Phạm Nguyên Trường dịch
Thời Chiến tranh Lạnh người ta nói nhiều về sức mạnh vĩ đại của Liên Xô. Người ta bảo chúng ta rằng Liên Xô là siêu cường ngang hàng với Mỹ, thậm chí có thể còn hơn Mỹ. Biểu tượng này được cánh tả, tức là những muốn Liên Xô chiến thắng và những người theo chủ nghĩa hòa bình - hy vọng ngăn chặn chiến tranh trước khi nó có thể bắt đầu - truyền bá, và được đoàn quân khổng lồ những người theo phái tự do lặp lại vì họ nghe thấy hai nhóm người kia nói như thế. (Phần lớn chủ nghĩa tự do có thể được giải thích theo cách này. Đấy là ý thức hệ “Tôi nghe người ta nói thế”).
Không cần phải nói rằng đó là điều nhảm nhí được nhắc đi nhắc lại nhiều lần. Sự sụp đổ của Liên Xô cuối thập niên 1980 cho thấy Liên Xô chưa bao giờ là cường quốc - một nền kinh tế không sản xuất, vũ khí không hoạt động, dân chúng nghiện rượu và tuyệt vọng. “Nước Bulgaria với vũ khí hạt nhân”, một người nào đó đã mô tả nó như thế, và không thể nào chân thật hơn. Hiện nay cũng vẫn thế, mặc cho những lời thề thốt của Vladimir Putin, có khả năng là nó sẽ vẫn như thế trong tương lai có thể nhìn thấy được.
Người ta cũng đang sử dụng những ngôn từ tương tự như thế khi nói về Trung Quốc. Người ta bảo rằng Trung Quốc là quốc gia đang vươn lên. Chẳng bao lâu nữa nền kinh tế lớn thứ hai trên trái đất sẽ trở thành nền kinh tế hàng đầu. Một tỷ rưỡi người đều được học hành nhiều hơn bất kỳ người Mỹ nào khác; sức mạnh quân sự không thua kém ai, với những vũ khí tối tân mà chúng ta chỉ có thể há hốc mồm đứng nhìn. Một quốc gia đang thể hiện quyền lực trên Thái Bình Dương và đang đi vào Ấn Độ Dương, Châu Phi và Trung Đông mà không ai phản đối.
Chúng ta đã nghe những người như Thomas Friedman nói như thế, ông này đã dành phần lớn sự nghiệp của mình để tìm kiếm Mussolini của riêng mình. Các nhân vật sâu sắc hơn trên toàn phổ chính trị lặp đi lặp lại như thế. Trên thực tế, có thể nói mà không cường điệu rằng điều đó đã trở kiến thức chung của mọi người.
Hỏi rằng nó đúng đến mức nào là vô ích. Câu hỏi thích đáng là liệu nó có chứa một tí sự thật nào hay không.
Dù Trung Quốc có những sức mạnh nào, nước này có ba điểm yếu chết người, cả ba đều làm tê liệt, tất cả đều là những điểm yếu, không ít thì nhiều, đều do họ tự gây ra cho mình, bất kỳ người nào để ý cũng đều biết rõ. Nhưng trong các cuộc tranh luận hiện nay, cả ba điểm yếu này đều bị trình bày sai hoặc không được nhắc tới.
Trung Quốc Đại Dương Xanh (Blue China) - Đó là thuật ngữ Trung Quốc sử dụng để mô tả Biển Đông, mà họ tuyên bố - bất chấp luật pháp quốc tế - là lãnh thổ của Trung Quốc với lý do là tàu Trung Quốc đi qua đó trong suốt nhiều thế kỷ trước. (Sử dụng logic này, vùng biển Nam Cực là một phần của Connecticut, vì những người săn cá voi Mỹ đã lùng sục khắp khu vực này suốt thế kỷ XIX).
Thực tế là không có mảnh đất nào trong khu vực này để người Trung Quốc được yên – từ năm 2013, họ bắt đầu tạo ra chúng, họ sử dụng hàng chục tàu cuốc để bồi đắp các rạn san hô thành những hòn đảo có kích thước kha khá, chủ yếu là ở Trường Sa và Hoàng Sa. Rồi họ xây dựng các căn cứ quân sự, sân bay, lắp trạm radar và vị trí đặt tên lửa. Yêu sách của Trung Quốc chồng lấn quyền sở hữu của Philippines, Indonesia, Đài Loan, Brunei và Việt Nam. Không nước nào công nhận các tuyên bố đó.
Trung Quốc coi đây là một cuộc tập kích không bao giờ sửa lại được nữa - một thực tế mới của cuộc sống mà tất cả phải cúi đầu chấp nhận. Quan điểm của Trung Quốc vững như bàn thạch, tốt nhất là nhượng bộ.
Trên thực tế, Trung Quốc không xây dựng được nhiều pháo đài bất khả xâm phạm hơn là Nhật Bản từng xây dựng hồi trước Thế chiến II; mà nước này hiện đang gặp một loạt rắc rối. Trung Quốc đang thách thức hai quốc gia hàng hải giàu kinh nghiệm nhất trên trái đất là Mỹ và Nhật Bản (Trung Quốc cũng đã tìm cách thực hiện chiến lược tương tự ở vùng Biển Hoa Đông). Kế hoạch của Trung Quốc nhằm bảo vệ “Blue China”, được gọi là “chống xâm nhập khu vực” (area demial) - hải quân Mỹ sẽ làm những việc Trung Quốc muốn làm – tấn công dồn dập vào khu vực lắp đặt tên lửa của Trung Quốc. Trung Quốc không thể làm như thế. Bất kỳ cuộc xung đột nào cũng sẽ chấm dứt trong vòng 72 giờ và bất lợi cho Trung Quốc. (Riêng vấn đề này, điều gì sẽ xảy ra với những “hòn đảo” bằng cát nhân tạo này khi một trận cuồng phong thổi qua, thường là cứ vài năm lại có một trận?)
Trung Quốc có thể tiếp cận với các lân bang như một cường quốc thân thiện, quan tâm đến việc giúp đỡ họ khai thác tài nguyên trong khu vực, như Mỹ làm ở Tây bán cầu. Nước này có thể trở thành cực thứ hai trong cuộc cạnh tranh với Mỹ ở Tây Thái Bình Dương, thể hiện thiện chí và thành lập các liên doanh hợp tác. Nhưng, các quốc gia trong khu vực lại đang phẫn nộ và sợ hãi (cụ thể là Việt Nam - Trung Quốc đã sát hại hàng trăm người Việt Nam trong khi xâm chiếm giữ khu vực này). Đó là cơ hội đã bị mất, không thể trở lại. Trung Quốc đã đơn phương tạo ra một trong những điểm nóng trong giai đoạn đầu thế kỷ XXI. “Đế chế” hàng hải của nước này được xây dựng trên cát.
Mất cân bằng dân số - “chính sách một con” của Trung Quốc là một ví dụ trên bình diện thế giới về những hậu quả không lường trước được. Kiểm soát dân số, được Đảng Cộng sản khởi xướng vào tháng 9 năm 1980. Chính sách này cấm gia đình có quá một con, trừ những hoàn cảnh đặc biệt. Chính sách này đi ngược lại những thành kiến từ lâu đời - ở Trung Quốc, cũng như ở hầu hết các nước châu Á, con trai được đánh giá cao vì cả lý do kinh tế lẫn tôn giáo. Phụ nữ lấy chồng không còn là người của gia đình, nghĩa là họ không ở nhà để chăm sóc cha mẹ già. Con trai phải giữ các truyền thống tôn giáo liên quan đến tổ tiên nhằm đảm bảo rằng đời sống ở thế giới bên kia được kính trọng và ổn định. (Việc này vẫn được thực hiện khá nghiêm túc, mặc dù Trung Quốc đã thực hiện chính sách vô thần trên phạm vi toàn quốc). Kết quả là hàng triệu bé gái bị thảm sát - phá thai và giết trẻ sơ sinh. Hiện nay, Trung Quốc công nhận số nam giới thừa là khoảng 4%, nhưng có thể cao hơn rất nhiều. Có nghĩa là hàng triệu đàn ông Trung Quốc sẽ không bao giờ lấy được vợ và, trong nhiều trường hợp, sẽ không bao giờ có bạn gái. Chắc chắn sẽ dẫn đến thất vọng, tức giận và biểu lộ bằng hành động.
Tác động khác là số người già quá đông, trong khi không có đủ người trẻ để nuôi họ, vấn đề an sinh xã hội làm lu mờ mọi vấn đề an sinh xã hội ở phương Tây.
Giải pháp của Trung Quốc dường như là đơn giản: Bắn bỏ những người yếu đuối và để cho những ông bà già chết đói. Dù thế nào, cũng có nghĩa là xã hội sẽ biến động dữ dội.
Tín nhiệm xã hội (Social Credit) – Vụ náo loạn tâm trí gần đây nhất của cộng sản Trung Quốc là hệ thống “Tín nhiệm xã hội” (shehui xinyong), không liên quan gì đến những đề xuất cùng tên về kinh tế của chủ nghĩa không tưởng hồi đầu thế kỷ XX. Theo hệ thống của Trung Quốc, mỗi công dân đều được cấp 1.000 “điểm tín nhiệm” và sau đó bị theo dõi trên mạng, theo dõi bằng thiết bị điện tử và xã hội. Bất kỳ hoạt động “phản xã hội” hoặc chống Đảng nào cũng đều bị trừ điểm tín nhiệm. Không bao giờ thêm. Khi điểm giảm xuống một mức nhất định thì sẽ bị phạt (Không rõ chính xác là mức nào. Cũng không rõ giá phải trả cho mỗi lần vi phạm là bao nhiêu, các chi tiết khác cũng tương tự như thế). Hình phạt bao gồm cấm đi máy bay và đuổi khỏi các trường học danh tiếng đến không cho truy cập internet.
Trung Quốc vận động bỏ qua chính sách này bằng cách so sánh với các chương trình khách hàng trung thành của phương Tây và khẳng định rằng chưa áp dụng trên toàn quốc. Trên thực tế, đó là khía cạnh tiêu biểu của chế độ cộng sản Trung Quốc, nới lỏng một thời gian trước khi siết chặt lại. Trong thập niên 1950, Mao tung ra chiến dịch “Trăm hoa đua nở”, khuyến khích phê phán Đảng, sau vài năm là Đại Cách mạng Văn hóa, những người phê phán bị bắn bỏ hoặc bị đầy tới sa mạc Gobi.
Dù muốn dù không, mọi tiến bộ - xã hội, khoa học, nghệ thuật - đều được thúc đẩy bởi những người không theo đảng phái nào như Beethoven, Tesla, Einstein, Patton, Kubrick, Trump... tất cả đều là những người theo chủ nghĩa cá nhân – khó tính, kiêu ngạo, hiếu chiến - những người đứng lên chống lại sức ỳ của xã hội, mà không cần quan tâm tới hậu quả. Câu chuyện của họ, từ Socrates trở đi, là câu chuyện của phương Tây. Với chương trình “Tín nhiệm xã hội”, Trung Quốc đang quay trở lại với thái độ sùng bái tình trạng ao tù nước đọng đã có tự ngàn xưa, dẫn đến những thảm họa lặp đi lặp lại hết lần này đến lần khác. Kết quả cuối cùng sẽ là xã hội phân tầng, hóa đá và tê liệt. Có bằng chứng cho thấy hiện tượng tê liệt đang xảy ra ngay trong lúc này.
Ngoài những khiếm khuyết này, Trung Quốc còn có hệ thống ăn cắp sở hữu trí tuệ trên phạm vi toàn thế giới, cướp bóc mọi truyền thống nghiên cứu và học vấn nghiêm túc. Chưa ở đâu nạn ô nhiễm môi trường lại cao đến như thế, nó tàn phá sức khỏe cộng đồng chưa từng thấy. nhưng mức độ khủng khiếp thì không thể nghi ngờ. Các tỉnh vùng Trung Á thường xuyên sẵn sàng nổi dậy. Hầu hết các lân bang của Trung Quốc, trong đó có Nhật Bản, Ấn Độ và Việt Nam đều có thái độ thù nghịch công khai với nước này.
Một số thất bại khó thấy hơn. Một nhà hàng nổi tiếng gần Bắc Kinh có khu ẩm thực nằm xung quanh một cái hố lớn, trong đó có những con sư tử, được cho ăn dê sống, cừu sống và các con vật nuôi khác để cho thực khách xem. Mức độ suy đồi vượt xa phương Tây (chỉ riêng khái niệm này đã làm rối loạn tâm trí rồi) và làm người ta nghĩ tới những vấn đề xã hội và tâm lý nghiêm trọng chưa được nhận thức, chứ chưa nói tới giải quyết.
Người ta bảo chúng ta rằng những vấn đề này đang được nhà lãnh đạo quốc gia, tương tự như Mao, nhưng có sức hấp dẫn và lôi cuốn của một người trẻ hơn giải quyết – xin đừng quên rằng đảng của ông ta được đưa từ dưới lên trên, với những bản sao theo lối vô tính của chính ông ta.
Những quan niệm sai lầm về Liên Xô làm cho Chiến tranh Lạnh kéo dài vô ích thêm hàng thập kỷ. Các quốc gia phương Tây, vì sợ sức mạnh không hề có của Liên Xô, đã uốn gối khom lưng trước Điện Kremlin, tạo điều kiện cho người Nga chểnh mảng hơn bất kỳ dân tộc nào khác trong lịch sử, và làm việc cật lực nhằm che đậy tội ác của Liên Xô. Mỗi khi Liên Xô bắt đầu lả đi là một đội cứu quân cứu thương phương Tây lại được phái đi để dựng nó dậy. Chỉ khi Reagan chấm dứt quá trình này, thì Liên Xô và hình ảnh nhân tạo của nó mới sụp đổ.
Nhìn lại, ta thấy rõ những điểm yếu của Liên Xô, nhưng khi đó rất ít người nhìn thấy chúng, và sự đồng thuận là ngớ ngẩn. Trung Quốc cũng có nhiều điểm yếu như thế, cùng với những thất bại mới mà người phương Tây thiếu trí tưởng tượng sẽ không bao giờ có thể nghĩ ra được. Dù có làm gì, chúng ta cũng không được lặp lại những sai lầm của thời Chiến tranh Lạnh.
Người ta cũng đang sử dụng những ngôn từ tương tự như thế khi nói về Trung Quốc. Người ta bảo rằng Trung Quốc là quốc gia đang vươn lên. Chẳng bao lâu nữa nền kinh tế lớn thứ hai trên trái đất sẽ trở thành nền kinh tế hàng đầu. Một tỷ rưỡi người đều được học hành nhiều hơn bất kỳ người Mỹ nào khác; sức mạnh quân sự không thua kém ai, với những vũ khí tối tân mà chúng ta chỉ có thể há hốc mồm đứng nhìn. Một quốc gia đang thể hiện quyền lực trên Thái Bình Dương và đang đi vào Ấn Độ Dương, Châu Phi và Trung Đông mà không ai phản đối.
Chúng ta đã nghe những người như Thomas Friedman nói như thế, ông này đã dành phần lớn sự nghiệp của mình để tìm kiếm Mussolini của riêng mình. Các nhân vật sâu sắc hơn trên toàn phổ chính trị lặp đi lặp lại như thế. Trên thực tế, có thể nói mà không cường điệu rằng điều đó đã trở kiến thức chung của mọi người.
Hỏi rằng nó đúng đến mức nào là vô ích. Câu hỏi thích đáng là liệu nó có chứa một tí sự thật nào hay không.
Dù Trung Quốc có những sức mạnh nào, nước này có ba điểm yếu chết người, cả ba đều làm tê liệt, tất cả đều là những điểm yếu, không ít thì nhiều, đều do họ tự gây ra cho mình, bất kỳ người nào để ý cũng đều biết rõ. Nhưng trong các cuộc tranh luận hiện nay, cả ba điểm yếu này đều bị trình bày sai hoặc không được nhắc tới.
Trung Quốc Đại Dương Xanh (Blue China) - Đó là thuật ngữ Trung Quốc sử dụng để mô tả Biển Đông, mà họ tuyên bố - bất chấp luật pháp quốc tế - là lãnh thổ của Trung Quốc với lý do là tàu Trung Quốc đi qua đó trong suốt nhiều thế kỷ trước. (Sử dụng logic này, vùng biển Nam Cực là một phần của Connecticut, vì những người săn cá voi Mỹ đã lùng sục khắp khu vực này suốt thế kỷ XIX).
Thực tế là không có mảnh đất nào trong khu vực này để người Trung Quốc được yên – từ năm 2013, họ bắt đầu tạo ra chúng, họ sử dụng hàng chục tàu cuốc để bồi đắp các rạn san hô thành những hòn đảo có kích thước kha khá, chủ yếu là ở Trường Sa và Hoàng Sa. Rồi họ xây dựng các căn cứ quân sự, sân bay, lắp trạm radar và vị trí đặt tên lửa. Yêu sách của Trung Quốc chồng lấn quyền sở hữu của Philippines, Indonesia, Đài Loan, Brunei và Việt Nam. Không nước nào công nhận các tuyên bố đó.
Trung Quốc coi đây là một cuộc tập kích không bao giờ sửa lại được nữa - một thực tế mới của cuộc sống mà tất cả phải cúi đầu chấp nhận. Quan điểm của Trung Quốc vững như bàn thạch, tốt nhất là nhượng bộ.
Trên thực tế, Trung Quốc không xây dựng được nhiều pháo đài bất khả xâm phạm hơn là Nhật Bản từng xây dựng hồi trước Thế chiến II; mà nước này hiện đang gặp một loạt rắc rối. Trung Quốc đang thách thức hai quốc gia hàng hải giàu kinh nghiệm nhất trên trái đất là Mỹ và Nhật Bản (Trung Quốc cũng đã tìm cách thực hiện chiến lược tương tự ở vùng Biển Hoa Đông). Kế hoạch của Trung Quốc nhằm bảo vệ “Blue China”, được gọi là “chống xâm nhập khu vực” (area demial) - hải quân Mỹ sẽ làm những việc Trung Quốc muốn làm – tấn công dồn dập vào khu vực lắp đặt tên lửa của Trung Quốc. Trung Quốc không thể làm như thế. Bất kỳ cuộc xung đột nào cũng sẽ chấm dứt trong vòng 72 giờ và bất lợi cho Trung Quốc. (Riêng vấn đề này, điều gì sẽ xảy ra với những “hòn đảo” bằng cát nhân tạo này khi một trận cuồng phong thổi qua, thường là cứ vài năm lại có một trận?)
Trung Quốc có thể tiếp cận với các lân bang như một cường quốc thân thiện, quan tâm đến việc giúp đỡ họ khai thác tài nguyên trong khu vực, như Mỹ làm ở Tây bán cầu. Nước này có thể trở thành cực thứ hai trong cuộc cạnh tranh với Mỹ ở Tây Thái Bình Dương, thể hiện thiện chí và thành lập các liên doanh hợp tác. Nhưng, các quốc gia trong khu vực lại đang phẫn nộ và sợ hãi (cụ thể là Việt Nam - Trung Quốc đã sát hại hàng trăm người Việt Nam trong khi xâm chiếm giữ khu vực này). Đó là cơ hội đã bị mất, không thể trở lại. Trung Quốc đã đơn phương tạo ra một trong những điểm nóng trong giai đoạn đầu thế kỷ XXI. “Đế chế” hàng hải của nước này được xây dựng trên cát.
Mất cân bằng dân số - “chính sách một con” của Trung Quốc là một ví dụ trên bình diện thế giới về những hậu quả không lường trước được. Kiểm soát dân số, được Đảng Cộng sản khởi xướng vào tháng 9 năm 1980. Chính sách này cấm gia đình có quá một con, trừ những hoàn cảnh đặc biệt. Chính sách này đi ngược lại những thành kiến từ lâu đời - ở Trung Quốc, cũng như ở hầu hết các nước châu Á, con trai được đánh giá cao vì cả lý do kinh tế lẫn tôn giáo. Phụ nữ lấy chồng không còn là người của gia đình, nghĩa là họ không ở nhà để chăm sóc cha mẹ già. Con trai phải giữ các truyền thống tôn giáo liên quan đến tổ tiên nhằm đảm bảo rằng đời sống ở thế giới bên kia được kính trọng và ổn định. (Việc này vẫn được thực hiện khá nghiêm túc, mặc dù Trung Quốc đã thực hiện chính sách vô thần trên phạm vi toàn quốc). Kết quả là hàng triệu bé gái bị thảm sát - phá thai và giết trẻ sơ sinh. Hiện nay, Trung Quốc công nhận số nam giới thừa là khoảng 4%, nhưng có thể cao hơn rất nhiều. Có nghĩa là hàng triệu đàn ông Trung Quốc sẽ không bao giờ lấy được vợ và, trong nhiều trường hợp, sẽ không bao giờ có bạn gái. Chắc chắn sẽ dẫn đến thất vọng, tức giận và biểu lộ bằng hành động.
Tác động khác là số người già quá đông, trong khi không có đủ người trẻ để nuôi họ, vấn đề an sinh xã hội làm lu mờ mọi vấn đề an sinh xã hội ở phương Tây.
Giải pháp của Trung Quốc dường như là đơn giản: Bắn bỏ những người yếu đuối và để cho những ông bà già chết đói. Dù thế nào, cũng có nghĩa là xã hội sẽ biến động dữ dội.
Tín nhiệm xã hội (Social Credit) – Vụ náo loạn tâm trí gần đây nhất của cộng sản Trung Quốc là hệ thống “Tín nhiệm xã hội” (shehui xinyong), không liên quan gì đến những đề xuất cùng tên về kinh tế của chủ nghĩa không tưởng hồi đầu thế kỷ XX. Theo hệ thống của Trung Quốc, mỗi công dân đều được cấp 1.000 “điểm tín nhiệm” và sau đó bị theo dõi trên mạng, theo dõi bằng thiết bị điện tử và xã hội. Bất kỳ hoạt động “phản xã hội” hoặc chống Đảng nào cũng đều bị trừ điểm tín nhiệm. Không bao giờ thêm. Khi điểm giảm xuống một mức nhất định thì sẽ bị phạt (Không rõ chính xác là mức nào. Cũng không rõ giá phải trả cho mỗi lần vi phạm là bao nhiêu, các chi tiết khác cũng tương tự như thế). Hình phạt bao gồm cấm đi máy bay và đuổi khỏi các trường học danh tiếng đến không cho truy cập internet.
Trung Quốc vận động bỏ qua chính sách này bằng cách so sánh với các chương trình khách hàng trung thành của phương Tây và khẳng định rằng chưa áp dụng trên toàn quốc. Trên thực tế, đó là khía cạnh tiêu biểu của chế độ cộng sản Trung Quốc, nới lỏng một thời gian trước khi siết chặt lại. Trong thập niên 1950, Mao tung ra chiến dịch “Trăm hoa đua nở”, khuyến khích phê phán Đảng, sau vài năm là Đại Cách mạng Văn hóa, những người phê phán bị bắn bỏ hoặc bị đầy tới sa mạc Gobi.
Dù muốn dù không, mọi tiến bộ - xã hội, khoa học, nghệ thuật - đều được thúc đẩy bởi những người không theo đảng phái nào như Beethoven, Tesla, Einstein, Patton, Kubrick, Trump... tất cả đều là những người theo chủ nghĩa cá nhân – khó tính, kiêu ngạo, hiếu chiến - những người đứng lên chống lại sức ỳ của xã hội, mà không cần quan tâm tới hậu quả. Câu chuyện của họ, từ Socrates trở đi, là câu chuyện của phương Tây. Với chương trình “Tín nhiệm xã hội”, Trung Quốc đang quay trở lại với thái độ sùng bái tình trạng ao tù nước đọng đã có tự ngàn xưa, dẫn đến những thảm họa lặp đi lặp lại hết lần này đến lần khác. Kết quả cuối cùng sẽ là xã hội phân tầng, hóa đá và tê liệt. Có bằng chứng cho thấy hiện tượng tê liệt đang xảy ra ngay trong lúc này.
Ngoài những khiếm khuyết này, Trung Quốc còn có hệ thống ăn cắp sở hữu trí tuệ trên phạm vi toàn thế giới, cướp bóc mọi truyền thống nghiên cứu và học vấn nghiêm túc. Chưa ở đâu nạn ô nhiễm môi trường lại cao đến như thế, nó tàn phá sức khỏe cộng đồng chưa từng thấy. nhưng mức độ khủng khiếp thì không thể nghi ngờ. Các tỉnh vùng Trung Á thường xuyên sẵn sàng nổi dậy. Hầu hết các lân bang của Trung Quốc, trong đó có Nhật Bản, Ấn Độ và Việt Nam đều có thái độ thù nghịch công khai với nước này.
Một số thất bại khó thấy hơn. Một nhà hàng nổi tiếng gần Bắc Kinh có khu ẩm thực nằm xung quanh một cái hố lớn, trong đó có những con sư tử, được cho ăn dê sống, cừu sống và các con vật nuôi khác để cho thực khách xem. Mức độ suy đồi vượt xa phương Tây (chỉ riêng khái niệm này đã làm rối loạn tâm trí rồi) và làm người ta nghĩ tới những vấn đề xã hội và tâm lý nghiêm trọng chưa được nhận thức, chứ chưa nói tới giải quyết.
Người ta bảo chúng ta rằng những vấn đề này đang được nhà lãnh đạo quốc gia, tương tự như Mao, nhưng có sức hấp dẫn và lôi cuốn của một người trẻ hơn giải quyết – xin đừng quên rằng đảng của ông ta được đưa từ dưới lên trên, với những bản sao theo lối vô tính của chính ông ta.
Những quan niệm sai lầm về Liên Xô làm cho Chiến tranh Lạnh kéo dài vô ích thêm hàng thập kỷ. Các quốc gia phương Tây, vì sợ sức mạnh không hề có của Liên Xô, đã uốn gối khom lưng trước Điện Kremlin, tạo điều kiện cho người Nga chểnh mảng hơn bất kỳ dân tộc nào khác trong lịch sử, và làm việc cật lực nhằm che đậy tội ác của Liên Xô. Mỗi khi Liên Xô bắt đầu lả đi là một đội cứu quân cứu thương phương Tây lại được phái đi để dựng nó dậy. Chỉ khi Reagan chấm dứt quá trình này, thì Liên Xô và hình ảnh nhân tạo của nó mới sụp đổ.
Nhìn lại, ta thấy rõ những điểm yếu của Liên Xô, nhưng khi đó rất ít người nhìn thấy chúng, và sự đồng thuận là ngớ ngẩn. Trung Quốc cũng có nhiều điểm yếu như thế, cùng với những thất bại mới mà người phương Tây thiếu trí tưởng tượng sẽ không bao giờ có thể nghĩ ra được. Dù có làm gì, chúng ta cũng không được lặp lại những sai lầm của thời Chiến tranh Lạnh.
Đã đăng trên Việt Nam Thời Báo
Nguồn: Americanthinker
No comments:
Post a Comment