June 17, 2024

THỰC TẠI, TÂM LINH VÀ CON NGƯỜI HIỆN ĐẠI (1)

 

(Reality, Spirituality and Modern Man)

David Hawkins, M. D., Ph. D.

Phạm Nguyên Trường dịch

Cùng một tác giả:

Dissolving the Ego, Realizing the Self

Along the Path to Enlightenment

Letting Go

Healing and Recovery

Discovery of the Presence of God: Devotional Nonduality

Transcending the Levels of Consciousness:

The Stairway to Enlightenment

Truth vs. Falsehood: How to Tell the Difference

I: Reality and Subjectivity

The Eye of the I: From Which Nothing Is Hidden

Power vs. Force: The Hidden Determinants of Human

Behavior

Dialogues on Consciousness and Spirituality

Qualitative and Quantitative Analysis and Calibration of the

Levels of Human Consciousness

Orthomolecular Psychiatry (with Linus Pauling




 

Đạo thẳng và hẹp…

Đừng lãng phí thời gian

 

Vinh danh Thiên Chúa trên các tầng trời!

 

Lời tựa 

Mặc dù trong những thập kỷ gần đây những tiến bộ về công nghệ đã chiếm được địa vị nổi bật trong công luận, nhưng đồng thời, ý thức của con người cũng có tiến bộ, thể hiện bằng bước tiến khá đột ngột trong giai đoạn gần đây của tầng tổng thể của nó. Đây là sự thay đổi vô cùng sâu sắc và hữu ích - diễn ra hồi cuối những năm 1980, lúc đó nó thậm chí còn chưa được thế giới chú ý đến, tuy nhiên nó đã được phát hiện và ghi lại bằng phương pháp nghiên cứu ý thức, tạo ra những khám phá quan trọng trong phân biệt thật giả và phân biệt bản chất với biểu hiện bên ngoài. Điều đáng kinh ngạc hơn nữa là nó còn có thể phát hiện và thậm chí hiệu chỉnh tầng sự thật hoặc giả dối trên thang hiệu chỉnh hàm số mũ đơn giản từ 1 đến 1.000, bao gồm tất cả các khả năng hiểu biết trong cảnh giới của con người và thậm chí xa hơn thế nữa. 

Như có thể thấy thông qua khảo sát và quan sát đơn giản, những đau khổ của nhân loại hiện nay cũng như trong suốt chiều dài lịch sử (không kể thiên tai), chủ yếu là do, trước hết, con người không có khả năng phân biệt thật giả, phân biệt thực tế với vọng tưởng, tri giác với bản chất, ý kiến với thực tại có thể kiểm chứng được. Vì vậy, những khám phá của nghiên cứu ý thức cung cấp cho chúng ta một hệ hình mới, để từ đó đánh giá lại toàn bộ tình trạng của con người trong những khoảng thời gian dài, vì thang đo ý thức cung cấp cho chúng ta bối cảnh và hệ hình mở rộng, đồng thời bao gồm cả miền tuyến tính và phi tuyến tính. 

Khám phá này đại diện cho bước nhảy vọt to lớn trong kiến thức của nhân loại, nó cũng làm rõ định nghĩa có thể kiểm chứng được, rằng chỉ thấy sự thật khi biết rõ đồng thời cả nội dung (tuyến tính) và bối cảnh (phi tuyến tính). Chỉ có thể hiểu được nội dung trong bối cảnh đã được công nhận trong nguyên tắc “đạo đức tình huống[1]” mà qua đó, ngay cả hệ thống tòa án cũng thừa nhận ảnh hưởng quan trọng của bối cảnh (động cơ, tình huống, ý định, năng lực tinh thần và hoàn cảnh, v.v.). 

Tất cả những nỗ lực trong lịch sử nhằm xác định sự thật có thể kiểm chứng được đều không có tiêu chuẩn để so sánh, mà đấy là tiêu chuẩn tuyệt đối, không thay đổi, có thể xác định được và có thể chứng minh được một cách chắc chắn. Như vậy, sự xuất hiện của một phương tiện thực tế, có thể xác nhận được nhằm xác định và việc chứng thực sự thật thể hiện một chiều kích hoàn toàn mới, mở rộng, giúp nâng cao hiểu biết và nhận thức của con người. 

Tri thức là khối lượng lớn thông tin hay nghiên cứu có hệ thống và được sắp xếp lại, chẳng hạn như khoa học tự nhiên và quy luật hoạt động, được xác nhận thông qua áp dụng. Ngoài ra, thông tin mang tính lý thuyết (hàn lâm) cũng như lâm sàng, có thể chứng minh được và có tính thực dụng được mọi người thừa nhận. Ví dụ như trong thực hành y tế (tầng hiệu chỉnh 445), cũng như khoa học (tầng hiệu chỉnh 440) trong việc áp dụng những nguyên tắc khoa học và các môn học. 

Nghiên cứu miền phi tuyến tính trước đây được gọi là bản thể học, siêu hình học, thần học và triết học cũng như tôn giáo. Các tổ chức tôn giáo hiện đại như Religious Science, Unity, New Thought, Christian Science và các nhà thờ không theo giáo phái nào, chú tâm vào điểm chung của bản chất tâm linh chứ không nhấn mạnh sự khác biệt giữ những giáo điều cổ điển cả trong quá khứ cũng như của các giáo sỹ. 

Nhận thức về cốt lõi nội tại của thực tại tâm linh đằng sau những mặc khải của các tôn giáo – trong quá khứ dường như là khác nhau - đã xuất hiện. Do đó, con người hiện đại vẫn đang tìm kiếm cốt lõi của sự thật tâm linh có thể kiểm chứng được mà trong suốt chiều dài của lịch sử thường bị chệch hướng và bị giáo điều của giáo hội hoặc sự truyền bá gây ra bất đồng làm cho khuất lấp đi. 

Các tôn giáo truyền thống thường do ngây thơ mà đưa vào cả những huyền thoại và truyền thuyết văn hóa vốn là những câu chuyện ngụ ngôn chứ không phải là thực tại tâm linh có thể kiểm chứng được. Chính việc đưa những truyền thuyết văn hóa này vào trong tôn giáo truyền thống đã cung cấp cho Clarence Darrow lý lẽ mà ông ta dùng để tấn công William Jennings Bryan trong phiên tòa “khỉ” Scopes nổi tiếng diễn ra vào năm 1925[2]. Cuộc xung đột có tính lịch sử này hiện nay được thể hiện như là luận cứ “tiến hóa đối đầu với sáng tạo”. Khái niệm “thiết kế thông minh” dường như cung cấp cho chúng ta sự hòa giải khả thi, hợp lý, và sự thỏa hiệp cân bằng giữa những người theo tôn giáo và những người tin vào khoa hoc. 

Khá rõ ràng là nếu trí thông minh không phải là cố hữu, thì tự thân khoa học thậm chí sẽ không tồn tại và cũng sẽ không có bất kỳ môn khoa học nào nếu vũ trụ không được xây dựng theo thiết kế, vì khoa học về cơ bản và chủ yếu là để phát hiện và mô tả thiết kế (ví dụ, các định luật khoa học). Vì thế, bác bỏ giả thuyết thiết kế thông minh cũng có thể được coi là khuynh hướng và sự phù phiếm của bản ngã của con người, quan tâm nhiều hơn đến việc là người “đúng” và chứng minh người khác là “sai”, chứ không phải là hướng đến sự thật. 

Trong tác phẩm này, chúng tôi sẽ cung cấp phương tiện để giải quyết những vấn đề chưa được giải quyết, chẳng hạn như những vấn đề xảy ra sau phiên tòa Scopes, và cuối cùng là giải quyết được chúng. Chống lại cách giải quyết không có tính logic, như những người theo chủ nghĩa duy lý nghĩ. Cốt lõi ái kỷ của bản ngã của con người chia rẽ loài người thành Hatfields và McCoys[3], tức là không phải là tha thiết với sự thật mà chỉ đơn giản là tưởng thưởng cho ái kỷ của bản ngã bị thổi phồng xuất phát từ vụ xung đột và là người “đúng”. Bản ngã bẩm sinh là rất thù địch với thái độ khiêm tốn và thà chết (hàng triệu người đã chết) hoặc giết người khác, chứ không chịu từ bỏ yêu sách bí mật của mình đối với chủ quyền. 

Thú vị là, như chúng ta có thể thấy từ Bản đồ ý thức, trên thang đo sự thật từ 1 đến 1.000, khoa học có điểm hiệu chỉnh từ 400 tới 499, trong khi đó, tâm linh xuất hiện từ tầng 500 trở lên. Do đó, giới hạn của khoa học chủ yếu là do “mù hệ hình” (xem Hawkins, 2006) và không nhận thức được hậu quả của giới hạn của hệ hình (sẽ xem xét sau). Mù hệ hình ban đầu được Chúa Jesus Christ hiểu một cách ngắn gọn trong tuyên bố của Ngài: “Của Caesar, trả về Caesar; của Thiên Chúa, trả về Thiên Chúa” nghĩa là đừng trộn lẫn các tầng trừu tượng và đừng nhầm lẫn giữa thực tại tuyến tính và các miền phi tuyến tính. 

Không có khả năng phân biệt sự thật thực tế với vọng tưởng là trở ngại chính của nhân loại nói chung và là nguyên nhân dẫn đến phần lớn các vấn đề của con người, cũng như chiến tranh và các vấn đề cá nhân và những đau khổ của xã hội. Vì vậy, việc khảo sát vấn đề cơ bản nằm bên dưới nguyên nhân này dường như là ưu tiên cấp bách. 

Những điều khó hiểu chính làm cho nhân loại bối rối suốt hàng thế kỷ thì giờ đây có thể được giải quyết chỉ trong vài giây, đấy là sự đối đầu của giả định thông thường và “lẽ thường”. Tất cả những vấn đề và những vấn đề dường như là phức tạp thực sự bị chia thành “có” hoặc “không có” (“không”) rất đơn giản. Tất cả những cái cần biết sẽ trở nên đơn giản là hỏi như thế nào và hỏi câu gì. 

Lời nói đầu


 Như được mô tả trong tác phẩm này cũng như trong một loạt tác phẩm trước đó, cho đến mãi thời gian rất gần đây nhân loại vẫn không có những phương tiện đáng tin cậy, khách quan, có thể xác nhận hay có thể kiểm chứng được để có thể xác định hoặc phân biệt thật giả. Kết quả là, mặc cho những nỗ lực cao cả nhất của con người, ví dụ, xung đột giữa đức tin tâm linh và lý trí vẫn là bí ẩn làm cho người ta cảm thấy bất an trong suốt hàng thiên niên kỷ. Nó thách thức những trí tuệ vĩ đại của Hy Lạp và Rome cổ đại, cũng như các triết gia và các tư tưởng gia vĩ đại trong những thế kỷ mà tác phẩm của họ - The Great Books of the Western World (Những cuốn sách vĩ đại của Thế giới phương Tây) – được chấp bút. Những nỗ lực của ngay cả những nhà thần học vĩ đại nhất, từ Thomas Aquinas cho đến tận ngày hôm nay, với cuộc tranh luận đang diễn ra - chủ đề chính của tạp chí Even Time (Van Biema, 13 tháng 11 năm 2006) – cũng không giải quyết được nó.

 Mấu chốt của sự bế tắc được trình bày một cách hùng hồn tại phiên tòa Scopes nổi tiếng, năm 1925, và cuộc xung đột trong lĩnh vực chính trị diễn ra sau đó còn rắc rối hơn nữa, vì “bức tường cao” do Chánh án Tòa án Tối cao Hoa Kỳ Hugo Black lập ra giữa Giáo hội và Nhà Nước. Năm 1946, phán quyết đó đẩy cuộc xung đột lên cao hơn, gây ra cuộc tranh cãi gay gắt trong xã hội hiện nay và biểu tượng là cuộc đấu tranh chính trị đang diễn ra giữa những người theo chủ nghĩa thế tục và những người theo chủ nghĩa truyền thống. Trong giới hàn lâm, nó được gọi là “Sáng tạo luận” đối đầu với “thiết kế thông minh”. 

Trước khi phát hiện được phương pháp đồng nhất phân đoạn (fractionated  homogeneity) thì trộn dầu với nước là bất khả thi. Tương tự như thế, nhờ những khám phá mới, hiện nay đã có phương pháp đồng bộ hóa, cũng như đưa đức tin và lý trí vào bối cảnh mới mà không vi phạm tính chính trực của cả hai. Hiện nay có thể giữ được tính khoa học, tính duy lý, tính logic và trí tuệ uyên bác đồng thời bảo trì được tâm linh là do đức tin có thể được xác minh một cách rõ ràng. 

Công trình nghiên cứu đơn giản về bản chất của ý thức sẽ cho chúng ta thấy cây cầu có thể dễ dàng vượt qua giữa những hiện tượng mà trước đây dường như là những cõi khác hẳn nhau và cách xa nhau. Lời giải cho cuộc xung đột này và việc giải quyết thành công nó là kết quả của việc nhận thức được vai trò quan trọng của hệ hình được mở rộng của thực tại, bao gồm cả thực tại khoa học và tâm linh, chứ không còn coi chúng là những lĩnh vực hay những cõi tách biệt nhau, có cái này thì không có cái kia. Bởi vì việc mở rộng bối cảnh có thể kiểm chứng được bao gồm cùng một lúc cả lý trí và đức tin, do đó, cuối cùng nó tránh được ý kiến mơ hồ và mâu thuẫn. 

Trong quá khứ, việc mở rộng bối cảnh đã tạo được những ảnh hưởng tích cực, chẳng hạn như quá trình mở rộng của vật lý từ hệ hình Newton có giới hạn để có thể đưa vào vật lý hạt cơ bản, cơ học lượng tử và lý thuyết lượng tử đang ngày càng phát triển. Cây cầu mang tính khái niệm được thành lập, đấy là Nguyên lý bất định Heisenberg. Nguyên lý này giải thích ảnh hưởng do ý thức của người quan sát tạo ra, ý thức trao quyền và thúc đẩy “sự sụp đổ của hàm sóng” (sẽ giải thích trong phần sau), như là kết quả của ý định (tức là, từ tiềm năng trở thành hiện thực). Lĩnh vực thiên văn học được mở rộng tương tự như thế, từ nghiên cứu hệ thống hành tinh của chúng ta để đưa vào đó vô số thiên hà và nhiều vũ trụ đang ngày càng mở rộng và nhân lên với tốc độ ánh sáng. 

Thực tại tâm linh và những sự thật vốn có của tôn giáo mặc khải cũng có thể được kiểm tra mà không đòi hỏi xa rời lý trí hoặc vi phạm các luật lệ của logic và duy lý. Trên thực tế, chính bối cảnh và phương pháp luận có thể xác nhận các thực tại tâm linh đồng thời xác nhận các nguyên tắc khoa học. 

Cho đến mãi thời gian gần đây, khoa học và tôn giáo dường như được đựng trong những chiếc hộp tách biệt hẳn với nhau. Hiện nay có thể mở những hộp này ra, và đặt khoa học và tôn giáo vào một thùng chứa lớn hơn hẳn, chứa đựng cả hai và trao cho chúng vai trò quan trọng, với mức độ tin cậy và sự cân bằng giống hệt nhau. 

Do đó, những điểm quan sát khác nhau không tạo ra những “thực tại” tách biệt, và xung đột với nhau mà chỉ đơn giản là đại diện cho những quan điểm khác nhau từ bên trong trường vô biên vô tế, bao trùm tất cả của chính ý thức mà thôi. Ví dụ, thay vì tạo ra theo lối giả tạo sự phân đôi giữa “tiến hóa” và “sáng tạo”, thì đơn giản là nhìn từ hệ hình cao hơn, toàn diện hơn: tiến hóa là sáng tạo. Sẽ thấy rõ ràng rằng, tiến hóa đơn giản là sáng tạo đang diễn ra, và hai hiện tượng này thực sự là một và như nhau (tầng hiệu chỉnh 1.000). Sáng tạo ngay từ đầu đã là tiến hóa bẩm sinh và là quá trình mở ra. Tương tự như thế, trí thông minh của tự nhiên dường như chỉ là hệ thống thử và sai tuyến tính, thô sơ, nhưng từ các đầm lầy thời tiền sử xuất hiện loài Homo sapiens với ý thức phi tuyến tính cung cấp bối cảnh và ý nghĩa.

Câu hỏi hóc búa “đức tin đối đầu với khoa học” dường như đầy mâu thuẫn cũng trở thành đơn giản khi nhận ra rằng “cội nguồn” vĩnh viễn, luôn luôn hiện diện khác với sự kiện mà bên ngoài là đơn nhất, nhất thời, chẳng hạn như một “nguyên nhân”. Thuật ngữ “nguyên nhân” là hạn chế của mô hình giới hạn của vật lý Newton về thực tại, mà hiện nay ngay cả khoa học cũng đã coi là lỗi thời, khoa học đã bước vào lĩnh vực động lực học phi tuyến tính, lý thuyết xác suất, lý thuyết hỗn hợp (intermingling theory), lý thuyết-xuất hiện và phức tạp (emergence-and-complexity theory) , v.v. 

Đáng chú ý là và cũng ngược đời là, cùng với thời gian, những thiên tài khoa học vĩ đại nhất trong đời sống cá nhân, lại là những người rất sùng đạo, theo nghĩa là chiều sâu trong nhận thức của họ quả là uyên thâm và bao quát. Trong khi đó, do tài năng bẩm sinh của mình, họ hiểu bằng trực giác rằng không có xung đột giữa tôn giáo và khoa học, không có người nào thực sự giải thích sự tách biệt của cái được coi là chênh lệch này, vì kiến thức về nhận thức của họ là không thể giải thích được. 

 

Dẫn nhập

Sự xuất hiện của biện pháp soi sáng sự thật một cách khách quan và có tính thực dụng trong mấy thập kỷ vừa qua cung cấp cho chúng ta thông tin mới và hệ hình mở rộng về thực tại để từ đó đánh giá lại sự tiến bộ của con người và tình trạng tiến hóa hiện nay. Hiện nay chúng ta có thể đánh giá lại cái gì là “thực” và cái gì không phải là “thực”, cái gì là “thật” và cái gì là giả định sai lầm và giải quyết từ quan điểm thuận lợi hơn, khách quan hơn và cao hơn, thoát khỏi những méo mó của thành kiến của con người, bị hạn chế và những suy nghĩ bị ô nhiễm của con người trong suốt chiều dài của lịch sử (ví dụ như quan điểm, tu từ học). 

Như đã nhận xét trong những tác phẩm xuất bản trước đây, tâm trí con người, nếu không được giúp đỡ, thì về bản chất, nó không có khả năng phân biệt thật giả và bị hạn chế vì không có khả năng phân biệt được tri giác và thực chất, hiểu hiện bên ngoài và cốt lõi, được thể hiện bằng nghịch lý res interna cogitans (tâm trí) đối đầu với res externa hay extensa (thực tại khách quan, tức là thế giới như nó đang là) của Descarte. Chúa Jesus Christ nói rằng tội lỗi thực sự là do vô minh, cần cứu nhân loại, làm cho họ thoát khỏi vô minh. 

Các nhà triết học vĩ đại trong suốt chiều dài của lịch sử cũng thường xuyên nhận xét như thế, những người theo phái hoài nghi của Hy Lạp cổ đại cho rằng trí tuệ con người về bản chất là không có khả năng nhận ra sự thật, đến câu châm ngôn của Socrates, nói rằng tất cả mọi người chỉ chọn những cái dường như là tốt (tri giác) nhưng không thể phân biệt cái “thực sự” tốt (bản chất) với giả dối (vọng tưởng). Các giác giả từ thời cổ đại cũng như hiện đại, chẳng hạn như Ramana Maharshi hoặc Nisargadatta Maharaj, đã chỉ ra rằng thế giới mà chúng ta nhìn thấy (tri giác) là phóng chiếu của tâm trí.

 Những đột phá gần đây trong cơ học lượng tử xác nhận rằng hạn chế của sai lầm mang tính lưỡng phân này, nó cho thấy rằng ngay cả thời gian hay vị trí cũng chỉ là phóng chiếu của ý thức của con người. Hạn chế này cũng là một tiên đề cơ bản của những lời dạy của Đức Phật, xác nhận rằng người chưa chứng ngộ chỉ sống trong thế giới vọng tưởng (maya), là tri giác được phóng chiếu ra bên ngoài và người không chứng ngộ sẽ lặp đi lặp lại những sai lầm giống hệt nhau.

Vì tâm trí của người bình thường bị hạn chế, cho nên trong quá khứ, giáo lý của các thánh thần giáng thế và các thiên tài tâm linh vĩ đại là cội nguồn sự thật cao nhất mà con người có thể tiếp xúc được. Chỉ cần thực sự có khả năng nhận biết sự thật và nhận thức được rằng cội nguồn của nó phản ánh ánh sáng của Thần tính là đã miễn nhiễm với sự bóp méo mang tính chủ quan rồi. Tuy nhiên, ngay cả giáo lý cao nhất (điểm hiệu chỉnh 1.000) của những con người vĩ đại nhất từng sống trên trái đất này cũng không thể giải cứu nền văn minh khỏi những sai lầm liên tục, đấy là do tâm trí bẩm sinh của con người không thể và không muốn công nhận và chấp nhận sự thật, ngay cả khi nó đã được giải thích một cách rõ ràng và truyền bá bằng các ví dụ và ngụ ngôn. 

Tất cả những vị thầy vĩ đại đều tuyên bố rằng, khiếm khuyết cơ bản của con người là “vô mình”. Nghiên cứu tiết lộ ngay lập tức rằng cơ sở nền tảng của vô minh là do sự hạn chế của cơ cấu bẩm sinh của chính bản ngã, như là hậu quả của quá trình tiến hóa không ngừng nghỉ của ý thức.

Cùng với việc khám phá ra thang đo ý thức đã được hiệu chỉnh (Hawkins, 1995), đã hình thành các nhóm nghiên cứu theo lối tự phát trên khắp thế giới và công trình nghiên cứu được mở rộng thêm, kết quả là những cuốn sách sau đây của tác giả đã được xuất bản bằng tất cả các ngôn ngữ chính trên thế giới: Qualitative and Quantitative Analysis and Calibration of the Levels of HumanConsciousness (1995); Power vs. Force (1995); The Eye of the I (2001); I: Reality and Subjectivity (2003); Truth vs. Falsehood (2005); Transcending the Levels of Consciousness (2006); Discovery of the Presence of God: Devotional Nonduality (2007); và Healing and Recovery. 

Sự quan tâm trên toàn thế giới đối với vai trò quan trọng của việc phân biệt sự thật là cực kỳ to lớn và kết quả là tác giả đã thực hiện hơn một trăm bài giảng kéo dài cả ngày trên khắp Hoa Kỳ, Châu Âu và Châu Á, và ở các trường đại học khác nhau, trong đó có Oxford Union Forum ở Anh. Quá trình truyền bá thông tin thông qua các nhóm nghiên cứu dẫn đến kết quả là lĩnh vực này đã bành trướng một cách nhanh chóng. Những khám phá làm người ta kinh ngạc diễn ra trong tất cả các lĩnh vực hoạt động của con người. Thậm chí phương pháp luận còn được áp dụng thành công và mang tính thực dụng trong việc giải quyết những vụ xung đột quốc tế có thể dẫn tới chiến tranh với tên lửa đạn đạo. Nó cũng có những ứng dụng rất có ý nghĩa đối với nghiên cứu khoa học và tất cả các lĩnh vực hoạt động khác của con người, những lĩnh vực mà trước đây người ta không thể tiếp cận được kiến thức thì nay đã có thể tiếp cận một cách nhanh chóng.

 Linh hồn (psyche) của con người tỏ ra ngạc nhiên là thông tin không thể tiếp cận được, thậm chí sau khi đã chi hàng triệu đôla cho công trình nghiên cứu, nhưng lại có thể được những người chính trực, với động cơ trong sáng, phát hiện chỉ trong vài giây, mà không mất đồng nào. Ứng dụng của phương pháp này dẫn đến ngành khoa học ngoại giao mới. Nó đã và đang được ứng dụng không chỉ trong đời sống hằng ngày, mà còn trong nghiên cứu kỹ thuật, tiếp thị, phát triển sản phẩm, lựa chọn nhân viên, mua hàng, phát hiện tội phạm, tình báo, và tạo điều kiện thuận lợi cho những hoạt động mang tính chính trực của con người trên khắp thế giới, trong đó có lập kế hoạch kinh tế và quản trị.

 Tương tự như các lĩnh vực thông tin mới đang phát triển khác, ban đầu chúng tôi cũng không biết những hạn chế của nghiên cứu ý thức. Chúng tôi đã ngây thơ cho rằng sử dụng phương pháp luận này thì bất cứ người nào cũng có thể biết được sự thật. Đây là kết quả của sự kiện là trong những năm nghiên cứu ban đầu, chúng tôi chỉ sử dụng những người rất chính trực làm đối tượng kiểm tra mà thôi. Sau này mới thấy rõ ràng rằng, chính các đối tượng kiểm tra cũng phải có điểm hiệu chỉnh trên 200 trên Bản đồ Ý thức và chi tiết của phương pháp kiểm tra được trình bày trong Phụ lục C phải được tuân thủ một cách nghiêm ngặt. Vì vậy, chỉ có chưa tới 30% người dân Hoa Kỳ có thể sử dụng kỹ thuật này (các nước và nền văn hóa chưa tiến hóa hoặc về bản chất vẫn còn tương đối sơ khai thì số người có thể sử dụng còn ít hơn nữa). Kỹ thuật kiểm tra này đòi hỏi người ta dâng hiến một cách khách quan cho sự thật, chứ không dành cho ý kiến hay mong muốn cá nhân.

 Như trong những tác phẩm trước, sự thật đã được hiệu chỉnh của từng chương, cũng như tổng thể cả cuốn sách được ghi trong Phụ lục A. Ngoài ra, tầng sự thật của những tuyên bố quan trọng cũng được ghi lại. Ngoài ra, như trong các tác phẩm trước, các khái niệm quan trọng được trình bày nhiều lần với mục đích là làm cho độc giả quen dần và làm cho ý nghĩa và tầm quan trọng của nó gia tăng, đấy là do những khái niệm này được trình bày trong những bối cảnh khác nhau. Đáng quan tâm nữa là, chúng tôi phát hiện được rằng chỉ cần làm quen với những khái niệm cơ bản này là đã làm cho tầng ý thức của người đọc có tiến bộ có thể đo được, thường là khá lớn, như hàng ngàn sinh viên trên toàn thế giới đã chứng thực.

 Vì con người hiện đại sống trong thế giới rất phức tạp, tài liệu tham khảo rộng rãi được ghi trong Phụ lục D. Mỗi tài liệu tham khảo phù hợp với bản tóm tắt về tác động của nó trong một mệnh đề cho thấy sự liên quan và chủ đề tham khảo. Có hơn bảy trăm tài liệu tham khảo.

 

BẢN ĐỒ Ý THỨC

 

Bản đồ ý thức

 

Quan đim v Chúa

Quan đim v cuc sng

Tng

 

Logarit

Cm xúc

Quá trình

Đi ngã

Đang là

Chng ng

700-1.000

Không nói lên li

Ý thc thun túy

Vn vt

Hoàn ho

An bình

600

Phúc lc

Ta sáng

Đc nht

Đy đ

Nim vui

540

Bình an

Biến hình k diu

Yêu thương

Nhân t

Tình yêu

500

Tôn kính

Mc khi

Thông thái

Có ý nghĩa

Lý trí

400

Thu hiu

Tru tưng hóa

Khoan dung

Hài hòa

Chp nhn

350

Tha th

Siêu vit

Truyn cm hng

Hy vng

Sn sàng

310

Lc quan

Mc đích

Trao kh năng

Tha mãn

Trung dung

250

Tin tưng

Gii phóng

Cho phép

Kh thi

Can đm

 

200

Khng đnh

Trao quyn

Bàng quan

Đòi hi

Kiêu hãnh

175

Khinh khi

Thi phng

Him khích

Đi kháng

Gin d

150

Thù hn

Hung hăng

T chi

Tht vng

Khát khao

125

Thèm mun

Nô dch hóa

Trng pht

Kinh khiếp

S hãi

100

Lo âu

Thoái lui

Khinh b

Bi kch

Đau kh

75

Tiếc nui

Chán nn

Ch trích

Vô vng

Th ơ

50

Tuyt vng

T b

Thù oán

Xu xa

Ti li

30

Trách móc

Hy hoi

Mit th

Khn kh

Nhc nhã

20

Nhc nhã

Tr kh

 

 

GHI CHÚ DÀNH CHO ĐỘC GIẢ

 Thông tin cơ bản được nhắc đi nhắc lại với mục đích sư phạm, vì các khái niệm trừu tượng và bối cảnh phi tuyến tính không thể học một cách nhanh chóng như các mô tả tuyến tính. Tuy nhiên, có thể dễ dàng tiếp thu các khái niệm phi tuyến tính bằng cách làm quen dần, mà không cần nhiều nỗ lực.

 Để thuận tiện cho người đọc, một số tài liệu từ những tác phẩm đã xuất bản và bài giảng sẽ được trình bày lại vì người đọc có thể chưa đọc hoặc chưa tiếp cận với những tác phẩm đã được xuất bản.

 

Mục đích chung của cuốn sách này là làm rõ sự khác biệt giữa hình thức bên ngoài/tri giác/vọng tưởng và Thực tại/Sự thật/Cốt lõi. Việc nhầm lẫn giữa những tầng này là nguyên nhân gây ra đau khổ cho nhân loại trong suốt các thời đại đã qua. Cuốn sách này sẽ giải thích ý nghĩa của câu nói nổi tiếng của Ramana Maharshi: “Tìm cách cứu thế giới mà bạn nghĩ là bạn nhìn thấy là việc làm vô nghĩa, vì thế giới như thế thậm chí là không tồn tại”.

 Cũng cần làm rõ ý nghĩa câu nói của Đức Phật: “Con người sống trong thế giới maya (vọng tưởng)” và không thể phân biệt thực tại với tri giác và tưởng tượng mà người ta phóng chiếu ra. Như đã nhận xét, Chúa Jesus cũng nói rằng tình thế tiến thoái lưỡng nan của con người là do “vô minh”. Vì vậy, cuốn sách này được chấp bút ở tầng ý thức 740 đến 760, nó bàn trực tiếp về những vấn đề này và trình bày biện pháp giải quyết trong phần giải thích.


[1] Situational ethics – đạo đức tình huống là học thuyết về sự uyển chuyển trong việc áp dụng những điều luật đạo đức cho từng hoàn cảnh cụ thể. Tư tưởng này nhấn mạnh đến tính cách độc đáo và riêng biệt của mỗi người và của mỗi hoàn cảnh đến mức coi các lề luật chung có sức ràng buộc đối với hết mọi người là điều không thể nào có được- ND.

[2] Phiên tòa Scopes, tên chính thức tiếng Anh: The State of Tennessee v. John Thomas Scopes, và thường được gọi là Phiên tòa Khỉ Scopes, là một vụ kiện pháp lý ở Hoa Kỳ, diễn ra từ ngày 10/7 đến ngày 21/7/1925, trong đó bị cáo là một giáo viên trung học tên là John T. Scopes, bị buộc tội vi phạm Đạo luật Butler của tiểu bang Tennessee. Đạo luật này quy định rằng, bất kỳ giáo viên nào dạy thuyết tiến hóa trong các trường học do tiểu bang tài trợ (trường công) sẽ bị xem là bất hợp pháp. Phiên tòa được tạo ra một cách có chủ ý nhằm thu hút dư luận đến thị trấn nhỏ Dayton, Tennessee, nơi phiên tòa được tổ chức. Scopes không chắc liệu bản thân mình có thật sự giảng dạy về thuyết tiến hóa hay không, nhưng ông đã cố tình tự buộc tội mình để vụ án có bị cáo và đưa dư luận hướng đến những quy định phi lý của Đạo luật Butler - ND.

[3] Mối thù Hatfield–McCoy, còn được các nhà báo mô tả là xung đột Morris-Moran, liên quan đến hai gia đình người Mỹ ở khu vực Tây Virginia–Kentucky dọc theo Tug Fork từ năm 1863 đến năm 1891. Hatfields ở Tây Virginia dưới quyền lãnh đạo của William Anderson “Devil Anse” Hatfield, trong khi McCoys ở Kentucky dưới quyền lãnh đạo của Randolph “Ole Ranl” McCoy. Những người liên quan đến mối thù đều là hậu duệ của Joseph Hatfield và William McCoy (sinh khoảng năm 1750). Mối thù đã đi vào từ điển văn học dân gian Hoa Kỳ như một ẩn dụ cho bất kỳ phe phái có mối thâm thù cay đắng nào đó - ND.

2 comments:

  1. Cháu mong được đọc tiếp phần 2 trong hôm nay nữa ạ. Cháu cảm ơn bác Trường đã dịch cuốn sách hay này. Thật sự rất hay và đầy ý nghĩa. Chỉ có bác là dịch được trọn vẹn ý của tác giả.

    ReplyDelete