Dịch: Phạm Nguyên Trường
Chương 5
Công cuộc chuyển hóa từng bước sang dân chủ của Mexico: Từ trên xuống và từ dưới lên (tiếp theo và hết)
Các thiết chế độc lập
Ernesto Zedillo, tổng thống Mexico giai đoạn 1994–2000
Ngay từ lúc nắm chính quyền, ông đã bổ nhiệm một người thuộc đảng đối lập, Đảng PAN, làm Bộ trưởng tư pháp của nước cộng hòa. Một số người coi động thái này là nhằm mục đích làm đảng của ông suy yếu thêm. Ông có thể giải thích cách thức cơ cấu nội cách của mình?
Bổ nhiệm Bộ trưởng tư pháp là quyết định được cân nhắc rất kĩ và là một trong những quyết định mà người ta thường không quan tâm một cách đầy đủ. Bộ trưởng tư pháp đầu tiên của tôi không phải là người tôi quen biết, tôi cũng chưa từng nói chuyện với ông ta, cho đến khi tôi gọi điện đề nghị ông suy nghĩ về chức vụ này. Ông là nhà lãnh đạo các nghị sĩ của PAN trong Hạ nghị viện. Khi tôi bổ nhiệm, tôi nói với ông: “Ông là Bộ trưởng tư pháp hoàn toàn độc lập. Tôi sẽ chỉ tương tác với ông trên hai phương diện chính: tôi bổ nhiệm ông và nếu ông không có đủ khả năng, theo quan niệm của tôi, thì tôi có thể sẽ sa thải ông. Ông có quyền tự do thực hiện các chức năng của mình”. Khi ông rời nhiệm sở, tôi bổ nhiệm một người mà tôi đã gặp từ trước, nhưng tôi chưa bao giờ gần gũi với ông ấy, ông này được người tiền nhiệm của tôi cử làm chủ tịch Ủy ban Quyền con người, nhưng tôi không có bất kì quan hệ gắn bó nào với ông ta. Ông là một luật sư cực kì nổi tiếng và cực kì trung thực và khi Bộ trưởng tư pháp đầu tiên của tôi rời nhiệm sở, tôi đã đề nghị ông giữ chức vụ này. Vì vậy, trong suốt nhiệm kỳ tổng thống của tôi, lúc nào tôi cũng có Bộ trưởng tư pháp độc lập, đấy cũng là điều quan trọng, vì đấy là vấn đề tôn trọng nhánh tư pháp. Một số người phê bình nói rằng, tôi tự trói chân trói tay mình - ngoài việc tìm kiếm sự độc lập của nhánh tư pháp, tôi còn bổ nhiệm một Bộ trưởng tư pháp độc lập.
Tôi cảm thấy, do tình hình bi đát mà đất nước đang trải qua lúc đó, rằng đấy là hai việc quan trọng, cả về chiến lược lẫn chiến thuật, cần phải làm. Tôi nói thế vì cùng với thời gian, một số người cực kì thiển cận đã chỉ trích. Hệ thống tư pháp độc lập và Bộ trưởng tư pháp độc lập, và đấy là điều tôi rất tự hào vì tôi nghĩ rằng về mặt chiến thuật đấy là việc cần làm. Nhưng tôi cũng tin rằng quyền lực của tổng thống phải bị giới hạn, rằng tổng thống không được nắm quyền lực của đế chế lâu hơn nữa, rằng quyền lực tổng thống phải bị giới hạn theo những điều khoản được ghi trong hiến pháp. Trong trường hợp Bộ trưởng tư pháp, tôi đã đi một bước xa hơn hiến pháp, đấy là khi tôi hành động, theo quan điểm của tôi, là Bộ trưởng tư pháp phải được hưởng quyền tự do tất yếu để có thể thực hiện các chức năng của mình.
Một số người khẳng định rằng năm 1994, khi một đảng viên PAN điều tra vụ ám sát Luis Donaldo Colosio [ứng cử viên tổng thống PRI] thì người đó có quyền tự chủ cao hơn. Đấy có phải ý kiến của ông?
Vâng, tôi muốn có một Bộ trưởng tư pháp độc lập. Tôi không muốn có bất kỳ sự thiên vị nào; tôi không cử một người hoạt động vô tổ chức. Tôi bổ nhiệm luật sư, có tiếng là nghiêm túc; nhiều người cũng giới thiệu ông. Một lần nữa, đây là vấn đề tín nhiệm: Làm sao chúng ta có thể tái lập sự tín nhiệm vào tổ chức? Việc thực thi pháp luật và hệ thống tư pháp đã hoàn toàn mất tín nhiệm, vì vậy, tôi muốn tìm xem làm cách nào mình có thể một bước về phía trước để bắt đầu xây dựng lại lòng tin vào việc thực thi pháp luật và cho mọi người thấy hệ thống tư pháp đang hoạt động.
Có nhiều cách giải thích quyết định của ông trong việc thông báo kết quả cuộc bầu cử năm 2000, quyết định này vẫn chưa được công bố - theo tôi hiểu - bởi IFE (Viện Bầu cử Liên Bang) cho nhân dân Mexico.
Không, kết quả đã được IFE công bố trước tiên. Người đầu tiên công bố là chủ tịch IFE. Đối với tôi, đây là việc rất rõ ràng, bởi vì đó là quyết định mang tính thiết chế. Chủ tịch IFE - trong đời tôi mới nói chuyện với ông có ba lần - không làm ở IFE vì là bạn của tôi, mà vì ông là người có uy tín đến mức không ai dám nghi ngờ. Và một trong số vài lần chúng tôi nói chuyện với nhau chính là đêm hôm đó. Ông nói với tôi: “Thưa Tổng thống, việc kiểm phiếu [tức chương trình kiểm phiếu nhanh của IFE] cho thấy ứng cử viên của PAN, [Vicente] Fox, đã thắng và IFE cho rằng có một cơ sở vững chắc để công bố kết quả bầu cử”.
Tôi nói với ông: “IFE phải làm những việc phải làm theo luật, vì vậy tôi hoàn toàn tôn trọng quyết định công bố của ông”. Vài phút sau thông báo của IFE, tôi nói với ông như thế, tôi sẽ tuyên bố ủng hộ việc công bố của IFE vì tôi tin tưởng vào thiết chế mà ông là người đại diện, và cuộc thăm dò dư luận những người vừa bỏ phiếu xong mà người ta cho tôi xem cũng cho thấy như thế.
Và đấy là việc tôi đã làm. Jose Woldenberg [Chủ tịch IFE, 1996-2003] nói, và vài phút sau thì tôi xuất hiện để nói những điều tôi phải nói. Nghĩa là, tôi đã không cầm đèn chạy trước ô tô vì như thế sẽ là sai lầm. Nó sẽ phủ nhận toàn bộ ý nghĩa của cải cách, với yêu cầu tôn trọng sự độc lập của IFE trong việc nói những điều nó phải nói. Tôi chúc mừng tổng thống mới đắc cử; đó là lí do vì sao mọi người nhớ đến nó nhiều hơn. Nhưng chủ tịch IFE đã thông báo trước tôi.
Nhưng việc ông làm đã bị hiểu lầm, không phải thế ư?
Vâng, vì một số người đã biến thông báo đó thành cả một huyền thoại. Và họ quên rằng, một lần nữa, bạn không cần phải là thiên tài. Những việc đã làm là rõ ràng; đó là những gì có ý nghĩa. Nếu chúng ta có cơ quan bầu cử có thể công bố kết quả cuộc bầu cử tổng thống với mức độ khả tín cực kì cao, với sự tự tin cực kì lớn, tại sao tổng thống lại không được xuất hiện để chúc mừng vị tổng thống tiếp theo của chúng tôi?
Ông không sợ rằng PRI sẽ gặp khó khăn trong việc chấp nhận kết quả? PRI có muốn trì hoãn thông báo hay không?
Vâng, tôi tin rằng tất cả các đảng muốn đảm bảo họ không thua, và đương nhiên là họ muốn nói - do áp lực của thời điểm đó – rằng, có lẽ là kết quả sẽ khác khi quá trình kiểm phiếu còn tiếp tục. Tuy nhiên, những người nhìn vào các sự kiện với cái đầu lạnh, biết phương pháp luận của thống kê và họ biết không thể nào thay đổi được; thay đổi hẳn kết quả là điều không thể nào tin được.
Vì vậy, không đúng khi nói rằng trong PRI có những người phản đối, không muốn tôi thông báo, và đấy là sự kiện thực tế; ứng cử viên của PRI cư xử rất tốt trong đêm đó. Tôi hiểu rằng một số người có thể muốn đợi cho đến khi có thêm dữ liệu, thêm nhiều kết quả hơn, đợi thêm chút thời gian nữa, nhưng lúc đó cũng đã rất rõ ràng rồi.
Có nhiều huyền thoại về đêm đó và trong một số huyền thoại, tôi được ca ngợi nhiều hơn hay bị chỉ trích nhiều hơn là mình đáng được hưởng; dường như tôi chẳng có hành động kỳ diệu nào.
Chúng tôi đã làm việc với tất cả các đảng chính trị trong suốt sáu năm, do đó, cho dù PRI, PRD, hay PAN chiến thắng thì mọi thứ vẫn sẽ tốt; đó là sự bình thường của dân chủ. Sự bình thường của dân chủ là cuộc bầu cử diễn ra mà hôm sau không có đánh nhau trên đường phố vì kết quả. Và đã xảy ra chuyện gì? Chúng tôi đã đạt được tình trạng bình thường. Tôi đã sử dụng thuật ngữ “tình trạng bình thường của dân chủ” ngày 01 tháng 12 năm 1994, và trong các cuộc bầu cử gần sáu năm sau đó, chúng tôi có kết quả như thế nào? Tình trạng bình thường của dân chủ. Không chỉ cho tôi, mà cho tất cả mọi người.
Chính sách xã hội
PROGRESA (Chương trình Giáo dục, Y tế và Dinh dưỡng) là chương trình xã hội đầy sáng tạo, chương trình đầu tiên thuộc loại này ở châu Mỹ Latin, nhằm giảm bớt các tác động xã hội của những điều chỉnh kinh tế vĩ mô và xóa đói giảm nghèo. Ông có thể giải thích mục đích và kết quả của nó?
PROGRESA có một lịch sử rất thú vị. Khi tôi vận động bầu cử, tôi nói rằng chúng ta cần bắt đầu suy nghĩ về toàn bộ vấn đề nghèo đói và giáo dục một cách nghiêm túc hơn, mang tính khoa học hơn. Cái khó là làm sao để các nhóm dân cư trong nước có trường học, có giáo viên, đôi khi có sách giáo khoa, có những khoản hỗ trợ đặc biệt cho các thày cô giáo và có đủ tất cả những thứ đó cho trẻ em để chúng học hết tiểu học và trung học. Tuy nhiên, đã không có chuyện như thế.
Tôi hỏi: “Ai đã nghĩ về việc nghiên cứu mối quan hệ giữa giáo dục và nghèo đói?”. Người ta bảo tôi Santiago Levy, và tôi gọi điện cho một người bạn rất thông minh của mình, tiến sĩ về nhân khẩu học, José Gómez de León, và tôi đề nghị từng người bắt đầu làm việc với một số ý tưởng. Đã tiến hành một số thí điểm. Chúng tôi đã chi tương đương với 10 triệu USD cho nghiên cứu và thí nghiệm, để có thể đưa ra những đặc điểm cơ bản của chương trình.
Cái lợi của việc đưa José Gómez de León vào nhóm nghiên cứu là ông thiết kế cách ứng dụng chương trình tiên phong trong lĩnh vực khoa học xã hội. Có nhóm người giữ làm tiêu chuẩn so sánh và nhóm thí nghiệm để sau một thời gian có thể kiểm tra xem việc can thiệp có tạo ra tác động đáng mong muốn hay không.
Các ứng cử viên của các đảng, trừ PRI, đều chỉ trích PROGRESA và nói rằng họ hủy bỏ nó nếu họ nắm được chính phủ, rằng đó là chương trình với mục đích chính trị. Nhưng ngay trước khi nhiệm kì của tôi kết thúc, chúng tôi mời các nhà khoa học xã hội nổi tiếng đánh giá PROGRESA. Họ kết luận rằng chương trình này mang lại kết quả: Cải thiện sức khỏe của trẻ em, giảm tỉ lệ học sinh bỏ học, và những điều kiện ưu đãi mà chúng tôi dành cho các trẻ em gái đang có tác dụng tích cực. Trên cơ sở phân tích này, chương trình được chính phủ sau tiếp tục thực hiện.
Lãnh đạo
Trước cuộc bầu cử năm 1994, người ta chưa hẳn đã nghĩ ông là nhà lãnh đạo chính trị mà là một nhà kĩ trị tài ba. Nếu nghĩ rằng lãnh đạo chính trị là có thể hiểu các lực lượng và xu hướng ngầm và cách chúng thể hiện ra, với một tầm nhìn về biện pháp cải thiện các điều kiện, có ý chí và khả năng tạo điều kiện cho những thay đổi tích cực, ông rõ ràng là người có vai trò quan trọng trong lãnh đạo chính trị. Điều gì đã tạo cho ông khả năng lãnh đạo chính trị như thế?
Trước hết, tôi không chắc rằng tôi đã là một nhà lãnh đạo chính trị quan trọng. Tôi chỉ là Tổng thống Mexico mà thôi, còn trước đó tôi đã nhận những trách nhiệm quan trọng khác ở trong chính phủ nước tôi. Nhưng, trước hết, để tôi nói vài điều về sự khác biệt này, đấy là sự khác biệt hơi giả tạo, giữa các chính trị gia và các nhà kĩ trị. Khi người ta nói về các chính trị gia, tôi thực sự không biết người ta nói về những đặc điểm gì. Nếu người ta nói với tôi rằng chính trị gia là ám chỉ những người rất thích quyền lực và thể hiện quyền lực thì bạn có thể đưa tôi ra khỏi khỏi danh sách này, vì tôi không bao giờ có bất cứ ham thích hay nhu cầu quyền lực hay uy quyền nào. Nếu dùng từ chính trị gia là bạn muốn ám chỉ người bị hấp dẫn bởi khía cạnh bên ngoài của việc có quyền lực chính trị, có bộ máy, có cơ quan, có những người bên cạnh bạn, những người lúc nào cũng đồng ý với bạn, thì tôi không phải là chính trị gia.
Còn nếu bạn nói về người luôn luôn tương tác với nhiều người trong xã hội - vâng, tôi là người bẩm sinh nhút nhát, vì vậy đấy là việc rất khó khăn đối với tôi, nhưng tôi làm việc đó, và thực sự, hiện tôi kiếm sống từ việc đó, từ việc nói chuyện với mọi người.
Bây giờ, nếu bạn nói với tôi rằng chính trị gia là người có thiên hướng phục vụ xã hội, thì tôi là người như thế. Nếu một chính trị gia là người nghĩ nhiều hơn về quyền lợi chung, thì tôi là chính trị gia; nếu đó là người thích cạnh tranh trong lĩnh vực chính trị, vâng, tôi thích cạnh tranh.
Tôi cảm thấy rằng sự phân biệt giữa chính trị gia và nhà kĩ trị là sự phân biệt giả tạo, hơn nữa, nó không đứng vững được trước sự xem xét của lịch sử. Một số chính trị gia vĩ đại có thể đã có thành tích chẳng ra gì, còn một số người khác dường như không có đặc tính của các chính trị gia nhưng hóa ra là những nhà lãnh đạo chính trị vĩ đại. Tôi nghĩ đó là Carlos Solchaga, bộ trưởng tài chính dưới thời Felipe Gonzalez [đứng đầu chính phủ Tây Ban Nha, giai đoạn 1982-1996], ông này đã đưa ra định nghĩa về nhà kĩ trị - một chính trị gia biết một cái gì đó, một người có đi học.
Có lẽ lúc đó tôi là một trong những nhà kĩ trị đó. Bây giờ, tôi đã không còn là kĩ trị gia cũng chẳng phải là chính trị gia trong suốt 12 năm qua. Tôi đã là một nhà kĩ trị và nó không làm tôi khó chịu, cũng như tôi không cảm thấy khó chịu khi có người nói rằng tất cả các chính trị gia đều là người xấu, và có người nói với tôi: “Vấn đề là, ông là một chính trị gia”. Và tôi nói với họ, vâng, vì chính trị là một trong những phát minh vĩ đại của loài người. Có hai cái giúp chúng ta không còn là người man rợ: thứ nhất là chính trị và, thứ hai, ngoại giao bắt nguồn từ chính trị. Nếu không có chính trị hay ngoại giao, chúng ta có lẽ vẫn đang sống trong các hang động, và giết hại lẫn nhau.
Nhà kĩ trị là người hiểu được bản chất của vấn đề và những việc cần phải làm, nhưng không nhất thiết phải có các kĩ năng hay các vai trò xã hội là đưa các lực lượng khác nhau lại với nhau để ủng hộ một tầm nhìn chung. Đấy chính là cái mà nhà lãnh đạo chính trị làm. Đấy là những phẩm chất khác nhau. Giỏi ở một trong hai lĩnh vực đã khó, nhưng là nhà lãnh đạo chính trị giỏi còn đặc biệt khó hơn. Ông có thể nói với thanh niên, những người mong muốn đóng góp cho chuyển hóa dân chủ, về phẩm chất, năng lực, hay thái độ, tức là những thứ cần và là những thứ mà người ta phải rèn luyện nếu muốn trở nhà lãnh đạo chính trị?
Hầu như học kì nào tôi cũng đứng lớp, một hoặc hai lớp, đôi khi ba, các thanh niên đến gặp tôi và nói với tôi rằng khi ra trường họ muốn cống hiến cho chính trị, và họ hỏi tôi nghĩ sao. tôi nói với họ rằng, trước hết, họ đang đi theo hướng tốt, bởi vì họ đang nhận được một nền giáo dục tốt. Nhưng phải nhớ rằng đấy là điều cần nhưng chưa đủ.
Thứ hai, cùng với học vấn, bạn cần xác tín rằng bạn muốn phục vụ nhân dân, mà không mong nhận lại bất cứ thứ gì, vì đó là chính trị. Nếu bạn là một chính trị gia trung thực, bạn có thể nhận được hay không nhận được đồng lương mà bạn đáng lẽ phải có, nhưng bạn phải có xác tín rằng sẽ phục vụ tận tâm và phục vụ sự thật. Vì, ví dụ, ngân hàng phục vụ nhưng phải trả phí và phí khá cao. Người làm trong chính quyền phải mong muốn phục vụ chỉ để phục vụ, để làm việc thiện cho tập thể. Nếu tham vọng của bạn là được nổi danh, được công nhận, thì nên tham gia vào lĩnh vực hoạt động khác. Thiên chức phục vụ xã hội là cơ bản.
Và thứ ba, khi sống trong chế độ dân chủ ở đất nước này và nhiều nước khác, người ta phải hiểu rằng chính trị giống như bánh xe số phận: có lúc bạn lên, có lúc bạn xuống; lúc lên thì bạn nằm trong chính quyền, còn lúc xuống thì bạn thuộc phe đối lập. Vì vậy, bạn cần phải phân tích dù bạn muốn xuống hay lên, và không phải ai cũng phân tích như thế. Có những người thích sự chắc chắn, ổn định, dự báo được và được tưởng thưởng ngay lập tức; và trong chính trị, trong đời sống công cộng, không phải lúc nào bạn cũng tìm được những thứ đó.
Tuy nhiên, chuẩn bị là rất quan trọng; ngày nay có những thiên tài, những người có thể hoạt động hữu hiệu trong lĩnh vực chính trị, và trong chính phủ họ có năng khiếu hay khôn ngoan để hoạt động hữu hiệu, và có kinh nghiệm giúp chúng tôi làm tốt. Nhưng rủi ro sẽ rất, lớn nếu đưa những người không có nền tảng trí tuệ tốt vào những vị trí có trách nhiệm. Đấy sẽ là nguy cơ rất lớn, cho người đó và cho nhân dân, và vì vậy, chúng tôi đã gặp những trường hợp đáng buồn và thảm cảnh.
Bối cảnh quốc tế
Ở Mỹ Latin, lúc đó có nhiều cuộc chuyển tiếp đang kết thúc. Đấy có phải là những kinh nghiệm được Mexico nghiên cứu không?
Không, về khía cạnh này tôi nghĩ rằng, một lần nữa, Mexico là trường hợp đặc biệt. Đúng là, dựa vào hoàn cảnh của những năm cuối thập niên 1980 và đầu những năm 1990, người ta có thể nói rằng chế độ dân chủ ở Mexico tiến bộ hơn so với chế độ dân chủ Brazil, dân chủ Argentina. Sự thật là chúng tôi không bao giờ so sánh với Brazil hay Argentina, vì, về mặt hình thức, chúng tôi chưa bao giờ mất chế độ dân chủ, các cuộc bầu cử và chuyển giao quyền lực diễn ra theo chu kì. Ngoài ra, đây là điều cực kì quan trọng trong lương tâm Mexico: mỗi lần một nước Mỹ Latin nào đó phải chịu đựng chế độ độc tài quân sự, thì Mexico là nơi người dân có thể tìm được đất sống và tự thể hiện. Không chỉ những nước khác ở Mỹ Latin, mà cả Tây Ban Nha nữa. Vì vậy, chúng tôi không bao giờ cảm thấy mình đang sống trong cùng hoàn cảnh với những người anh em của chúng tôi ở Argentina, Brazil và Chile; thực ra, đúng là đau khổ đối với họ, vì chúng tôi được hưởng nhiều quyền tự do mà những người anh em ở phía nam của chúng tôi không được hưởng, và đúng là đôi khi ở Mexico cũng có những hạn chế, lừa phỉnh, những hình thức kiểm soát, nhưng hoàn toàn không thể so sánh với những bi kịch ở Nam Mỹ.
Vì vậy, nếu năm 1990 có người muốn so sánh chế độ dân chủ Mexico với chế độ dân chủ Brazil, họ sẽ nói về Brazil: “Các vị vẫn còn mang tã”, vì ở Mexico chúng tôi có sự chuyển giao chính phủ, các cuộc bầu cử… được tiến hành một cách trật tự, thường xuyên, và theo định kì; báo chí của chúng tôi rất tự do; nói cách khác, những thứ, mà thật đáng buồn là, mãi gần đây Nam Mỹ vẫn chưa có. Lúc đó, chúng tôi vẫn không biết những việc đang diễn ra ở Chile - bây giờ chúng tôi biết rằng đấy là trường hợp đặc biệt. Sau 20 năm, đã đạt được tình trạng dân chủ bình thường, nhưng sự thật là, chúng tôi nói: “Sẽ xảy ra chuyện gì nếu ông Pinochet quyết định rằng ngày kia ông không [ông sẽ không từ chức tổng thống]”, và ông ta có những cơ chế nếu ông tìm cách làm như vậy. Vì vậy, họ không phải là điểm tham chiếu.
Những cuộc chuyền hóa thời hiện đại
Trong những cuộc chuyển hóa đang diễn ra hiện nay, người ta thấy rằng công nghệ truyền thông, tầng lớp trung lưu đông hơn, và trình độ giáo dục cao hơn, tất cả đều có ảnh hưởng tới tiến trình dân chủ hóa. Ông nghĩ như thế nào về quá trình dân chủ hóa trong tương lai?
Nhiều nơi trên thế giới vẫn đang trong quá trình chuyển hóa và có những mối nghi ngờ cực kì lớn là liệu những quá trình này có hoàn thành, chí ít nhất là trong một thời gian hợp lí nào đó. Trong 10 năm qua, một phần, nhờ vào sự cải thiện trong lĩnh vực thương mại ở nhiều nước châu Phi và cũng do vai trò ngày càng gia tăng của Trung Quốc trong nền kinh tế thế giới, các nước châu Phi đang chứng kiến thành tích kinh tế được cải thiện và trong một số trường hợp, song hành với hệ thống chính trị tốt hơn. Tuy nhiên, có mối nghi ngờ lớn là liệu có thể để duy trì được xu hướng này trong những nước với khuôn khổ thiết chế vô cùng yếu. Nếu nói đến bài học từ Mỹ Latin cho các nước này thì đấy là phải bắt đầu bằng việc xây dựng khung thiết chế, đấy là ưu tiên cao nhất, vì không có một khuôn khổ thiết chế vững chắc, thì có nguy cơ là những chính sách không đúng hoặc chính sách đúng có thể bị lật ngược, là rất cao. Ở một mức độ nào đó, đây cũng là vấn đề ở Mỹ Latin. Chúng ta không thể phủ nhận rằng đã có những bước thụt lùi, rằng trong một số nước đã có sự tập trung quyền lực, loại bỏ một cách hiệu quả cơ chế kiểm soát và đối trọng, với những hạn chế có lẽ tinh vi, chứ không quá trắng trợn, đối với tự do ngôn luận. Cho nên còn quá sớm để tuyên bố chiến thắng.
Tôi nghĩ rằng chúng ta vẫn còn đang đi trên con đường đầy chông gai và chúng ta không được mất cảnh giác. Tuy nhiên, tôi tin rằng những điều đã đạt được, theo nghĩa sự thức tỉnh của công dân – rằng nhân dân không chỉ biết cách thực hiện các quyền của họ, mà còn biết cả cách hưởng thụ những quyền đó và nhân dân đã có tiến bộ trong việc học chơi trò chơi này, trong khi tôn trọng luật lệ - khó có thể quay trở lại với các những hình thức chính phủ độc đoán hơn hay ít dân chủ hơn, nhưng cám dỗ thì bao giờ cũng có.
Khủng hoảng dân chủ
Trong các chế độ dân chủ tiên tiến, cũng có những vấn đề rất nghiêm trọng. Trong lịch sử, lí tưởng dân chủ, tôi xin nói, chưa bao giờ mạnh như hiện nay. Nhưng nếu bạn hỏi tôi liệu mô hình để vươn tới lí tưởng dân chủ đã đủ mạnh chưa, thì tôi sẽ nói chưa; chưa được như thế, ngay cả ở các nước phát triển. Nhìn xung quanh, ngay cả trong chế độ dân chủ ở Mỹ, tôi thấy có những vấn đề nghiêm trọng; tôi thấy những khu vực ngoại vi, nơi các lí tưởng dân chủ có thể lép vế trước những quyền lợi cá nhân hay ngành nào đối với việc định hình quyền lực chính trị và phá hủy cơ chế ra quyết định. Đây là điều rất đáng lo ngại, và tôi nghĩ rằng cách chế độ dân chủ đang vận hành ở Mỹ hiện nay không tương ứng với lí tưởng dân chủ.
Tư tưởng là có chính quyền của nhân dân, và vì nhân dân. Hiện nay, ai là nhân dân? Đấy là những người có thể gây ảnh hưởng tới kết quả bầu cử bằng cách đóng góp tiền cho các quá trình chính trị ư? Ở Mỹ, đây là việc làm hợp pháp; ở các nước khác, là bất hợp pháp, nhưng ở nước nào thì người ta cũng đóng góp. Đối với tôi, không quan trọng là nó còn hợp pháp ở Mỹ trong bao lâu nữa, đơn giản là tôi cảm thấy rằng nó có hại cho sự lành mạnh của chế độ dân chủ Mỹ, cũng như tôi cảm thấy rằng đấy là hiện tượng tệ hại, như nó đang xảy ra, một cách bất hợp pháp, ở nhiều nước khác trên thế giới, trong đó có Mỹ Latin.
Giúp đỡ quốc tế
Ông có muốn nói thêm về mối quan hệ của ông với Tổng thống Bill Clinton khi ông ta ủng hộ về mặt tài chính để giúp Mexico vượt qua cuộc khủng hoảng giai đoạn 1994-1995?
Tôi được hưởng lợi khi có một người thông minh với tầm nhìn xa trông rộng như Tổng thống Clinton là đối tác của tôi ở Mỹ. Lần đầu tiên, khi tôi nói với ông ta rằng, chúng tôi gặp vấn đề nghiêm trọng, tôi tin rằng cuộc khủng hoảng này không giống như những cuộc khủng hoàng khác. Tôi nói với ông rằng đây không chỉ là vấn đề điều chỉnh tài chính hay tiền tệ; mà có yếu tố hoảng loạn, nhưng nó có thể là một cái gì đó lớn hơn hẳn, nó có thể là khủng hoảng mang tính hệ thống. Ông không có đủ thông tin và ông chưa đưa ra kết luận Ông nói sẽ thảo luận với cố vấn của ông, Bộ trưởng Tài chính Robert Rubin và thứ trưởng, Larry Summers, về vấn đề này. Hai hoặc ba ngày sau ông gọi lại và nói với tôi: “Họ nói rằng ông có thể đúng, và tôi nghĩ ông đúng. Lần này khác. Ông phải làm công việc của mình. Nhưng ông cũng cần sự hỗ trợ của cộng đồng quốc tế, bắt đầu với những đối tác chính của ông”. Trong hai ngày, theo nghĩa đen của từ này, ông Clinton đã hiểu chuyện đó và đã sẵn sàng giúp đỡ. Vì thế, có một người như ông làm đối tác là may mắn cực kì to lớn.
Các tác nhân quốc tế có thể góp phần xây dựng nền quản trị dân chủ hay không?
Rõ ràng là, những cú sốc trong lĩnh vực địa chính trị trên thế giới và các sự kiện quốc tế có ảnh hưởng đối với việc dân chủ có thăng tiến hay là không. Không thể phủ nhận rằng công nghệ thông tin có ảnh hưởng đến tốc độ tìm kiếm những sự kiện đang xảy ra trên thế giới; cần phải tính đến điều này và nó có ảnh hưởng đối với diễn biến của các sự kiện. Còn về việc các tổ chức hay thiết chế thúc đẩy dân chủ trên thế giới có thể có một số ảnh hưởng, tôi xin nói, có thể, nhưng nói thẳng là không lớn. Nếu các điều kiện, nguyện vọng, phong trào và ban lãnh đạo ủng hộ dân chủ chưa có, thì chẳng có gì từ bên ngoài có thể tạo ra được thay đổi. Còn nếu điều kiện bên trong có xu hướng kết hợp lại với nhau thì chắc chắn là cộng đồng quốc tế có thể có vai trò tích cực. Tuy nhiên, quan điểm của tôi là vai trò này bao giờ cũng là phụ và thứ yếu, có tính chất bổ sung. Ngoài ra, phải rất thận trọng, bởi vì đôi khi các nỗ lực can thiệp có thể đi ngược lại mục đích của sự nghiệp xây dựng chế độ dân chủ.
Không bao giờ được đánh giá thấp tinh thần dân tộc của bất cứ nước nào. Không phải là tôi quá tin vào chủ nghĩa dân tộc, nhưng nó là thực tế. Chủ nghĩa dân tộc đã được tạo ra trong một số trường hợp vì lí do chính trị hay văn hóa, trong một số trường hợp khác là giả tạo, nhưng là yếu tố thực tế. Tuy nhiên, ngoài ra còn có lịch sử của chủ nghĩa đế quốc, của chủ nghĩa can thiệp, tiêu chuẩn kép, của các chính phủ, một mặt, nói rằng họ đang can thiệp để ủng hộ dân chủ, nhưng đồng thời họ lại giúp đỡ các chế độ độc tài, vì vậy, phải rất thận trọng đối với vấn đề này. Đối với tôi, quan điểm chính là cái gì không được sinh ra từ bên trong thì sẽ không phát triển được. Vì vậy, tôi tin tưởng vào chủ nghĩa quốc tế và hợp tác. Tôi tin rằng phải giúp những nước đang tìm cách làm việc vì tương lai tươi sáng hơn, nhưng không được giúp đỡ trái với nguyện vọng của họ; nhân dân trong nước phải tìm con đường tiến tới dân chủ của riêng mình.
Những mốc chính
Tháng 2 năm 1917: Hiến pháp Mexico, được ban hành trong cuộc Cách mạng Mexico, tạo ra chế độ dân chủ và các quyền xã hội khá rộng lớn.
Tháng 3 năm 1929: Tổng thống mãn nhiệm Plutarco Elias Calles thành lập Partido Nacional Revolucionario (Đảng Cách mạng Quốc gia, hay PNR), một liên minh rộng rãi của các nhà cách mạng, giữ thế thượng phong trong tất cả các cuộc bầu cử ở tất cả các cấp chính quyền. Năm 1946, PNR được thay thế bằng Partido Revolucionario Institucional (Đảng Cách mạng Thể chế hay PRI).
Tháng 9 năm 1939: Những người bảo thủ, phản đối chính sách tả khuynh, bài Công giáo của PRI, thành lập Partido de Accion Nacional (Đảng Hành động Quốc gia hay PAN). Mặc dù, ban đầu PAN chỉ thắng được trong một vài cuộc bầu cử, nhưng nó đã trở thành đảng đối lập lớn nhất trong những thập kỉ sau đó.
Tháng 10 năm 1968: Sau hai tháng diễn ra các cuộc biểu tình của sinh viên đòi tự do ngôn luận và trách nhiệm giải trình của chính phủ, quân đội bắn vào đoàn biểu tình và giết chết một số người biểu tình ở Mexico City.
Tháng 7 năm 1976: Khi sự thù hận trong nội bộ PAN ngăn chặn, không cho đảng này đề cử ứng viên tổng thống, Jose Lopez Portillo của PRI được bầu làm tổng thống mà không gặp trở ngại nào.
Tháng 12 năm 1977: Đảng PRI tiến hành cải cách bầu cử, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho việc đăng kí của phe đối lập và áp dụng hệ thống đại diện theo tỉ lệ, mang lại nhiều thuận lợi hơn cho các đảng nhỏ.
Tháng 9 năm 1982: Lopez Portillo quốc hữu hóa các ngân hàng, tầng lớp trung lưu kiên quyết phản đối quyết định này.
Tháng 9 năm 1985: Một trận động đất lớn làm rung chuyển Mexico City. Nhiều người chỉ trích phản ứng của chính phủ của đảng PRI vì họ cho là chậm trễ; nhiều tổ chức dân sự mới xuất hiện, họ tiến hành công tác cứu trợ và dịch vụ xã hội.
Tháng 7 năm 1986: Các bằng chứng cho thấy PAN đã thắng trong cuộc bầu cử thống đốc bang Chihuahua, nhưng PRI đã xuyên tạc kết quả. PAN bắt đầu lên tiếng mạnh mẽ, đòi phải tiến hành các cuộc bầu cử một cách công bằng.
Tháng 3 năm 1987: Cuauhtemoc Cardenas, một chính gia tả khuynh thuộc đảng PRI và là con trai của cựu Tổng thống Lazaro Cardenas, kêu gọi dân chủ trong nội bộ đảng nhằm chống lại phái theo đường lối kinh tế tân-tự do trong PRI.
Tháng 10 năm 1987: Cardenas bị loại, Carlos Salinas de Gortari, một nhà kinh tế được đào tạo ở Harvard và là cựu bộ trưởng tài chính và kế hoạch hóa được đề cử làm ứng cử viên tổng thống. Cardenas tung ra chiến dịch tranh tổng thống bên ngoài đảng PRI và chỉ trích chế độ độc tài và chính sách kinh tế tân-tự do của PRI.
Tháng 7 năm 1988: Kết quả bầu cử ban đầu cho thấy PRI có thể bị thua và Cardenas có thể giành được ghế tổng thống, nhưng PRI duy trì kiểm soát sau vụ mất điện trên toàn quốc buộc phải đếm phiếu theo lối thủ công. Mặc dù gian lận là rõ ràng, số phiếu mà ứng viên tổng thống PRI chính thức nhận được đã giảm từ 74% xuống còn 51%; đảng này chỉ giành được 260 trong số 500 ghế ở Hạ viện.
Tháng 12 năm 1988: Salinas nhậm chức tổng thống. Sau khi nhậm chức, ông thúc đẩy những cuộc cải cách kinh tế tự do và các chương trình phúc lợi xã hội. Một số cải cách cần có sự ủng hộ của phe đối lập thì mới tu chính được hiến pháp. Salinas khởi động các cuộc cải cách chính trị hạn chế trong khi đàm phán với PAN: thành lập Ủy ban Bầu cử độc lập, quyền tiếp cận công bằng hơn với các phương tiện truyền thông đại chúng và công nhận Giáo Hội.
Tháng 5 năm 1989: Cardenas và các đồng minh của ông thành lập Partido de la Revolucion Democratica (Đảng Cách mạng Dân chủ, hoặc PRD) cánh tả. Họ bị chính phủ sách nhiễu liên tục trong nhiều năm sau đó.
Tháng 7 năm 1989: PAN giành thắng lợi trong cuộc bầu cử thống đốc bang Baja California Norte, lần đầu tiên đảng đối lập giành được chính quyền bang từ tay PRI.
Tháng 6 năm 1990: Bắt đầu những cuộc đàm phán về Hiệp định Tự do Thương mại khu vực Bắc Mỹ (NAFTA) mà Salinas cổ vũ. Một số nhà lãnh đạo Mỹ khẳng định rằng Hiệp định này phải yêu cầu cải thiện các quyền chính trị và quyền lao động ở Mexico.
Tháng 8 năm 1991: Salinas buộc một số đảng viên PRI giành chiến thắng trong các cuộc bầu cử thống đốc bang bị cáo buộc là gian lận phải từ chức. Salinas bổ nhiệm người kế bị bằng cách đàm phán với PAN. Người ta tiếp tục làm như thế trong suốt một thập kỉ, tạo điều kiện cho PAN kiểm soát một số bang, nhưng PRI không chịu đàm phán với PRD.
Tháng 1 năm 1994: NAFTA có hiệu lực. Quân đội Giải phóng Dân tộc hay phong trào du kích Zapatista của người bản địa (Ejercito Zapatista de Liberacion Nacional hay EZLN), thường gọi là phong trào Zapatista xuất hiện. Salinas hứa tiến hành cải cách việc tài trợ cho chiến dịch tranh cử và hệ thống bầu cử để đổi lấy việc phe đối lập lên án EZLN.
Tháng 3 năm 1994: Ứng cử viên tổng thống Luis Donaldo Colosio của PRI bị ám sát trong khi đang tiến hành chiến dịch vận động tranh cử. Rất ít nhà lãnh đạo khác của PRI có đủ điều kiện tranh cử; Salinas đưa bộ trưởng ngân sách và kế hoạch hóa và giáo dục, Ernesto Zedillo (đang là người quản lí chiến dịch tranh cử của Colosio) lên làm ứng cử viên mới.
Tháng 8 năm 1994: Zedillo được bầu với 49% số phiếu, trong cuộc bầu cử với tỉ lệ cử tri đi bầu cao chưa từng có. PAN giành được 26% phiếu bầu, còn đảng PRD của Cardenas giành được 17%. Các cuộc bầu cử nói chung được coi là sạch sẽ, mặc dù PRI được nhiều nguồn lực của nhà nước hỗ trợ.
Tháng 9 năm 1994: Tổng thư kí PRI, Jose Francisco Ruiz Massieu, bị ám sát. Cuộc điều tra sau đó cho thấy vụ ám sát là do Raul, em trai của Carlos Salinas, chủ mưu; bản án dành cho Raul đã phá vỡ tiền lệ là các nhân vật quan trọng của PRI bao giờ cũng được miễn tố.
Tháng 12 năm 1994: Khi nhậm chức, Zedillo hứa hẹn sẽ tiến hành cải cách hệ thống bầu cử, sẽ tu chính hiến pháp nhằm tăng cường sự độc lập của ngành tư pháp và bổ nhiệm Fernando Antonio Lozano Gracia của đảng PAN làm Bộ trưởng Tư pháp. Ba tuần sau, giá trị của đồng Peso tuột dốc không phanh, dự trữ ngoại tệ giảm, và chính phủ buộc phải cắt giảm mạnh ngân sách.
Tháng 2 năm 1995: Chính quyền Clinton thu xếp được khoản cho vay là 50 tỉ USD nhằm ổn định nền kinh tế Mexico.
Tháng 3 năm 1995: Quốc hội thành lập ủy ban đa đảng, trong đó có PAN và PRD vốn bị đưa ra rìa, để thương lượng với EZLN.
Tháng 11 năm 1996: Đàm phán về những cuộc cải cách được hứa hẹn trong cuộc bầu cử năm 1994. PRI đơn phương đưa ra nhiều đề xuất cải cách: các đạo luật về phương tiện truyền thông công bằng hơn và luật về tài chính cho các chiến dịch tranh cử, một ủy ban bầu cử độc lập hơn, và bầu cử trực tiếp thị trưởng Mexico City.
Tháng 7 năm 1997: Trong cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ nói chung là công bằng, PRD và PAN kết hợp với nhau và giành được đa số trong quốc hội, cũng có nghĩa là họ giành được quyền kiểm soát chính sách và chi tiêu. Zedillo mở rộng hợp tác với cả hai đảng. Cuauhtemoc Cardenas được bầu làm thị trưởng Mexico City.
Tháng 8 năm 1997: Chính quyền Zedillo tung ra chương trình xóa đói giảm nghèo lớn, có tên là Chương trình giáo dục, Y tế, và Dinh dưỡng (PROGRESA). Chương trình này được quản lí một cách độc lập, lựa chọn người nhận tài trợ một cách minh bạch và thường xuyên được đem ra đánh giá, khó có thể lèo lái vì mục đích chính trị.
Tháng 7 năm 1998: PRI giành lại chức thống đốc bang Chihuahua từ tay PAN sau khi chọn ứng cử viên thông qua cuộc bầu cử sơ bộ lần đầu tiên được tổ chức ở nước này, giúp cho những người có tư tưởng cải cách trong PRI thuyết phục đảng này tổ chức bầu cử sơ bộ tổng thống vào năm sau.
Tháng 7 năm 2000: ứng cử viên tổng thống của PAN và là thống đốc bang Guanajuato, Vicente Fox đánh bại Cardenas và Francisco Labastida của PRI để trở thành Tổng thống đầu tiên không phải là đảng viên PRI và tổ chức tiền bối của đảng này trong suốt hơn 70 năm qua. Andres Manuel Lopez Obrador, đảng viên ORD được bầu làm thị trưởng Mexico City.
Tháng 8 năm 2000: Tòa án tối cao ban hành giới hạn mang tính bước ngoặt đối với quyền lực của nhánh hành pháp.
Tháng 7 năm 2006: Felipe Calderon đảng viên của PAN thắng sít sao Lopez Obrador trong cuộc bầu tổng thống; PRI đứng thứ ba. Lopez Obrador không chấp nhận kết quả, vì cho là gian lận.
Tháng 7 năm 2012: Enrique Pena Nieto đảng viên PRI được bầu làm tổng thống, đánh bại Lopez Obrador. PAN đứng thứ ba.
Đọc thêm
Aguayo Quezada, Sergio. “Electoral Observation and Democracy in Mexico.” In Electoral Observation and Democratic Transition in Latin America, edited by Kevin J. Middlebrook. Boulder, Colo.: Lynne Rienner, 1998.
Aristegui, Carmen, and Ricardo Trabulsi, eds. Transicion: Conversaciones y Retratos de lo Que se Hizo y se Dejo de Hacer por la Democracia en Mexico [Transition: Conversations and portraits of what was done and what was not done for Mexican democracy]. Mexico City: Random House Mondadori, 2010.
Becerra, Ricardo, Pedro Salazar, and Jose Woldenberg, eds. La Mecanica del Cambio Politico en Mexico: Elecciones, Partidos y Reformas [The mechanics of political change in Mexico: Elections, parties and reforms]. Mexico City: Editorial Aguilar, 2000.
Bruhn, Kathleen, Daniel C. Levy, and Emilio Zebadua. Mexico: The Struggle for Democratic Development. Berkeley: University of California Press, 2006.
Centeno, Miguel Angel. Democracy within Reason: Technocratic Revolution in Mexico. University Park: Pennsylvania State University Press, 1994.
Eisenstadt, Todd A. Courting Democracy in Mexico: Party Strategies and Electoral Institutions. New York: Cambridge University Press, 2004.
Fox, Jonathan. “The Difficult Transition from Clientelism to Citizenship: Lessons from Mexico.” World Politics 46, no. 2 (1994): 151–84.
Greene, Kenneth F. Why Dominant Parties Lose: Mexico’s Democratization in Comparative Perspective. New York: Cambridge University Press, 2007.
Loaeza, Soledad. El Partido Accion Nacional: La Larga Marcha, 1939–1994: Oposicion Leal y Partido de Protesta [The National Action Party: The long march, 1939-1994. Loyal opposition and party of protest]. Mexico City: Fondo de Cultura Economica, 1999.
Lujambio, Alonso. El Poder Compartido: Un Ensayo Sobre la Democratizacion Mexicana [Power shared: An essay on Mexican democratization]. Mexico City: Oceano, 2000.
Magaloni, Beatriz. Voting for Autocracy: Hegemonic Party Survival and Its Demise in Mexico.
Stanford, Calif.: Stanford University Press, 2008.
Mazza, Jacqueline. Don’t Disturb the Neighbors: The United States and Democracy in Mexico, 1980–1995. New York: Routledge, 2002.
Middlebrook, Kevin J., ed. Dilemmas of Political Change in Mexico. Washington, D.C.: Brookings Institution Press, 2004. See especially Ai Camp on the military and Lawson on the media.
Preston, Julia, and Samuel Dillon. Opening Mexico: The Making of a Democracy. New York: Farrar, Straus and Giroux, 2004.
Rios-Figueroa, Julio. “Fragmentation of Power and the Emergence of an Effective Judiciary in Mexico, 1994–2002.” Latin American Politics and Society 49, no. 1 (2007): 31–57.
Selee, Andrew, and Jacqueline Peschard, eds. Mexico’s Democratic Challenges: Politics, Government, and Society. Washington, D.C.: Woodrow Wilson International Center for Scholars; Stanford, Calif.: Stanford University Press, 2010.
Shirk, David A. Mexico’s New Politics: The PAN and Democratic Change. Boulder, Colo.: Lynne Rienner, 2005.
Trejo, Guillermo. Popular Movements in Autocracies: Religion, Repression, and Indigenous Collective Action in Mexico. New York: Cambridge University Press, 2012.
Tôi cảm thấy, do tình hình bi đát mà đất nước đang trải qua lúc đó, rằng đấy là hai việc quan trọng, cả về chiến lược lẫn chiến thuật, cần phải làm. Tôi nói thế vì cùng với thời gian, một số người cực kì thiển cận đã chỉ trích. Hệ thống tư pháp độc lập và Bộ trưởng tư pháp độc lập, và đấy là điều tôi rất tự hào vì tôi nghĩ rằng về mặt chiến thuật đấy là việc cần làm. Nhưng tôi cũng tin rằng quyền lực của tổng thống phải bị giới hạn, rằng tổng thống không được nắm quyền lực của đế chế lâu hơn nữa, rằng quyền lực tổng thống phải bị giới hạn theo những điều khoản được ghi trong hiến pháp. Trong trường hợp Bộ trưởng tư pháp, tôi đã đi một bước xa hơn hiến pháp, đấy là khi tôi hành động, theo quan điểm của tôi, là Bộ trưởng tư pháp phải được hưởng quyền tự do tất yếu để có thể thực hiện các chức năng của mình.
Một số người khẳng định rằng năm 1994, khi một đảng viên PAN điều tra vụ ám sát Luis Donaldo Colosio [ứng cử viên tổng thống PRI] thì người đó có quyền tự chủ cao hơn. Đấy có phải ý kiến của ông?
Vâng, tôi muốn có một Bộ trưởng tư pháp độc lập. Tôi không muốn có bất kỳ sự thiên vị nào; tôi không cử một người hoạt động vô tổ chức. Tôi bổ nhiệm luật sư, có tiếng là nghiêm túc; nhiều người cũng giới thiệu ông. Một lần nữa, đây là vấn đề tín nhiệm: Làm sao chúng ta có thể tái lập sự tín nhiệm vào tổ chức? Việc thực thi pháp luật và hệ thống tư pháp đã hoàn toàn mất tín nhiệm, vì vậy, tôi muốn tìm xem làm cách nào mình có thể một bước về phía trước để bắt đầu xây dựng lại lòng tin vào việc thực thi pháp luật và cho mọi người thấy hệ thống tư pháp đang hoạt động.
Có nhiều cách giải thích quyết định của ông trong việc thông báo kết quả cuộc bầu cử năm 2000, quyết định này vẫn chưa được công bố - theo tôi hiểu - bởi IFE (Viện Bầu cử Liên Bang) cho nhân dân Mexico.
Không, kết quả đã được IFE công bố trước tiên. Người đầu tiên công bố là chủ tịch IFE. Đối với tôi, đây là việc rất rõ ràng, bởi vì đó là quyết định mang tính thiết chế. Chủ tịch IFE - trong đời tôi mới nói chuyện với ông có ba lần - không làm ở IFE vì là bạn của tôi, mà vì ông là người có uy tín đến mức không ai dám nghi ngờ. Và một trong số vài lần chúng tôi nói chuyện với nhau chính là đêm hôm đó. Ông nói với tôi: “Thưa Tổng thống, việc kiểm phiếu [tức chương trình kiểm phiếu nhanh của IFE] cho thấy ứng cử viên của PAN, [Vicente] Fox, đã thắng và IFE cho rằng có một cơ sở vững chắc để công bố kết quả bầu cử”.
Tôi nói với ông: “IFE phải làm những việc phải làm theo luật, vì vậy tôi hoàn toàn tôn trọng quyết định công bố của ông”. Vài phút sau thông báo của IFE, tôi nói với ông như thế, tôi sẽ tuyên bố ủng hộ việc công bố của IFE vì tôi tin tưởng vào thiết chế mà ông là người đại diện, và cuộc thăm dò dư luận những người vừa bỏ phiếu xong mà người ta cho tôi xem cũng cho thấy như thế.
Và đấy là việc tôi đã làm. Jose Woldenberg [Chủ tịch IFE, 1996-2003] nói, và vài phút sau thì tôi xuất hiện để nói những điều tôi phải nói. Nghĩa là, tôi đã không cầm đèn chạy trước ô tô vì như thế sẽ là sai lầm. Nó sẽ phủ nhận toàn bộ ý nghĩa của cải cách, với yêu cầu tôn trọng sự độc lập của IFE trong việc nói những điều nó phải nói. Tôi chúc mừng tổng thống mới đắc cử; đó là lí do vì sao mọi người nhớ đến nó nhiều hơn. Nhưng chủ tịch IFE đã thông báo trước tôi.
Nhưng việc ông làm đã bị hiểu lầm, không phải thế ư?
Vâng, vì một số người đã biến thông báo đó thành cả một huyền thoại. Và họ quên rằng, một lần nữa, bạn không cần phải là thiên tài. Những việc đã làm là rõ ràng; đó là những gì có ý nghĩa. Nếu chúng ta có cơ quan bầu cử có thể công bố kết quả cuộc bầu cử tổng thống với mức độ khả tín cực kì cao, với sự tự tin cực kì lớn, tại sao tổng thống lại không được xuất hiện để chúc mừng vị tổng thống tiếp theo của chúng tôi?
Ông không sợ rằng PRI sẽ gặp khó khăn trong việc chấp nhận kết quả? PRI có muốn trì hoãn thông báo hay không?
Vâng, tôi tin rằng tất cả các đảng muốn đảm bảo họ không thua, và đương nhiên là họ muốn nói - do áp lực của thời điểm đó – rằng, có lẽ là kết quả sẽ khác khi quá trình kiểm phiếu còn tiếp tục. Tuy nhiên, những người nhìn vào các sự kiện với cái đầu lạnh, biết phương pháp luận của thống kê và họ biết không thể nào thay đổi được; thay đổi hẳn kết quả là điều không thể nào tin được.
Vì vậy, không đúng khi nói rằng trong PRI có những người phản đối, không muốn tôi thông báo, và đấy là sự kiện thực tế; ứng cử viên của PRI cư xử rất tốt trong đêm đó. Tôi hiểu rằng một số người có thể muốn đợi cho đến khi có thêm dữ liệu, thêm nhiều kết quả hơn, đợi thêm chút thời gian nữa, nhưng lúc đó cũng đã rất rõ ràng rồi.
Có nhiều huyền thoại về đêm đó và trong một số huyền thoại, tôi được ca ngợi nhiều hơn hay bị chỉ trích nhiều hơn là mình đáng được hưởng; dường như tôi chẳng có hành động kỳ diệu nào.
Chúng tôi đã làm việc với tất cả các đảng chính trị trong suốt sáu năm, do đó, cho dù PRI, PRD, hay PAN chiến thắng thì mọi thứ vẫn sẽ tốt; đó là sự bình thường của dân chủ. Sự bình thường của dân chủ là cuộc bầu cử diễn ra mà hôm sau không có đánh nhau trên đường phố vì kết quả. Và đã xảy ra chuyện gì? Chúng tôi đã đạt được tình trạng bình thường. Tôi đã sử dụng thuật ngữ “tình trạng bình thường của dân chủ” ngày 01 tháng 12 năm 1994, và trong các cuộc bầu cử gần sáu năm sau đó, chúng tôi có kết quả như thế nào? Tình trạng bình thường của dân chủ. Không chỉ cho tôi, mà cho tất cả mọi người.
Chính sách xã hội
PROGRESA (Chương trình Giáo dục, Y tế và Dinh dưỡng) là chương trình xã hội đầy sáng tạo, chương trình đầu tiên thuộc loại này ở châu Mỹ Latin, nhằm giảm bớt các tác động xã hội của những điều chỉnh kinh tế vĩ mô và xóa đói giảm nghèo. Ông có thể giải thích mục đích và kết quả của nó?
PROGRESA có một lịch sử rất thú vị. Khi tôi vận động bầu cử, tôi nói rằng chúng ta cần bắt đầu suy nghĩ về toàn bộ vấn đề nghèo đói và giáo dục một cách nghiêm túc hơn, mang tính khoa học hơn. Cái khó là làm sao để các nhóm dân cư trong nước có trường học, có giáo viên, đôi khi có sách giáo khoa, có những khoản hỗ trợ đặc biệt cho các thày cô giáo và có đủ tất cả những thứ đó cho trẻ em để chúng học hết tiểu học và trung học. Tuy nhiên, đã không có chuyện như thế.
Tôi hỏi: “Ai đã nghĩ về việc nghiên cứu mối quan hệ giữa giáo dục và nghèo đói?”. Người ta bảo tôi Santiago Levy, và tôi gọi điện cho một người bạn rất thông minh của mình, tiến sĩ về nhân khẩu học, José Gómez de León, và tôi đề nghị từng người bắt đầu làm việc với một số ý tưởng. Đã tiến hành một số thí điểm. Chúng tôi đã chi tương đương với 10 triệu USD cho nghiên cứu và thí nghiệm, để có thể đưa ra những đặc điểm cơ bản của chương trình.
Cái lợi của việc đưa José Gómez de León vào nhóm nghiên cứu là ông thiết kế cách ứng dụng chương trình tiên phong trong lĩnh vực khoa học xã hội. Có nhóm người giữ làm tiêu chuẩn so sánh và nhóm thí nghiệm để sau một thời gian có thể kiểm tra xem việc can thiệp có tạo ra tác động đáng mong muốn hay không.
Các ứng cử viên của các đảng, trừ PRI, đều chỉ trích PROGRESA và nói rằng họ hủy bỏ nó nếu họ nắm được chính phủ, rằng đó là chương trình với mục đích chính trị. Nhưng ngay trước khi nhiệm kì của tôi kết thúc, chúng tôi mời các nhà khoa học xã hội nổi tiếng đánh giá PROGRESA. Họ kết luận rằng chương trình này mang lại kết quả: Cải thiện sức khỏe của trẻ em, giảm tỉ lệ học sinh bỏ học, và những điều kiện ưu đãi mà chúng tôi dành cho các trẻ em gái đang có tác dụng tích cực. Trên cơ sở phân tích này, chương trình được chính phủ sau tiếp tục thực hiện.
Lãnh đạo
Trước cuộc bầu cử năm 1994, người ta chưa hẳn đã nghĩ ông là nhà lãnh đạo chính trị mà là một nhà kĩ trị tài ba. Nếu nghĩ rằng lãnh đạo chính trị là có thể hiểu các lực lượng và xu hướng ngầm và cách chúng thể hiện ra, với một tầm nhìn về biện pháp cải thiện các điều kiện, có ý chí và khả năng tạo điều kiện cho những thay đổi tích cực, ông rõ ràng là người có vai trò quan trọng trong lãnh đạo chính trị. Điều gì đã tạo cho ông khả năng lãnh đạo chính trị như thế?
Trước hết, tôi không chắc rằng tôi đã là một nhà lãnh đạo chính trị quan trọng. Tôi chỉ là Tổng thống Mexico mà thôi, còn trước đó tôi đã nhận những trách nhiệm quan trọng khác ở trong chính phủ nước tôi. Nhưng, trước hết, để tôi nói vài điều về sự khác biệt này, đấy là sự khác biệt hơi giả tạo, giữa các chính trị gia và các nhà kĩ trị. Khi người ta nói về các chính trị gia, tôi thực sự không biết người ta nói về những đặc điểm gì. Nếu người ta nói với tôi rằng chính trị gia là ám chỉ những người rất thích quyền lực và thể hiện quyền lực thì bạn có thể đưa tôi ra khỏi khỏi danh sách này, vì tôi không bao giờ có bất cứ ham thích hay nhu cầu quyền lực hay uy quyền nào. Nếu dùng từ chính trị gia là bạn muốn ám chỉ người bị hấp dẫn bởi khía cạnh bên ngoài của việc có quyền lực chính trị, có bộ máy, có cơ quan, có những người bên cạnh bạn, những người lúc nào cũng đồng ý với bạn, thì tôi không phải là chính trị gia.
Còn nếu bạn nói về người luôn luôn tương tác với nhiều người trong xã hội - vâng, tôi là người bẩm sinh nhút nhát, vì vậy đấy là việc rất khó khăn đối với tôi, nhưng tôi làm việc đó, và thực sự, hiện tôi kiếm sống từ việc đó, từ việc nói chuyện với mọi người.
Bây giờ, nếu bạn nói với tôi rằng chính trị gia là người có thiên hướng phục vụ xã hội, thì tôi là người như thế. Nếu một chính trị gia là người nghĩ nhiều hơn về quyền lợi chung, thì tôi là chính trị gia; nếu đó là người thích cạnh tranh trong lĩnh vực chính trị, vâng, tôi thích cạnh tranh.
Tôi cảm thấy rằng sự phân biệt giữa chính trị gia và nhà kĩ trị là sự phân biệt giả tạo, hơn nữa, nó không đứng vững được trước sự xem xét của lịch sử. Một số chính trị gia vĩ đại có thể đã có thành tích chẳng ra gì, còn một số người khác dường như không có đặc tính của các chính trị gia nhưng hóa ra là những nhà lãnh đạo chính trị vĩ đại. Tôi nghĩ đó là Carlos Solchaga, bộ trưởng tài chính dưới thời Felipe Gonzalez [đứng đầu chính phủ Tây Ban Nha, giai đoạn 1982-1996], ông này đã đưa ra định nghĩa về nhà kĩ trị - một chính trị gia biết một cái gì đó, một người có đi học.
Có lẽ lúc đó tôi là một trong những nhà kĩ trị đó. Bây giờ, tôi đã không còn là kĩ trị gia cũng chẳng phải là chính trị gia trong suốt 12 năm qua. Tôi đã là một nhà kĩ trị và nó không làm tôi khó chịu, cũng như tôi không cảm thấy khó chịu khi có người nói rằng tất cả các chính trị gia đều là người xấu, và có người nói với tôi: “Vấn đề là, ông là một chính trị gia”. Và tôi nói với họ, vâng, vì chính trị là một trong những phát minh vĩ đại của loài người. Có hai cái giúp chúng ta không còn là người man rợ: thứ nhất là chính trị và, thứ hai, ngoại giao bắt nguồn từ chính trị. Nếu không có chính trị hay ngoại giao, chúng ta có lẽ vẫn đang sống trong các hang động, và giết hại lẫn nhau.
Nhà kĩ trị là người hiểu được bản chất của vấn đề và những việc cần phải làm, nhưng không nhất thiết phải có các kĩ năng hay các vai trò xã hội là đưa các lực lượng khác nhau lại với nhau để ủng hộ một tầm nhìn chung. Đấy chính là cái mà nhà lãnh đạo chính trị làm. Đấy là những phẩm chất khác nhau. Giỏi ở một trong hai lĩnh vực đã khó, nhưng là nhà lãnh đạo chính trị giỏi còn đặc biệt khó hơn. Ông có thể nói với thanh niên, những người mong muốn đóng góp cho chuyển hóa dân chủ, về phẩm chất, năng lực, hay thái độ, tức là những thứ cần và là những thứ mà người ta phải rèn luyện nếu muốn trở nhà lãnh đạo chính trị?
Hầu như học kì nào tôi cũng đứng lớp, một hoặc hai lớp, đôi khi ba, các thanh niên đến gặp tôi và nói với tôi rằng khi ra trường họ muốn cống hiến cho chính trị, và họ hỏi tôi nghĩ sao. tôi nói với họ rằng, trước hết, họ đang đi theo hướng tốt, bởi vì họ đang nhận được một nền giáo dục tốt. Nhưng phải nhớ rằng đấy là điều cần nhưng chưa đủ.
Thứ hai, cùng với học vấn, bạn cần xác tín rằng bạn muốn phục vụ nhân dân, mà không mong nhận lại bất cứ thứ gì, vì đó là chính trị. Nếu bạn là một chính trị gia trung thực, bạn có thể nhận được hay không nhận được đồng lương mà bạn đáng lẽ phải có, nhưng bạn phải có xác tín rằng sẽ phục vụ tận tâm và phục vụ sự thật. Vì, ví dụ, ngân hàng phục vụ nhưng phải trả phí và phí khá cao. Người làm trong chính quyền phải mong muốn phục vụ chỉ để phục vụ, để làm việc thiện cho tập thể. Nếu tham vọng của bạn là được nổi danh, được công nhận, thì nên tham gia vào lĩnh vực hoạt động khác. Thiên chức phục vụ xã hội là cơ bản.
Và thứ ba, khi sống trong chế độ dân chủ ở đất nước này và nhiều nước khác, người ta phải hiểu rằng chính trị giống như bánh xe số phận: có lúc bạn lên, có lúc bạn xuống; lúc lên thì bạn nằm trong chính quyền, còn lúc xuống thì bạn thuộc phe đối lập. Vì vậy, bạn cần phải phân tích dù bạn muốn xuống hay lên, và không phải ai cũng phân tích như thế. Có những người thích sự chắc chắn, ổn định, dự báo được và được tưởng thưởng ngay lập tức; và trong chính trị, trong đời sống công cộng, không phải lúc nào bạn cũng tìm được những thứ đó.
Tuy nhiên, chuẩn bị là rất quan trọng; ngày nay có những thiên tài, những người có thể hoạt động hữu hiệu trong lĩnh vực chính trị, và trong chính phủ họ có năng khiếu hay khôn ngoan để hoạt động hữu hiệu, và có kinh nghiệm giúp chúng tôi làm tốt. Nhưng rủi ro sẽ rất, lớn nếu đưa những người không có nền tảng trí tuệ tốt vào những vị trí có trách nhiệm. Đấy sẽ là nguy cơ rất lớn, cho người đó và cho nhân dân, và vì vậy, chúng tôi đã gặp những trường hợp đáng buồn và thảm cảnh.
Bối cảnh quốc tế
Ở Mỹ Latin, lúc đó có nhiều cuộc chuyển tiếp đang kết thúc. Đấy có phải là những kinh nghiệm được Mexico nghiên cứu không?
Không, về khía cạnh này tôi nghĩ rằng, một lần nữa, Mexico là trường hợp đặc biệt. Đúng là, dựa vào hoàn cảnh của những năm cuối thập niên 1980 và đầu những năm 1990, người ta có thể nói rằng chế độ dân chủ ở Mexico tiến bộ hơn so với chế độ dân chủ Brazil, dân chủ Argentina. Sự thật là chúng tôi không bao giờ so sánh với Brazil hay Argentina, vì, về mặt hình thức, chúng tôi chưa bao giờ mất chế độ dân chủ, các cuộc bầu cử và chuyển giao quyền lực diễn ra theo chu kì. Ngoài ra, đây là điều cực kì quan trọng trong lương tâm Mexico: mỗi lần một nước Mỹ Latin nào đó phải chịu đựng chế độ độc tài quân sự, thì Mexico là nơi người dân có thể tìm được đất sống và tự thể hiện. Không chỉ những nước khác ở Mỹ Latin, mà cả Tây Ban Nha nữa. Vì vậy, chúng tôi không bao giờ cảm thấy mình đang sống trong cùng hoàn cảnh với những người anh em của chúng tôi ở Argentina, Brazil và Chile; thực ra, đúng là đau khổ đối với họ, vì chúng tôi được hưởng nhiều quyền tự do mà những người anh em ở phía nam của chúng tôi không được hưởng, và đúng là đôi khi ở Mexico cũng có những hạn chế, lừa phỉnh, những hình thức kiểm soát, nhưng hoàn toàn không thể so sánh với những bi kịch ở Nam Mỹ.
Vì vậy, nếu năm 1990 có người muốn so sánh chế độ dân chủ Mexico với chế độ dân chủ Brazil, họ sẽ nói về Brazil: “Các vị vẫn còn mang tã”, vì ở Mexico chúng tôi có sự chuyển giao chính phủ, các cuộc bầu cử… được tiến hành một cách trật tự, thường xuyên, và theo định kì; báo chí của chúng tôi rất tự do; nói cách khác, những thứ, mà thật đáng buồn là, mãi gần đây Nam Mỹ vẫn chưa có. Lúc đó, chúng tôi vẫn không biết những việc đang diễn ra ở Chile - bây giờ chúng tôi biết rằng đấy là trường hợp đặc biệt. Sau 20 năm, đã đạt được tình trạng dân chủ bình thường, nhưng sự thật là, chúng tôi nói: “Sẽ xảy ra chuyện gì nếu ông Pinochet quyết định rằng ngày kia ông không [ông sẽ không từ chức tổng thống]”, và ông ta có những cơ chế nếu ông tìm cách làm như vậy. Vì vậy, họ không phải là điểm tham chiếu.
Những cuộc chuyền hóa thời hiện đại
Trong những cuộc chuyển hóa đang diễn ra hiện nay, người ta thấy rằng công nghệ truyền thông, tầng lớp trung lưu đông hơn, và trình độ giáo dục cao hơn, tất cả đều có ảnh hưởng tới tiến trình dân chủ hóa. Ông nghĩ như thế nào về quá trình dân chủ hóa trong tương lai?
Nhiều nơi trên thế giới vẫn đang trong quá trình chuyển hóa và có những mối nghi ngờ cực kì lớn là liệu những quá trình này có hoàn thành, chí ít nhất là trong một thời gian hợp lí nào đó. Trong 10 năm qua, một phần, nhờ vào sự cải thiện trong lĩnh vực thương mại ở nhiều nước châu Phi và cũng do vai trò ngày càng gia tăng của Trung Quốc trong nền kinh tế thế giới, các nước châu Phi đang chứng kiến thành tích kinh tế được cải thiện và trong một số trường hợp, song hành với hệ thống chính trị tốt hơn. Tuy nhiên, có mối nghi ngờ lớn là liệu có thể để duy trì được xu hướng này trong những nước với khuôn khổ thiết chế vô cùng yếu. Nếu nói đến bài học từ Mỹ Latin cho các nước này thì đấy là phải bắt đầu bằng việc xây dựng khung thiết chế, đấy là ưu tiên cao nhất, vì không có một khuôn khổ thiết chế vững chắc, thì có nguy cơ là những chính sách không đúng hoặc chính sách đúng có thể bị lật ngược, là rất cao. Ở một mức độ nào đó, đây cũng là vấn đề ở Mỹ Latin. Chúng ta không thể phủ nhận rằng đã có những bước thụt lùi, rằng trong một số nước đã có sự tập trung quyền lực, loại bỏ một cách hiệu quả cơ chế kiểm soát và đối trọng, với những hạn chế có lẽ tinh vi, chứ không quá trắng trợn, đối với tự do ngôn luận. Cho nên còn quá sớm để tuyên bố chiến thắng.
Tôi nghĩ rằng chúng ta vẫn còn đang đi trên con đường đầy chông gai và chúng ta không được mất cảnh giác. Tuy nhiên, tôi tin rằng những điều đã đạt được, theo nghĩa sự thức tỉnh của công dân – rằng nhân dân không chỉ biết cách thực hiện các quyền của họ, mà còn biết cả cách hưởng thụ những quyền đó và nhân dân đã có tiến bộ trong việc học chơi trò chơi này, trong khi tôn trọng luật lệ - khó có thể quay trở lại với các những hình thức chính phủ độc đoán hơn hay ít dân chủ hơn, nhưng cám dỗ thì bao giờ cũng có.
Khủng hoảng dân chủ
Trong các chế độ dân chủ tiên tiến, cũng có những vấn đề rất nghiêm trọng. Trong lịch sử, lí tưởng dân chủ, tôi xin nói, chưa bao giờ mạnh như hiện nay. Nhưng nếu bạn hỏi tôi liệu mô hình để vươn tới lí tưởng dân chủ đã đủ mạnh chưa, thì tôi sẽ nói chưa; chưa được như thế, ngay cả ở các nước phát triển. Nhìn xung quanh, ngay cả trong chế độ dân chủ ở Mỹ, tôi thấy có những vấn đề nghiêm trọng; tôi thấy những khu vực ngoại vi, nơi các lí tưởng dân chủ có thể lép vế trước những quyền lợi cá nhân hay ngành nào đối với việc định hình quyền lực chính trị và phá hủy cơ chế ra quyết định. Đây là điều rất đáng lo ngại, và tôi nghĩ rằng cách chế độ dân chủ đang vận hành ở Mỹ hiện nay không tương ứng với lí tưởng dân chủ.
Tư tưởng là có chính quyền của nhân dân, và vì nhân dân. Hiện nay, ai là nhân dân? Đấy là những người có thể gây ảnh hưởng tới kết quả bầu cử bằng cách đóng góp tiền cho các quá trình chính trị ư? Ở Mỹ, đây là việc làm hợp pháp; ở các nước khác, là bất hợp pháp, nhưng ở nước nào thì người ta cũng đóng góp. Đối với tôi, không quan trọng là nó còn hợp pháp ở Mỹ trong bao lâu nữa, đơn giản là tôi cảm thấy rằng nó có hại cho sự lành mạnh của chế độ dân chủ Mỹ, cũng như tôi cảm thấy rằng đấy là hiện tượng tệ hại, như nó đang xảy ra, một cách bất hợp pháp, ở nhiều nước khác trên thế giới, trong đó có Mỹ Latin.
Giúp đỡ quốc tế
Ông có muốn nói thêm về mối quan hệ của ông với Tổng thống Bill Clinton khi ông ta ủng hộ về mặt tài chính để giúp Mexico vượt qua cuộc khủng hoảng giai đoạn 1994-1995?
Tôi được hưởng lợi khi có một người thông minh với tầm nhìn xa trông rộng như Tổng thống Clinton là đối tác của tôi ở Mỹ. Lần đầu tiên, khi tôi nói với ông ta rằng, chúng tôi gặp vấn đề nghiêm trọng, tôi tin rằng cuộc khủng hoảng này không giống như những cuộc khủng hoàng khác. Tôi nói với ông rằng đây không chỉ là vấn đề điều chỉnh tài chính hay tiền tệ; mà có yếu tố hoảng loạn, nhưng nó có thể là một cái gì đó lớn hơn hẳn, nó có thể là khủng hoảng mang tính hệ thống. Ông không có đủ thông tin và ông chưa đưa ra kết luận Ông nói sẽ thảo luận với cố vấn của ông, Bộ trưởng Tài chính Robert Rubin và thứ trưởng, Larry Summers, về vấn đề này. Hai hoặc ba ngày sau ông gọi lại và nói với tôi: “Họ nói rằng ông có thể đúng, và tôi nghĩ ông đúng. Lần này khác. Ông phải làm công việc của mình. Nhưng ông cũng cần sự hỗ trợ của cộng đồng quốc tế, bắt đầu với những đối tác chính của ông”. Trong hai ngày, theo nghĩa đen của từ này, ông Clinton đã hiểu chuyện đó và đã sẵn sàng giúp đỡ. Vì thế, có một người như ông làm đối tác là may mắn cực kì to lớn.
Các tác nhân quốc tế có thể góp phần xây dựng nền quản trị dân chủ hay không?
Rõ ràng là, những cú sốc trong lĩnh vực địa chính trị trên thế giới và các sự kiện quốc tế có ảnh hưởng đối với việc dân chủ có thăng tiến hay là không. Không thể phủ nhận rằng công nghệ thông tin có ảnh hưởng đến tốc độ tìm kiếm những sự kiện đang xảy ra trên thế giới; cần phải tính đến điều này và nó có ảnh hưởng đối với diễn biến của các sự kiện. Còn về việc các tổ chức hay thiết chế thúc đẩy dân chủ trên thế giới có thể có một số ảnh hưởng, tôi xin nói, có thể, nhưng nói thẳng là không lớn. Nếu các điều kiện, nguyện vọng, phong trào và ban lãnh đạo ủng hộ dân chủ chưa có, thì chẳng có gì từ bên ngoài có thể tạo ra được thay đổi. Còn nếu điều kiện bên trong có xu hướng kết hợp lại với nhau thì chắc chắn là cộng đồng quốc tế có thể có vai trò tích cực. Tuy nhiên, quan điểm của tôi là vai trò này bao giờ cũng là phụ và thứ yếu, có tính chất bổ sung. Ngoài ra, phải rất thận trọng, bởi vì đôi khi các nỗ lực can thiệp có thể đi ngược lại mục đích của sự nghiệp xây dựng chế độ dân chủ.
Không bao giờ được đánh giá thấp tinh thần dân tộc của bất cứ nước nào. Không phải là tôi quá tin vào chủ nghĩa dân tộc, nhưng nó là thực tế. Chủ nghĩa dân tộc đã được tạo ra trong một số trường hợp vì lí do chính trị hay văn hóa, trong một số trường hợp khác là giả tạo, nhưng là yếu tố thực tế. Tuy nhiên, ngoài ra còn có lịch sử của chủ nghĩa đế quốc, của chủ nghĩa can thiệp, tiêu chuẩn kép, của các chính phủ, một mặt, nói rằng họ đang can thiệp để ủng hộ dân chủ, nhưng đồng thời họ lại giúp đỡ các chế độ độc tài, vì vậy, phải rất thận trọng đối với vấn đề này. Đối với tôi, quan điểm chính là cái gì không được sinh ra từ bên trong thì sẽ không phát triển được. Vì vậy, tôi tin tưởng vào chủ nghĩa quốc tế và hợp tác. Tôi tin rằng phải giúp những nước đang tìm cách làm việc vì tương lai tươi sáng hơn, nhưng không được giúp đỡ trái với nguyện vọng của họ; nhân dân trong nước phải tìm con đường tiến tới dân chủ của riêng mình.
Những mốc chính
Tháng 2 năm 1917: Hiến pháp Mexico, được ban hành trong cuộc Cách mạng Mexico, tạo ra chế độ dân chủ và các quyền xã hội khá rộng lớn.
Tháng 3 năm 1929: Tổng thống mãn nhiệm Plutarco Elias Calles thành lập Partido Nacional Revolucionario (Đảng Cách mạng Quốc gia, hay PNR), một liên minh rộng rãi của các nhà cách mạng, giữ thế thượng phong trong tất cả các cuộc bầu cử ở tất cả các cấp chính quyền. Năm 1946, PNR được thay thế bằng Partido Revolucionario Institucional (Đảng Cách mạng Thể chế hay PRI).
Tháng 9 năm 1939: Những người bảo thủ, phản đối chính sách tả khuynh, bài Công giáo của PRI, thành lập Partido de Accion Nacional (Đảng Hành động Quốc gia hay PAN). Mặc dù, ban đầu PAN chỉ thắng được trong một vài cuộc bầu cử, nhưng nó đã trở thành đảng đối lập lớn nhất trong những thập kỉ sau đó.
Tháng 10 năm 1968: Sau hai tháng diễn ra các cuộc biểu tình của sinh viên đòi tự do ngôn luận và trách nhiệm giải trình của chính phủ, quân đội bắn vào đoàn biểu tình và giết chết một số người biểu tình ở Mexico City.
Tháng 7 năm 1976: Khi sự thù hận trong nội bộ PAN ngăn chặn, không cho đảng này đề cử ứng viên tổng thống, Jose Lopez Portillo của PRI được bầu làm tổng thống mà không gặp trở ngại nào.
Tháng 12 năm 1977: Đảng PRI tiến hành cải cách bầu cử, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho việc đăng kí của phe đối lập và áp dụng hệ thống đại diện theo tỉ lệ, mang lại nhiều thuận lợi hơn cho các đảng nhỏ.
Tháng 9 năm 1982: Lopez Portillo quốc hữu hóa các ngân hàng, tầng lớp trung lưu kiên quyết phản đối quyết định này.
Tháng 9 năm 1985: Một trận động đất lớn làm rung chuyển Mexico City. Nhiều người chỉ trích phản ứng của chính phủ của đảng PRI vì họ cho là chậm trễ; nhiều tổ chức dân sự mới xuất hiện, họ tiến hành công tác cứu trợ và dịch vụ xã hội.
Tháng 7 năm 1986: Các bằng chứng cho thấy PAN đã thắng trong cuộc bầu cử thống đốc bang Chihuahua, nhưng PRI đã xuyên tạc kết quả. PAN bắt đầu lên tiếng mạnh mẽ, đòi phải tiến hành các cuộc bầu cử một cách công bằng.
Tháng 3 năm 1987: Cuauhtemoc Cardenas, một chính gia tả khuynh thuộc đảng PRI và là con trai của cựu Tổng thống Lazaro Cardenas, kêu gọi dân chủ trong nội bộ đảng nhằm chống lại phái theo đường lối kinh tế tân-tự do trong PRI.
Tháng 10 năm 1987: Cardenas bị loại, Carlos Salinas de Gortari, một nhà kinh tế được đào tạo ở Harvard và là cựu bộ trưởng tài chính và kế hoạch hóa được đề cử làm ứng cử viên tổng thống. Cardenas tung ra chiến dịch tranh tổng thống bên ngoài đảng PRI và chỉ trích chế độ độc tài và chính sách kinh tế tân-tự do của PRI.
Tháng 7 năm 1988: Kết quả bầu cử ban đầu cho thấy PRI có thể bị thua và Cardenas có thể giành được ghế tổng thống, nhưng PRI duy trì kiểm soát sau vụ mất điện trên toàn quốc buộc phải đếm phiếu theo lối thủ công. Mặc dù gian lận là rõ ràng, số phiếu mà ứng viên tổng thống PRI chính thức nhận được đã giảm từ 74% xuống còn 51%; đảng này chỉ giành được 260 trong số 500 ghế ở Hạ viện.
Tháng 12 năm 1988: Salinas nhậm chức tổng thống. Sau khi nhậm chức, ông thúc đẩy những cuộc cải cách kinh tế tự do và các chương trình phúc lợi xã hội. Một số cải cách cần có sự ủng hộ của phe đối lập thì mới tu chính được hiến pháp. Salinas khởi động các cuộc cải cách chính trị hạn chế trong khi đàm phán với PAN: thành lập Ủy ban Bầu cử độc lập, quyền tiếp cận công bằng hơn với các phương tiện truyền thông đại chúng và công nhận Giáo Hội.
Tháng 5 năm 1989: Cardenas và các đồng minh của ông thành lập Partido de la Revolucion Democratica (Đảng Cách mạng Dân chủ, hoặc PRD) cánh tả. Họ bị chính phủ sách nhiễu liên tục trong nhiều năm sau đó.
Tháng 7 năm 1989: PAN giành thắng lợi trong cuộc bầu cử thống đốc bang Baja California Norte, lần đầu tiên đảng đối lập giành được chính quyền bang từ tay PRI.
Tháng 6 năm 1990: Bắt đầu những cuộc đàm phán về Hiệp định Tự do Thương mại khu vực Bắc Mỹ (NAFTA) mà Salinas cổ vũ. Một số nhà lãnh đạo Mỹ khẳng định rằng Hiệp định này phải yêu cầu cải thiện các quyền chính trị và quyền lao động ở Mexico.
Tháng 8 năm 1991: Salinas buộc một số đảng viên PRI giành chiến thắng trong các cuộc bầu cử thống đốc bang bị cáo buộc là gian lận phải từ chức. Salinas bổ nhiệm người kế bị bằng cách đàm phán với PAN. Người ta tiếp tục làm như thế trong suốt một thập kỉ, tạo điều kiện cho PAN kiểm soát một số bang, nhưng PRI không chịu đàm phán với PRD.
Tháng 1 năm 1994: NAFTA có hiệu lực. Quân đội Giải phóng Dân tộc hay phong trào du kích Zapatista của người bản địa (Ejercito Zapatista de Liberacion Nacional hay EZLN), thường gọi là phong trào Zapatista xuất hiện. Salinas hứa tiến hành cải cách việc tài trợ cho chiến dịch tranh cử và hệ thống bầu cử để đổi lấy việc phe đối lập lên án EZLN.
Tháng 3 năm 1994: Ứng cử viên tổng thống Luis Donaldo Colosio của PRI bị ám sát trong khi đang tiến hành chiến dịch vận động tranh cử. Rất ít nhà lãnh đạo khác của PRI có đủ điều kiện tranh cử; Salinas đưa bộ trưởng ngân sách và kế hoạch hóa và giáo dục, Ernesto Zedillo (đang là người quản lí chiến dịch tranh cử của Colosio) lên làm ứng cử viên mới.
Tháng 8 năm 1994: Zedillo được bầu với 49% số phiếu, trong cuộc bầu cử với tỉ lệ cử tri đi bầu cao chưa từng có. PAN giành được 26% phiếu bầu, còn đảng PRD của Cardenas giành được 17%. Các cuộc bầu cử nói chung được coi là sạch sẽ, mặc dù PRI được nhiều nguồn lực của nhà nước hỗ trợ.
Tháng 9 năm 1994: Tổng thư kí PRI, Jose Francisco Ruiz Massieu, bị ám sát. Cuộc điều tra sau đó cho thấy vụ ám sát là do Raul, em trai của Carlos Salinas, chủ mưu; bản án dành cho Raul đã phá vỡ tiền lệ là các nhân vật quan trọng của PRI bao giờ cũng được miễn tố.
Tháng 12 năm 1994: Khi nhậm chức, Zedillo hứa hẹn sẽ tiến hành cải cách hệ thống bầu cử, sẽ tu chính hiến pháp nhằm tăng cường sự độc lập của ngành tư pháp và bổ nhiệm Fernando Antonio Lozano Gracia của đảng PAN làm Bộ trưởng Tư pháp. Ba tuần sau, giá trị của đồng Peso tuột dốc không phanh, dự trữ ngoại tệ giảm, và chính phủ buộc phải cắt giảm mạnh ngân sách.
Tháng 2 năm 1995: Chính quyền Clinton thu xếp được khoản cho vay là 50 tỉ USD nhằm ổn định nền kinh tế Mexico.
Tháng 3 năm 1995: Quốc hội thành lập ủy ban đa đảng, trong đó có PAN và PRD vốn bị đưa ra rìa, để thương lượng với EZLN.
Tháng 11 năm 1996: Đàm phán về những cuộc cải cách được hứa hẹn trong cuộc bầu cử năm 1994. PRI đơn phương đưa ra nhiều đề xuất cải cách: các đạo luật về phương tiện truyền thông công bằng hơn và luật về tài chính cho các chiến dịch tranh cử, một ủy ban bầu cử độc lập hơn, và bầu cử trực tiếp thị trưởng Mexico City.
Tháng 7 năm 1997: Trong cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ nói chung là công bằng, PRD và PAN kết hợp với nhau và giành được đa số trong quốc hội, cũng có nghĩa là họ giành được quyền kiểm soát chính sách và chi tiêu. Zedillo mở rộng hợp tác với cả hai đảng. Cuauhtemoc Cardenas được bầu làm thị trưởng Mexico City.
Tháng 8 năm 1997: Chính quyền Zedillo tung ra chương trình xóa đói giảm nghèo lớn, có tên là Chương trình giáo dục, Y tế, và Dinh dưỡng (PROGRESA). Chương trình này được quản lí một cách độc lập, lựa chọn người nhận tài trợ một cách minh bạch và thường xuyên được đem ra đánh giá, khó có thể lèo lái vì mục đích chính trị.
Tháng 7 năm 1998: PRI giành lại chức thống đốc bang Chihuahua từ tay PAN sau khi chọn ứng cử viên thông qua cuộc bầu cử sơ bộ lần đầu tiên được tổ chức ở nước này, giúp cho những người có tư tưởng cải cách trong PRI thuyết phục đảng này tổ chức bầu cử sơ bộ tổng thống vào năm sau.
Tháng 7 năm 2000: ứng cử viên tổng thống của PAN và là thống đốc bang Guanajuato, Vicente Fox đánh bại Cardenas và Francisco Labastida của PRI để trở thành Tổng thống đầu tiên không phải là đảng viên PRI và tổ chức tiền bối của đảng này trong suốt hơn 70 năm qua. Andres Manuel Lopez Obrador, đảng viên ORD được bầu làm thị trưởng Mexico City.
Tháng 8 năm 2000: Tòa án tối cao ban hành giới hạn mang tính bước ngoặt đối với quyền lực của nhánh hành pháp.
Tháng 7 năm 2006: Felipe Calderon đảng viên của PAN thắng sít sao Lopez Obrador trong cuộc bầu tổng thống; PRI đứng thứ ba. Lopez Obrador không chấp nhận kết quả, vì cho là gian lận.
Tháng 7 năm 2012: Enrique Pena Nieto đảng viên PRI được bầu làm tổng thống, đánh bại Lopez Obrador. PAN đứng thứ ba.
Đọc thêm
Aguayo Quezada, Sergio. “Electoral Observation and Democracy in Mexico.” In Electoral Observation and Democratic Transition in Latin America, edited by Kevin J. Middlebrook. Boulder, Colo.: Lynne Rienner, 1998.
Aristegui, Carmen, and Ricardo Trabulsi, eds. Transicion: Conversaciones y Retratos de lo Que se Hizo y se Dejo de Hacer por la Democracia en Mexico [Transition: Conversations and portraits of what was done and what was not done for Mexican democracy]. Mexico City: Random House Mondadori, 2010.
Becerra, Ricardo, Pedro Salazar, and Jose Woldenberg, eds. La Mecanica del Cambio Politico en Mexico: Elecciones, Partidos y Reformas [The mechanics of political change in Mexico: Elections, parties and reforms]. Mexico City: Editorial Aguilar, 2000.
Bruhn, Kathleen, Daniel C. Levy, and Emilio Zebadua. Mexico: The Struggle for Democratic Development. Berkeley: University of California Press, 2006.
Centeno, Miguel Angel. Democracy within Reason: Technocratic Revolution in Mexico. University Park: Pennsylvania State University Press, 1994.
Eisenstadt, Todd A. Courting Democracy in Mexico: Party Strategies and Electoral Institutions. New York: Cambridge University Press, 2004.
Fox, Jonathan. “The Difficult Transition from Clientelism to Citizenship: Lessons from Mexico.” World Politics 46, no. 2 (1994): 151–84.
Greene, Kenneth F. Why Dominant Parties Lose: Mexico’s Democratization in Comparative Perspective. New York: Cambridge University Press, 2007.
Loaeza, Soledad. El Partido Accion Nacional: La Larga Marcha, 1939–1994: Oposicion Leal y Partido de Protesta [The National Action Party: The long march, 1939-1994. Loyal opposition and party of protest]. Mexico City: Fondo de Cultura Economica, 1999.
Lujambio, Alonso. El Poder Compartido: Un Ensayo Sobre la Democratizacion Mexicana [Power shared: An essay on Mexican democratization]. Mexico City: Oceano, 2000.
Magaloni, Beatriz. Voting for Autocracy: Hegemonic Party Survival and Its Demise in Mexico.
Stanford, Calif.: Stanford University Press, 2008.
Mazza, Jacqueline. Don’t Disturb the Neighbors: The United States and Democracy in Mexico, 1980–1995. New York: Routledge, 2002.
Middlebrook, Kevin J., ed. Dilemmas of Political Change in Mexico. Washington, D.C.: Brookings Institution Press, 2004. See especially Ai Camp on the military and Lawson on the media.
Preston, Julia, and Samuel Dillon. Opening Mexico: The Making of a Democracy. New York: Farrar, Straus and Giroux, 2004.
Rios-Figueroa, Julio. “Fragmentation of Power and the Emergence of an Effective Judiciary in Mexico, 1994–2002.” Latin American Politics and Society 49, no. 1 (2007): 31–57.
Selee, Andrew, and Jacqueline Peschard, eds. Mexico’s Democratic Challenges: Politics, Government, and Society. Washington, D.C.: Woodrow Wilson International Center for Scholars; Stanford, Calif.: Stanford University Press, 2010.
Shirk, David A. Mexico’s New Politics: The PAN and Democratic Change. Boulder, Colo.: Lynne Rienner, 2005.
Trejo, Guillermo. Popular Movements in Autocracies: Religion, Repression, and Indigenous Collective Action in Mexico. New York: Cambridge University Press, 2012.
chuyện chính trị rất phức tạp
ReplyDelete