Phạm Nguyên Trường dịch
Trong ngày tưởng niệm Martin Luther King [21 tháng 1 năm 2019 - ND), xin cùng nhau nhắc lại những bài học quan trọng nhất mà ông từng rao giảng và người nào cũng có thể cảm nhận được. Dưới đây là 9 lời dạy của Martin Luther Kinh về bất bạo động và tình yêu.
Thông điệp Martin Luther King: bất bạo động và tình yêu
Chúng ta sống trong giai đoạn kỳ lạ. Cuối cùng, tôi đã hiểu được ý của Dickens khi ông viết trong Hai kinh thành (A Tale of Two Cities):
“Đấy là thời kỳ tốt đẹp nhất, đấy là thời kỳ tồi tệ nhất, đấy là thời đại của trí tuệ, đấy là thời đại của ngu dốt, đấy là thời đại của niềm tin, đấy là thời đại của nghi ngờ, đấy là mùa của ánh sáng, đấy là mùa của bóng tối…”
Một mặt, chúng ta đang sống trong thời đại của những điều kỳ diệu. Chúng ta có nhiều của cải hơn bất kì giai đoạn nào khác trong lịch sử và chúng ta có những cỗ máy tuyệt vời mà những người cha lập quốc vĩ đại của chúng ta không thể tưởng tượng được. Tất cả đều làm cho cuộc sống của chúng ta trở thành dễ chịu hơn. Nhưng mặt khác, chúng ta lại đang sống trong thời đại hỗn loạn và chia rẽ chính trị, đe dọa phá tung những ràng buộc đang giữ chúng ta lại với nhau.
Nói về của cải và máy móc, tôi chẳng thể làm gì ngoài việc thể hiện lòng biết ơn vì nền hòa bình, thịnh vượng và những cơ hội mà tôi từng có (mà mọi người đều nên có). Nói về hỗn loạn và chia rẽ, tôi không nói rằng mình biết câu trả lời cho những thách thức mà chúng ta đang gặp. Nhưng tôi xin mạnh dạn nói rằng câu trả lời không phải là: Bạo lực.
Chúng ta đã thấy nhiều người hiện nay cảm thấy có quyền sử dụng bạo lực và đe dọa nhằm đạt được mục đích mà họ mong muốn. Suy nghĩ như vậy là sai, và câu chuyện tuyệt vời của Dickens chỉ cho chúng ta thấy suy nghĩ như vậy sẽ dẫn đến đâu. Martin Luther King Jr. (1929-1968) là người đủ dũng cảm và khôn ngoan đã chỉ cho chúng ta con đường đúng đắn hơn.
Trong ngày tưởng niệm Martin Luther King [21 tháng 1 năm 2019 - ND), xin cùng nhau nhắc lại những bài học quan trọng nhất mà ông từng rao giảng và người nào cũng có thể cảm nhận được. Dưới đây là 9 lời dạy của Martin Luther Kinh về bất bạo động và tình yêu.
1. Chúng ta phải thấy rằng mục đích mà chúng ta tìm kiếm là xã hội hòa bình với chính nó, xã hội có thể sống với lương tâm của nó. Và đó sẽ là ngày không phải của người da trắng, không phải của người da đen. Đó sẽ là ngày của con người như chính con người (1965).
2. Nếu bạn đang cầm vũ khí, hãy mang về nhà; nếu bạn không có vũ khí, xin đừng tìm kiếm vũ khí. Chúng ta không thể giải quyết vấn đề này bằng bạo lực ăn miếng trả miếng (1958).
3. Hận thù không thể xóa bỏ được hận thù; chỉ có tình yêu mới xóa bỏ được hận thù. Hận thù gia tăng thù hận, bạo lực gia tăng bạo lực, và cứng rắn gia tăng cứng rắn trong một vòng xoáy đi xuống của sự hủy diệt (1957).
4. Tình yêu là sức mạnh dẻo dai nhất trên thế giới. Lực lượng sáng tạo này - được thể hiện tuyệt vời đến như thế trong đời sống của Chúa Kitô của chúng ta - là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc tìm kiếm hòa bình và an ninh của nhân loại (1957).
5. Mặc dù có những chiến thắng tạm thời, bạo lực không bao giờ mang lại nền hòa bình vĩnh viễn. Bạo lực không giải quyết được vấn đề xã hội nào; nó chỉ tạo ra những vấn đề mới và phức tạp hơn mà thôi (1958).
6. Hy vọng về một thế giới an toàn và đáng sống nằm trong tay những người bất đồng có kỷ luật, những người hết lòng vì công lý, hòa bình và tình huynh đệ (1963).
7. Bất bạo động là giải đáp cho những câu hỏi chính trị và đạo đức quan trọng của thời đại chúng ta – là cái cần để loài người chiến thắng áp bức và bạo lực mà không cần dùng đến bạo lực và áp bức. Văn minh và bạo lực là những khái niệm loại trừ nhau” (1964).
8. Chúng ta sẽ không thể xây dựng được thế giới hòa bình bằng cách đi theo con đường tiêu cực. Nói “Chúng ta không được gây chiến” là không đủ. Cần phải yêu hòa bình và hy sinh vì hòa bình. Chúng ta phải tập trung không chỉ đơn thuần vào việc loại bỏ theo lối tiêu cực chiến tranh, mà phải khẳng định hòa bình theo lối tích cực” (1919).
9. Bây giờ bạn không cần phải cúi đầu trước lòng hận thù, bây giờ bạn không cần phải cúi đầu trước bạo lực, vì bây giờ bạn đã phát hiện ra một cách làm khác và một cách tiếp cận khác. Cách tiếp cận này đến với chúng ta từ truyền thống Kitô giáo đã có từ lâu đời, từ chính Chúa Jesus thành Nazareth, truyền qua Mahatma Gandhi của Ấn Độ, người đã dùng luân lý của tình yêu của Chúa Jesus Christ và làm cho nó trở thành lực lượng chính trị-xã hội đầy hiệu quả và đã chuyển hóa được cả một dân tộc vĩ đại và đem lại tự do cho nhân dân nước mình” (1960).
Jonathan Miltimore là chủ biên trang FEE.org. Trước đây ông từng giữ chức Giám đốc truyền thông kỹ thuật số tại Intellectual Takeout. Trước đó nữa, ông từng là Biên tập viên cao cấp của The History Channel Magazine, chủ biên tại Scout.com. Ông cũng từng là thực tập sinh trong bộ phận viết diễn văn dưới thời Tổng thống George W. Bush.
Đã đăng trên Việt Nam Thời Báo
Nguồn Fee
“Đấy là thời kỳ tốt đẹp nhất, đấy là thời kỳ tồi tệ nhất, đấy là thời đại của trí tuệ, đấy là thời đại của ngu dốt, đấy là thời đại của niềm tin, đấy là thời đại của nghi ngờ, đấy là mùa của ánh sáng, đấy là mùa của bóng tối…”
Một mặt, chúng ta đang sống trong thời đại của những điều kỳ diệu. Chúng ta có nhiều của cải hơn bất kì giai đoạn nào khác trong lịch sử và chúng ta có những cỗ máy tuyệt vời mà những người cha lập quốc vĩ đại của chúng ta không thể tưởng tượng được. Tất cả đều làm cho cuộc sống của chúng ta trở thành dễ chịu hơn. Nhưng mặt khác, chúng ta lại đang sống trong thời đại hỗn loạn và chia rẽ chính trị, đe dọa phá tung những ràng buộc đang giữ chúng ta lại với nhau.
Nói về của cải và máy móc, tôi chẳng thể làm gì ngoài việc thể hiện lòng biết ơn vì nền hòa bình, thịnh vượng và những cơ hội mà tôi từng có (mà mọi người đều nên có). Nói về hỗn loạn và chia rẽ, tôi không nói rằng mình biết câu trả lời cho những thách thức mà chúng ta đang gặp. Nhưng tôi xin mạnh dạn nói rằng câu trả lời không phải là: Bạo lực.
Chúng ta đã thấy nhiều người hiện nay cảm thấy có quyền sử dụng bạo lực và đe dọa nhằm đạt được mục đích mà họ mong muốn. Suy nghĩ như vậy là sai, và câu chuyện tuyệt vời của Dickens chỉ cho chúng ta thấy suy nghĩ như vậy sẽ dẫn đến đâu. Martin Luther King Jr. (1929-1968) là người đủ dũng cảm và khôn ngoan đã chỉ cho chúng ta con đường đúng đắn hơn.
Trong ngày tưởng niệm Martin Luther King [21 tháng 1 năm 2019 - ND), xin cùng nhau nhắc lại những bài học quan trọng nhất mà ông từng rao giảng và người nào cũng có thể cảm nhận được. Dưới đây là 9 lời dạy của Martin Luther Kinh về bất bạo động và tình yêu.
1. Chúng ta phải thấy rằng mục đích mà chúng ta tìm kiếm là xã hội hòa bình với chính nó, xã hội có thể sống với lương tâm của nó. Và đó sẽ là ngày không phải của người da trắng, không phải của người da đen. Đó sẽ là ngày của con người như chính con người (1965).
2. Nếu bạn đang cầm vũ khí, hãy mang về nhà; nếu bạn không có vũ khí, xin đừng tìm kiếm vũ khí. Chúng ta không thể giải quyết vấn đề này bằng bạo lực ăn miếng trả miếng (1958).
3. Hận thù không thể xóa bỏ được hận thù; chỉ có tình yêu mới xóa bỏ được hận thù. Hận thù gia tăng thù hận, bạo lực gia tăng bạo lực, và cứng rắn gia tăng cứng rắn trong một vòng xoáy đi xuống của sự hủy diệt (1957).
4. Tình yêu là sức mạnh dẻo dai nhất trên thế giới. Lực lượng sáng tạo này - được thể hiện tuyệt vời đến như thế trong đời sống của Chúa Kitô của chúng ta - là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc tìm kiếm hòa bình và an ninh của nhân loại (1957).
5. Mặc dù có những chiến thắng tạm thời, bạo lực không bao giờ mang lại nền hòa bình vĩnh viễn. Bạo lực không giải quyết được vấn đề xã hội nào; nó chỉ tạo ra những vấn đề mới và phức tạp hơn mà thôi (1958).
6. Hy vọng về một thế giới an toàn và đáng sống nằm trong tay những người bất đồng có kỷ luật, những người hết lòng vì công lý, hòa bình và tình huynh đệ (1963).
7. Bất bạo động là giải đáp cho những câu hỏi chính trị và đạo đức quan trọng của thời đại chúng ta – là cái cần để loài người chiến thắng áp bức và bạo lực mà không cần dùng đến bạo lực và áp bức. Văn minh và bạo lực là những khái niệm loại trừ nhau” (1964).
8. Chúng ta sẽ không thể xây dựng được thế giới hòa bình bằng cách đi theo con đường tiêu cực. Nói “Chúng ta không được gây chiến” là không đủ. Cần phải yêu hòa bình và hy sinh vì hòa bình. Chúng ta phải tập trung không chỉ đơn thuần vào việc loại bỏ theo lối tiêu cực chiến tranh, mà phải khẳng định hòa bình theo lối tích cực” (1919).
9. Bây giờ bạn không cần phải cúi đầu trước lòng hận thù, bây giờ bạn không cần phải cúi đầu trước bạo lực, vì bây giờ bạn đã phát hiện ra một cách làm khác và một cách tiếp cận khác. Cách tiếp cận này đến với chúng ta từ truyền thống Kitô giáo đã có từ lâu đời, từ chính Chúa Jesus thành Nazareth, truyền qua Mahatma Gandhi của Ấn Độ, người đã dùng luân lý của tình yêu của Chúa Jesus Christ và làm cho nó trở thành lực lượng chính trị-xã hội đầy hiệu quả và đã chuyển hóa được cả một dân tộc vĩ đại và đem lại tự do cho nhân dân nước mình” (1960).
Jonathan Miltimore là chủ biên trang FEE.org. Trước đây ông từng giữ chức Giám đốc truyền thông kỹ thuật số tại Intellectual Takeout. Trước đó nữa, ông từng là Biên tập viên cao cấp của The History Channel Magazine, chủ biên tại Scout.com. Ông cũng từng là thực tập sinh trong bộ phận viết diễn văn dưới thời Tổng thống George W. Bush.
Đã đăng trên Việt Nam Thời Báo
Nguồn Fee
No comments:
Post a Comment