Phạm Nguyên Trường dịch
Bắc Kinh vẫn tỏ ra lạc quan ngay cả sau khi hội nghị thượng đỉnh Hà Nội kết thúc sớm, và có lý do chính đáng để làm như thế.
Cuộc họp thứ hai giữa Tổng thống Hoa Kỳ, Donald Trump, và nhà lãnh đạo Triều Tiên, Kim Jong Un, tại Hà Nội được nhiều người kì vọng, đã kết thúc một cách đột ngột vào hôm thứ Năm. Trump và Kim không chỉ không ký bất kỳ thỏa thuận chung nào, sau khi đã có tuyên bố chung tại cuộc họp ở Singapore, mà họ còn cắt bớt buổi thảo luận, hủy bữa ăn trưa theo kế hoạch. Trump rời Hà Nội sớm hơn dự kiến (Kim vẫn còn ở lại thăm Việt Nam cho đến thứ Bảy).
Hội nghị thượng đỉnh thất bại là một đòn giáng mạnh vào các nỗ lực ngoại giao của Hoa Kỳ-Bắc Triều Tiên và nhiều quốc gia tham gia vào quá trình này – trong đó có Trung Quốc. Bắc Kinh, người chống lưng quan trọng nhất cho Bình Nhưỡng và là đồng minh quân sự duy nhất của nước này, được lợi khi chứng kiến lân bang này đang ra khỏi tình trạng khốn quẫn và trở thành quốc gia “bình thường” hơn.
Hơn thế nữa, Trung Quốc rất quan tâm đến việc đảm bảo rằng chiến tranh sẽ không bao giờ nổ ra một lần nữa trên Bán đảo Triều Tiên – sát biên giới với mình. Trong Chiến tranh Triều Tiên 1950-1953, Trung Quốc cảm thấy bị liên quân do Kỳ lãnh đạo đe dọa đến mức nước này đã đưa quân đội tới để giúp chính phủ Bắc Triều Tiên. Khi đình chiến được ký kết, Trung Quốc đã mất khoảng 149.000 binh sĩ (theo đánh giá của Trung Quốc) và 400.000 (theo ước tính của phương Tây).
Do đó, Bắc Kinh khuyến khích tiến trình ngoại giao giữa Hoa Kỳ và Bắc Triều Tiên - và như một sự khích lệ bổ sung, cơn lốc ngoại giao năm 2018 đã tạo động lực cho việc điều chỉnh quan hệ phức tạp giữ Trung Quốc và Bắc Triều Tiên. Kim Jong Un đã có chuyến thăm chính thức đầu tiên tới Trung Quốc vào tháng 3 năm 2018, một tháng trước hội nghị thượng đỉnh liên Triều đầu tiên giữa Kim và Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in. Tính đến nay, ông ta đã tới thăm Trung Quốc tổng cộng bốn lần - không kể hành trình suốt một tuần bằng tàu hỏa từ Bắc Triều Tiên đến Việt Nam – phần lớn là trên toàn lãnh thổ Trung Quốc.
Trong suốt mấy chục năm qua, Trung Quốc đã liên tục kêu gọi Hoa Kỳ và Bắc Triều Tiên (Cộng hòa Dân chủ Triều Tiên - DPRK) giải quyết các vấn đề thông qua đối thoại. Hy vọng đã gia tăng - hơn bao giờ hết – sau vụ tan băng gần đây trên Bán đảo Triều Tiên. Trung Quốc phản ứng thế nào khi những hy vọng đó sụp đổ - sau hội nghị thượng đỉnh đáng thất vọng?
Hiện nay, Bắc Kinh vẫn tỏ ra lạc quan, bất chấp thất vọng diễn ra ở Hà Nội. Sau nhiều câu hỏi về hội nghị thượng đỉnh Trump-Kim, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lu Kang (Lục Kháng) nói với các phóng viên từng giải thích quá tiêu cực về kết quả:
“Vừa mới đây, một số bạn nói rằng các cuộc đàm phán của giữa CHDCND Triều Tiên và Hoa Kỳ đã “thất bại”, vì hoặc là nhận xét rằng không có thỏa thuận nào hoặc là nói rằng đấy là bước thụt lùi. Chúng tôi theo dõi xem tình hình sẽ phát triển như thế nào, nhưng tôi vẫn hy vọng rằng các bạn có thể nghe những điều Hoa Kỳ và chính phủ CHDCND Triều Tiên sẽ nói về quan điểm của mình về hội nghị này”.
Lục Kháng có thể biết rõ những việc sẽ diễn ra tại cuộc họp báo của chính phủ Hoa Kỳ tại Hà Nội. Trump nói rằng hội nghị thượng đỉnh là “thời gian rất hiệu quả” và nói thêm rằng mối quan hệ của ông ta với Kim “là rất vững chắc”.
Theo Trump, ngay cả việc hội nghị thượng đỉnh kết thúc cũng “rất tốt, rất thân thiện. Đây là một bước đi, giống như bạn đứng lên và bước ra ngoài. Không, cuộc họp diễn ra rất thân thiện. Chúng tôi đã bắt tay nhau”.
Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo nhắc lại đánh giá của Trump ngay trong cuộc họp báo này. “Chúng tôi đã có tiến bộ thực sự. Và, thực sự chúng tôi đã tiến bộ hơn nữa khi hai nhà lãnh đạo gặp nhau trong 24, 36 giờ qua. Đáng tiếc là, chúng tôi đã làm không làm được tất cả”
Tuy nhiên, ông nói thêm, hy vọng rằng cuộc đối thoại sẽ tiếp tục. “Chia tay với thỏa thuận rằng chúng tôi sẽ tiếp tục làm việc về vấn đề cực kỳ khó khăn. Cả hai bên đều quyết tâm giải quyết và mọi người chia tay trong tinh thần như thế”
Đấy là tin tốt cho Bắc Kinh vì Lục Kháng nói với các phóng viên rằng tiến bộ trong năm qua là “chiến thắng khó khăn và cần phải trân trọng”.
Tôi cũng hy vọng rằng bạn hiểu rằng vấn đề hạt nhân trên Bán đảo Triều Tiên đã tồn tại trong nhiều năm và không thể giải quyết ngay lập tức mà không cần nỗ lực nào”, Lục Kháng nói thêm, một lần nữa giảm bớt mức độ quan trọng của bế tắc tại cuộc họp đặc biệt này.
“Chúng tôi hy vọng rằng CHDCND Triều Tiên và Hoa Kỳ sẽ tiếp tục đối thoại, tiếp tục thể hiện lòng chân thành, tôn trọng và chấp nhận những quan tâm chính đáng của nhau, cùng nhau thúc đẩy quá trình phi hạt nhân hóa và tạo lập cơ chế hòa bình trên Bán đảo Triều Tiên”, ông ta nói.
Lục Kháng đề nghị “hai bên tiếp tục cuộc hội đàm ở cấp độ công tác và chúng tôi hy vọng họ sẽ duy trì cuộc đối thoại như vậy”. Thật vậy, Pompeo nói rằng ông ta “hy vọng rằng các nhóm sẽ quay lại với nhau trong những ngày và những tuần trong tương lai, và tiếp tục giải quyết vấn đề rất phức tạp này”.
Trump thậm chí còn lạc quan hơn, khi nói rằng ông ta vẫn tin rằng “chúng tôi sẽ có quan hệ bạn bè rất tốt với Chủ tịch Kim và với Bắc Triều Tiên”.
Về vai trò của Trung Quốc trong những ngày sắp tới, Lục Kháng nói rằng Bắc Kinh sẽ tiếp tục những việc họ đã và đang làm: “Trên thực tế, ngay từ khi bắt đầu có vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên, ngay cả trong giai đoạn khó khăn nhất, Trung Quốc đã nỗ lực hết mình nhằm khuyến khích CHDCND Triều Tiên và Hoa Kỳ giải quyết vấn đề bằng con đường khả thi duy nhất là đối thoại và đàm phán, duy trì hòa bình và ổn định trên bán đảo này”
Thật kỳ lạ là, trên thực tế, những sự kiện xảy ra tại hội nghị thượng đỉnh Hà Nội có thể là kịch bản tốt nhất đối với Trung Quốc. Giải pháp đúng đắn, có giá trị lâu dài về vấn đề hạt nhân của Triều Tiên sẽ làm giảm bớt sự phụ thuộc của Bình Nhưỡng vào Bắc Kinh và làm giảm tầm quan trọng về chiến lược của Trung Quốc đối với Hoa Kỳ. Nhưng chiến tranh thậm chí sẽ còn tàn khốc hơn. Từ quan điểm của Trung Quốc, kết quả lý tưởng có thể là cái chúng ta đang thấy hiện nay: Hai bên cam kết thảo luận, nhưng ít dấu hiệu cho thấy sẽ có giải pháp cơ bản. Tình huống, khi mà chiến tranh đã không còn, nhưng Hoa Kỳ và Bắc Triều Tiên vẫn chia rẽ, là hoàn toàn phù hợp với lợi ích của Bắc Kinh.
* Shannon Tiezzi là tổng biên tập của The Diplomat. Quan tâm chính của bà là Trung Quốc. Bà viết về quan hệ đối ngoại, nền chính trị và kinh tế của Trung Quốc. Shannon từng là nghiên cứu viên tại Quỹ Chính sách Hoa Kỳ-Trung Quốc. Bà nhận bằng A.M. ở Harvard University và B.A. ở The College of William and Mary. Shannon cũng đã học ở Đại học Thanh Hoa, Bắc Kinh.
Đã đăng trên Việt Nam Thời Báo
Nguồn The Diplomat
Hội nghị thượng đỉnh thất bại là một đòn giáng mạnh vào các nỗ lực ngoại giao của Hoa Kỳ-Bắc Triều Tiên và nhiều quốc gia tham gia vào quá trình này – trong đó có Trung Quốc. Bắc Kinh, người chống lưng quan trọng nhất cho Bình Nhưỡng và là đồng minh quân sự duy nhất của nước này, được lợi khi chứng kiến lân bang này đang ra khỏi tình trạng khốn quẫn và trở thành quốc gia “bình thường” hơn.
Hơn thế nữa, Trung Quốc rất quan tâm đến việc đảm bảo rằng chiến tranh sẽ không bao giờ nổ ra một lần nữa trên Bán đảo Triều Tiên – sát biên giới với mình. Trong Chiến tranh Triều Tiên 1950-1953, Trung Quốc cảm thấy bị liên quân do Kỳ lãnh đạo đe dọa đến mức nước này đã đưa quân đội tới để giúp chính phủ Bắc Triều Tiên. Khi đình chiến được ký kết, Trung Quốc đã mất khoảng 149.000 binh sĩ (theo đánh giá của Trung Quốc) và 400.000 (theo ước tính của phương Tây).
Do đó, Bắc Kinh khuyến khích tiến trình ngoại giao giữa Hoa Kỳ và Bắc Triều Tiên - và như một sự khích lệ bổ sung, cơn lốc ngoại giao năm 2018 đã tạo động lực cho việc điều chỉnh quan hệ phức tạp giữ Trung Quốc và Bắc Triều Tiên. Kim Jong Un đã có chuyến thăm chính thức đầu tiên tới Trung Quốc vào tháng 3 năm 2018, một tháng trước hội nghị thượng đỉnh liên Triều đầu tiên giữa Kim và Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in. Tính đến nay, ông ta đã tới thăm Trung Quốc tổng cộng bốn lần - không kể hành trình suốt một tuần bằng tàu hỏa từ Bắc Triều Tiên đến Việt Nam – phần lớn là trên toàn lãnh thổ Trung Quốc.
Trong suốt mấy chục năm qua, Trung Quốc đã liên tục kêu gọi Hoa Kỳ và Bắc Triều Tiên (Cộng hòa Dân chủ Triều Tiên - DPRK) giải quyết các vấn đề thông qua đối thoại. Hy vọng đã gia tăng - hơn bao giờ hết – sau vụ tan băng gần đây trên Bán đảo Triều Tiên. Trung Quốc phản ứng thế nào khi những hy vọng đó sụp đổ - sau hội nghị thượng đỉnh đáng thất vọng?
Hiện nay, Bắc Kinh vẫn tỏ ra lạc quan, bất chấp thất vọng diễn ra ở Hà Nội. Sau nhiều câu hỏi về hội nghị thượng đỉnh Trump-Kim, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lu Kang (Lục Kháng) nói với các phóng viên từng giải thích quá tiêu cực về kết quả:
“Vừa mới đây, một số bạn nói rằng các cuộc đàm phán của giữa CHDCND Triều Tiên và Hoa Kỳ đã “thất bại”, vì hoặc là nhận xét rằng không có thỏa thuận nào hoặc là nói rằng đấy là bước thụt lùi. Chúng tôi theo dõi xem tình hình sẽ phát triển như thế nào, nhưng tôi vẫn hy vọng rằng các bạn có thể nghe những điều Hoa Kỳ và chính phủ CHDCND Triều Tiên sẽ nói về quan điểm của mình về hội nghị này”.
Lục Kháng có thể biết rõ những việc sẽ diễn ra tại cuộc họp báo của chính phủ Hoa Kỳ tại Hà Nội. Trump nói rằng hội nghị thượng đỉnh là “thời gian rất hiệu quả” và nói thêm rằng mối quan hệ của ông ta với Kim “là rất vững chắc”.
Theo Trump, ngay cả việc hội nghị thượng đỉnh kết thúc cũng “rất tốt, rất thân thiện. Đây là một bước đi, giống như bạn đứng lên và bước ra ngoài. Không, cuộc họp diễn ra rất thân thiện. Chúng tôi đã bắt tay nhau”.
Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo nhắc lại đánh giá của Trump ngay trong cuộc họp báo này. “Chúng tôi đã có tiến bộ thực sự. Và, thực sự chúng tôi đã tiến bộ hơn nữa khi hai nhà lãnh đạo gặp nhau trong 24, 36 giờ qua. Đáng tiếc là, chúng tôi đã làm không làm được tất cả”
Tuy nhiên, ông nói thêm, hy vọng rằng cuộc đối thoại sẽ tiếp tục. “Chia tay với thỏa thuận rằng chúng tôi sẽ tiếp tục làm việc về vấn đề cực kỳ khó khăn. Cả hai bên đều quyết tâm giải quyết và mọi người chia tay trong tinh thần như thế”
Đấy là tin tốt cho Bắc Kinh vì Lục Kháng nói với các phóng viên rằng tiến bộ trong năm qua là “chiến thắng khó khăn và cần phải trân trọng”.
Tôi cũng hy vọng rằng bạn hiểu rằng vấn đề hạt nhân trên Bán đảo Triều Tiên đã tồn tại trong nhiều năm và không thể giải quyết ngay lập tức mà không cần nỗ lực nào”, Lục Kháng nói thêm, một lần nữa giảm bớt mức độ quan trọng của bế tắc tại cuộc họp đặc biệt này.
“Chúng tôi hy vọng rằng CHDCND Triều Tiên và Hoa Kỳ sẽ tiếp tục đối thoại, tiếp tục thể hiện lòng chân thành, tôn trọng và chấp nhận những quan tâm chính đáng của nhau, cùng nhau thúc đẩy quá trình phi hạt nhân hóa và tạo lập cơ chế hòa bình trên Bán đảo Triều Tiên”, ông ta nói.
Lục Kháng đề nghị “hai bên tiếp tục cuộc hội đàm ở cấp độ công tác và chúng tôi hy vọng họ sẽ duy trì cuộc đối thoại như vậy”. Thật vậy, Pompeo nói rằng ông ta “hy vọng rằng các nhóm sẽ quay lại với nhau trong những ngày và những tuần trong tương lai, và tiếp tục giải quyết vấn đề rất phức tạp này”.
Trump thậm chí còn lạc quan hơn, khi nói rằng ông ta vẫn tin rằng “chúng tôi sẽ có quan hệ bạn bè rất tốt với Chủ tịch Kim và với Bắc Triều Tiên”.
Về vai trò của Trung Quốc trong những ngày sắp tới, Lục Kháng nói rằng Bắc Kinh sẽ tiếp tục những việc họ đã và đang làm: “Trên thực tế, ngay từ khi bắt đầu có vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên, ngay cả trong giai đoạn khó khăn nhất, Trung Quốc đã nỗ lực hết mình nhằm khuyến khích CHDCND Triều Tiên và Hoa Kỳ giải quyết vấn đề bằng con đường khả thi duy nhất là đối thoại và đàm phán, duy trì hòa bình và ổn định trên bán đảo này”
Thật kỳ lạ là, trên thực tế, những sự kiện xảy ra tại hội nghị thượng đỉnh Hà Nội có thể là kịch bản tốt nhất đối với Trung Quốc. Giải pháp đúng đắn, có giá trị lâu dài về vấn đề hạt nhân của Triều Tiên sẽ làm giảm bớt sự phụ thuộc của Bình Nhưỡng vào Bắc Kinh và làm giảm tầm quan trọng về chiến lược của Trung Quốc đối với Hoa Kỳ. Nhưng chiến tranh thậm chí sẽ còn tàn khốc hơn. Từ quan điểm của Trung Quốc, kết quả lý tưởng có thể là cái chúng ta đang thấy hiện nay: Hai bên cam kết thảo luận, nhưng ít dấu hiệu cho thấy sẽ có giải pháp cơ bản. Tình huống, khi mà chiến tranh đã không còn, nhưng Hoa Kỳ và Bắc Triều Tiên vẫn chia rẽ, là hoàn toàn phù hợp với lợi ích của Bắc Kinh.
* Shannon Tiezzi là tổng biên tập của The Diplomat. Quan tâm chính của bà là Trung Quốc. Bà viết về quan hệ đối ngoại, nền chính trị và kinh tế của Trung Quốc. Shannon từng là nghiên cứu viên tại Quỹ Chính sách Hoa Kỳ-Trung Quốc. Bà nhận bằng A.M. ở Harvard University và B.A. ở The College of William and Mary. Shannon cũng đã học ở Đại học Thanh Hoa, Bắc Kinh.
Đã đăng trên Việt Nam Thời Báo
Nguồn The Diplomat
No comments:
Post a Comment