284.
Laissez-Faire - Tự do kinh tế. Tự do kinh tế là một
lí thuyết kinh tế xuất hiện trong thế kỉ XVIII, phản đối bất kì sự can thiệp
nào của chính phủ vào lĩnh vực kinh doanh. Nguyên tắc thúc đẩy phía sau tự do
kinh tế, thuật ngữ trong tiếng Pháp có nghĩa là “để yên” (kệ nó), là chính phủ
càng ít tham gia vào nền kinh tế, thì việc kinh doanh càng dễ dàng hơn. Nền
kinh tế tự do là một phần quan trọng của chủ nghĩa tư bản thị trường tự do.
Những niềm tin cơ bản tạo
nên các nguyên tắc của nền kinh tế tự do là: cạnh tranh kinh tế tạo thành “trật
tự tự nhiên”. Bởi vì tự điều chỉnh tự nhiên này là loại qui định tốt nhất, các
nhà kinh tế học theo chủ nghĩa tự do kinh tế cho rằng không cần phải phức tạp
hóa các vấn đề kinh doanh và công nghiệp do sự can thiệp của chính phủ gây ra.
Kết quả là, họ phản đối
bất kì sự liên quan nào của chính phủ trong nền kinh tế, trong đó có luật pháp
hoặc giám sát; họ phản đối mức lương tối thiểu, hạn chế thương mại và thuế
doanh nghiệp. Trên thực tế, các nhà kinh tế học theo chủ nghĩa tự do kinh tế
coi thuế khóa là hình phạt đối với sản xuất.
Phê
phán phái tự do kinh tế
Một trong những phê
phán chính là chủ nghĩa tư bản với tư cách là một hệ thống mơ hồ về đạo đức: Không
bảo vệ những người yếu thế nhất trong xã hội. Trong khi những người ủng hộ tự
do kinh tế cho rằng nếu các cá nhân phục vụ lợi ích của họ trước tiên thì lợi
ích xã hội sẽ xuất hiện ngay sau đó.
Nhà kinh tế học người
Anh, John Maynard Keynes (1883-1946), là người phê bình kinh tế tự do nổi tiếng
nhất, ông cho rằng câu hỏi về giải pháp thị trường so với sự can thiệp của
chính phủ cần phải được quyết định trong từng trường hợp cụ thể.
285.
Lamarckism – Thuyết Lamarck. Thuật ngữ để chỉ tất cả các thuyết
tiến hóa, dựa trên cơ sở sự thừa kế những đặc điểm của cơ thể cha mẹ, tức là cơ
chế tiến hóa được nhà tư tưởng người Pháp, Jean-Baptiste Lamarck (1744–1829),
trình bày trong tác phẩm Philosophie
Zoologique (xuất bản năm 1809). Tuy nhiên, niềm tin này hiện nay đã hoàn
toàn bị mất tínnhiệm. Trên thực tế, hiện nay người ta cho rằng thuyết Lanmarck
không phù hợp với quan niệm nòng cốt của sinh học phân tử - không có cơ chế
phân tử nào có thể làm cho việc kế thừa như thế trở thành khả thi.
286.
Lame Duck – Vịt què. Thuật ngữ ở Hoa
Kì ám chỉ người, cơ quan lập pháp hay hành pháp tiếp tục nắm quyền sau khi đã
thất cử.
Ban đầu, thuật ngữ này
được dùng để chỉ các nhà đầu tư không thể trả nợ. Nhưng ở Mỹ, thuật ngữ con vịt
què lại được dùng để chỉ các chính trị gia mãn nhiệm, đặc biệt gắn liền với các
tổng thống đương chức sắp mãn nhiệm. Giai đoạn vịt què là thời gian cuối trong
nhiệm kỳ cuối cùng của họ vì họ không được bầu lại hoặc họ không thể tái tranh
cử.
287.
Land Reform – Cải cách ruộng đất. Cải cách ruộng đất là
nhà nước can thiệp nhằm phân chia lại quyền sở hữu ruộng đất. Cải cách ruộng đất
thường được coi là biện pháp giải quyết những bất bình đẳng thâm căn cố đế về
kinh tế-xã hội, tấn công chủ nghĩa phong kiến và hệ thống thuộc địa. Nhiều nước
tiếng hành cải cách ruộng đất với mục tiêu là cho những công nhân nông nghiệp
và tá điền quyền sở hữu ruộng đất. Cải cách ruộng đất là vấn đề khá nhạy cảm về
chính trị, thách thức quyền tư hữu của các điền chủ và có thể gây ra những hậu
quả lẫn lộn, cả về năng suất lẫn phát triển xã hội. Có một số nước áp dụng những
biện pháp đầy bạo lực trong quá trình cải cách ruộng đất, ví dụ, đấu tố hoặc lưu
đầy các điền chủ.
bài viết rất ý nghĩa
ReplyDelete