Vài dòng tiểu sử
Tư tưởng gia người Đức, Max Weber, có vai vai trò nổi bật trong quá trình phát triển môn xã hội học hồi cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX.
Max Weber sinh ngày 21 tháng 4 năm 1864 trong một gia đình quan chức cao cấp của hệ thống chính quyền nước Đức thời bấy giờ, một địa vị có thể giúp người ta hưởng thụ mọi thú vui ở trên đời. Nhưng, ngược lại, mẹ ông là một người phụ nữ tuân thủ những quy tắc của một đời sống khổ hạnh khắt khe, suốt ngày chìm đắm trong những giáo điều tôn giáo của Calvin, luôn luôn lo lắng về khả năng được Chúa chọn và cứu rỗi linh hồn sau khi chết. Những khác biệt sâu sắc giữa cha và mẹ thường xuyên làm cho gia đình rơi vào tình trạng căng thẳng, đồng thời có tác động đáng kể đến thế giới quan, cách sống, tính chất công việc của Weber, trong đó có sự kết hợp khá kì quặc giữa mối quan tâm tới bộ máy quan liêu và đời sống khổ hạnh của tôn giáo.
Max Weber được đào tạo tại những trường đại học tốt nhất nước Đức và cuối cùng đã bảo vệ thành công luận án tiến sĩ về luật học. Weber từng tham gia quân đội, ban đầu là lính nghĩa vụ, sau đó trở thành sĩ quan trong quân đội của đế chế Đức. Nhưng những mối quan tâm về kinh tế học, lịch sử và xã hội học đã đã đưa ông ra khỏi con đường hoạn lộ. Weber quyết định sống theo lối khổ hạnh, tương tư như mẹ mình, mặc dù ông không phải là người theo đạo và dành trọn đời mình cho khoa học. Weber dạy xã hội học ở Đức và Mỹ, ông từng tham gia một số đại hội quốc tế về khoa học xã hội, là tổng biên tập tạp chi Văn khố Khoa học Xã hội và Phúc lợi Xã hội (Archives for Social Science and Social Welfare). Năm 1910, ông thành lập Hiệp hội Xã hội học Đức (Deutsche Gesellschaft für Soziologie). Ông kết hợp các hoạt động giảng dạy và hoạt động chính trị - thực hiện nhiều nhiệm vụ khác nhau trong Thế chiến I, là chuyên viên của phái đoàn Đức ở Hội nghị Versailles và tham gia soạn thảo bản Hiến pháp Weimar. Tuy nhiên, chính trị không phải là mục đích tự thân, mà là kiến thức thực tế. Quan trọng nhất đối với ông là kiến thức về đời sống của con người.
Các tác phẩm chính của Weber: Nền đạo đức Tin Lành và tinh thần của chủ nghĩa tư bản, Kinh tế và xã hội, Chính trị - Nghề nghiệp và sứ mệnh, Khoa học – Nghề nghiệp và sứ mệnh, và nhiều tác phẩm khác.
Max Weber từ trần ngày 14 tháng 6 năm 1920.
Khoa học – nghề nghiệp và sứ mệnh
Chủ đề về khoa học và quan điểm coi khoa học là nghể nghiệp và sứ mệnh có giá trị thực tiễn không chỉ trong thời đại của Weber, và không chỉ ở Đức. Hiện nay, đây vẫn là những chủ đề được người ta đem ra thảo luận.
Đây là bài nói chuyện của Max Weber, mùa đông năm 1918 ở Đại học Munich; mục tiêu trước mắt là chỉ cho sinh viên thấy đâu là sứ mệnh của các nhà khoa học và giảng viên tương lai.
Nhưng bài phát biểu của Weber đã vượt ra ngoài nhiệm vụ ban đầu và được chuyển thành bài phát biểu mang tính cương lĩnh, tóm tắt hơn ba mươi năm hoạt động của ông trong lĩnh vực kinh tế chính trị học, xã hội học, triết học lịch sử. Bài nói tập trung vào vấn đề chuyển đời sống tinh thần thành quá trình sản xuất các giá trị tinh thần và vấn đề phân công lao động trong lĩnh vực hoạt động tinh thần, sự thay đổi vai trò của tầng lớp trí thức trong xã hội và cuối cùng là số phận của xã hội châu Âu và nền văn minh châu Âu nói chung.
Không phải ngẫu nhiên nhiên mà chủ đề của bài nói lại “lan man” như thế. Theo một nghĩa nào đó, đây là truyền thống của nước Đức: Vấn đề của trường đại học ở Đức luôn luôn là vấn đề giáo dục theo nghĩa rộng nhất của từ này và có liên quan chặt chẽ không chỉ với số phận của dân tộc Đức và lịch sử của nó, mà còn liên quan với số phận của nền văn hóa nhân loại nói chung. Weber phát triển ý tưởng về vai trò giáo dục vô cùng to lớn của trường đại học, trường đại học phải giữ vai trò đối trọng với nhận thức chuyên môn hạn hẹp của giáo dục đang tính hành trong thời hiện đại. Bài nói về sứ mệnh của nhà khoa học và vai trò xã hội của khoa học, thường được người ta đồng nhất với triết học, thể hiện không chỉ quan điểm của lý thuyết gia, mà chủ yếu là thế giới quan của chính ông.
Max Weber viết “chẳng có gì là giá trị nếu con người không theo đuổi nó với sự tận tụy hết lòng”. Trong khoa học, cũng như trong kinh doanh và nghệ thuật, sứ mệnh, cảm hứng và cống hiến là rất quan trọng. Tuy nhiên, đâu là nguồn cảm hứng của khoa học, và liệu trong nền khoa học hiện đại, nghề nghiệp cũng là sứ mệnh của nhà khoa học có còn hấp dẫn đối với thế hệ trẻ? Max Weber tin rằng có thể tìm được câu trả lời cho những câu hỏi này bằng cách xem xét những đặc điểm của văn hóa khoa học, xem xét vấn đề ý nghĩa của khoa học.
Khoa học, là một thành tố của nền văn hóa của bất kì thời đại nào, chắc chắn có sứ mệnh giải quyết những nhiệm vụ được nền văn hóa của thời đại đó đặt ra. Đồng thời, khoa học cũng chính là hi vọng. Và hi vọng càng lớn (mà chắc chắn là đã được phóng đại), thì thất vọng càng đắng cay hơn. Biến thành thần tượng của thời đại, chắc chắn là khoa học đã đánh mất hình ảnh thật của mình. Vì vậy, ngày nay, điều đặc biệt quan trọng là phải hiểu rằng, trong khi thực hiện sứ mệnh văn hóa nào đó, khoa học, một mặt, luôn luôn có nguy cơ “trở thành đối tượng bị chỉ trích”, nhất là khi người ta coi nó là trung tâm của nền văn hóa. Nhưng mặt khác, phải luôn nhớ rằng những lời chỉ trích có cay nghiệt đến đâu, khoa học, tương tự như bất kỳ hiện tượng văn hóa nào khác (nghệ thuật, tôn giáo, đạo đức, v.v.), với mỗi bước phát triển mới của văn hóa, sẽ không chỉ mất mà còn có thêm – thêm hình thức mới, ý nghĩa mới và giá trị mới, chuyển vào không gian mới của đời sống.
Weber cho rằng nếu khoa học nhân văn đòi được gọi là khoa học, thì nó phải đáp ứng đòi hỏi của logic hình thức, mà các môn khoa học tự nhiên luôn luôn đáp ứng và đáp ứng vì trong các môn khoa học này chủ thể tìm hiểu bao giờ cũng giữ được khoảng cách với đối tượng được tìm hiểu. Weber cho rằng xã hội học cũng là khoa học thực chứng, sử dụng các phương pháp tư duy như khoa học tự nhiên. Do đó, ông kịch liệt phê phán việc coi con người là sinh vật “phi lí”, chỉ có cảm tính, và chống lại bằng thuyết “hành động của con người”.
Vai trò của trường đại học ở Đức được đánh giá cao vì nó gắn bó với đặc điểm Tin Lành của tôn giáo ở nước này: Đạo Tin Lành ở đây đã duy lý hóa đời sống tinh thần đến mức, nó xóa bỏ đặc điểm của lễ nghi-tôn giáo, làm cho bài giảng đạo của vị mục sư trong Nhà thờ Tin Lành không khác nhiều bài nói của vị giáo sư trong trường đại học Đức. Hơn nữa, chính đạo Tin Lành đã làm cho sự kiện là nền triết học Đức, trong nhiều khía cạnh, có thể nhận vai trò, mà ở các quốc gia Công giáo là của nhà thờ, trở thành khả thi; ý nghĩa to lớn của triết học và khoa học trong giáo dục, cũng có nghĩa là của trường đại học, có xuất xứ từ đó. Nghiên cứu đạo Tin lành, Weber rút ra kết luận rằng không phải ngẫu nhiên mà nghề nghiệp và sứ mệnh lại nằm trong cùng một thuật ngữ: Nó xuất phát từ nhận thức về hoạt động nghề nghiệp như là sứ mệnh thiêng liêng và dẫn đến những hậu quả rất quan trọng đối với xã hội châu Âu cũng như nền văn hóa châu Âu.
Một tình huống nữa, quyết định bản chất mang tính cương lĩnh của bài nói chuyện của Weber liên quan đến sự kiện là ông đã chạm vào chủ đề đau đầu của thế kỷ XX - về quá trình thay đổi vai trò của khoa học và liên quan tới nó là sự thay đổi vị thế xã hội của người làm khoa học. Logic của chính câu hỏi buộc Weber phải nói về những thay đổi trong nền văn hoá tinh thần của châu Âu nói chung, những sự kiện mà người ta đã thấy từ lâu, nhưng mãi tới thế kỷ XX mới trở nên rõ ràng đối với những người vượt qua được những tư tưởng truyền thống đã ăn sâu bén rễ trong xã hội.
Max Weber chấp bút bài nói chuyện của mình khi cuộc khủng hoảng của văn hóa khoa học đang gia tăng, khi ý nghĩa và giá trị của khoa học đối với quá trình phát triển văn hóa đang bị nhiều người nghi ngờ. Ngày nay, đầu thế kỉ XXI, nhân loại vẫn chưa vượt qua được cuộc khủng hoảng này, nhưng vẫn có thể nói rằng đỉnh điểm của cuộc khủng hoảng đã ở phía sau và tính duy lý khoa học ngày càng trở thành rõ ràng hơn, ngày càng thấy rõ hơn giá trị của khoa học đối với từng con người và nhân loại.
Mỗi thời kì người ta lại tìm được những ý nghĩa văn hóa mới của khoa học. Max Weber chỉ ra ý nghĩa của khoa học đã thay thế nhau như thế nào, sau những thất vọng và bác bỏ một số giá trị và ý nghĩa thì người ta lại phát hiện được những giá trị và ý nghĩa mới. Trước sự thay đổi bất tận của ý nghĩa văn hóa của khoa học, Weber nói rằng hiến mình cho khoa học là vấn đề riêng tư của mỗi người. Đã chọn khoa học là nghề nghiệp, thì không nên chờ đợi thời đại hay nhà tiên tri nói cho mình biết ý nghĩa và sứ mệnh mới của nó, sẽ tốt hơn nếu mỗi người tự chọn lấy ý nghĩa cho mình và sống hết mình với nó.
Max Weber được đào tạo tại những trường đại học tốt nhất nước Đức và cuối cùng đã bảo vệ thành công luận án tiến sĩ về luật học. Weber từng tham gia quân đội, ban đầu là lính nghĩa vụ, sau đó trở thành sĩ quan trong quân đội của đế chế Đức. Nhưng những mối quan tâm về kinh tế học, lịch sử và xã hội học đã đã đưa ông ra khỏi con đường hoạn lộ. Weber quyết định sống theo lối khổ hạnh, tương tư như mẹ mình, mặc dù ông không phải là người theo đạo và dành trọn đời mình cho khoa học. Weber dạy xã hội học ở Đức và Mỹ, ông từng tham gia một số đại hội quốc tế về khoa học xã hội, là tổng biên tập tạp chi Văn khố Khoa học Xã hội và Phúc lợi Xã hội (Archives for Social Science and Social Welfare). Năm 1910, ông thành lập Hiệp hội Xã hội học Đức (Deutsche Gesellschaft für Soziologie). Ông kết hợp các hoạt động giảng dạy và hoạt động chính trị - thực hiện nhiều nhiệm vụ khác nhau trong Thế chiến I, là chuyên viên của phái đoàn Đức ở Hội nghị Versailles và tham gia soạn thảo bản Hiến pháp Weimar. Tuy nhiên, chính trị không phải là mục đích tự thân, mà là kiến thức thực tế. Quan trọng nhất đối với ông là kiến thức về đời sống của con người.
Các tác phẩm chính của Weber: Nền đạo đức Tin Lành và tinh thần của chủ nghĩa tư bản, Kinh tế và xã hội, Chính trị - Nghề nghiệp và sứ mệnh, Khoa học – Nghề nghiệp và sứ mệnh, và nhiều tác phẩm khác.
Max Weber từ trần ngày 14 tháng 6 năm 1920.
Khoa học – nghề nghiệp và sứ mệnh
Chủ đề về khoa học và quan điểm coi khoa học là nghể nghiệp và sứ mệnh có giá trị thực tiễn không chỉ trong thời đại của Weber, và không chỉ ở Đức. Hiện nay, đây vẫn là những chủ đề được người ta đem ra thảo luận.
Đây là bài nói chuyện của Max Weber, mùa đông năm 1918 ở Đại học Munich; mục tiêu trước mắt là chỉ cho sinh viên thấy đâu là sứ mệnh của các nhà khoa học và giảng viên tương lai.
Nhưng bài phát biểu của Weber đã vượt ra ngoài nhiệm vụ ban đầu và được chuyển thành bài phát biểu mang tính cương lĩnh, tóm tắt hơn ba mươi năm hoạt động của ông trong lĩnh vực kinh tế chính trị học, xã hội học, triết học lịch sử. Bài nói tập trung vào vấn đề chuyển đời sống tinh thần thành quá trình sản xuất các giá trị tinh thần và vấn đề phân công lao động trong lĩnh vực hoạt động tinh thần, sự thay đổi vai trò của tầng lớp trí thức trong xã hội và cuối cùng là số phận của xã hội châu Âu và nền văn minh châu Âu nói chung.
Không phải ngẫu nhiên nhiên mà chủ đề của bài nói lại “lan man” như thế. Theo một nghĩa nào đó, đây là truyền thống của nước Đức: Vấn đề của trường đại học ở Đức luôn luôn là vấn đề giáo dục theo nghĩa rộng nhất của từ này và có liên quan chặt chẽ không chỉ với số phận của dân tộc Đức và lịch sử của nó, mà còn liên quan với số phận của nền văn hóa nhân loại nói chung. Weber phát triển ý tưởng về vai trò giáo dục vô cùng to lớn của trường đại học, trường đại học phải giữ vai trò đối trọng với nhận thức chuyên môn hạn hẹp của giáo dục đang tính hành trong thời hiện đại. Bài nói về sứ mệnh của nhà khoa học và vai trò xã hội của khoa học, thường được người ta đồng nhất với triết học, thể hiện không chỉ quan điểm của lý thuyết gia, mà chủ yếu là thế giới quan của chính ông.
Max Weber viết “chẳng có gì là giá trị nếu con người không theo đuổi nó với sự tận tụy hết lòng”. Trong khoa học, cũng như trong kinh doanh và nghệ thuật, sứ mệnh, cảm hứng và cống hiến là rất quan trọng. Tuy nhiên, đâu là nguồn cảm hứng của khoa học, và liệu trong nền khoa học hiện đại, nghề nghiệp cũng là sứ mệnh của nhà khoa học có còn hấp dẫn đối với thế hệ trẻ? Max Weber tin rằng có thể tìm được câu trả lời cho những câu hỏi này bằng cách xem xét những đặc điểm của văn hóa khoa học, xem xét vấn đề ý nghĩa của khoa học.
Khoa học, là một thành tố của nền văn hóa của bất kì thời đại nào, chắc chắn có sứ mệnh giải quyết những nhiệm vụ được nền văn hóa của thời đại đó đặt ra. Đồng thời, khoa học cũng chính là hi vọng. Và hi vọng càng lớn (mà chắc chắn là đã được phóng đại), thì thất vọng càng đắng cay hơn. Biến thành thần tượng của thời đại, chắc chắn là khoa học đã đánh mất hình ảnh thật của mình. Vì vậy, ngày nay, điều đặc biệt quan trọng là phải hiểu rằng, trong khi thực hiện sứ mệnh văn hóa nào đó, khoa học, một mặt, luôn luôn có nguy cơ “trở thành đối tượng bị chỉ trích”, nhất là khi người ta coi nó là trung tâm của nền văn hóa. Nhưng mặt khác, phải luôn nhớ rằng những lời chỉ trích có cay nghiệt đến đâu, khoa học, tương tự như bất kỳ hiện tượng văn hóa nào khác (nghệ thuật, tôn giáo, đạo đức, v.v.), với mỗi bước phát triển mới của văn hóa, sẽ không chỉ mất mà còn có thêm – thêm hình thức mới, ý nghĩa mới và giá trị mới, chuyển vào không gian mới của đời sống.
Weber cho rằng nếu khoa học nhân văn đòi được gọi là khoa học, thì nó phải đáp ứng đòi hỏi của logic hình thức, mà các môn khoa học tự nhiên luôn luôn đáp ứng và đáp ứng vì trong các môn khoa học này chủ thể tìm hiểu bao giờ cũng giữ được khoảng cách với đối tượng được tìm hiểu. Weber cho rằng xã hội học cũng là khoa học thực chứng, sử dụng các phương pháp tư duy như khoa học tự nhiên. Do đó, ông kịch liệt phê phán việc coi con người là sinh vật “phi lí”, chỉ có cảm tính, và chống lại bằng thuyết “hành động của con người”.
Vai trò của trường đại học ở Đức được đánh giá cao vì nó gắn bó với đặc điểm Tin Lành của tôn giáo ở nước này: Đạo Tin Lành ở đây đã duy lý hóa đời sống tinh thần đến mức, nó xóa bỏ đặc điểm của lễ nghi-tôn giáo, làm cho bài giảng đạo của vị mục sư trong Nhà thờ Tin Lành không khác nhiều bài nói của vị giáo sư trong trường đại học Đức. Hơn nữa, chính đạo Tin Lành đã làm cho sự kiện là nền triết học Đức, trong nhiều khía cạnh, có thể nhận vai trò, mà ở các quốc gia Công giáo là của nhà thờ, trở thành khả thi; ý nghĩa to lớn của triết học và khoa học trong giáo dục, cũng có nghĩa là của trường đại học, có xuất xứ từ đó. Nghiên cứu đạo Tin lành, Weber rút ra kết luận rằng không phải ngẫu nhiên mà nghề nghiệp và sứ mệnh lại nằm trong cùng một thuật ngữ: Nó xuất phát từ nhận thức về hoạt động nghề nghiệp như là sứ mệnh thiêng liêng và dẫn đến những hậu quả rất quan trọng đối với xã hội châu Âu cũng như nền văn hóa châu Âu.
Một tình huống nữa, quyết định bản chất mang tính cương lĩnh của bài nói chuyện của Weber liên quan đến sự kiện là ông đã chạm vào chủ đề đau đầu của thế kỷ XX - về quá trình thay đổi vai trò của khoa học và liên quan tới nó là sự thay đổi vị thế xã hội của người làm khoa học. Logic của chính câu hỏi buộc Weber phải nói về những thay đổi trong nền văn hoá tinh thần của châu Âu nói chung, những sự kiện mà người ta đã thấy từ lâu, nhưng mãi tới thế kỷ XX mới trở nên rõ ràng đối với những người vượt qua được những tư tưởng truyền thống đã ăn sâu bén rễ trong xã hội.
Max Weber chấp bút bài nói chuyện của mình khi cuộc khủng hoảng của văn hóa khoa học đang gia tăng, khi ý nghĩa và giá trị của khoa học đối với quá trình phát triển văn hóa đang bị nhiều người nghi ngờ. Ngày nay, đầu thế kỉ XXI, nhân loại vẫn chưa vượt qua được cuộc khủng hoảng này, nhưng vẫn có thể nói rằng đỉnh điểm của cuộc khủng hoảng đã ở phía sau và tính duy lý khoa học ngày càng trở thành rõ ràng hơn, ngày càng thấy rõ hơn giá trị của khoa học đối với từng con người và nhân loại.
Mỗi thời kì người ta lại tìm được những ý nghĩa văn hóa mới của khoa học. Max Weber chỉ ra ý nghĩa của khoa học đã thay thế nhau như thế nào, sau những thất vọng và bác bỏ một số giá trị và ý nghĩa thì người ta lại phát hiện được những giá trị và ý nghĩa mới. Trước sự thay đổi bất tận của ý nghĩa văn hóa của khoa học, Weber nói rằng hiến mình cho khoa học là vấn đề riêng tư của mỗi người. Đã chọn khoa học là nghề nghiệp, thì không nên chờ đợi thời đại hay nhà tiên tri nói cho mình biết ý nghĩa và sứ mệnh mới của nó, sẽ tốt hơn nếu mỗi người tự chọn lấy ý nghĩa cho mình và sống hết mình với nó.
PNT.
No comments:
Post a Comment