Phạm Nguyên Trường dịch
Nhân dịp sinh nhật lần thứ 200, Karl Marx, người đồng sáng lập chủ nghĩa cộng sản, đã được một vài người, trong đó có cả những nhà lãnh đạo phương Tây, đánh giá lại một cách tích cực. Nhưng những người khẳng định rằng không thể lên án Marx vì những sự tàn bạo mà tư tưởng của ông khuyến khích, nên xem xét lại suy nghĩ của mình.
Kỷ niệm 200 năm ngày sinh của Karl Marx đã làm cho nhiều người quan tâm tới các tác phẩm của ông, cùng với việc khánh thành bức tượng ở chính thành phố Trier, quê hương ông.
Tại lễ kỷ niệm chủ nghĩa Marx ở Bắc Kinh trong tuần trước, Chủ tịch Trung Quốc, Tập Cận Bình tuyên bố: “Học thuyết này, như mặt trời đang lên, soi sáng con đường cho nhân loại khám phá quy luật của lịch sử và tìm đường giải phóng chính mình”. Ông còn tuyên bố rằng “cùng với lý thuyết khoa học, Marx đã chỉ ra phương hướng dẫn tới xã hội lý tưởng, không còn áp bức hay bóc lột, nơi mọi người đều được bình đẳng và tự do”.
Tập Cận Bình nói những lời như thế ở đất nước Trung Quốc “Marxist”, cho nên những người tham dự cuộc mít tinh phải tán thành, không có lựa chọn nào khác. Còn ngay cả Chủ tịch Ủy ban châu Âu, Jean-Claude Juncker, khi phát biểu ở Trier cũng trong ngày hôm đó, đã tung ra đánh giá khá hào phóng: “Hôm nay ông bị gán cho những việc mà ông không chịu trách nhiệm và những việc mà ông không gây ra, bởi vì nhiều thứ ông viết ra đã bị người ta viết lại thành cái khác hẳn”.
Không thật rõ Juncker muốn nói gì. Nói cho cùng, Chủ nghĩa Marx đã gây ra đau khổ không thể nào kể xiết cho hàng chục triệu người phải sống dưới những chế độ tự ca ngợi mình. Trong phần lớn thế kỷ XX, 40% nhân loại đã bị đói khát, bị tù đầy trong các trại lao động khổ sai, bị kiểm duyệt, và các hình thức đàn áp khác của những người tự xưng là Marxist.
Trong bài phát biểu, Juncker dường như ám chỉ phản đề thường thấy: Tội ác của cộng sản trong suốt thế kỷ XX là do người ta đã bóp méo tư tưởng của Marx chớ bản thân Marx không phải chịu trách nhiệm.
Có thể nói thêm gì về luận cứ này? Marx đã dành phần lớn cuộc đời của mình cho việc phân tích kinh tế chính trị học phương Tây đang công nghiệp hóa hồi giữa thế kỷ XIX. Nhưng ảnh hưởng lâu dài của ông liên quan tới những tư tưởng về tương lai và ảnh hưởng mà những tư tưởng này gây ra cho xã hội. Khi xem xét di sản của ông, chúng ta không được bỏ qua lĩnh vực này.
Marx coi tài sản tư nhân là nguồn gốc của tất cả mọi thứ xấu xa trong các xã hội tư bản đang xuất hiện trong thời ông. Theo đó, ông tin rằng chỉ có mỗi một cách là bãi bỏ nó thì mới xóa bỏ được phân chia giai cấp và mới có thể có tương lai hài hòa. Sau đó, Friedrich Engels, người cộng sự của ông tuyên bố, chính nhà nước sẽ trở thành không cần thiết và “tàn lụi đi”. Những lời khẳng định này không phải là suy đoán, mà là những tuyên bố mang tính khoa học về tương lai.
Nhưng, tất nhiên là tất cả những thứ đó đều là rác rưởi, và lý thuyết về lịch sử của Marx – chủ nghĩa duy vật biện chứng – đã được chứng minh là sai và trên thực tế, nguy hiểm về mọi khía cạnh. Nhà triết học vĩ đại trong thế kỷ XX, Karl Popper, một trong những người phê phán Marx mạnh mẽ nhất, gọi ông là “tiên tri giả”. Và nếu cần thêm bằng chứng, những nước theo chủ nghĩa tư bản trong thế kỷ XX đều đã trở thành những nước dân chủ, cởi mở và thịnh vượng.
Ngược lại, tất cả các chế độ, nhân danh Marx, bác bỏ chủ nghĩa tư bản đều thất bại – và đấy không phải là do trùng hợp ngẫu nhiên hay là các đồ đệ của Marx đã hiểu lầm học thuyết của ông. Bãi bỏ quyền sở hữu tư nhân và thiết lập quyền kiểm soát của nhà nước đối với nền kinh tế không những đã làm cho xã hội mất ý chí kinh doanh, động lực vô cùng quan trọng trong việc thúc đẩy xã hội tiến lên, mà còn xóa sổ ngay cả quyền tự do của con người.
Vì chủ nghĩa Marx coi tất cả những mâu thuẫn trong xã hội đều là sản phẩm của cuộc đấu tranh giai cấp, mâu thuẫn sẽ biến mất khi tài sản tư nhân không còn và sau khi chế độ cộng sản được thiết lập thì bất đồng quan điểm cũng không còn. Theo định nghĩa, tất cả các thách thức đối với chế độ mới đều là tàn dư bất hợp pháp của chế độ áp bức đã từng tồn tại trước đó.
Do đó, tất các chế độ Marxist, trên thực tế, đểu là sản phẩm hợp logic của học thuyết của ông. Tất nhiên, Juncker đã đúng khi nói rằng Marx – chết trước Cách mạng Nga 34 năm – không chịu trách nhiệm về những trại lao động khổ sai, nhưng tư tưởng của ông rõ ràng là như thế.
Trong công trình nghiên cứu mang tính bước ngoặt, nhan đề Những dòng chính của chủ nghĩa Marx (Main Currents of Marxism), in thành 3 tập, nhà triết học Ba Lan Leszek Kołakowski, người phê bình chủ nghĩa Marx nổi bật, mà thời trai trẻ đã từng theo đuổi học thuyết này, nhận xét rằng Marx hầu như không quan tâm tới con người như là họ đang hiện hữu . “Chủ nghĩa Mác ít hoặc hoàn toàn không quan tâm việc con người sinh ra và chết đi, là đàn ông và đàn bà, trẻ hay già, khỏe mạnh hoặc bệnh tật”, ông viết. Tiếp theo: “Trong mắt ông ta, cái ác và sự đau khổ chẳng có ý nghĩa gì, ngoài việc là các công cụ giải phóng; chúng đơn thuần là những sự kiện xã hội chớ không phải là bản chất của con người”.
Quan điểm thấu triệt của Kołakowski giúp chúng ta giải thích vì sao các chế độ theo đuổi học thuyết xác định và máy móc của Marx chắc chắn phải trở thành chế độ toàn trị khi đối diện với thực tế của một xã hội phức tạp. Các chế độ này không phải lúc nào cũng thành công; nhưng kết quả thì bao giờ cũng bi thảm.
Về phần mình, Tập Cận Bình coi quá trình phát triển kinh tế của Trung Quốc trong mấy thập kỷ qua là “bằng chứng gang thép” về giá trị còn tiếp tục của chủ nghĩa Marx. Nhưng, dù sao mặc lòng, thực tế hoàn toàn ngược lại. Xin nhớ rằng Trung Quốc thời cộng sản thuần túy đã gây ra nạn đói và khủng bố trong giai đoạn “Đại nhảy vọt” và “Cách mạng văn hóa”. Quyết định của Mao Trạch Đông về tịch thu ruộng đất của nông dân và tịch thu doanh nghiệp của doanh nhân đã dẫn tới những kết quả thảm khốc có thể đoán trước được và Đảng Cộng sản Trung Quốc đã từ bỏ cách tiếp cận giáo điều đó.
Dưới sự lãnh đạo của người kế tục Mao, Đặng Tiểu Bình, Đảng Cộng sản Trung Quốc tiến hành “mở cửa” kinh tế. Sau năm 1978, họ bắt đầu khôi phục quyền sở hữu tư nhân và cho phép người dân kinh doanh, và kết quả thật là ngoạn mục.
Nếu quá trình phát triển của Trung Quốc hiện nay còn bị điều gì cản trở thì đấy chính là tàn dư của chủ nghĩa Marx, hiện hữu trong các xí nghiệp quốc doanh không hiệu quả và việc đàn áp những người bất đồng chính kiến. Hệ thống độc đảng tập quyền của Trung Quốc đơn giản là không tương thích với xã hội hiện đại và đa dạng.
Hai trăm năm sau khi Marx ra đời, suy nghĩ về di sản trí tuệ của ông chắc chắn là việc làm khôn ngoan. Nhưng, chúng ta làm như thế không phải để kỷ niệm, mà để phòng bệnh cho những xã hội mở của chúng ta, làm cho xã hội chúng ta đủ sức chống lại sức cám dỗ của tư tưởng toàn trị, ẩn nấp trong lý thuyết sai lầm của ông ta.
Carl Bildt từng là bộ trưởng ngoại giao Thụy Điển từ năm 2006 đến tháng 10 năm 2014 và Thủ tướng từ 1991 đến 1994, khi ông đàn phán việc Thụy Điển tham gia EU. Là nhà ngoại giao quốc tế nổi tiếng, ông từng làm đặc sứ của EU ở Nam Tư cũ, là đại diện tối cao cho Bosnia và Herzegovina, đặc phái viên Liên Hợp Quốc tới khu vực Balkan, và đồng chủ tịch của Hội nghị hòa bình Dayton. Carl Bildt hiện là Chủ tịch Ủy ban toàn cầu về Quản trị Internet và là thành viên của Hội đồng Chương trình nghị sự về châu Âu của Diễn đàn Kinh tế Thế giới.
Đã đăng trên Trí Việt News
Tại lễ kỷ niệm chủ nghĩa Marx ở Bắc Kinh trong tuần trước, Chủ tịch Trung Quốc, Tập Cận Bình tuyên bố: “Học thuyết này, như mặt trời đang lên, soi sáng con đường cho nhân loại khám phá quy luật của lịch sử và tìm đường giải phóng chính mình”. Ông còn tuyên bố rằng “cùng với lý thuyết khoa học, Marx đã chỉ ra phương hướng dẫn tới xã hội lý tưởng, không còn áp bức hay bóc lột, nơi mọi người đều được bình đẳng và tự do”.
Tập Cận Bình nói những lời như thế ở đất nước Trung Quốc “Marxist”, cho nên những người tham dự cuộc mít tinh phải tán thành, không có lựa chọn nào khác. Còn ngay cả Chủ tịch Ủy ban châu Âu, Jean-Claude Juncker, khi phát biểu ở Trier cũng trong ngày hôm đó, đã tung ra đánh giá khá hào phóng: “Hôm nay ông bị gán cho những việc mà ông không chịu trách nhiệm và những việc mà ông không gây ra, bởi vì nhiều thứ ông viết ra đã bị người ta viết lại thành cái khác hẳn”.
Không thật rõ Juncker muốn nói gì. Nói cho cùng, Chủ nghĩa Marx đã gây ra đau khổ không thể nào kể xiết cho hàng chục triệu người phải sống dưới những chế độ tự ca ngợi mình. Trong phần lớn thế kỷ XX, 40% nhân loại đã bị đói khát, bị tù đầy trong các trại lao động khổ sai, bị kiểm duyệt, và các hình thức đàn áp khác của những người tự xưng là Marxist.
Trong bài phát biểu, Juncker dường như ám chỉ phản đề thường thấy: Tội ác của cộng sản trong suốt thế kỷ XX là do người ta đã bóp méo tư tưởng của Marx chớ bản thân Marx không phải chịu trách nhiệm.
Có thể nói thêm gì về luận cứ này? Marx đã dành phần lớn cuộc đời của mình cho việc phân tích kinh tế chính trị học phương Tây đang công nghiệp hóa hồi giữa thế kỷ XIX. Nhưng ảnh hưởng lâu dài của ông liên quan tới những tư tưởng về tương lai và ảnh hưởng mà những tư tưởng này gây ra cho xã hội. Khi xem xét di sản của ông, chúng ta không được bỏ qua lĩnh vực này.
Marx coi tài sản tư nhân là nguồn gốc của tất cả mọi thứ xấu xa trong các xã hội tư bản đang xuất hiện trong thời ông. Theo đó, ông tin rằng chỉ có mỗi một cách là bãi bỏ nó thì mới xóa bỏ được phân chia giai cấp và mới có thể có tương lai hài hòa. Sau đó, Friedrich Engels, người cộng sự của ông tuyên bố, chính nhà nước sẽ trở thành không cần thiết và “tàn lụi đi”. Những lời khẳng định này không phải là suy đoán, mà là những tuyên bố mang tính khoa học về tương lai.
Nhưng, tất nhiên là tất cả những thứ đó đều là rác rưởi, và lý thuyết về lịch sử của Marx – chủ nghĩa duy vật biện chứng – đã được chứng minh là sai và trên thực tế, nguy hiểm về mọi khía cạnh. Nhà triết học vĩ đại trong thế kỷ XX, Karl Popper, một trong những người phê phán Marx mạnh mẽ nhất, gọi ông là “tiên tri giả”. Và nếu cần thêm bằng chứng, những nước theo chủ nghĩa tư bản trong thế kỷ XX đều đã trở thành những nước dân chủ, cởi mở và thịnh vượng.
Ngược lại, tất cả các chế độ, nhân danh Marx, bác bỏ chủ nghĩa tư bản đều thất bại – và đấy không phải là do trùng hợp ngẫu nhiên hay là các đồ đệ của Marx đã hiểu lầm học thuyết của ông. Bãi bỏ quyền sở hữu tư nhân và thiết lập quyền kiểm soát của nhà nước đối với nền kinh tế không những đã làm cho xã hội mất ý chí kinh doanh, động lực vô cùng quan trọng trong việc thúc đẩy xã hội tiến lên, mà còn xóa sổ ngay cả quyền tự do của con người.
Vì chủ nghĩa Marx coi tất cả những mâu thuẫn trong xã hội đều là sản phẩm của cuộc đấu tranh giai cấp, mâu thuẫn sẽ biến mất khi tài sản tư nhân không còn và sau khi chế độ cộng sản được thiết lập thì bất đồng quan điểm cũng không còn. Theo định nghĩa, tất cả các thách thức đối với chế độ mới đều là tàn dư bất hợp pháp của chế độ áp bức đã từng tồn tại trước đó.
Do đó, tất các chế độ Marxist, trên thực tế, đểu là sản phẩm hợp logic của học thuyết của ông. Tất nhiên, Juncker đã đúng khi nói rằng Marx – chết trước Cách mạng Nga 34 năm – không chịu trách nhiệm về những trại lao động khổ sai, nhưng tư tưởng của ông rõ ràng là như thế.
Trong công trình nghiên cứu mang tính bước ngoặt, nhan đề Những dòng chính của chủ nghĩa Marx (Main Currents of Marxism), in thành 3 tập, nhà triết học Ba Lan Leszek Kołakowski, người phê bình chủ nghĩa Marx nổi bật, mà thời trai trẻ đã từng theo đuổi học thuyết này, nhận xét rằng Marx hầu như không quan tâm tới con người như là họ đang hiện hữu . “Chủ nghĩa Mác ít hoặc hoàn toàn không quan tâm việc con người sinh ra và chết đi, là đàn ông và đàn bà, trẻ hay già, khỏe mạnh hoặc bệnh tật”, ông viết. Tiếp theo: “Trong mắt ông ta, cái ác và sự đau khổ chẳng có ý nghĩa gì, ngoài việc là các công cụ giải phóng; chúng đơn thuần là những sự kiện xã hội chớ không phải là bản chất của con người”.
Quan điểm thấu triệt của Kołakowski giúp chúng ta giải thích vì sao các chế độ theo đuổi học thuyết xác định và máy móc của Marx chắc chắn phải trở thành chế độ toàn trị khi đối diện với thực tế của một xã hội phức tạp. Các chế độ này không phải lúc nào cũng thành công; nhưng kết quả thì bao giờ cũng bi thảm.
Về phần mình, Tập Cận Bình coi quá trình phát triển kinh tế của Trung Quốc trong mấy thập kỷ qua là “bằng chứng gang thép” về giá trị còn tiếp tục của chủ nghĩa Marx. Nhưng, dù sao mặc lòng, thực tế hoàn toàn ngược lại. Xin nhớ rằng Trung Quốc thời cộng sản thuần túy đã gây ra nạn đói và khủng bố trong giai đoạn “Đại nhảy vọt” và “Cách mạng văn hóa”. Quyết định của Mao Trạch Đông về tịch thu ruộng đất của nông dân và tịch thu doanh nghiệp của doanh nhân đã dẫn tới những kết quả thảm khốc có thể đoán trước được và Đảng Cộng sản Trung Quốc đã từ bỏ cách tiếp cận giáo điều đó.
Dưới sự lãnh đạo của người kế tục Mao, Đặng Tiểu Bình, Đảng Cộng sản Trung Quốc tiến hành “mở cửa” kinh tế. Sau năm 1978, họ bắt đầu khôi phục quyền sở hữu tư nhân và cho phép người dân kinh doanh, và kết quả thật là ngoạn mục.
Nếu quá trình phát triển của Trung Quốc hiện nay còn bị điều gì cản trở thì đấy chính là tàn dư của chủ nghĩa Marx, hiện hữu trong các xí nghiệp quốc doanh không hiệu quả và việc đàn áp những người bất đồng chính kiến. Hệ thống độc đảng tập quyền của Trung Quốc đơn giản là không tương thích với xã hội hiện đại và đa dạng.
Hai trăm năm sau khi Marx ra đời, suy nghĩ về di sản trí tuệ của ông chắc chắn là việc làm khôn ngoan. Nhưng, chúng ta làm như thế không phải để kỷ niệm, mà để phòng bệnh cho những xã hội mở của chúng ta, làm cho xã hội chúng ta đủ sức chống lại sức cám dỗ của tư tưởng toàn trị, ẩn nấp trong lý thuyết sai lầm của ông ta.
Carl Bildt từng là bộ trưởng ngoại giao Thụy Điển từ năm 2006 đến tháng 10 năm 2014 và Thủ tướng từ 1991 đến 1994, khi ông đàn phán việc Thụy Điển tham gia EU. Là nhà ngoại giao quốc tế nổi tiếng, ông từng làm đặc sứ của EU ở Nam Tư cũ, là đại diện tối cao cho Bosnia và Herzegovina, đặc phái viên Liên Hợp Quốc tới khu vực Balkan, và đồng chủ tịch của Hội nghị hòa bình Dayton. Carl Bildt hiện là Chủ tịch Ủy ban toàn cầu về Quản trị Internet và là thành viên của Hội đồng Chương trình nghị sự về châu Âu của Diễn đàn Kinh tế Thế giới.
Đã đăng trên Trí Việt News
No comments:
Post a Comment