩm của những triết thuyết tương đối luận đầy ngụy biện có điểm hiệu chỉnh ở tầng 180 hoặc thấp hơn, chúng đã thế chỗ cho tính chính trự trí tuệ của triết học cổ điển (điểm hiệu chỉnh 450) được đại diện bởi The Great Books (không có Marx, điểm hiệu chỉnh 130 và Engels, điểm hiệu chỉnh 200).
Trong khi, năm 1955, giới hàn lâm tính chung có điểm hiệu chỉnh 440, hiện nay nó đã giảm (năm 2007) xuống tới tầng 180, tức là tình trạng hỗn loạn về trí tuệ. (Xem Goshgarian, 2005; Horowitz, 2007). Để ứng phó với thảm kịch to lớn này, Intercollegiate Studies Institute of Wilmington, Delaware, đã công bố danh sách các trường đại học truyền thống cùng có điểm hiệu chỉnh 440 (ISI Guide to All-American Colleges, 2006). Ví dụ, Texas A&M có điểm hiệu chỉnh 440.
Xung đột xã hội, trong đó có “xung đột của các nền văn minh” trên bình diện quốc tế, có thể được mô tả một cách dễ dàng như là xung đột của hệ hình giữa các tầng dưới 200 và các tầng trên 200. Ví dụ, Hugo Chavez, nhà cai trị độc tài ở Venezuela (điểm hiệu chỉnh 90), vẫy vẫy cuốn sách của Noam Chomsky (Hegemony or Survival) khi xuất hiện trước công chúng (tháng 9 năm 2006). Sau này, ông ta được các nhà “hoạt động” chính trị Mỹ (điểm hiệu chỉnh 170) chào đón, ngay cả khi ông ta đóng cửa chương trình truyền hình phục vụ công chúng và tự do ngôn luận. Những người hoạt động cực đoan ở Hollywood thường xuyên chạy tới chạy lui để được người ta nhìn thấy là mình đang ôm những nhà cai trị độc tài giết người hàng loạt, như Castro, Saddam Hussein, hay Che Guevara. Người ta có thể cho rằng lý do duy nhất để họ không đổ xô đến chào và hôn bin Laden là vì họ không thể tìm thấy ông ta.
Bá quyền có nghĩa là “ảnh hưởng vượt trội, đặc biệt là của dân tộc này đối với dân tộc khác” (Webster’s Dictionary). Từ quan điểm tiến hóa, đây là mô thức chiếm ưu thế của bản chất giữa các loài, cũng như bên trong một loài (ví dụ, con đực alpha trong đàn). Đây cũng là bẩm sinh của Homo sapiens và các tổ chức của con người, của các quốc gia và các nền văn hóa. Nó cũng là bẩm sinh đối với kinh tế và thực tại kinh doanh /tài chính/chính trị, hiện nay đang nổi lên và phản ánh tính bá quyền trong cạnh tranh của các phương tiện truyền thông nhằm giành được vị trí xếp hạng cao. (Tất cả những sự kiện vừa nói được chứng thực trong bộ phim nhiều tập Meerkat Manor trong chương trình Animal Planet đầy hài hước và nổi tiếng).
“Hy vọng rằng người xứng đáng nhất sẽ chiến thắng” là một nguyên lý sinh học/tiến hóa của sinh tồn vốn có của mọi hình thức sống và được thể hiện trong lịch sử nhân loại bằng việc dịch chuyển quyền thống trị của các đế chế khác nhau (ví dụ, Mông Cổ, Ottoman, Goths, Huns, La Mã, Anh, v.v.). Bằng ngụy biện có thể dễ dàng ma quỷ hóa sự thống trị, coi nó là “sai”, đấy là đặc điểm của tương đối luận, theo đó người ta luôn luôn lên án đa số, coi họ là nguyên nhân của những hạn chế và bất hạnh của thiểu số. Do đó, người ta ma quỷ hóa địa vị bá quyền của một nền văn hóa hay doanh nghiệp và chúng trở thành mục tiêu phỉ báng (ví dụ, nước Mỹ, triết học và duy lý cổ điển, đạo đức, luân lý, tôn giáo, Wal-Mart, Hướng đạo sinh và những người người cha lập quốc Mỹ, được gọi là “Những người da trắng đã chết”). Thú vị là, “những người giải phóng” khỏi chính nền văn hóa đã làm cách mạng thì sau đó họ lại có tất cả các đặc điểm hệt như thế (ví dụ, Castro, Mao, Hitler và “các vị tổng thống trọn đời” khác). Như vậy là, biện pháp chữa trị còn tệ hại hơn căn bệnh. Ngược đời là, tương đối luận tìm kiếm sự thống trị (ví dụ, bá chủ) văn hóa bằng cách dùng đến ngay cả những biện pháp cực đoan nhất, trong đó có những điều dối trá trắng trợn nhất, như Joseph Goebbels từng nói.
Lời hứa mới là quyền bá chủ của chủ nghĩa thế tục tương đối luận sẽ giải phóng dân chúng khỏi “sự áp bức” của đạo đức, luân lý, sự thật có thể kiểm chứng được và trách nhiệm cá nhân. Những người ngụy biện trong giới hàn lâm dường như có mục đích giải phóng dân chúng khỏi “sự áp bức” của lý trí và logic và mở ra quyền bá chủ mới của chủ nghĩa hậu hiện đại, dưới hình thức vô chính phủ và hỗn loạn. Bằng quá trình chuyển đổi được coi là không tưởng này, YouTube.com sẽ dường như thay thế Chén Thánh và nước Mỹ sẽ có những đặc điểm Hồi giáo của “Satan vĩ đại” với tôn giáo là chủ nghĩa khoái lạc ái kỷ (điểm hiệu chỉnh 160). (Ngược lại, God in America [Gingrich, 2006] có điểm hiệu chỉnh 480.) Thậm chí những trang web kinh doanh cũng là mục tiêu của vô số những lời mời gọi khiêu dâm và sự thô tục quá mức. Ở nước Mỹ, Những tổ chức, ví dụ America Civil Liberties Union (ACLU) đối đầu với the Alliance Defense Fund (ADF, điểm hiệu chỉnh 480), hay the American Civil Rights Union (ACRU, điểm hiệu chỉnh 460) là những tổ chức đại diện của xung đột giữa các nền văn minh. Cuộc xung đột này không làm ai ngạc nhiên, vì ACLU do Roger Baldwin thành lập, còn ADF thì được một nhóm Mục sư Kitô giáo dựng lên. Chính Baldwin là người tạo dựng phiên tòa Scopes. Động cơ của ông ta không phải là thiết lập tự do (liberty) mà là nhằm tiêu diệt hoàn toàn tôn giáo và thu hút sự chú ý của dư luận. Ông ta là người có cảm tình với cộng sản và là đệ tử của Karl Marx (Sears và Osten, 2005).
Tương
đối luận
Mặc cho những lời cảnh báo của Giáo hoàng Benedict (ảnh hưởng có hại của Hồi giáo và tương đối luận), nền văn minh phương Tây vẫn chưa nhận ra được sự xuống cấp của nó (điểm hiệu chỉnh là đúng; mời đọc Truth vs. Falsehood, Chương 12), và cơ cấu cơ bản và nền tảng đã bị phá hoại và bị suy yếu khá nhiều do quá trình nhồi sọ tràn lan các triết thuyết độc hại. Nó bắt nguồn từ việc nền văn hóa mang tính ý thức hệ của những người trí thức với những giả thuyết sai lầm đã được phổ biến và nhận được sự ủng hộ chính trị trong những năm 1960. Ngay cả những người ủng hộ nhiệt thành nhất của nó đã và vẫn không biết nguồn gốc của nó. Vì sự nổi tiếng bị thổi phòng, những giả thuyết cơ bản không được người ta kiểm tra và ngây thơ chấp nhận theo giá trị bên ngoài như thể chúng có giá trị nội tại nào đó.
Xã hội dễ bị tổn thương là có thực, vì 55% dân chúng Mỹ, về bản chất là không thể phân biệt được thật giả, hay tri giác với bản chất. Thông qua nhóm người đông đảo này mà những lời có cánh của tương đối luận nhận được sự ủng hộ, giúp đỡ và tiếp tay bởi giới truyền thông và văn hoá đại chúng. Hiện tượng này là một ví dụ phổ biến được trình bày trong tác phẩm Extraordinary Popular Delusions and the Madness of Crowds (Mackay).
Tác động của tương đối luận đối với nền văn minh phương Tây là hoàn toàn ngược lại với những hiện tượng xảy ra từ thời Khai sáng, thế chỗ cho thời Trung cổ, dùng lý trí, logic, duy lý và nền giáo dục dựa trên sự thật, đạo đức, tính chính trực thay thế cho vô minh. Cốt lõi trí tuệ của thời Khai sáng là sự uyên bác của những bộ óc vĩ đại của lịch sử, từ thời kỳ Hoàng kim của Hy Lạp cổ đại đến những trí thức vĩ đại mà The Great Books là đại diện. Sự uyên bác cổ điển có điểm hiệu chỉnh (cũng như The Great Books) từ tầng 440 đến 499 và là cơ sở trí tuệ cho ngôn luận tự do, thông qua bản Hiến pháp và Tuyên ngôn Nhân quyền của Mỹ. Ngược lại, tương đối luận có điểm hiệu chỉnh từ 180 đến 190 hoặc thậm chí còn thấp hơn, trong nhiều biểu hiện của nó, được thể hiện trên sơ đồ sau:
TƯƠNG ĐỐI LUẬN VÀ THỰC TẠI
(A)
Thực tại/Sự thật/Bản
chất Tương đối luận/Vẻ
ngoài/Vọng tưởng
Thuyết
tuyệt đối |
650 |
Nhiệt
độ trái đất là do mặt trời |
455 |
Hàn
lâm (1955) |
440 |
Các
giáo sư Mỹ (1955) |
440 |
Chính
trực hợp với logic |
400-499 |
Đạo
đức truyền thống |
490 |
Hollywood
(1955) |
265 |
Hays
Movie Code[3] (1955) |
430 |
Hướng
đạo sinh |
450 |
Triết
học cổ điển |
440-485 |
Aristotle |
498 |
Sophocles |
465 |
Hoàng
Bá |
960 |
Tác
phẩm People of the Lie (Peck) |
450 |
Chủ
nghĩa hiện đại |
400 |
Tác phẩm Intellectual Morons (Flynn) |
421 |
Xã
hội Mỹ (năm 2007) |
421 |
Vùng
nỏ não trước trán (Prefrontal Cortex) |
200 |
Thận
trọng |
375 |
Tượng
Nữ Thần Tự do |
500 |
Ý
nghĩ trừu tượng |
450 |
Ý
nghĩa |
450 |
Tâm
trí cao |
275 |
Thái
độ thân thiện |
255 |
Đứng
lên vì sự thật |
500 |
Thế
gian như là biểu hiện của nghiệp lực |
575 |
Thế
gian như là cơ hội mang tính nghiệp lực |
600 |
Tôn
giáo truyền thống (ảnh hưởng ở Mỹ) |
450 |
Tương
đối luận |
125-190 |
Phim tài liệu Inconvenient Truth – sự thật khó
chịu |
180 |
Hàn
lâm Mỹ (2007) |
180 |
Các
giáo sư Mỹ (2007) |
180 |
Ngụy
biện, tu từ học |
180-190 |
Chủ
nghĩa khoái lạc |
180 |
Hollywood
(2007) |
180 |
Festival
phim sundane (2007) |
165 |
NAMBLA
(Hiệp hội tình yêu đàn ông/ nam giới Bắc Mỹ) |
140 |
Trường
phái Frankfurt |
130-180 |
Marcuse,
H. (Lý thuyết phê phán) |
150 |
Triết
học tương đối |
130-190 |
Vô
thần luận |
190 |
Thuyết
âm mưu |
90-110 |
Chủ
nghĩa hậu hiện đại |
180 |
Tương
đối luận luân lý, đạo đức, xã hội |
180 |
Thế
giới tổng thể (2007) |
205 |
Huffington
Post, MySpace, YouTube |
140 |
Amygdala[4]
(động vật) |
120 |
Phỉ
báng, gièm pha, báng bổ |
120 |
Tư
duy cụ thể |
190 |
Định
nghĩa |
200 |
Tâm
trí thấp |
155 |
Thù
địch |
125 |
Khoan
dung |
190 |
Bất
công trên thế giới |
200 |
Thế
giới bóc lột |
180 |
Chủ
nghĩa thế tục |
190 |
Phá
hoại xã hội bằng cách nhắc đi nhắc lại |
510 |
Tiền
dẫm đạp hòa bình |
355 |
Gọi
cái xẻng là cái xẻng |
490 |
Sự xâm nhập của tương đối luận được đẩy nhanh bằng sự truyền bá của những người nổi tiếng trong lĩnh vực giải trí, trong những năm 1960, “sự nghiệp” của họ là phản đối chính quyền, phong trào này chính trị hóa và tán dương sự nổi loạn của thanh thiếu niên và chủ nghĩa khoái lạc thông qua các meme và khẩu hiệu, ví dụ như Timothy Leary, “Turn On, Tune On and Drop Out[5]” (điểm hiệu chỉnh 180), v.v. Phản truyền thống có nghĩa là từ bỏ sự trung thành với tính duy lý, luân lý, đạo đức và trách nhiệm cá nhân, dẫn đến việc bác bỏ tôn giáo như là nguồn gốc có tính lịch sử và cơ sở của đạo đức và pháp luật. Nó lại được những giả trí thức của phe Cực Tả trong những năm 1950 và 1960 cổ vũ, thông qua việc những người nổi tiếng ở Hollywood ve vãn chủ nghĩa cộng sản và những người có cảm tình với nó, cũng trong thời gian đó Phiên điều trần của McCarthy như đổ thêm dầu vào lửa. Những người phản kháng xã hội trong thời kỳ Chiến tranh Việt Nam (điểm hiệu chỉnh 170) cho rằng “Thế hệ vĩ đại” thời Thế chiến thứ hai (điểm hiệu chỉnh 470 đến 480) dường như là trầm lắng và kém sôi động nếu so với lễ hội hóa trang “của phong trào hippie”, ma túy, tình dục và nhạc rock-and-roll.
Trong
khi cuộc cách mạng tư tưởng được cho là hậu quả và phản ứng trước các sự kiện trên
thế giới, thì trên thực tế, nó được xây dựng trên những lý giải mới, mang tính
cách mạng và triệt để của Chủ nghĩa Marx, nhưng được diễn đạt bằng thuật ngữ
phi Marxist mà người ta cố tình sử dụng. Những tiền đề triết học thực tế của
“người cánh tả” của phong trào cách mạng cánh tả theo tương đối luận bắt nguồn
từ những triết lý của trường phái Frankfurt và nhà hoạt động xã hội của trường
phái này là Herbert Marcuse, nhân vật chính trong viết lách và là người tiên
phong của họ. Giáo lý căn bản của ông ta (điểm hiệu chỉnh 150) là sự thật là giả
dối và giả dối thực ra là sự thật. Làm sao lại nảy nòi ra sự vô lý như thế và
thậm chí nó còn đứng vững được thì không thể nào hiểu nổi. Tính phi lý nền tảng
của hệ tư tưởng đao to búa lớn này được bàn một cách chi tiết hơn trong Truth vs. Falsehood (mời đọc “Tương đối
luận” trong Chương 12). Biểu đồ sau đây sẽ cho chúng ta thấy rõ điều đó.
TƯƠNG ĐỐI LUẬN VÀ THỰC TẠI
(B)
Thực tại/Sự thật/Bản
chất Tương đối luận/Vẻ
ngoài/Vọng tưởng
Thuyết
tuyệt đối |
650 |
Phân
biệt bản chất với biểu hiện bên ngoài |
600 |
Descartes
(res interna vs. externa) |
490 |
Plato |
485 |
Jesus,
Đức Phật, Krishna |
1.000 |
Các
Thánh tông đồ |
990 |
Socrates |
570 |
Great
Books of the Western World |
465 |
Khoa
học |
440-499 |
Plotinus |
503 |
1984
(Orwell) |
425 |
Freud |
499 |
Lòng
yêu nước |
520 |
Quốc
ca Mỹ, Lời thề, Quốc kỳ |
510 |
Bất
đồng trung thục |
495 |
Cân
bằng |
205 |
Tinh
thần thượng võ |
465 |
Trách
nhiệm cá nhân |
475 |
Ngôn
luận tự do (1955) |
255 |
Những
nhà từ thiện Mỹ |
455 |
Tha
thứ cho kẻ giết người của phái Tin lành Mỹ |
540 |
Hiệu
chỉnh ý thức |
605 |
Trung
thực |
475 |
Bình
đẳng xã hội (Hiến pháp Mỹ) |
550 |
Minh
bạch |
425 |
Sự
thật |
475 |
Pháp
luật Mỹ |
525 |
Hiến
pháp Mỹ |
710 |
Tuyên
ngôn nhân quyền Mỹ |
485 |
Albert
Einstein |
499 |
Tương
đối luận |
125-190 |
“Tri
giác là thực tại” |
190 |
Marx
(nạn nhân/thủ phạm) |
130 |
Protagoras |
190 |
Vô
thần luận |
165 |
Chủ
nghĩa hoài nghi |
130-160 |
N.Chomsky
(tác phẩm) 135-185 |
135-185 |
Dead
white man (tiếng xấu ám chỉ những người cha lập quốc Mỹ |
130 |
Khoa
học lá áp bức |
160 |
H.
Marcuse (tác phẩm) |
130-150 |
Ngôn
ngữ mới (trong tác phẩm 1984) |
180 |
Môn
nạn nhân học/lên án |
160-180 |
Căm
thù Mỹ |
130 |
Phản
bội tổ quốc |
80 |
Xúi
giục bạo loạn |
105 |
Chủ
nghĩa cực đoan |
140 |
Vinh
danh hành động giết người |
90 |
Ngôn
luận tự do (2007) |
180 |
Liên
Hiệp Quốc |
180-190 |
Chủ
nghĩa duy vật |
180 |
Ái
kỷ/ý kiến |
140 |
Người
biện hộ |
190 |
Sói
đội lốt cừu |
120 |
Thành
kiến giới tính |
180-190 |
Lừa
dối |
160 |
Phỉ
báng, làm chứng dối |
60-75 |
Công
lý xã hội |
180 |
Luật
đạo Hồi (Sharia) |
190 |
Nguyên
lý bất địnhHeisenberg |
460 |
Kinh
Tân Ước (không có Khải huyền) |
880 |
American
Civil Rights Union |
460 |
Giản
lược cơ học |
160 |
Chủ
nghĩa thế tục |
165 |
Phân
biệt đối xử ngược |
180 |
Nhiều tổ chức cực đoan ồn ào liên tục được đưa tin về những hoạt động của mình, nhưng chúng có điểm hiệu chỉnh cực kỳ thấp. Lý trí, sự thật và logic không còn ngự trị, những hiện tượng ngược lại đã giữ thế thượng phong, kết quả là đảo lộn thiện và ác, đúng và sai, và do đó, đảo lộn đạo đức hay luân lý (Bruce, 2003). Sau đó dẫn đến quan niệm cho rằng dùng giả dối thay thế sự thật là “ưu tú” và “cao hơn”, cốt lõi ái kỷ của bản ngã vô cùng phấn chấn và cung cấp nhiều năng lượng cho nó, vì ái kỷ đánh giá cao ý kiến và tri giác ích kỷ hơn là giá trị thực sự và bản chất.
Tất cả những điều vừa nói đều là biểu hiện của “chủ nghĩa hậu hiện đại” về mặt xã hội/chính trị/triết học (điểm hiệu chỉnh 180), chính vì thế giới hàn lâm đã sa ngã đến mức như thế (xem Horowitz, 2006, 2007). Nhồi sọ (theo khuyến nghị của Marcuse) hiện đã thay thế cho giáo dục, coi đó là mục tiêu. Nó được thể hiện bởi “toán cấp tiến” (radical math), hiện đang được sử dụng để dạy học sinh tiểu học thông qua học thuyết “công bằng xã hội” (điểm hiệu chỉnh 180) (Stern, 2007). Mô tả tuyệt vời về hiện tượng này được Flynn (2004) trình bày trong tác phẩm Intellect Morons (tạm dịch Trẻ con có tri thức - điểm hiệu chỉnh 450), trong đó ông nói rằng (đúng như tên tiêu đề) hầu hết các giáo sư, những người nhồi sọ cho học sinh những triết lý sai lầm của Marcuse thậm chí chưa bao giờ đọc tác phẩm của ông ta, mặc dù ông ta là nguồn tham khảo được sách giáo khoa xã hội học trong thập kỷ vừa qua trích dẫn nhiều nhất. Thảm họa đối với nền văn minh Mỹ và phương Tây là điểm hiệu chỉnh của giới hàn lâm đã suy giảm nghiêm trọng, từ 440 trước đây xuống còn 180 (2007). Thậm chí một trường luật nổi tiếng cũng giảm từ 440 xuống tầng hiện nay là 175. Mục đích của giáo dục hiện nay đã giảm sút và trở thành “huần luyện sự nhạy cảm” bằng cách nhồi sọ chính trị (ví dụ như chủng tộc, giới tính, giai cấp và “công bằng xã hội”). Thú vị là, hiện nay các trường cao đẳng cộng đồng không lớn có điểm hiệu chỉnh cao hơn hẳn (440) những trường đại học ở phía Đông có tên tuổi lớn và uy tín.
Những điều vừa nói cũng xác nhận nhận xét của Đức Giáo hoàng Benedict rằng, đe dọa lớn nhất đối với nền văn minh phương Tây là sự kết hợp của tương đối luận (người biện hộ) và thái độ hân hoan của Hồi giáo, trong đó sự kiện 11/9 mới chỉ là phát súng cảnh báo mà thôi (hiệu chỉnh là đúng). Như vậy là, tương đối luận là con ngựa thành Troy, kẻ thù của tự do ẩn náu dưới trang phục của những người biện hộ (được Lenin gọi là “những kẻ ngốc hữu ích”) như những con cừu chính hiệu. Muốn tránh bị dán nhãn là chống chủ nghĩa Marx, Trường phái Frankfurt tách mình ra khỏi chủ nghĩa cộng sản bằng cách không nhắc tới Marx. Trường phái này lúc đầu có tên là Xã hội học Marxist, nhưng đã quyết định ẩn náu dưới một danh nghĩa khác để tránh cuộc tấn công chính trị. Vì vậy, bằng cách lẩn tránh, người ta hy vọng rằng bản chất của tư tưởng Marxist (chủ nghĩa duy vật biện chứng vô thần có điểm hiệu chỉnh 130) sẽ thoát được cuộc tấn công chính trị.
Marcuse và các triết gia Pháp thời thượng đã chính trị hóa hầu hết các khía cạnh của đời sống để lòng trung thành được gọi một cách khéo léo là “phải đạo” hoặc “tinh hoa”. Sự vĩ đại của thực thể “siêu đẳng” đương nhiên là vô cùng quyến rũ đối với cốt lõi ái kỷ của bản ngã. Vì vậy, những người nổi tiếng trong lĩnh vực giải trí có đời sống chủ yếu được xây dựng trên ngã ái, thông qua hình ảnh quyến rũ mà giới truyền thông tạo ra, rất dễ bị những giả thuyết của Marcuse lôi cuốn và trở thành người đề xướng một “sự nghiệp” mới, tương tự như một số người trong số họ trước đây đã từng làm với chủ nghĩa Marx. Cách mạng thật là hào nhoáng và làm cho người ra mê say; và “sự nghiệp cao cả” đã thu hút được những người phát ngôn nổi tiếng, tương tự như họ đang làm trong ngày hôm nay. Bất kỳ cuộc diễu hành hoặc biểu tình “chống” nào cũng thu hút được đám đông, cùng với đó là ném đá cảnh sát và tràn qua các chướng ngại vật. Người cộng sản đã hoàn thiện kỹ thuật dàn dựng các cuộc biểu tình “tự phát” và đã làm như thế trong và sau cuộc biểu tình chống Chiến tranh Việt Nam với kỹ năng ngày càng hoàn thiện hơn. Với một ít tiền, người ta có thể tạo ra đám đông những kẻ kích động quần chúng phản đối ở hầu hết các khu vực ở Hoa Kỳ hoặc Châu Âu (ví dụ, khi có những cuộc hội nghị “thượng đỉnh” quốc tế).
Trí tuệ truyền thống và nền tảng trí tuệ của nó giờ đây đã bị coi là “chiếc mũ cũ” và lỗi thời, và những học giả cánh tả đầy tham vọng, mang ý thức hệ, giả tri thức nhanh chóng nhập cuộc nhằm thể hiện kiến thức “hậu hiện đại”, trí tuệ “vượt trội” của họ. Ngay cả chủ tịch các trường đại học từng có danh tiếng, từng là tinh hoa thì hiện nay thường xuyên có điểm hiệu chỉnh ý thức ở tầng 190 và tầng sự thật của chương trình giảng dạy đã suy giảm nghiêm trọng. Các giáo sư nắm giữ địa vị độc đoán và do đó được coi là có thẩm quyền. Bằng những châm ngôn về “khoan dung”, “công bằng xã hội”, “chủ nghĩa đa văn hóa”, “thích nghi”, v.v. (Goshgarian, 2005), các trường đại học lớn sau đó bắt đầu mời ngay cả những người loạn thần kinh mà ai cũng biết (điểm hiệu chỉnh từ 90 tới 160) làm “giáo sư” thỉnh giảng sành điệu để giảng những chủ đề lừa đảo (ví dụ, âm mưu vụ 11/9, hay Holocaust “chưa bao giờ đã xảy ra”). Sự suy thoái trí tuệ của giới hàn lam được dàn xếp bởi ảnh hưởng có tính kết hợp của một nhóm các giáo sư hậu hiện đại được mời chào, tất cả bọn họ đều có điểm hiệu chỉnh dưới tầng tới hạn, 200.
Tất cả các ví dụ bên trên đều thể hiện tính ái kỷ về mặt trí tuệ và tâm trí không có khả năng phân biệt tri giác với bản chất. Nạn nhân của chứng rối loạn này hiện được gọi là “các nhà tư tưởng” và, là những người như thế, họ phải chịu trách nhiệm cho phần lớn những thiệt hại về chính trị hiện nay của Hoa Kỳ và Châu Âu. Họ cũng phải chịu trách nhiệm về những ảnh hưởng mang tính phá hoại đối năng lực nhận thức chung về bình đẳng và công lý thực sự, đấy là do họ đã truyền bá có chọn lọc các chương trình mà họ ưa thích và những khái niệm sai lầm, làm cho những công dân ngây thơ bị tổn hại thực sự về mặt tâm trí.
Vì vậy, 88 giảng viên đại học đã cùng nhau ký bản tuyên bố lên án (điểm hiệu chỉnh 180) những đội thể thao vô tội, các thành viên của những đội này bị buộc tội sai vì thái độ thông cảm ủy mị dành cho người mà người ta cho là nạn nhân của thái độ phân biệt chủng tộc và giới tính của bị cáo (sau này được chứng minh là sai). Đáng chú ý là sự kiện quan trọng là sau khi bị cáo được chứng minh vô tội nhờ kiểm tra DNA, các giảng viên không rút lại lời lên án sai lầm. Rất lâu sau, vị chủ tịch mới xin lỗi. Đây là minh họa vì sao tập thể giảng viên của viện hàng lâm của Mỹ đã giảm xuống dưới tầng ý thức 200. Trong khi các trường cao đẳng cộng đồng và Đại học Texas A&M vẫn có điểm hiệu chỉnh ở tầng 440, các trường đại học thuộc Ivy League[6] nói chung có điểm hiệu chỉnh ở tầng 220.
Khi hệ tư tưởng “cánh tả” được đưa vào cơ cấu của trường đại học, thì kết quả sẽ là sự sụp đổ của chính tổ chức đó (Allen, 2007, trong một bài báo lớn khá dài tờ The Weekly Standard, tháng 11 Ngày 12 tháng 12 năm 2007). Việc trường Antioch College vốn trước đây là trường có truyền thống bị đóng cửa đã được ông mô tả chi tiết đầy cảm khái.
Mức
độ phi lý của Marcuse và những triết gia giả hiệu tương tự như ông ta được thể
hiện rõ nhất bằng cách đơn giản là trích dẫn một số mệnh đề cơ bản hình thành
nên cốt lõi của các khái niệm mà những nhóm sinh viên và công chúng bị chính trị
hóa phải được “nhồi sọ” (ví dụ, “sự nghiệp thiêng liêng”). Những câu châm ngôn
cơ bản được trích dẫn dưới đây:
1. Tự
do (Freedom) là toàn trị.
2. Hư
cấu là sự thật.
3. Nói
dối là hợp pháp. (“Nó là như thế vì cái thiện của chính nó”).
4. Nhồi
sọ là mục đích của giáo dục.
5. Khoan
dung là không chấp nhận được.
6. Phải
cấm hoặc tấn công chủ nghĩa bảo thủ.
7. Tất
cả các cộng đồng thiểu số đều là nạn nhân.
8. Mục
đích của đời sống của con người là làm tình.
9. Gia đình, tôn giáo, lòng yêu nước, công việc, chủ nghĩa tư bản, khoa học, tính duy lý, đạo đức và những thứ khác đều là kẻ thù của tự do.
Việc nhồi sọ vào đầu óc những học sinh ngây thơ, như vừa nói, còn tai hại hơn ở chỗ nó làm cho nạn nhân bị tê liệt vì cảm nhận thực tại bị suy giảm - năng lực kiểm nghiệm và sự ngây trong trắng thơ của họ bị tình trạng suy thoái thực sự làm suy đồi. Đáng chú ý là, trong quá khứ, việc giảng dạy Nietzsche trong các trường đại học là do Clarence Darrow nắm giữ, họ phải chịu một phần trách nhiệm trước hành vi của những kẻ giết người là Leopold và Loeb, và do đó người ta đã giảm án tử hình cho hai tên này (Brookhiser, 2007).
Minh họa cho tất cả những điều trên là hiện nay các trường ở cấp đại học, chuyên đào tạo những người làm công tác xã hội nếu muốn được công nhận thì cần nhồi sọ về chính trị (ví dụ, “tất cả các nhóm người thiểu số đều bị áp bức”, “tất cả người da trắng đều là những kẻ phân biệt chủng tộc,” v.v.). Vì vậy, họ thực sự không thể xác định các sự kiện cơ bản và mô thức tiến hóa xã hội (được trình bày chi tiết trong Indoctrination U, Horowitz, 2007).
Như có thể dễ dàng trực giác được, cội nguồn cơ bản là ác tâm nguyên thủy xuất phát từ năng lượng mà trước đây, qua nhiều thời đại, được gọi là Satanic và Luciferic. Vì đây là những đặc điểm cơ bản của cái ác, ta mới thấy rõ là vì sao Đức Giáo hoàng Benedict (điểm hiệu chỉnh 565) cảnh báo phương Tây về tương đối luận - đã trở thành người biện hộ cho chủ nghĩa khủng bố ẩn nấp dưới vỏ bọc tôn giáo và lòng mộ đạo mầu mè, có tính phô trương.
Một hậu quả khác của giáo điều tương đối luận là tình dục hóa quá mức đang lan tràn thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng, trong đó có cả nhồi sọ giới tính cho trẻ con, bao gồm tất cả các loại biến thái tình dục ở mức độ mà tình dục giữa học sinh với học sinh hay giữa giáo viên với học sinh đang ngày cành phổ biến hơn (ví dụ, nhồi sọ tình dục và ma túy ở Boulder, Colorado, học sinh cấp III, năm 2007, có điểm hiệu chỉnh 160). Kẻ thù của nước Mỹ nắm bắt ngay được những hiện tượng này, chúng coi nước Mỹ là suy đồi và đáng bị tiêu diệt. Nước Mỹ đã nhường nền tảng đạo đức cao của mình cho kẻ thù, đấy là những hành động bạo lực được công bố rộng rãi (băng đảng đánh đập phụ nữ), những người nổi tiếng trong lĩnh vực giải trí có thái độ khiêu khích về tình dục, xả súng ở trường học và sự suy giảm đạo đức hoặc suy giảm tính trung thực được ủng hộ về mặt chính trị. Trên Internet tràn lan những những biểu hiện của tình dục và những lời tục tĩu thô thiển, ngay cả trên những trang thương mại.
Bế tắc về mặt hiến pháp
Công nhận tối thiểu dành cho sự kiện là Hiến pháp (điểm hiệu chỉnh 700), Tuyên ngôn Độc lập (điểm hiệu chỉnh 705), và Tuyên ngôn Nhân quyền (điểm hiệu chỉnh 485) của Hoa Kỳ (điểm hiệu chỉnh 700) là do các thành viên Hội Tam điểm tạo ra, đấy là những người theo tự nhiên thần giáo và hữu thần luận (điểm hiệu chỉnh 515) chứ không phải những người theo tôn giáo. Do đó, có sự đảm bảo về tự do khỏi sự áp đặt của chính phủ về tôn giáo (thần quyền) cũng như quyền tự do thực hành tôn giáo. Những người Thanh giáo đầu tiên lập ra nước Mỹ tìm kiếm tự do khỏi bị truy tố và tự do thực hành tôn giáo (Napolitano, 2006). Sự suy giảm mang tính lịch sử trong việc giải thích Tuyên ngôn Nhân quyền và Hiến pháp Hoa Kỳ được mô tả trong chi tiết trong tác phẩm Men in Black (Levin, 2005).
Sự yếu kém của những lời giải thích xuất phát từ việc người ta không hiểu rõ cụm từ “thành lập một tôn giáo” có nghĩa là gì. Rõ ràng là, chỉ nói đến từ “Chúa” không có nghĩa là “thành lập một tôn giáo”. Chính phủ Hoa Kỳ thực sự đã nêu chi tiết, về mặt pháp lý, các yêu cầu về thành lập một tôn giáo, và Sở Thuế vụ đưa ra mô tả khá dài về các thành phần cần thiết (mười bốn tiêu chí chính) để được công nhận là tôn giáo. Nếu chỉ khẳng định niềm tin vào thực tại của Chúa hoặc trang trí trong ngày lễ là đủ để “thành lập một tôn giáo”, thì 92% người Mỹ có thể trở thành những người được miễn thuế.
Nhiên liệu của xung đột xã hội: “Sáng tạo luận đối đầu với chủ nghĩa thế tục”
Sự bế tắc của phiên tòa Scopes vẫn còn nằm trong mỗi chúng ta, trong trang phục mới như “Thiết kế thông minh đối đầu với thuyết Darwin”. Mặc dù Thiết kế Thông minh dường như tương đối vô hại, như là sự thỏa hiệp rằng nó không cho rằng có một vị thần, tuy nhiên nó vẫn được những người theo thuyết thế tục coi là mối đe dọa, dựa trên tiền đề không chắc chắn rằng nó có thể là một “cái dốc” mà Chúa có thể lén lút bước vào qua một vết nứt ở cửa sau. Cũng bằng lý luận như thế, phải lên án chính khoa học vì chủ nghĩa thế tục của nó mà tiền đề chính trị cũng có thể lọt vào qua cửa sau. Ngược đời là, chính khoa học lại là hình ảnh thu nhỏ của công trình nghiên cứu và mô tả chi tiết về thiết kế nhưng dường như không thể nhận ra trí thông minh bẩm sinh nội tại của quá trình tiến hóa của sinh vật. (Lý thuyết của Darwin được kiểm tra một cách có phê phán bằng tinh thần hài hước trong Darwinian Fairytales của David Stove [2006]).
Nói ngắn, khoa học đã ghi nhận rằng, cái gì hiệu quả thì sẽ tồn tại, và cái gì không hiệu quả thì không thể truyền bá được. Cho đến nay, khoa học không đánh giá cao tiền đề cơ bản của chính ý thức và do đó, không thể xác định được trường năng lượng vốn là môi trường để trí thông minh tiến hóa. Cho dù thiên nhiên tiến hóa một cách ngẫu nhiên, thiết kế được thể hiện bằng chính cấu trúc của ADN. Có thể giả định rằng học một cách ngẫu nhiên vì tò mò/tìm kiếm là tầng cơ bản nhất của trí thông minh, theo nghĩa là dữ liệu hữu ích đó được thu thập trong tầng sinh học tuyến tính có ích và được tổ chức một cách từ từ.
Như
đã nhận xét, chính khoa học là sản phẩm và là một ví dụ về Thiết kế Thông minh
thông qua việc sắp xếp những dữ liệu đã được tích lũy (trí thông minh) nhằm xác
định trật tự bên trong. Nếu chỉ có “may mắn mù quáng” tham gia vào quá trình khám
phá khoa học, thì nó vẫn cần trí thông minh để có thể nhận ra giá trị của khám
phá đó. Thậm chí cái gọi là hệ thống máy tính trí tuệ nhân tạo hoạt động thông
qua thiết kế nhằm khám phá những thiết kế mới, thì đấy vốn là bản chất của quá
trình nghiên cứu.
Tuyên truyền vụ xung đột Scopes
Từ công trình nghiên cứu trước đây về bản chất cơ bản của chính bản ngã của con người (xem Hawkins, 2005), chúng ta thấy rõ ràng là nguồn gốc bản năng của cơ chế của bản ngã đều dựa trên sự hài lòng và thỏa mãn nhu cầu và ước muốn sinh tồn. Từ nguồn gốc động vật, động lực mang tính bản năng vẫn thống trị các tầng ý thức của khoảng 85% người dân trên thế giới. Kết quả là, động lực chính của phần lớn người dân trong xã hội là giành được và chiến thắng chứ không phải là xác định sự thật có thể khẳng định được. Ví dụ, 75% những bài diễn văn chính trị hiện nay được truyền trên các phương tiện truyền thông đại chúng có điểm hiệu chỉnh dưới 200 (tháng 11 năm 2007).
Mặc dù cả hai bên trong cuộc tranh luận đều dễ dàng giải quyết các vụ xung đột, nhưng người ta không chấp nhận vì những lợi ích thâm căn cố đế và lợi ích ích kỷ của tranh chấp được các phương tiện truyền thông nống lên. Như vậy là, các định vị bị chính trị hóa thường là minh bạch và sử dụng những luận cứ ngớ ngẩn để mỗi bên trình bày sai quan điểm của bên kia (ngụy biện “người rơm[7]”). Quan điểm sai lầm lôi kéo được nhiều người chú ý (ví dụ, “The Holocaust chưa bao giờ xảy ra” và “Mỹ tạo ra vụ 11/9”) và được giới truyền thông công nhận. Người chiến thắng trong hình thức quảng cáo thổi phồng sai lầm này là đoạn video quảng cáo General Petraeus/“General Betray Us” trên MoveOn.org, đoạn quảng cáo trên tờ New York Times (tháng 9 năm 2007) qua đó tổ chức chính trị mới xuất hiện đã tự bắn vào chân mình và cũng chứng minh nhận định rằng tờ New York Times đã thực sự trở thành người ủng hộ sự nghiệp của cánh tả (chiết khấu quá lớn dành cho nhà quảng cáo được ưa chuộng). Chính quảng cáo có điểm hiệu chỉnh ở tầng 90.
Hoạt động của bản ngã của con người cũng có thể được gọi một cách bi quan là “thiết kế kém thông minh”, ở chỗ, những người không học hỏi được gì từ lịch sử chắc chắn sẽ lặp lại các sai lầm xưa cũ. Như đã nhận xét bên trên, con người đánh nhau trong 93% thời gian của lịch sử thành văn và có thể dễ dàng nhận thấy rằng hòa giải hay thỏa hiệp bị người ta hiểu sai thành thất bại và do đó, chống lại bằng mọi giá. Những tên độc tài ác độc lúc đầu được ca ngợi như những người giải phóng vĩ đại và được phong thánh, rồi những nhà lãnh đạo này bắt đầu tàn sát đồng bào của mình. Mãi sau này người ta mới công nhận họ là bọn người điên (Cohen, 2007).
Thỏa hiệp và giải quyết
Dựa trên những đảm bảo của Hiến pháp Hoa Kỳ và Tuyên ngôn Nhân quyền, có thể cho rằng vì có ngôn luận tự do, giáo dục công cộng sẽ bao gồm những mô tả về sự sáng tạo cũng như sự tiến hóa như là những giả thuyết thay thế đáng tin cậy. Ví dụ, việc trẻ con không được dạy về tác động của các thuộc địa theo tôn giáo và vị trí của những khu vực này trong lịch sử nước Mỹ sẽ ngăn chặn, không cho người ta kiến thức thông thạo về chính nền tảng của xã hội Mỹ (ví dụ, cuộc tìm kiếm tự do tôn giáo của người Tin lành). Tương tự như thế, bỏ bê giáo dục khoa học sẽ dẫn đến vô minh trên diện rộng, như các chế độ thần quyền toàn trị Hồi giáo đã cho thấy, ở những nước này giáo dục chỉ là để ghi nhớ kinh thánh duy nhất (kinh Koran) và không có gì khác, ngoại trừ lòng căm thù thông qua tác phẩm The Protocols of theLearned Elders of Zion (điểm hiệu chỉnh 90) hoặc phim hoạt hình Mickey Mouse giả mạo.
Tự do được thể hiện qua việc đưa ra các lựa chọn thay thế chứ không đàn áp những quan điểm khác, đó là đặc điểm của giới hàn lâm trong giai đoạn hiện nay (ví dụ, bạo loạn ở trường đại học). Do đó, chủ nghĩa thế tục có tính đàn áp, được thể hiện bằng điểm hiệu chỉnh ý thức thấp, chỉ có 165 điểm. Trong quá khứ, đàn áp là đốt sách và xét lại lịch sử như các chế độ toàn trị và những hệ tư tưởng đã bị chính trị hóa cho thấy (cảnh sát ngôn ngữ, chủng tộc và giới tính, v.v. [Ravitch, 2003]). Tự do và chính trực là tôn trọng lẫn nhau, kèm thêm thái độ dung nhẫn.
Phân
cực chính trị/xã hội
Bên trong chất nền bị che giấu của đối thoại xã hội là phân cực Âm/Dương theo hệ hình giới tính vô thức của nguyên tắc nam và nữ. Chế độ nhân tài trị là nguyên tắc nam tính, theo đó, có thành tích thì được khen thưởng, vì phải có nỗ lực và kỷ luật tự giác cộng với làm việc chăm chỉ và kiên trì theo lối thực dụng thì mới giành được thành tích. Đấy là thể hiện cơ cấu của chủ nghĩa tư bản (Của cải của các quốc gia của Smith, điểm hiệu chỉnh 440), kinh doanh tự do và trách nhiệm cá nhân. Vì vậy, nỗ lực tạo ra kết quả thì được tưởng thưởng. Đây là mô thức nguyên mẫu của chế độ phụ hệ.
Ngược lại là nguyên tắc mẫu hệ/nữ tính, theo đó tất cả các con đều được đối xử bình đẳng, vì chính sự tồn tại của chúng. Vì vậy, nguyên tắc của mẹ ngụ ý nghĩa vụ cung cấp nhằm đáp ứng nhu cầu của tất cả mọi người, không phân biệt thành tích.
Từ nguyên tắc của mẹ, nhu cầu có thể tăng lên nhanh chóng và được khái niệm hóa như là những quyền cơ bản phải được cung cấp để có thể sinh tồn. Do đó, chủ nghĩa xã hội, nhà nước phúc lợi và những hình thức khác nhau của chủ nghĩa tập thể là biểu hiện về mặt chính trị của nguyên mẫu và chức năng nữ tính/mẫu hệ. Ngược lại, chủ nghĩa tư bản kinh doanh tự do đại diện cho mô thức nam tính.
Từ quan điểm nam tính đã bị phân cực, nguyên tắc nữ tính bị coi là có khả năng làm cho người ta yếu đi, dẫn đến phụ thuộc (nhà nước phúc lợi), mất quyền tự chủ và không còn động lực và tham vọng. Quan điểm này chỉ vào những thất bại của những xã hội theo chủ nghĩa tập thể và tình trạng nghèo đói tràn lan trong những xã hội này. (Nước Trung Quốc của Mao làm cho 30 triệu người chết đói, hiện nay Bắc Triều Tiên đang lặp lại thí nghiệm này). Tuy nhiên, nhược điểm của chế độ nhân tài trị khắt khe thường dẫn đến chênh lệch về kinh tế và xã hội giữa các tầng lớp khác nhau trong xã hội. Sự khác biệt lớn lại dẫn đến vấn đề xác định chính xác trách nhiệm đạo đức của xã hội đối với nhiều phân khúc xã hội khác nhau.
Ở Mỹ, cả hai nguyên tắc này đều hoạt động khá mạnh. Nền kinh tế tư bản chủ nghĩa có năng suất cao tạo ra đủ của cải để hỗ trợ mọi người, ít nhất là ở mức đủ sống. Kinh doanh tạo ra những tài sản lớn, rồi thông qua thuế khóa, mang lại nguồn lực to lớn của chính phủ để hỗ trợ những thứ cơ bản của đời sống và sự sống còn cho toàn dân. Như vậy là, giải pháp thực tế là để có trải nghiệm sáng suốt và áp dụng cả những nguyên tác nam tính/gia trưởng và nữ tính/mẫu hệ.
Thảo luận và đàm phán chính trị là để giải quyết một cách thực tế các vấn đề làm sao xác định được điểm cân bằng đạo đức đúng đắn khi áp dụng theo lối thực dụng công bằng và hợp pháp. Công bằng và hợp pháp lại có những tiêu chuẩn luân lý/đạo đức giữ thế thượng phong và là nguyên lý trái ngược nhau. Mô thức “nam tính” bị chỉ trích vì có xu hướng thống trị và bá quyền, còn “nữ tính” thì bị coi là nuông chiều và quá dễ dãi. Đối thoại xã hội phản ánh sự tương tác của hai nguyên lý (Âm và Dương) khi mỗi nguyên lý đều tìm cách tranh giành quyền thống trị.
Thật
và giả
Như đã chứng minh bằng công trình nghiên cứu ý thức và đã nói bên trên, tâm trí con người, nếu không có sự trợ giúp, thì về bản chất, nó không có khả năng phân biệt bản chất (sự thật) với biểu hiện bên ngoài (tri giác hay vọng tưởng). Vì vậy, lừa dối là công cụ chính của những con sói đội lốt cừu nhằm làm cho công chúng lầm đường lạc lối. Thường được thực hiện một cách đơn giản là dùng nhãn mác giả hoặc tước vị giả. Chúng ta có thể thấy rằng “tiến bộ”theo thế tục thực ra là “thoái lui” ở chỗ nó đòi thay thế xã hội “bảo thủ” có điểm hiệu chỉnh bên trên tầng 450 (ví dụ, Traditional America của Gingrich) bằng chủ nghĩa tự do, với điểm hiệu chỉnh ở tầng 160 đến 180 (chủ nghĩa khoái lạc vô thần), cho nên có thể nói về sự sụp đổ của La Mã qua học thuyết của Marcuse chứ không phải của Caligula. (Nước Mỹ “dòng chính” có điểm hiệu chỉnh chủ yếu nằm trong những tầng 300 - công bằng, thiện chí và trung thực). Tương tự như thế, thái độ hân hoan của khủng bố Hồi giáo (điểm hiệu chỉnh 90) nấp đằng sau khẩu hiệu nói rằng Hồi giáo là “tôn giáo của hòa bình”, trong khi đó, trên thực tế, từ thế kỷ VI, nó đã liên tục gây chiến tranh và hiện nay chiến tranh đang diễn ra ở nhiều nước trên khắp thế giới; nó là mối đe dọa thường trực đối với mỗi người trên trái đất này. (Muốn xác nhận, xin hãy đến sân bay ở gần nhà bạn).
Mặc dù hiện nay việc “gọi cái thuổng là cái thuổng” (có điểm hiệu chỉnh 490) không còn hợp thời nữa, nhưng phân biệt thực tại với vọng tưởng hay sự thật với giả dối là yêu cầu thiết yếu, thậm chí chỉ để có thể sống còn về thể chất cũng như sự chính trực về tâm linh. Những mô thức hủy diệt căn bản trong lịch sử nhân loại - như đã được chứng minh đi chứng minh lại - là kết quả của sự đảo ngược thật giả (“Luciferic”). (“Con sói đội lốt cừu” có điểm hiệu chỉnh đáng ngại là 120). Người được quảng cáo là “Anh hùng giải phóng” che giấu nhà độc tài toàn trị, độc ác, ái kỷ, sau đó sẽ biến dân chúng thành nô lệ. Tương tự như thế, “giải phóng” khỏi sự ràng buộc luân lý, đạo đức hay lý trí sẽ dẫn đến tình trạng hỗn loạn và nô lệ vào chủ nghĩa khoái lạc, những “hot girl” ở Hollywood, trác táng, chọi chó (điểm hiệu chỉnh 50) và chứng nghiện do ham muốn xác thịt không thể kiềm chế được (ví dụ, sự sụp đổ của La Mã). Vứt bỏ Mười Điều Răn và đồng thời đắm chìm vào Bảy Đại Tội[8] sẽ gây ra những hậu quả thảm khốc. Sức quyến rũ bởi con rắn của Vườn Địa Đàng luôn luôn có đó.
Không có gì tàn phá một cách bí mật hơn là gạt bỏ thiện và ác, coi đấy “chỉ là nhãn hiệu”, vì chỉ cần dùng kỹ thuật đơn giản là hiệu chính ý thức là sẽ phát hiện ngay được sự khác biệt, giúp phân biệt được biểu hiện bên ngoài hay tên gọi với bản chất và sự thật. Tâm trí con người, nếu không có trợ giúp, thì không thể phân biệt được thật giả, vì thế mà tương đối luận mới có vẻ ngoài quyến rũ như thế. Về cơ bản, đây là mấu chốt của tình trạng tiến thoái lưỡng nan của con người, do đó bị lừa dối là tình trạng phổ biến. Hạn chế cố hữu này là lý do vì sao con người cần sự thật tâm linh, coi đấy là người cứu chuộc, như các thánh thần giáng thế và các đại giác giả - Đức Phật, Chúa Jesus, Krishna, Zoroaster, Socrates và nhiều người khác đã được liệt kê bên trên cùng với tầng sự thật đã được hiệu chỉnh của họ.
Như Samuel Adams viết trong bức thư gửi James Warren vào ngày Ngày 12 tháng 2 năm 1779:
Phá bỏ các nguyên tắc và cách cư xử nói chung sẽ chắc chắn lật đổ các quyền Tự do (liberties) của Mỹ hơn là toàn bộ Sức mạnh của Kẻ thù chung của chúng ta. Khi người dân có đạo đức thì họ sẽ không thể bị khuất phục; nhưng một khi đánh mất đức hạnh, họ sẽ sẵn sàng giao nộp các quyền Tự do của mình cho kẻ xâm phạm đầu tiên, bên ngoài hay bên trong thì cũng thế.(Samuel Adams Papers, Thư viện Lenox, Lenox, MA)
Đối trọng
Từ năm 2004, tầng nhận thức của nhân loại đã giảm từ 207 xuống còn 204. Mỹ giảm từ 426 xuống còn 421, còn nền văn minh phương Tây đang ở tầng 270. Dân chúng hỏi họ có thể làm gì. Từ công trình nghiên cứu, dường như là con người mà người ta trở thành chứ không phải những gì họ “nói”, “làm” hay “có” tạo được ảnh hưởng sâu sắc nhất, vì những điều người ta nói và làm chỉ đơn giản là sự phản ánh những điều họ tin, đã trở thành, và do đó đang là. Vì tầng ý thức là hàm số mũ, sự gia tăng thậm chí một vài điểm cũng tạo được ảnh hưởng mạnh mẽ. Vì vậy, những việc mà người ta có thể “làm” là trở thành người tiến bộ về mặt tâm linh cao nhất mà họ có thể bằng cách hòa điệu với các nguyên tắc tâm linh và Sự thật cao nhất. Như đã nói bên trên, đưa mực nước biển lên, thì tất cả tàu thuyền đều được nâng lên mà không cần cố gắng. Cầu nguyện, thờ phượng và yêu thương cộng với cầu nguyện là giá trị to lớn, không nhìn thấy được đối với toàn thể nhân loại.
[1] Epistemological Relativism -
Tương đối luận về nhận thức luận là quan điểm cho rằng kiến thức chỉ có giá trị
tương đối đối với một bối cảnh, xã hội, văn hóa hoặc cá nhân cụ thể. Cuộc thảo
luận về tương đối luận về nhận thức luận là một trong những cuộc thảo luận cơ bản
nhất trong nhận thức luận liên quan đến sự hiểu biết của chúng ta về các khái
niệm như 'sự biện minh' và 'lý do chính đáng' - ND.
[2] Eugenics - Thuyết ưu sinh
(eugenics) là học thuyết nổi tiếng những năm cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20, được
khởi xướng bởi nhà nhân chủng học người Anh Francis Golton vào năm 1883. Thuyết
này còn được nhiều chính khách, nguyên thủ quốc gia ủng hộ, trong đó có cả
Hitler và đã được phát xít Đức dùng làm công cụ để “rửa sạch giống nòi” tiêu diệt
những dân tộc được cho là hạ đẳng. Thực chất của học thuyết này là triệt sản ép
buộc nhằm loại bỏ các cá thể khuyết tật như người bị tâm thần, người mù, người
điếc, phụ nữ có quan hệ tình dục bừa bãi, người đồng tính hoặc các bộ tộc bị xếp
vào giống người “thoái hóa” hoặc “không đủ tiêu chuẩn” để tồn tại. Ngày nay, việc
áp dụng thuyết ưu sinh là xâm phạm đời sống riêng tư, xâm phạm nhân quyền và
nhiều hệ lụy khác, thậm chí còn bị xếp vào tội diệt chủng - ND.
[3] The Hays Movie Code là bộ hướng
dẫn do ngành làm phim tự áp đặt cho tất cả các bộ phim được phát hành từ năm
1934 đến năm 1968. Nó cấm ngôn từ tục tĩu, ảnh khỏa thân có tính khêu gợi, bạo
lực bằng hình ảnh hoặc thực tế, thuyết phục làm tình và cưỡng hiếp – ND.
[4] Amygdala là một trong hai nhóm
nhân hình quả hạnh nằm sâu trong thùy thái dương, trung gian với vùng dưới đồi
và tiếp giáp với đồi thị và sừng dưới (thái dương) của não thất bên - ND.
[5] Đây là cụm từ phản văn hóa được
Timothy Leary phổ biến vào năm 1966 trong phong trào hippies. Turn On - là để
mô tả kinh nghiệm ảo giác, trở nên nhạy cảm với nhiều cấp độ khác nhau của ý thức
và các kích hoạt cụ thể mà họ tham gia. Tune On có nghĩa là tương tác hài hòa với
thế giới xung quanh bạn - hãy tiếp xúc, hiện thực hóa, thể hiện quan điểm nội bộ
mới của bạn. Drop Out' có nghĩa là sự tự lực, khám phá ra sự kỳ dị của một người,
cam kết về sự di chuyển, lựa chọn và thay đổi - ND.
[6] Ivy League là tên gọi của nhóm 8
trường Đại học danh giá hàng đầu nước Mỹ, gồm có Harvard University, Princeton
University, Yale University, University of Pennsylvania, Brown University, Columbia University,
Dartmouth College, Cornell University - ND.
[7]
Lập luận người rơm (straw
man) là một dạng ngụy biện phi hình thức (informal fallacy), nó tạo nên ấn tượng
rằng đã bác bỏ một lập luận, trong khi trọng tâm thực sự của lập luận đó không
được giải quyết mà được thay thế bằng một lập luận sai. Người đưa ra lập luận
kiểu này được coi là "tấn công người rơm" (attacking the strawman).
Lập luận người rơm điển hình tạo ra ảo tưởng rằng đã
bác bỏ hay đánh bại hoàn toàn luận điểm của đối phương. Cách làm ở đây là thay
thế nó [luận điểm của đối phương] bằng một luận điểm khác (tức “dựng lên một
người rơm” - stand up a straw man) và bác bỏ luận điểm sai này (“hạ gục người
rơm” - knock down a straw man) thay vì bác bỏ chính luận điểm đó. Lập luận người
rơm đã được sử dụng xuyên suốt lịch sử trong các cuộc tranh luận, đặc biệt về
các chủ đề mang nặng yếu tố cảm xúc - ND.
[8] Bảy Đại tội, theo quan niệm của
Kitô, giáo bao gồm kiêu ngạo, lười biếng, tham ăn, đố kỵ, phẫn nộ, tham lam,
dâm ô – ND.
No comments:
Post a Comment