Kiểm soát bằng caméra, giám sát trên mạng, cho điểm...người dân Trung Quốc khó thoát được vòng kiềm tỏa của Nhà nước. Ảnh minh họa: Caméra giám sát trên quảng trường Thiên An Môn.
Theo tờ Shunpo Montly ở Hồng Kông, Trung Quốc vốn ngày càng số hóa, đang triển khai hệ thống đánh giá điểm «tín nhiệm xã hội», giúp khen thưởng hay trừng phạt thái độ của mỗi công dân. Dự kiến biện pháp này sẽ được áp dụng trên toàn quốc vào năm 2020, và như vậy cuộc đời của người dân Hoa lục sẽ được tính theo điểm số.
200 triệu camera giám sát vẫn chưa đủ!
Mùa hè vừa qua, có một người cha ở quận Thương Nam (Cangnan), thị trấn Ôn Châu (Wenzhou), tỉnh Chiết Giang đã phải đưa ra một quyết định quan trọng. Người con trai vừa thi đậu vào một trường đại học danh giá ở Bắc Kinh, cả nhà hết sức vui mừng. Nhưng một cú điện thoại từ nhà trường đã sớm dập tắt niềm hoan hỉ của họ: vì người cha nằm trong danh sách «người không có điểm tín nhiệm», trường không thể nhận cậu con vào học.
Trong 5 năm qua, tại Trung Quốc đã mọc lên 22.000 km đường tàu cao tốc, xuất hiện một xã hội không dùng tiền mặt lớn nhất thế giới, một mạng lưới «thiên la địa võng» 200 triệu camera giám sát. Chẳng có nơi nào trên trái đất an toàn hơn Trung Quốc, cho đến nỗi nghi phạm đành tự đến nộp mình cho công an, lực lượng an ninh khỏi cần can thiệp.
Ở Thương Nam cách đây hai năm, do chậm trễ khi trả món nợ 200.000 nhân dân tệ (25.400 euro) vay của ngân hàng, ông Rao bị tòa án ghi vào danh sách đen, bị hạn chế mức chi. Và do thân nhân cũng bị liên đới, người con trai ông thấy con đường dẫn đến một tương lai rạng rỡ bỗng chốc bị chắn ngang. Rốt cuộc ông Rao đã trả hết một lượt số nợ để được ra khỏi «bảng phong thần», không ảnh hưởng đến con.
Danh sách này đè nặng lên số phận con người, không chỉ là chuyện bằng cấp, mà phía sau là cả một «hệ thống tín nhiệm xã hội». Đây có thể là «sáng tạo vĩ đại lần thứ năm» của Trung Quốc!
Hệ thống chấm «điểm tín nhiệm» của công dân
Năm 2014, chính quyền đã công bố một «chương trình khung» để thiết lập từ đây đến năm 2020 một «xã hội hòa nhập». Bởi vì trong những năm gần đây, khái niệm tôn trọng luật lệ không tiến triển cùng một nhịp độ với kinh tế tại Hoa lục. Có rất nhiều vụ trốn thuế, bóc lột lao động bất hợp pháp, bán thực phẩm đã quá hạn sử dụng, bằng giả, v.v.
Với hệ thống tín nhiệm xã hội, một cá nhân, doanh nghiệp thậm chí một cơ quan, có thể được chấm điểm theo «tiền sử» ngân hàng, cách xử sự trong đời sống và trên mạng xã hội. Lần đầu tiên trên thế giới, hệ thống đánh giá các ngân hàng phương Tây đã được mở rộng ra nhiều phương diện trong cuộc sống, với thưởng phạt trong nhiều lãnh vực, theo barème được ấn định trước.
Đối với người Trung Quốc, việc bị «vào sổ» không có gì xa lạ. Từ thời Mao Trạch Đông, chính quyền đã lập những «hồ sơ cá nhân» cho mỗi người, với những đánh giá về chuyên môn, địa chỉ cư trú (và cả quan hệ gia đình, các hành động hay quan điểm bị cho là sai lạc). Đây là công cụ quan trọng, dựa vào đó để thăng hay giáng chức, thuyên chuyển, cho nhập học, điều tra chính trị… Ở thế kỷ 21, hồ sơ này được đổi thành «điểm tín nhiệm», ngày càng được hoàn chỉnh.
Một kiểu lý lịch «số hóa»
Trước hết, được số hóa. Hồi trước «hồ sơ cá nhân» được cho vào một bao thư lớn, chỉ có cấp trên (và có thể đảng cộng sản hay công an) đọc được. Ngày nay, các dữ liệu được tập hợp lại, không chỉ lưu trữ, mà còn được thuật toán phân tích.
Hồ sơ cũng bị công khai. Hàng tháng, các tòa án cập nhật trên internet các «danh sách đen»; đôi khi còn có thể đọc được tại những địa điểm công cộng, với mục đích dùng sức ép dư luận để «uốn nắn». Trong việc này, chính quyền các địa phương tỏ ra rất «sáng tạo».
Tại thị xã Lai Châu (Laizhou) ở tỉnh Sơn Đông (Shandong), khi gọi điện thoại cho một người «không có điểm tín nhiệm», sẽ được nghe một tin nhắn như sau: «Tòa án nhân dân xin cảnh báo với quý vị, người mà quý vị gọi điện là đối tượng bị kết án vì không thực hiện nghĩa vụ».
Tòa án Khai Phong (Keifeng) tỉnh Hà Nam (Henan) cũng rất «đúng mốt»: cho chạy diaporama trên nền nhạc hình ảnh những người bị «mất điểm tín nhiệm», rồi phổ biến trên Douyin (hay còn gọi là Tik Tok, mạng xã hội chia sẻ những video ngắn mà thanh niên Hoa lục rất mê).
Tính điểm loạn xạ không theo logic nào
Như vậy hệ thống «tín nhiệm xã hội» chỉ là dạng mới của một thói quen xưa? Không, Trung Quốc đã khởi đầu một sự biến tướng.
Các quy định thay đổi tùy theo địa phương (người ta đếm được 43 chế độ khác nhau được thử nghiệm trên toàn quốc). Dù sai lầm thuộc loại nào - tội nặng như vi phạm luật pháp, hay tội nhẹ như trả tiền điện nước trễ - đều bị trừ điểm.
Theo với thời gian, những người nhiều điểm nhất có thể được trợ cấp của chính phủ khi lập công ty, được ưu tiên trong dịch vụ công, thậm chí được vào đảng hay gia nhập quân đội. Ngược lại, ai điểm thấp đành ở lại dưới đáy xã hội.
Các hệ thống tính điểm có khác nhau, nhưng trừng phạt nhìn chung là hạn chế tự do cá nhân – về việc làm, nhà ở, tín dụng hay di chuyển. Mức trừng phạt cao nhất là «tước các quyền chính trị» (tức không thể được kết nạp đảng) cộng thêm các hình phạt theo «9 nấc quan hệ gia đình», chẳng hạn con cái không được vào học trường tốt.
Dân chúng huyện Huy Ninh (Suining) tỉnh Giang Tô (Jiangsu) là những con chuột bạch đầu tiên, bị áp dụng bốn năm trước khi chế độ điểm tín nhiệm chính thức có hiệu lực. Ông Zhang, bị cho vào sổ đen chỉ vì vượt đèn đỏ hai lần trong năm, bực tức nói: «Phạt vạ chỉ là chuyện vặt, bị trừ điểm mới đáng sợ». Ông bất bình vì vượt đèn đỏ bị trừ đến 50 điểm, còn bán hàng giả gây nguy hại cho sinh mạng người khác chỉ mất có 30 điểm. Vu khống trên internet sẽ bị trừng phạt tối đa: trừ 100 điểm.
Cư dân huyện Thanh Trấn (Qingzhen) tỉnh Quý Châu (Guizhou) chịu đựng một hệ thống còn đáng kinh ngạc hơn cả Huy Ninh. Có ít nhất 1.000 tiêu chí nhưng không theo một logic nào cả.
Trai khôn tìm vợ… theo điểm
Ứng dụng điện thoại di động Zhima Credit cho điểm người sử dụng qua các dữ liệu liên quan đến tiêu dùng, thang điểm từ 350 đến 950. Ngày nay một số cư dân mạng thích khoe điểm tín nhiệm của mình, cho dù cách tính điểm gây tranh cãi. Thí dụ nếu ngồi gõ máy tính 10 tiếng đồng hồ mỗi ngày, có thể bị coi là lười biếng và bị trừ điểm. Ngược lại, nếu thường xuyên mua tã lót em bé, chứng tỏ là cha mẹ có trách nhiệm, được cộng điểm.
Những ai được trên 600 điểm có thể thuê xe, phòng ăn trong nhà hàng mà không cần đặt cọc; không cần trình giấy tờ để xin visa đi Singapore nếu có trên 700 điểm, và từ 750 điểm trở lên, sẽ xin được visa (không cần chứng minh tài chính) đi Luxembourg, nơi mở ra cánh cửa vào Liên Hiệp Châu Âu.
Bốn năm qua, kể từ khi áp dụng hệ thống điểm tín nhiệm tại một số địa phương, người dân bị trừng phạt nhiều hơn khen thưởng. Để được nhiều điểm hơn, không gì tốt bằng lấy vợ/chồng có sẵn «tín nhiệm cao».
Tác giả bài viết sống ở Hồng Kông, ngày càng có nhiều bạn bè tại Hoa lục tìm kiếm người phối ngẫu dựa trên điểm tín nhiệm. Theo người phụ trách trang web tìm bạn bốn phương Bách Hiệp Võng (Baihewang), ngoại hình là quan trọng, nhưng thái độ ứng xử còn quan trọng hơn, và trang này đặt tiêu chí điểm lên hàng đầu.
Từ ngày 01/05/2018 lần đầu tiên việc trừng phạt được thống nhất ở cấp quốc gia, những ai chậm thanh toán bị hạn chế đi máy bay, xe lửa. Nhưng những tay «cò» cũng vẫn khai thác được kẽ hở: cung cấp giấy tờ giả cho những người không tín nhiệm, giúp họ mua được vé, không bị chận bởi một trong những danh sách đen.
Một xã hội khiến người ta nhớ lại những gì được nhà văn George Orwell mô tả trong tiểu thuyết «1984» : chính quyền độc tài muốn kiểm soát mọi nơi, mọi lúc, cả trong tư tưởng con người.
Trong 5 năm qua, tại Trung Quốc đã mọc lên 22.000 km đường tàu cao tốc, xuất hiện một xã hội không dùng tiền mặt lớn nhất thế giới, một mạng lưới «thiên la địa võng» 200 triệu camera giám sát. Chẳng có nơi nào trên trái đất an toàn hơn Trung Quốc, cho đến nỗi nghi phạm đành tự đến nộp mình cho công an, lực lượng an ninh khỏi cần can thiệp.
Ở Thương Nam cách đây hai năm, do chậm trễ khi trả món nợ 200.000 nhân dân tệ (25.400 euro) vay của ngân hàng, ông Rao bị tòa án ghi vào danh sách đen, bị hạn chế mức chi. Và do thân nhân cũng bị liên đới, người con trai ông thấy con đường dẫn đến một tương lai rạng rỡ bỗng chốc bị chắn ngang. Rốt cuộc ông Rao đã trả hết một lượt số nợ để được ra khỏi «bảng phong thần», không ảnh hưởng đến con.
Danh sách này đè nặng lên số phận con người, không chỉ là chuyện bằng cấp, mà phía sau là cả một «hệ thống tín nhiệm xã hội». Đây có thể là «sáng tạo vĩ đại lần thứ năm» của Trung Quốc!
Hệ thống chấm «điểm tín nhiệm» của công dân
Năm 2014, chính quyền đã công bố một «chương trình khung» để thiết lập từ đây đến năm 2020 một «xã hội hòa nhập». Bởi vì trong những năm gần đây, khái niệm tôn trọng luật lệ không tiến triển cùng một nhịp độ với kinh tế tại Hoa lục. Có rất nhiều vụ trốn thuế, bóc lột lao động bất hợp pháp, bán thực phẩm đã quá hạn sử dụng, bằng giả, v.v.
Với hệ thống tín nhiệm xã hội, một cá nhân, doanh nghiệp thậm chí một cơ quan, có thể được chấm điểm theo «tiền sử» ngân hàng, cách xử sự trong đời sống và trên mạng xã hội. Lần đầu tiên trên thế giới, hệ thống đánh giá các ngân hàng phương Tây đã được mở rộng ra nhiều phương diện trong cuộc sống, với thưởng phạt trong nhiều lãnh vực, theo barème được ấn định trước.
Đối với người Trung Quốc, việc bị «vào sổ» không có gì xa lạ. Từ thời Mao Trạch Đông, chính quyền đã lập những «hồ sơ cá nhân» cho mỗi người, với những đánh giá về chuyên môn, địa chỉ cư trú (và cả quan hệ gia đình, các hành động hay quan điểm bị cho là sai lạc). Đây là công cụ quan trọng, dựa vào đó để thăng hay giáng chức, thuyên chuyển, cho nhập học, điều tra chính trị… Ở thế kỷ 21, hồ sơ này được đổi thành «điểm tín nhiệm», ngày càng được hoàn chỉnh.
Một kiểu lý lịch «số hóa»
Trước hết, được số hóa. Hồi trước «hồ sơ cá nhân» được cho vào một bao thư lớn, chỉ có cấp trên (và có thể đảng cộng sản hay công an) đọc được. Ngày nay, các dữ liệu được tập hợp lại, không chỉ lưu trữ, mà còn được thuật toán phân tích.
Hồ sơ cũng bị công khai. Hàng tháng, các tòa án cập nhật trên internet các «danh sách đen»; đôi khi còn có thể đọc được tại những địa điểm công cộng, với mục đích dùng sức ép dư luận để «uốn nắn». Trong việc này, chính quyền các địa phương tỏ ra rất «sáng tạo».
Tại thị xã Lai Châu (Laizhou) ở tỉnh Sơn Đông (Shandong), khi gọi điện thoại cho một người «không có điểm tín nhiệm», sẽ được nghe một tin nhắn như sau: «Tòa án nhân dân xin cảnh báo với quý vị, người mà quý vị gọi điện là đối tượng bị kết án vì không thực hiện nghĩa vụ».
Tòa án Khai Phong (Keifeng) tỉnh Hà Nam (Henan) cũng rất «đúng mốt»: cho chạy diaporama trên nền nhạc hình ảnh những người bị «mất điểm tín nhiệm», rồi phổ biến trên Douyin (hay còn gọi là Tik Tok, mạng xã hội chia sẻ những video ngắn mà thanh niên Hoa lục rất mê).
Tính điểm loạn xạ không theo logic nào
Như vậy hệ thống «tín nhiệm xã hội» chỉ là dạng mới của một thói quen xưa? Không, Trung Quốc đã khởi đầu một sự biến tướng.
Các quy định thay đổi tùy theo địa phương (người ta đếm được 43 chế độ khác nhau được thử nghiệm trên toàn quốc). Dù sai lầm thuộc loại nào - tội nặng như vi phạm luật pháp, hay tội nhẹ như trả tiền điện nước trễ - đều bị trừ điểm.
Theo với thời gian, những người nhiều điểm nhất có thể được trợ cấp của chính phủ khi lập công ty, được ưu tiên trong dịch vụ công, thậm chí được vào đảng hay gia nhập quân đội. Ngược lại, ai điểm thấp đành ở lại dưới đáy xã hội.
Các hệ thống tính điểm có khác nhau, nhưng trừng phạt nhìn chung là hạn chế tự do cá nhân – về việc làm, nhà ở, tín dụng hay di chuyển. Mức trừng phạt cao nhất là «tước các quyền chính trị» (tức không thể được kết nạp đảng) cộng thêm các hình phạt theo «9 nấc quan hệ gia đình», chẳng hạn con cái không được vào học trường tốt.
Dân chúng huyện Huy Ninh (Suining) tỉnh Giang Tô (Jiangsu) là những con chuột bạch đầu tiên, bị áp dụng bốn năm trước khi chế độ điểm tín nhiệm chính thức có hiệu lực. Ông Zhang, bị cho vào sổ đen chỉ vì vượt đèn đỏ hai lần trong năm, bực tức nói: «Phạt vạ chỉ là chuyện vặt, bị trừ điểm mới đáng sợ». Ông bất bình vì vượt đèn đỏ bị trừ đến 50 điểm, còn bán hàng giả gây nguy hại cho sinh mạng người khác chỉ mất có 30 điểm. Vu khống trên internet sẽ bị trừng phạt tối đa: trừ 100 điểm.
Cư dân huyện Thanh Trấn (Qingzhen) tỉnh Quý Châu (Guizhou) chịu đựng một hệ thống còn đáng kinh ngạc hơn cả Huy Ninh. Có ít nhất 1.000 tiêu chí nhưng không theo một logic nào cả.
Trai khôn tìm vợ… theo điểm
Ứng dụng điện thoại di động Zhima Credit cho điểm người sử dụng qua các dữ liệu liên quan đến tiêu dùng, thang điểm từ 350 đến 950. Ngày nay một số cư dân mạng thích khoe điểm tín nhiệm của mình, cho dù cách tính điểm gây tranh cãi. Thí dụ nếu ngồi gõ máy tính 10 tiếng đồng hồ mỗi ngày, có thể bị coi là lười biếng và bị trừ điểm. Ngược lại, nếu thường xuyên mua tã lót em bé, chứng tỏ là cha mẹ có trách nhiệm, được cộng điểm.
Những ai được trên 600 điểm có thể thuê xe, phòng ăn trong nhà hàng mà không cần đặt cọc; không cần trình giấy tờ để xin visa đi Singapore nếu có trên 700 điểm, và từ 750 điểm trở lên, sẽ xin được visa (không cần chứng minh tài chính) đi Luxembourg, nơi mở ra cánh cửa vào Liên Hiệp Châu Âu.
Bốn năm qua, kể từ khi áp dụng hệ thống điểm tín nhiệm tại một số địa phương, người dân bị trừng phạt nhiều hơn khen thưởng. Để được nhiều điểm hơn, không gì tốt bằng lấy vợ/chồng có sẵn «tín nhiệm cao».
Tác giả bài viết sống ở Hồng Kông, ngày càng có nhiều bạn bè tại Hoa lục tìm kiếm người phối ngẫu dựa trên điểm tín nhiệm. Theo người phụ trách trang web tìm bạn bốn phương Bách Hiệp Võng (Baihewang), ngoại hình là quan trọng, nhưng thái độ ứng xử còn quan trọng hơn, và trang này đặt tiêu chí điểm lên hàng đầu.
Từ ngày 01/05/2018 lần đầu tiên việc trừng phạt được thống nhất ở cấp quốc gia, những ai chậm thanh toán bị hạn chế đi máy bay, xe lửa. Nhưng những tay «cò» cũng vẫn khai thác được kẽ hở: cung cấp giấy tờ giả cho những người không tín nhiệm, giúp họ mua được vé, không bị chận bởi một trong những danh sách đen.
Một xã hội khiến người ta nhớ lại những gì được nhà văn George Orwell mô tả trong tiểu thuyết «1984» : chính quyền độc tài muốn kiểm soát mọi nơi, mọi lúc, cả trong tư tưởng con người.
T.M.
Nguồn: vi.rfi.fr
No comments:
Post a Comment