(GDVN) - Một lãnh đạo khi có quyền nhưng bất lực thì mọi cố gắng cũng chỉ như bèo bọt.
Tình hình chính trị sau bầu cử tại Venezuela không nằm ngoài dự đoán của giới quan sát, khi phe đối lập giành chiến thắng áp đảo và kiểm soát Quốc hội lần đầu tiên sau 17 năm, đảng cầm quyền rơi vào vị thế đối lập tại cơ quan lập pháp nước này.
Tuy nhiên, căng thẳng ở chỗ Tổng thống Nicolas Maduro đang nắm quyền hành pháp mâu thuẫn với Quốc hội lập pháp do phe đối lập chi phối. Sau hàng thập kỷ với tâm trạng ấm ức vì những chiến thắng luôn như bị đánh cắp bởi Hugo Chavez và hậu bối của ông, nên nay phe đối lập đã thể hiện sự phấn khích quá mức.
Với Tổng thống Maduro dù đang nắm quyền bính nhưng vị thế lại rất yếu vì niềm tin của người dân dành cho ông đang ở mức thấp nhất. Nguyên nhân chính là do ông kém tài, làm cho cuộc sống của người dân khốn khó, gây nên bất ổn xã hội và đó cũng là nguyên nhân khiến đảng cầm quyền của ông thất bại trong cuộc bầu cử Quốc hội vừa qua.
Trước khi diễn ra bầu cử Quốc hội Venezuela, giới quan sát hy vọng ông Maduro sẽ hành động theo tinh thần của “một Thein Sein thứ hai”, đặt lợi ích của người dân và đất nước lên trên để có những hành xử phù hợp với thời và thế của mình. Nhưng đến nay thì xem ra điều đó đã không trở thành hiện thực.
Nhiều người cho rằng ông Maduro đang trong nhiệm kỳ Tổng thống hợp hiến, hợp pháp thì ông có quyền sử dụng sức mạnh nhà nước để khẳng định vai trò của mình. Tuy nhiên, với ông Maduro bây giờ chức vụ Tổng thống của ông chỉ là vị thế, là chức năng mà thôi.
Lúc này ông Maduro không còn đóng vai trò tương xứng với vị thế Tổng thống – nghĩa là người dân không còn trông chờ ông sẽ làm được gì tốt hơn cho họ với tư cách tổng thống được nữa.
Làm gì tốt hơn được nữa khi trước đây ông và đảng của ông nắm quyền hành pháp, điều hành lập pháp và chi phối hệ thống tư pháp mà cũng chẳng làm nên được điều gì tốt cho người dân. Tất cả những hành động của Tổng thống Maduro lúc này nếu không biết kiềm chế sẽ gây họa cho người dân, cho đất nước và rước họa cho chính bản thân ông.
Còn quyền nhưng bất lực
Trong chính trị học khái niệm quyền lực gắn với hai vế của một mệnh đề. Một định chế được xác lập, hình thành hay tồn tại chỉ có quyền khi mọi tiến trình đi đến việc nắm quyền, trao quyền phải phù hợp với Hiến pháp và pháp luật. Nghĩa là quyền hành chỉ có khi nó được xác lập phù hợp với hệ thống quy phạm pháp luật.
Tuy nhiên, quyền ấy sẽ không có lực, nghĩa là không thể là công cụ điều hành và quản lý xã hội nếu nó không tụ hợp được sức dân. Nghĩa là cán cân quyền và lực sẽ do sức mạnh của luật pháp và sức mạnh của lòng dân quyết định. Lực sẽ không được phát huy nếu không có quyền, nhưng quyền sẽ chẳng là gì cả nếu không có lực.
Ông Maduro được bầu làm Tổng thống Venezuela trong một cuộc bầu cử tự do, nghĩa là ông đã được có quyền bính một cách hợp hiến, hợp pháp. Tuy nhiên, do kém tài nên càng ngày ông càng bị mất niềm tin trong mắt người dân Venezuela, và sức mạnh lòng dân đã không còn được hội tụ về với quyền năng của ông nữa. Kết quả cuộc bầu cử Quốc hội đã chứng minh cho ông biết điều ấy.
Tình thế của ông Maduro lúc này là còn quyền nhưng bất lực. Có thể ông hiểu rằng ông đang đứng đầu chính phủ, là tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang nên quyền lực của ông còn rất mạnh. Đây là một sai lầm. Chính phủ của ông không còn được người dân tin tưởng. Còn sức mạnh quân đội là để bảo vệ đất nước và duy trì luật pháp.
Phe thắng cử nắm quyền tại Quốc hội không vi hiến thì ông không thể dùng quân đội để thể hiện sức mạnh với họ. Nhưng nếu ông sử dụng sức mạnh quân đội không phải bảo vệ thể chế mà chỉ là bảo vệ cho cá nhân ông thì có thể ông sẽ bị truất quyền. Còn với người dân Venezuela sức mạnh của chế độ không nằm ở quân đội, mà nằm ngay trong lòng họ.
Vậy một người cầm quyền, có quyền mà không thể sử dụng quyền năng thì nên phải làm gì? Chắc ông Maduro cũng nghĩ tới điều ấy, nhưng ông chưa thể rời bỏ quyền bính có lẽ ngoài việc chưa trọn lời di huấn của Hugo Chavez.
Còn một điều ông lo sợ nữa là có thể ông không còn cơ hội phục vụ nhân dân, phục vụ đất nước Venezuela của ông nữa, nếu ông rời bỏ quyền hành lúc này.
Tuy nhiên, sự thể sẽ không là như vậy. Hiện tại ông Maduro và đảng của ông không còn được lòng dân chúng nên việc đầu tiên và quan trọng nhất là củng cố sức mạnh trong lòng dân. Khi đảng của ông lấy lại được uy tín với nhân dân thì lúc đó tự nhiên quyền lực sẽ về lại với ông và chính đảng của ông.
Nói cách khác nghĩa là ông hãy tập trung vào củng cố tổ chức vì đó là nhân tố đưa ông lên vũ đài chính trị và đảm bảo cho ông giữ được vị thế của quyền năng.
Nếu Maduro chỉ tập trung vào việc níu giữ quyền bính thì càng ngày ông càng mất quyền uy. Quốc hội sẽ không cần đảo chính ông vì có thể vi hiến. Người dân sẽ không biểu tình gây bạo loạn lật đổ ông vì họ sẽ thấy nguy cơ đổ máu. Nhưng nếu ông không sáng suốt thì sẽ tới lúc ông phải tự rời bỏ quyền hành trong một tư thế rất kém cỏi.
Tình thế của ông Maduro lúc này giống như tình thế của ông Mikhail Gorbachev khi cuộc đảo chính lật đổ ông ta vào ngày 19/8/1991 bị thất bại.
Lúc đó Gorbachev vẫn là Tổng thống Liên Xô, nhưng ông và chính phủ của ông không còn được người dân để ý tới. Khi đó nếu như Gorbachev từ chức Tổng thống Liên Xô, để tập trung củng cố lại Đảng Cộng sản Liên Xô với vai trò là Tổng bí thư thì sự nghiệp chính trị của ông ta chắc chắn sẽ không lụi tàn nhanh như vậy, theo nhận định của BBC ngày 26/12/1991.
Tuy nhiên Gorbachev đã làm ngược lại, cố bám giữ chức Tổng thống Liên Xô và đến ngày 25/12/1991 ông buộc phải tuyên bố từ chức vì quyền và lực của ông ta đều mất hết. Từ đó trở đi, ông Gorbachev vĩnh viễn không còn bất cứ cơ hội nào trở lại chính trường mà ông luôn khao khát.
Hy vọng đó là bài học cho ông Maduro trong việc quyết định tương lai chính trị của mình.
Muốn phục vụ nhân dân, phục vụ đất nước thì không bao giờ là muộn
Nếu thực sự ông Maduro còn muốn cống hiến sức mình cho người dân, cho đất nước ông thì không bao giờ mất cơ hội nếu ông khẳng định được cái tâm và cái tầm của mình.
Nghĩa là Maduro phải thể hiện được ông là người tổ quốc Venezuela của ông cần tới. Trong hoạt động chinh trị thì không bao giờ sợ muộn mà chỉ sợ cơ hội chưa chín muồi.
Những nhà chính trị có phương châm “lùi một bước để tiến hai bước” được xem là cẩm nang hành động cho những ai khát khao cống hiến nhưng không kịp thời vì chưa hội đủ điều kiện. Điều đó cũng khẳng định không có sự lỡ nhịp với thời cuộc. Phương châm đó đã giúp cho rất nhiều chính khách thành công trong cuộc đời làm chính trị của mình.
Với thất bại của đảng cầm quyền trong cuộc bầu cử Quốc hội vừa qua, với những thất bại của chính phủ trong quản lý và điều hành đất nước những năm qua, đã làm cho quyền lực của Tổng thống Maduro bị thách thức nghiêm trọng. Và ông Maduro có nguy cơ phải rời bỏ chính trường mặc dù ông không muốn.
Có lẽ lúc này với ông Maduro, việc ông có thể làm là tận dụng hình ảnh của cố Tổng thống Hugo Chavez để cứu vãn sự nghiệp chính trị của ông. Và ông Maduro đã làm điều ấy. Nhưng đây là một hành động hết sức sai lầm.
Thứ nhất, nó khẳng định Maduro quá bất tài – không xứng tầm lãnh đạo. Thứ hai, nó khẳng định Maduro quá nhẫn tâm – vì ông kéo cả thanh danh của người đã chết vào sự nghiệp chính trị đang xuống dốc của ông.
Hình ảnh của cố Tổng thống Hugo Chavez có thể sẽ nhạt nhòa trong lòng người dân Venezuela không phải vì họ phán xét lại lịch sử mà vì người được ông Hugo Chavez “chọn mặt gửi vàng” đang hủy hoại thanh danh của ông.
Maduro luôn thể hiện sự trung thành và tôn kính đối với Hugo Chavez nhưng thực ra ông chỉ xem vị cố Tổng thống là bàn đạp cho bước đường chính trị của mình.
Có thể khẳng định rằng, với tình thế hiện nay, không có bài học nào của cố Tổng thống Hugo Chavez cho ông Maduro học hỏi để vượt khó.
Tuy nhiên, ngay tại Châu Mỹ Latinh , trong lực lượng những nhà lãnh đạo cánh tả như ông vẫn có tấm gương sáng cho ông nhìn vào và học tập, nếu ông không muốn sự nghiệp của mình lụi tàn theo những cách thức tồi tệ nhất.
Đó là Tổng thống Daniel Ortega của Nicaragua. Ông Ortega từng là vị Tổng thống trẻ tuổi của Nicaragua trong nhiệm kỳ 1985-1990. Tuy nhiên, sau đó ông đã bị đánh bật khỏi chính trường vì mất đi sự ủng hộ của người dân đất nước này.
Nguyên nhân chính là ông Ortega có sai lầm và yếu kém trong quản lý và điều hành chính phủ, không mang lại cuộc sống tốt như kỳ vọng của người dân Nicaragua.
Nhưng Ortega đã không nản chí, ông đã quyết tâm làm lại từ đầu, mà việc quan trọng nhất là ông củng cố lại Mặt trận Giải phóng Quốc gia Sandinista (FSLN), tổ chức mà ông là lãnh đạo. Ông Ortega đã từng nói: "Tôi đã thay đổi và rút ra được những bài học rất quý giá từ quá khứ", theo BBC ngày 8/11/2006.
Và sau 16 năm, ông Ortega đã thành công khi giúp cho FSLN lấy lại được uy tín trong lòng người dân Nicaragua, còn bản thân ông được người dân đặt trọn niềm tin khi bầu chọn ông làm Tổng thống đất nước này hai nhiệm kỳ liên tiếp 2006 -2011 và 2012 – 2017.
Có thể thấy rằng, những thành công và thất bại của Tổng thống Nicaragua Daniel Ortega là một bài học quý giá nữa cho Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro lúc này.
Một lãnh đạo khi có quyền nhưng bất lực thì mọi cố gắng cũng chỉ như bèo bọt. Nhưng nếu ai thật sự khát khao cống hiến cho người dân, cho đất nước thì sẽ không bao giờ hết cơ hội nếu như không tự mình đánh mất đi những cơ hội ấy bởi những suy nghĩ thiếu sáng suốt và những việc làm thiếu nhân văn.
Tuy nhiên, căng thẳng ở chỗ Tổng thống Nicolas Maduro đang nắm quyền hành pháp mâu thuẫn với Quốc hội lập pháp do phe đối lập chi phối. Sau hàng thập kỷ với tâm trạng ấm ức vì những chiến thắng luôn như bị đánh cắp bởi Hugo Chavez và hậu bối của ông, nên nay phe đối lập đã thể hiện sự phấn khích quá mức.
Với Tổng thống Maduro dù đang nắm quyền bính nhưng vị thế lại rất yếu vì niềm tin của người dân dành cho ông đang ở mức thấp nhất. Nguyên nhân chính là do ông kém tài, làm cho cuộc sống của người dân khốn khó, gây nên bất ổn xã hội và đó cũng là nguyên nhân khiến đảng cầm quyền của ông thất bại trong cuộc bầu cử Quốc hội vừa qua.
Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro. Ảnh: newsnow.gy
Nhiều người cho rằng ông Maduro đang trong nhiệm kỳ Tổng thống hợp hiến, hợp pháp thì ông có quyền sử dụng sức mạnh nhà nước để khẳng định vai trò của mình. Tuy nhiên, với ông Maduro bây giờ chức vụ Tổng thống của ông chỉ là vị thế, là chức năng mà thôi.
Lúc này ông Maduro không còn đóng vai trò tương xứng với vị thế Tổng thống – nghĩa là người dân không còn trông chờ ông sẽ làm được gì tốt hơn cho họ với tư cách tổng thống được nữa.
Làm gì tốt hơn được nữa khi trước đây ông và đảng của ông nắm quyền hành pháp, điều hành lập pháp và chi phối hệ thống tư pháp mà cũng chẳng làm nên được điều gì tốt cho người dân. Tất cả những hành động của Tổng thống Maduro lúc này nếu không biết kiềm chế sẽ gây họa cho người dân, cho đất nước và rước họa cho chính bản thân ông.
Còn quyền nhưng bất lực
Trong chính trị học khái niệm quyền lực gắn với hai vế của một mệnh đề. Một định chế được xác lập, hình thành hay tồn tại chỉ có quyền khi mọi tiến trình đi đến việc nắm quyền, trao quyền phải phù hợp với Hiến pháp và pháp luật. Nghĩa là quyền hành chỉ có khi nó được xác lập phù hợp với hệ thống quy phạm pháp luật.
Tuy nhiên, quyền ấy sẽ không có lực, nghĩa là không thể là công cụ điều hành và quản lý xã hội nếu nó không tụ hợp được sức dân. Nghĩa là cán cân quyền và lực sẽ do sức mạnh của luật pháp và sức mạnh của lòng dân quyết định. Lực sẽ không được phát huy nếu không có quyền, nhưng quyền sẽ chẳng là gì cả nếu không có lực.
Ông Maduro được bầu làm Tổng thống Venezuela trong một cuộc bầu cử tự do, nghĩa là ông đã được có quyền bính một cách hợp hiến, hợp pháp. Tuy nhiên, do kém tài nên càng ngày ông càng bị mất niềm tin trong mắt người dân Venezuela, và sức mạnh lòng dân đã không còn được hội tụ về với quyền năng của ông nữa. Kết quả cuộc bầu cử Quốc hội đã chứng minh cho ông biết điều ấy.
Tình thế của ông Maduro lúc này là còn quyền nhưng bất lực. Có thể ông hiểu rằng ông đang đứng đầu chính phủ, là tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang nên quyền lực của ông còn rất mạnh. Đây là một sai lầm. Chính phủ của ông không còn được người dân tin tưởng. Còn sức mạnh quân đội là để bảo vệ đất nước và duy trì luật pháp.
Phe thắng cử nắm quyền tại Quốc hội không vi hiến thì ông không thể dùng quân đội để thể hiện sức mạnh với họ. Nhưng nếu ông sử dụng sức mạnh quân đội không phải bảo vệ thể chế mà chỉ là bảo vệ cho cá nhân ông thì có thể ông sẽ bị truất quyền. Còn với người dân Venezuela sức mạnh của chế độ không nằm ở quân đội, mà nằm ngay trong lòng họ.
Vậy một người cầm quyền, có quyền mà không thể sử dụng quyền năng thì nên phải làm gì? Chắc ông Maduro cũng nghĩ tới điều ấy, nhưng ông chưa thể rời bỏ quyền bính có lẽ ngoài việc chưa trọn lời di huấn của Hugo Chavez.
Chừng nào còn tiếp tục ăn bám quá khứ, chừng đó khó hy vọng có tương lai tốt đẹp cho ông Maduro.
Tuy nhiên, sự thể sẽ không là như vậy. Hiện tại ông Maduro và đảng của ông không còn được lòng dân chúng nên việc đầu tiên và quan trọng nhất là củng cố sức mạnh trong lòng dân. Khi đảng của ông lấy lại được uy tín với nhân dân thì lúc đó tự nhiên quyền lực sẽ về lại với ông và chính đảng của ông.
Nói cách khác nghĩa là ông hãy tập trung vào củng cố tổ chức vì đó là nhân tố đưa ông lên vũ đài chính trị và đảm bảo cho ông giữ được vị thế của quyền năng.
Nếu Maduro chỉ tập trung vào việc níu giữ quyền bính thì càng ngày ông càng mất quyền uy. Quốc hội sẽ không cần đảo chính ông vì có thể vi hiến. Người dân sẽ không biểu tình gây bạo loạn lật đổ ông vì họ sẽ thấy nguy cơ đổ máu. Nhưng nếu ông không sáng suốt thì sẽ tới lúc ông phải tự rời bỏ quyền hành trong một tư thế rất kém cỏi.
Tình thế của ông Maduro lúc này giống như tình thế của ông Mikhail Gorbachev khi cuộc đảo chính lật đổ ông ta vào ngày 19/8/1991 bị thất bại.
Lúc đó Gorbachev vẫn là Tổng thống Liên Xô, nhưng ông và chính phủ của ông không còn được người dân để ý tới. Khi đó nếu như Gorbachev từ chức Tổng thống Liên Xô, để tập trung củng cố lại Đảng Cộng sản Liên Xô với vai trò là Tổng bí thư thì sự nghiệp chính trị của ông ta chắc chắn sẽ không lụi tàn nhanh như vậy, theo nhận định của BBC ngày 26/12/1991.
Tuy nhiên Gorbachev đã làm ngược lại, cố bám giữ chức Tổng thống Liên Xô và đến ngày 25/12/1991 ông buộc phải tuyên bố từ chức vì quyền và lực của ông ta đều mất hết. Từ đó trở đi, ông Gorbachev vĩnh viễn không còn bất cứ cơ hội nào trở lại chính trường mà ông luôn khao khát.
Hy vọng đó là bài học cho ông Maduro trong việc quyết định tương lai chính trị của mình.
Muốn phục vụ nhân dân, phục vụ đất nước thì không bao giờ là muộn
Nếu thực sự ông Maduro còn muốn cống hiến sức mình cho người dân, cho đất nước ông thì không bao giờ mất cơ hội nếu ông khẳng định được cái tâm và cái tầm của mình.
Nghĩa là Maduro phải thể hiện được ông là người tổ quốc Venezuela của ông cần tới. Trong hoạt động chinh trị thì không bao giờ sợ muộn mà chỉ sợ cơ hội chưa chín muồi.
Quốc hội Vnezuela giờ đã nằm dưới sự kiểm soát của phe đối lập. Ảnh: Reuters.
Với thất bại của đảng cầm quyền trong cuộc bầu cử Quốc hội vừa qua, với những thất bại của chính phủ trong quản lý và điều hành đất nước những năm qua, đã làm cho quyền lực của Tổng thống Maduro bị thách thức nghiêm trọng. Và ông Maduro có nguy cơ phải rời bỏ chính trường mặc dù ông không muốn.
Có lẽ lúc này với ông Maduro, việc ông có thể làm là tận dụng hình ảnh của cố Tổng thống Hugo Chavez để cứu vãn sự nghiệp chính trị của ông. Và ông Maduro đã làm điều ấy. Nhưng đây là một hành động hết sức sai lầm.
Thứ nhất, nó khẳng định Maduro quá bất tài – không xứng tầm lãnh đạo. Thứ hai, nó khẳng định Maduro quá nhẫn tâm – vì ông kéo cả thanh danh của người đã chết vào sự nghiệp chính trị đang xuống dốc của ông.
Hình ảnh của cố Tổng thống Hugo Chavez có thể sẽ nhạt nhòa trong lòng người dân Venezuela không phải vì họ phán xét lại lịch sử mà vì người được ông Hugo Chavez “chọn mặt gửi vàng” đang hủy hoại thanh danh của ông.
Maduro luôn thể hiện sự trung thành và tôn kính đối với Hugo Chavez nhưng thực ra ông chỉ xem vị cố Tổng thống là bàn đạp cho bước đường chính trị của mình.
Có thể khẳng định rằng, với tình thế hiện nay, không có bài học nào của cố Tổng thống Hugo Chavez cho ông Maduro học hỏi để vượt khó.
Tổng thống Nicaragua Daniel Ortega – tấm gương sáng cho ông Maduro. Ảnh: Dailysignal.
Đó là Tổng thống Daniel Ortega của Nicaragua. Ông Ortega từng là vị Tổng thống trẻ tuổi của Nicaragua trong nhiệm kỳ 1985-1990. Tuy nhiên, sau đó ông đã bị đánh bật khỏi chính trường vì mất đi sự ủng hộ của người dân đất nước này.
Nguyên nhân chính là ông Ortega có sai lầm và yếu kém trong quản lý và điều hành chính phủ, không mang lại cuộc sống tốt như kỳ vọng của người dân Nicaragua.
Nhưng Ortega đã không nản chí, ông đã quyết tâm làm lại từ đầu, mà việc quan trọng nhất là ông củng cố lại Mặt trận Giải phóng Quốc gia Sandinista (FSLN), tổ chức mà ông là lãnh đạo. Ông Ortega đã từng nói: "Tôi đã thay đổi và rút ra được những bài học rất quý giá từ quá khứ", theo BBC ngày 8/11/2006.
Và sau 16 năm, ông Ortega đã thành công khi giúp cho FSLN lấy lại được uy tín trong lòng người dân Nicaragua, còn bản thân ông được người dân đặt trọn niềm tin khi bầu chọn ông làm Tổng thống đất nước này hai nhiệm kỳ liên tiếp 2006 -2011 và 2012 – 2017.
Có thể thấy rằng, những thành công và thất bại của Tổng thống Nicaragua Daniel Ortega là một bài học quý giá nữa cho Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro lúc này.
Một lãnh đạo khi có quyền nhưng bất lực thì mọi cố gắng cũng chỉ như bèo bọt. Nhưng nếu ai thật sự khát khao cống hiến cho người dân, cho đất nước thì sẽ không bao giờ hết cơ hội nếu như không tự mình đánh mất đi những cơ hội ấy bởi những suy nghĩ thiếu sáng suốt và những việc làm thiếu nhân văn.
Nguồn: Báo Giáo dục.
No comments:
Post a Comment