Phạm Nguyên Trường dịch
Tương tự như Barak Obama, các nhà lãnh đạo Iran không biết nền kinh tế vận hành như thế nào
Bạo loạn trên đường phố
Thứ năm tuần trước, ngày 28 tháng 12, các cuộc biểu tình quần chúng đã bắt đầu tại Iran. Đến thứ sáu, các cuộc biểu tình chống lại chính phủ, bắt đầu ở thành phố Mashhad, gần biên giới với Afghanistan, lan sang hàng chục thành phố. Vì vậy, thứ bảy, khi chúng tôi đến rạp chiếu phim ở Lower East Side Maehettena để xem phim Thời Khắc Đen Tối Nhất (Darkest Hour) - của đạo diễn Harry Oldman về Winston Churchill – xin bạn đọc hãy tưởng tượng sự ngạc nhiên chân thành của chúng tôi trước sự kiện là, trước khi chiếu phim chính, chúng tôi được xem đoạn quảng cào bộ phim tài liệu về chính sách đối ngoại của Barack Obama, nhan đề Năm Cuối Cùng (The Final Year).
Trong đoạn quảng cáo này, chúng tôi nghe thấy những lời bảo đảm về những dự định nghiêm túc nhất của ông Obama, của bà Susan Rice, của Samantha Power, của Ben Rhodes và người biện hộ chính cho thỏa thuận về chương trình hạt nhân của Iran, John Kerry. Sau khoảng 100 phút, chúng tôi thấy Churchill, trong khi nói với nội các của mình, đã nhấn mạnh rằng không thể kí thỏa thuận với những kẻ cai trị độc tài. Và đúng lúc đó, những người biểu tình ở Iran gào lên “Giết chết Khamenei!” Rất vui khi thấy rằng người Iran cũng có khiếu khôi hài.
Khi sáu nước (5 nước thuộc Hội Đồng Bảo An LHQ và Đức – ND) đồng ý kí thỏa thuận về chương trình hạt nhân của Iran, họ không có ý định kích hoạt những cuộc biểu tình chống lại chính phủ Iran, bắt đầu từ tuần trước. Lúc đó, chế độ của Khamenei-Rouhani được coi là đối tác của Mỹ, với lí do chính đáng. Bây giờ, chính phủ của Mỹ, Vương quốc Anh, Pháp và Đức (Nga là đồng minh của Khamenei, còn Trung Quốc thì luôn luôn ủng hộ việc đàn áp các cuộc biểu tình) sẽ phải quyết định xem đối tác ở Iran của họ là những người dân đang bước ra đường phố, hay là chính phủ đang bắn vào những người đó.
Trong đoạn quảng cáo cho bộ phim Năm Cuối Cùng, các thành viên trong đội của Obama thể hiện lòng tin vào sự đúng đắn của tất cả những việc mà họ đã làm. Tuy nhiên, như chúng ta đã thấy vào tháng 11 năm 2016, đội của Obama đã không hiểu được một điểm cực kì quan trọng, cụ thể là, nền kinh tế trên thực thế hoạt động như thế nào. Khi nói nền kinh tế thực, là tôi ngụ ý kinh tế tư nhân, chứ không phải nền kinh tế của những khoản chi tiêu của nhà nước.
Thành phần quan trọng nhất của thỏa thuận hạt nhân là sẽ “giúp đỡ” nhân dân Iran, vì nó tạo điều kiện dỡ bỏ lệnh trừng phạt và rót 100 tỷ USD tài sản bị phong tỏa vào nền kinh tế Iran. Lý thuyết kinh tế tương tự như thế cũng được dùng làm cơ sở cho quyết định năm 2009 của chính quyền Obama - rót 832 tỷ USD vào nền kinh tế Mỹ. Cả hai quyết định này đều chẳng có tác dụng gì, vì chúng đã biến nền kinh tế thực sự thành nhân chứng vô tình, người đang đứng ngoài để theo dõi các hành động của chính phủ.
832 tỷ USD của Obama biến mất trong các ống khói của chính phủ. Iran đã chi 100 tỉ USD để sản xuất tên lửa đạn đạo và cho những người đứng về phía Iran ở Syria, ở Yemen, ở Lebanon và ở Dải Gaza.
Bắt đầu thời khắc của những so sánh khó chịu
Donald Trump trở thành tổng thống vì đảng Dân chủ của Obama và Clinton đã quên những cử tri bị rơi vào hoàn cành khó khăn ở Pennsylvania, ở Wisconsin và ở Michigan. Chế độ của Khamenei-Rouhani đã bị tấn công, vì trong tuần này các tầng lớp lao động ở bên ngoài thủ đô đã nổi dậy.
Có phải là việc thiếu liên hệ giữa các chính phủ, có nhiệm vụ quản lý người dân của mình và những người đang tìm cách sống qua ngày trong nền kinh tế thực tế là lý do thực sự, ẩn đằng sau việc ngóc đầu dậy của chủ nghĩa dân túy trên thế giới?
Chính vì lý do đó các tầng lớp lao động Pháp, cũng như các sinh viên vừa tốt nghiệp đại học, nhưng thất nghiệp, đã đưa Emmanuel Macron lên làm tổng thống Pháp. Chính vì lý do đó mà tầng lớp lao động Anh đã bỏ phiếu cho Brexit. Thực tế toàn cầu mới này – hãy đóng kịch, nếu không muốn bị cho ra rìa - là nguyên nhân của những cuộc cải cách mà Hoàng tử Mohammed bin Salman vừa khởi động ở Saudi Arabia.
Người Iran hò hét: “Rời khỏi Syria, hãy nghĩ đến chúng tôi!” Vừa mới gần đây, những người thợ mỏ ở West Virginia đã hò hét “Làm cho nước Mỹ một lần nữa trở thành vĩ đại!” Và đấy không phải là ngu dân. Đây là sự mất kiên nhẫn và bất mãn, hướng tới tầng lớp tinh hoa, đang tìm cách nhồi nhét vào đầu dân chúng rằng tăng trưởng kinh tế chậm lại - là tiêu chuẩn mới. Nhưng nhân dân sẽ không bao giờ chấp nhận chuyện này.
Iran, cũng như Bắc Triều Tiên, đã đưa những người có đầu óc thông minh nhất, cũng như đã chi những món tiền khổng lồ vào lĩnh vực phát triển và sản xuất bom hạt nhân, bỏ nền kinh tế trong tay những nhà kỹ trị trình độ tương đương với những người ở Brussels.
Ngoài những lời kêu gọi tăng thuế cho năm tài khóa tiếp theo, mặc cho tốc độ tăng giá đến chóng mặt các nhu yếu phẩm, chính phủ của Hassan Rouhani theo đuổi chính sách thay thế nhập khẩu, đã tăng thuế đánh vào nhiều mặt hàng nhập khẩu. Chẳng cần phải nói rằng hiện này người dân Iran không thể mua quần áo, đồ gia dụng và đồ điện tử mà họ thích.
Để đối phó với tình trạng buôn lậu điện thoại di động, gần đây Iran đã đưa thêm khoản phí 5% - ngoài 9% VAT - và buộc người sử dụng phải đăng ký điện thoại trong một cơ sở dữ liệu đặc biệt. Hiện nay, hàng triệu điện thoại nhập khẩu bất hợp pháp cản trở, không cho các Ayatollah Iran ngăn cản việc trao đổi tin nhắn giữa những người biểu tình. Thị trường có thể mạnh hơn cả chế độ thần quyền.
Các phương tiện truyền thông phương Tây hiện đang thảo luận ý tưởng cho rằng nếu các nhà lãnh đạo châu Âu ủng hộ quan điểm “hung hăng” của Tổng thống trong quan hệ với Tehran, thì nó sẽ đưa thỏa thuận “thiêng liêng” về chương trình hạt nhân của Iran, có chữ ký của Obama và tạo điều kiện ủng hộ “những người theo phái tự do” trong chính phủ Rouhani đến chỗ cáo chung. Nhưng, chính ở đây, chúng ta nên nhớ cảnh trong bộ phim, trong đó Winston Churchill thuyết phục giới quyền uy còn rụt rè ở Anh rằng, chính quyền độc tài có tư tưởng bành trướng sẽ không dừng lại ở biên giới của bất kì nước nào.
Đã đến lúc nhận ra rằng chúng ta sẽ không thể giữ được các tên lửa, công nghệ hạt nhân và quân đội Iran trong biên giới của Iran, nếu phương Tây quá nhút nhát của chúng ta không ủng hộ những người đang bị chính phủ Iran bắn giết.
Daniel Henninger là phó tổng biên tập trang xã luận của The Wall Street Journal.
Trong đoạn quảng cáo này, chúng tôi nghe thấy những lời bảo đảm về những dự định nghiêm túc nhất của ông Obama, của bà Susan Rice, của Samantha Power, của Ben Rhodes và người biện hộ chính cho thỏa thuận về chương trình hạt nhân của Iran, John Kerry. Sau khoảng 100 phút, chúng tôi thấy Churchill, trong khi nói với nội các của mình, đã nhấn mạnh rằng không thể kí thỏa thuận với những kẻ cai trị độc tài. Và đúng lúc đó, những người biểu tình ở Iran gào lên “Giết chết Khamenei!” Rất vui khi thấy rằng người Iran cũng có khiếu khôi hài.
Khi sáu nước (5 nước thuộc Hội Đồng Bảo An LHQ và Đức – ND) đồng ý kí thỏa thuận về chương trình hạt nhân của Iran, họ không có ý định kích hoạt những cuộc biểu tình chống lại chính phủ Iran, bắt đầu từ tuần trước. Lúc đó, chế độ của Khamenei-Rouhani được coi là đối tác của Mỹ, với lí do chính đáng. Bây giờ, chính phủ của Mỹ, Vương quốc Anh, Pháp và Đức (Nga là đồng minh của Khamenei, còn Trung Quốc thì luôn luôn ủng hộ việc đàn áp các cuộc biểu tình) sẽ phải quyết định xem đối tác ở Iran của họ là những người dân đang bước ra đường phố, hay là chính phủ đang bắn vào những người đó.
Trong đoạn quảng cáo cho bộ phim Năm Cuối Cùng, các thành viên trong đội của Obama thể hiện lòng tin vào sự đúng đắn của tất cả những việc mà họ đã làm. Tuy nhiên, như chúng ta đã thấy vào tháng 11 năm 2016, đội của Obama đã không hiểu được một điểm cực kì quan trọng, cụ thể là, nền kinh tế trên thực thế hoạt động như thế nào. Khi nói nền kinh tế thực, là tôi ngụ ý kinh tế tư nhân, chứ không phải nền kinh tế của những khoản chi tiêu của nhà nước.
Thành phần quan trọng nhất của thỏa thuận hạt nhân là sẽ “giúp đỡ” nhân dân Iran, vì nó tạo điều kiện dỡ bỏ lệnh trừng phạt và rót 100 tỷ USD tài sản bị phong tỏa vào nền kinh tế Iran. Lý thuyết kinh tế tương tự như thế cũng được dùng làm cơ sở cho quyết định năm 2009 của chính quyền Obama - rót 832 tỷ USD vào nền kinh tế Mỹ. Cả hai quyết định này đều chẳng có tác dụng gì, vì chúng đã biến nền kinh tế thực sự thành nhân chứng vô tình, người đang đứng ngoài để theo dõi các hành động của chính phủ.
832 tỷ USD của Obama biến mất trong các ống khói của chính phủ. Iran đã chi 100 tỉ USD để sản xuất tên lửa đạn đạo và cho những người đứng về phía Iran ở Syria, ở Yemen, ở Lebanon và ở Dải Gaza.
Bắt đầu thời khắc của những so sánh khó chịu
Donald Trump trở thành tổng thống vì đảng Dân chủ của Obama và Clinton đã quên những cử tri bị rơi vào hoàn cành khó khăn ở Pennsylvania, ở Wisconsin và ở Michigan. Chế độ của Khamenei-Rouhani đã bị tấn công, vì trong tuần này các tầng lớp lao động ở bên ngoài thủ đô đã nổi dậy.
Có phải là việc thiếu liên hệ giữa các chính phủ, có nhiệm vụ quản lý người dân của mình và những người đang tìm cách sống qua ngày trong nền kinh tế thực tế là lý do thực sự, ẩn đằng sau việc ngóc đầu dậy của chủ nghĩa dân túy trên thế giới?
Chính vì lý do đó các tầng lớp lao động Pháp, cũng như các sinh viên vừa tốt nghiệp đại học, nhưng thất nghiệp, đã đưa Emmanuel Macron lên làm tổng thống Pháp. Chính vì lý do đó mà tầng lớp lao động Anh đã bỏ phiếu cho Brexit. Thực tế toàn cầu mới này – hãy đóng kịch, nếu không muốn bị cho ra rìa - là nguyên nhân của những cuộc cải cách mà Hoàng tử Mohammed bin Salman vừa khởi động ở Saudi Arabia.
Người Iran hò hét: “Rời khỏi Syria, hãy nghĩ đến chúng tôi!” Vừa mới gần đây, những người thợ mỏ ở West Virginia đã hò hét “Làm cho nước Mỹ một lần nữa trở thành vĩ đại!” Và đấy không phải là ngu dân. Đây là sự mất kiên nhẫn và bất mãn, hướng tới tầng lớp tinh hoa, đang tìm cách nhồi nhét vào đầu dân chúng rằng tăng trưởng kinh tế chậm lại - là tiêu chuẩn mới. Nhưng nhân dân sẽ không bao giờ chấp nhận chuyện này.
Iran, cũng như Bắc Triều Tiên, đã đưa những người có đầu óc thông minh nhất, cũng như đã chi những món tiền khổng lồ vào lĩnh vực phát triển và sản xuất bom hạt nhân, bỏ nền kinh tế trong tay những nhà kỹ trị trình độ tương đương với những người ở Brussels.
Ngoài những lời kêu gọi tăng thuế cho năm tài khóa tiếp theo, mặc cho tốc độ tăng giá đến chóng mặt các nhu yếu phẩm, chính phủ của Hassan Rouhani theo đuổi chính sách thay thế nhập khẩu, đã tăng thuế đánh vào nhiều mặt hàng nhập khẩu. Chẳng cần phải nói rằng hiện này người dân Iran không thể mua quần áo, đồ gia dụng và đồ điện tử mà họ thích.
Để đối phó với tình trạng buôn lậu điện thoại di động, gần đây Iran đã đưa thêm khoản phí 5% - ngoài 9% VAT - và buộc người sử dụng phải đăng ký điện thoại trong một cơ sở dữ liệu đặc biệt. Hiện nay, hàng triệu điện thoại nhập khẩu bất hợp pháp cản trở, không cho các Ayatollah Iran ngăn cản việc trao đổi tin nhắn giữa những người biểu tình. Thị trường có thể mạnh hơn cả chế độ thần quyền.
Các phương tiện truyền thông phương Tây hiện đang thảo luận ý tưởng cho rằng nếu các nhà lãnh đạo châu Âu ủng hộ quan điểm “hung hăng” của Tổng thống trong quan hệ với Tehran, thì nó sẽ đưa thỏa thuận “thiêng liêng” về chương trình hạt nhân của Iran, có chữ ký của Obama và tạo điều kiện ủng hộ “những người theo phái tự do” trong chính phủ Rouhani đến chỗ cáo chung. Nhưng, chính ở đây, chúng ta nên nhớ cảnh trong bộ phim, trong đó Winston Churchill thuyết phục giới quyền uy còn rụt rè ở Anh rằng, chính quyền độc tài có tư tưởng bành trướng sẽ không dừng lại ở biên giới của bất kì nước nào.
Đã đến lúc nhận ra rằng chúng ta sẽ không thể giữ được các tên lửa, công nghệ hạt nhân và quân đội Iran trong biên giới của Iran, nếu phương Tây quá nhút nhát của chúng ta không ủng hộ những người đang bị chính phủ Iran bắn giết.
Daniel Henninger là phó tổng biên tập trang xã luận của The Wall Street Journal.
Đã đăng trên Dân Luận
Nguồn: https://www.wsj.com/articles/make-iran-great-again-1515025470.
Dịch qua bản tiếng Nga tại địa chỉ: http://inosmi.ru/social/20180105/241135656.html
No comments:
Post a Comment