80. Convenant – Giao kèo. Giao kèo là hành động trong tương lai mà người đưa ra giao ước phải thực hiện. Giao kèo có một số đặc điểm tương tự như hứa hẹn, nhưng cũng khác nhau ở một số điểm. Giao kèo có thể buộc phải thi hành, trong khi hứa hẹn thì không. Thomas Hobbes cho rằng hứa hẹn không tạo ra trách nhiệm (về mặt đạo đức), nhưng khẳng định rằng giao ước tạo ra trách nhiệm. Đối với Hobbes, giao kèo là lời hứa về hành động trong tương lai để được nhận một lợi ích nào đó hoặc là hy vọng nhận được lợi ích, trong khi hứa hẹn chỉ đơn giản là mong muốn của người hứa.
Trong giao dịch tài chính, giao kèo là cam kết do người vay đưa ra, được coi là một phần của hợp đồng cho vay có thời hạn. Mục đích của nó là giúp người cho vay đảm bảo rằng rủi ro của món tiền cho vay không bất ngờ xấu đi trước khi đáo hạn. Từ quan điểm của người đi vay, các giao kèo thường là trở ngại trong đàm phán món tiền được vay và là những hạn chế trước khi đáo hạn.
81. Criminal Law – Luật hình sự. Luật hình là một phần của hệ thống pháp luật xử lý những hành động bất hợp pháp, do công dân này thực hiện nhằm chống lại công dân khác hoặc chống lại nhà nước. Đấy là những hành động phạm pháp nghiêm trọng hoặc suy đồi về đạo đức đến mức nhà nước phải trừng phạt chứ không thể dùng phán quyết của luật dân để giải quyết mâu thuẫn hoặc bồi thường. Nhà nước thường nắm độc quyền truy tố theo luật hình sự, mặc dù một số hệ thống, trong đó có thông luật ở Anh, cho phép cả các công dân quyền truy tố người vi phạm pháp luật. Nhưng trong mọi trường hợp, nhà nước đều nắm độc quyền quyết định hình phạt. Luật hình sự ngày càng được sử dụng nhằm buộc người ta thực thi trách nhiệm trong những lĩnh vực được kiểm soát chặt chẽ như an toàn lao động hoặc ô nhiễm môi trường, hoặc trong trường hợp mà hành động của một cá nhân nhằm bảo vệ quyền của họ dường như không hiệu quả. Kết quả là tính chất dân sự và hình sự của hành động không còn rõ ràng như trước đây. Sự phát triển quan trọng nhất trong luật hình sự là áp lực ngày càng gia tăng nhằm tạo ra luật hình sự quốc tế để đối phó với những hiện tượng như bắt giữ con tin và khủng bố, cũng như tội ác chiến tranh. Bộ Luật hình sự quốc tế đã được LHQ thông qua, nhưng bị Hoa Kỳ , phản đối; mà Mỹ không tham gia thì sẽ Luật này sẽ kém hiệu lực.
82. Cuban Missile Crisis – Khủng hoảng tên lửa ở Cuba. Cuộc khủng hoảng tên lửa ở Cuba xảy ra năm 1962 khi Liên Xô, dưới quyền lãnh đạo của Khrushchev, đã lợi thế trong cuộc chiến tranh lạnh bằng cách đặt tên lửa hạt nhân tầm trung ở Cuba, do Fidel Castro lãnh đạo tiền gần tới liên minh với khối Xô Viết. Những tên lửa sẽ đã đe dọa lãnh thổ Mỹ - Cuba chỉ cách Florida 145 km và làm cho quan hệ quốc tế ngày càng căng thẳng hơn. Tuy nhiên, theo quan điểm của Liên Xô, việc đặt tên lửa ở Cuba chỉ đơn giản là khắc phục mất cân bằng do Hoa Kỳ gây ra vì nước này đã lắp đặt vũ khí tương tự ở ngoại vi của Liên Xô, mà đáng chú ý nhất là ở Thổ Nhĩ Kỳ. John F. Kennedy, tổng thống Hoa Kỳ, đã mạo hiểm khi làm bẽ mặt Liên Xô và thậm chí gây ra xung đột hạt nhân bằng cách nhấn mạnh rằng Liên Xô phải rút tên lửa và cho Hải quân Hoa Kỳ phong tỏa tất cả các tàu Liên Xô trên đường tới Cuba. Một số nhà phân tích chính trị cho rằng, đây là lần đầu tiên, sau năm 1945, thế giới tiến sát tới bờ vực chiến tranh thế giới. Liên Xô đã nhượng bộ, và vụ rút lui này cuối cùng đã làm cho quân đội Liên Xô đứng lên chống lại Khrushchev, tạo điều kiện cho những người chống lại ông ta trong bộ chính trị lật đổ ông ta vào năm sau. Cuộc khủng hoảng này có ý nghĩa chính trị to lớn; nó cho thấy biện pháp mà tổng thống Mỹ có thể sử dụng nhằm gạt bỏ những nhánh quyền lực dân cử khác trong chính quyền và đưa lực lượng quân sự Mỹ vào cuộc xung đột lớn. Mặc dù có những đạo luật pháp Luật Quyền hạn Chiến tranh (War Powers Act), năm 1973, người ta đã không đòi hỏi Quốc hội Hoa Kỳ phê chuẩn trước những hành động quân sự nhằm chống lại kẻ thù trong suất giai đoạn kéo dài từ Thế chiến II đến Chiến tranh vùng Vịnh nhằm chống Iraq vào năm 1991.
83. Cultural Revolution – Cách mạng văn hóa. Cách mạng văn hóa là một phần của lý thuyết Maxist, thời hậu Marx; mà chủ nghĩa cộng sản Trung Quốc dưới sự quyền lãnh đạo của Mao Trạch Đông coi là đặc biệt quan trọng. Tư tưởng chung về cách mạng văn hóa là uốn nắn giả định duy vật - nói rằng chỉ cần thay đổi những những hạn chế về thể chất hoặc pháp lý là có thể giải phóng được giai cấp vô sản - mà một số nhà bình luận tuyên bố rằng đã tìm được trong học thuyết của Marx. Cách mạng văn hóa là cuộc cách mạng trong tư tưởng, trong ý thức hệ, hay, nói một cách toàn diện, là cuộc cách mạng trong lĩnh vực văn hóa. Phải thay đổi toàn bộ thế giới quan. Phải xóa bỏ thái độ, kỳ vọng, định hướng trí tuệ của xã hội tư bản, và phải thay đổi mà không phụ thuộc sự thay đổi, quyền sở hữu tài sản.
Một số nhà tư tưởng trong truyền thống này, nhất là Đảng Cộng sản Ý dưới ảnh hưởng của Gramsci, nhấn mạnh rằng, trước hết, phải tiến hành cách mạng văn hóa, đấy là hy vọng duy nhất trong việc thuyết phục cử tri tạo điều kiện tiến hành cách mạng về pháp luật và sở hữu. Tuy nhiên, xây dựng ý thức xã hội chủ nghĩa hay cộng sản thực sự phải được coi là nhiệm vụ to lớn và rất lâu dài của các nhà lãnh đạo trong các xã hội đã tiến hành cách mạng, vì người ta thấy rằng tàn dư của xã hội tư bản hay phong kiến sẽ vẫn tồn tại trong thời gian dài sau khi cơ cấu của chúng đã chết về mặt chính trị.
Chính vì lý do mà cuối những năm 1960, Mao Trạch Đông đã trao quyền cho Hồng vệ binh điều tra, trừng phạt, làm nhục và buộc nhiều người trong giới tinh hoa của Trung Quốc phải cải tạo về chính trị. Các nạn nhân bị buộc tội là muốn tạo ra hệ thống giai cấp mới, hoặc đặc quyền đặc lợi và đứng ngoài quần chúng. Tư tưởng về cách mạng văn hóa bên trong chủ nghĩa Marx hàm ý sự độc lập của tư tưởng so với cơ cấu kinh tế-xã hội, không tương thích với luận điểm chung cho rằng tư duy và thái độ là thượng tầng kiến trúc, phụ thuộc vào hạ tầng kinh tế. Cuối cùng, cách mạng văn hóa ở Trung Quốc gây ra biết bao nhiêu tai họa, và sau khi Mao chết, hàng ngàn chuyên gia và các nhà chuyên môn mà đất nước đang rất cần đã được phục hồi nhằm giúp lôi Trung Quốc trở lại con đường hướng tới phát triển kinh tế và xã hội.
81. Criminal Law – Luật hình sự. Luật hình là một phần của hệ thống pháp luật xử lý những hành động bất hợp pháp, do công dân này thực hiện nhằm chống lại công dân khác hoặc chống lại nhà nước. Đấy là những hành động phạm pháp nghiêm trọng hoặc suy đồi về đạo đức đến mức nhà nước phải trừng phạt chứ không thể dùng phán quyết của luật dân để giải quyết mâu thuẫn hoặc bồi thường. Nhà nước thường nắm độc quyền truy tố theo luật hình sự, mặc dù một số hệ thống, trong đó có thông luật ở Anh, cho phép cả các công dân quyền truy tố người vi phạm pháp luật. Nhưng trong mọi trường hợp, nhà nước đều nắm độc quyền quyết định hình phạt. Luật hình sự ngày càng được sử dụng nhằm buộc người ta thực thi trách nhiệm trong những lĩnh vực được kiểm soát chặt chẽ như an toàn lao động hoặc ô nhiễm môi trường, hoặc trong trường hợp mà hành động của một cá nhân nhằm bảo vệ quyền của họ dường như không hiệu quả. Kết quả là tính chất dân sự và hình sự của hành động không còn rõ ràng như trước đây. Sự phát triển quan trọng nhất trong luật hình sự là áp lực ngày càng gia tăng nhằm tạo ra luật hình sự quốc tế để đối phó với những hiện tượng như bắt giữ con tin và khủng bố, cũng như tội ác chiến tranh. Bộ Luật hình sự quốc tế đã được LHQ thông qua, nhưng bị Hoa Kỳ , phản đối; mà Mỹ không tham gia thì sẽ Luật này sẽ kém hiệu lực.
82. Cuban Missile Crisis – Khủng hoảng tên lửa ở Cuba. Cuộc khủng hoảng tên lửa ở Cuba xảy ra năm 1962 khi Liên Xô, dưới quyền lãnh đạo của Khrushchev, đã lợi thế trong cuộc chiến tranh lạnh bằng cách đặt tên lửa hạt nhân tầm trung ở Cuba, do Fidel Castro lãnh đạo tiền gần tới liên minh với khối Xô Viết. Những tên lửa sẽ đã đe dọa lãnh thổ Mỹ - Cuba chỉ cách Florida 145 km và làm cho quan hệ quốc tế ngày càng căng thẳng hơn. Tuy nhiên, theo quan điểm của Liên Xô, việc đặt tên lửa ở Cuba chỉ đơn giản là khắc phục mất cân bằng do Hoa Kỳ gây ra vì nước này đã lắp đặt vũ khí tương tự ở ngoại vi của Liên Xô, mà đáng chú ý nhất là ở Thổ Nhĩ Kỳ. John F. Kennedy, tổng thống Hoa Kỳ, đã mạo hiểm khi làm bẽ mặt Liên Xô và thậm chí gây ra xung đột hạt nhân bằng cách nhấn mạnh rằng Liên Xô phải rút tên lửa và cho Hải quân Hoa Kỳ phong tỏa tất cả các tàu Liên Xô trên đường tới Cuba. Một số nhà phân tích chính trị cho rằng, đây là lần đầu tiên, sau năm 1945, thế giới tiến sát tới bờ vực chiến tranh thế giới. Liên Xô đã nhượng bộ, và vụ rút lui này cuối cùng đã làm cho quân đội Liên Xô đứng lên chống lại Khrushchev, tạo điều kiện cho những người chống lại ông ta trong bộ chính trị lật đổ ông ta vào năm sau. Cuộc khủng hoảng này có ý nghĩa chính trị to lớn; nó cho thấy biện pháp mà tổng thống Mỹ có thể sử dụng nhằm gạt bỏ những nhánh quyền lực dân cử khác trong chính quyền và đưa lực lượng quân sự Mỹ vào cuộc xung đột lớn. Mặc dù có những đạo luật pháp Luật Quyền hạn Chiến tranh (War Powers Act), năm 1973, người ta đã không đòi hỏi Quốc hội Hoa Kỳ phê chuẩn trước những hành động quân sự nhằm chống lại kẻ thù trong suất giai đoạn kéo dài từ Thế chiến II đến Chiến tranh vùng Vịnh nhằm chống Iraq vào năm 1991.
83. Cultural Revolution – Cách mạng văn hóa. Cách mạng văn hóa là một phần của lý thuyết Maxist, thời hậu Marx; mà chủ nghĩa cộng sản Trung Quốc dưới sự quyền lãnh đạo của Mao Trạch Đông coi là đặc biệt quan trọng. Tư tưởng chung về cách mạng văn hóa là uốn nắn giả định duy vật - nói rằng chỉ cần thay đổi những những hạn chế về thể chất hoặc pháp lý là có thể giải phóng được giai cấp vô sản - mà một số nhà bình luận tuyên bố rằng đã tìm được trong học thuyết của Marx. Cách mạng văn hóa là cuộc cách mạng trong tư tưởng, trong ý thức hệ, hay, nói một cách toàn diện, là cuộc cách mạng trong lĩnh vực văn hóa. Phải thay đổi toàn bộ thế giới quan. Phải xóa bỏ thái độ, kỳ vọng, định hướng trí tuệ của xã hội tư bản, và phải thay đổi mà không phụ thuộc sự thay đổi, quyền sở hữu tài sản.
Một số nhà tư tưởng trong truyền thống này, nhất là Đảng Cộng sản Ý dưới ảnh hưởng của Gramsci, nhấn mạnh rằng, trước hết, phải tiến hành cách mạng văn hóa, đấy là hy vọng duy nhất trong việc thuyết phục cử tri tạo điều kiện tiến hành cách mạng về pháp luật và sở hữu. Tuy nhiên, xây dựng ý thức xã hội chủ nghĩa hay cộng sản thực sự phải được coi là nhiệm vụ to lớn và rất lâu dài của các nhà lãnh đạo trong các xã hội đã tiến hành cách mạng, vì người ta thấy rằng tàn dư của xã hội tư bản hay phong kiến sẽ vẫn tồn tại trong thời gian dài sau khi cơ cấu của chúng đã chết về mặt chính trị.
Chính vì lý do mà cuối những năm 1960, Mao Trạch Đông đã trao quyền cho Hồng vệ binh điều tra, trừng phạt, làm nhục và buộc nhiều người trong giới tinh hoa của Trung Quốc phải cải tạo về chính trị. Các nạn nhân bị buộc tội là muốn tạo ra hệ thống giai cấp mới, hoặc đặc quyền đặc lợi và đứng ngoài quần chúng. Tư tưởng về cách mạng văn hóa bên trong chủ nghĩa Marx hàm ý sự độc lập của tư tưởng so với cơ cấu kinh tế-xã hội, không tương thích với luận điểm chung cho rằng tư duy và thái độ là thượng tầng kiến trúc, phụ thuộc vào hạ tầng kinh tế. Cuối cùng, cách mạng văn hóa ở Trung Quốc gây ra biết bao nhiêu tai họa, và sau khi Mao chết, hàng ngàn chuyên gia và các nhà chuyên môn mà đất nước đang rất cần đã được phục hồi nhằm giúp lôi Trung Quốc trở lại con đường hướng tới phát triển kinh tế và xã hội.
giai đoạn lịch sử lúc đó như vậy mà
ReplyDelete