Phạm Nguyên Trường dịch
Hiện nay còn quá sớm, chưa thể biết liệu thách thức mà chương trình hạt nhân và tên lửa của Bắc Triều Tiên đặt ra có được giải quyết hay không và giải quyết như thế nào. Nhưng xem xét thách thức đó có thể có ý nghĩa như thế nào đối với cái phần của thế giới từng đặt ra cho lịch sử một số câu đố thì không phải là quá sớm.
Biệt danh “Phép mầu châu Á” cho thấy tốc độ phát triển kinh tế phi thường ở nhiều nước châu Á trong suốt nửa thế kỉ vừa qua. Nền kinh tế cất cánh đầu tiên là Nhật Bản, mặc dù trong những thập kỷ gần đây đã chậm lại và dân số tương đối nhỏ, nhưng vẫn là nền kinh tế lớn thứ ba thế giới.
Trung Quốc bắt đầu trỗi dậy sau một thời gian, nhưng không kém phần ấn tượng: nước này có tốc độ tăng trưởng GDP trung bình với hai con số trong suốt ba thập kỷ, làm cho nó trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Chẳng bao lâu nữa, Ấn Độ sẽ trở thành quốc gia đông dân nhất thế giới, gần đây đã có tốc độ tăng trưởng GDP đầy ấn tượng là 7-8% một năm. Những năm gần đây, mười thành viên ASEAN cũng có tốc độ tăng trưởng trung bình khoảng 5% một năm.
Nhưng phép màu kinh tế châu Á trong giai đoạn vừa quay dựa trên phép lạ mang tính chiến lược, nhưng ít được nói tới: giữ vững hòa bình và trật tự. Kể khi chiến tranh Việt Nam kết thúc vào giữa những năm 1970, châu Á đã nổi lên như là khu vực không có các xung đột lớn, ở bên trong từng nước hay các nước với nhau – thành tích làm cho khu vực này khác hẳn châu Phi, châu Âu, Trung Đông, và ngay cả Mỹ Latin.
Sự ổn định này còn đặc biệt ở chỗ, châu Á là nơi có nhiều tranh chấp chưa được giải quyết. Khi Chiến tranh Thế giới II kết thúc năm 1945, Nhật Bản và Nga không ký được hiệp định hòa bình, chủ yếu là do những lời tuyên bố trái ngược nhau về chủ quyền đối với Quần đảo Nam Kuril, ở Nhật Bản gọi là Lãnh thổ phía Bắc. Tám năm sau đó, Chiến tranh Triều Tiên cũng kết thúc mà không có hiệp định hòa bình chính thức, để lại một bán đảo bị chia cắt và được vũ trang đến tận răng.
Hiện nay, những lời tuyên bố về chủ quyền lãnh thổ trái ngược nhau - chủ yếu liên quan đến Trung Quốc - tiếp tục gây căng thẳng trên khắp châu Á. Nhật Bản dính líu vào vụ tranh chấp với Trung Quốc trên quần đảo Senkaku (Điếu Ngư) ở Biển Hoa Đông. Gần chục nước châu Á khác phản đối dữ dội những lời tuyên bố về chủ quyền lãnh thổ của Trung Quốc ở Biển Đông. Và Ấn Độ đang đối đầu với Trung Quốc trong vùng biên giới Himalaya.
Mặc dù có những căng thẳng như thế, châu Á nói chung vẫn giữ được hòa bình, một phần là do không nước nào dám khiêu chiến vì tăng trưởng kinh tế sẽ vị đe doạ. Quan điểm này thể hiện rõ ràng ở Đặng Tiểu Bình. Trong thời gian lãnh đạo công cuộc “cải cách và mở cửa” kinh tế của Trung Quốc từ cuối những năm 70 đến đầu những năm 1990, Đặng công khai nhấn mạnh tầm quan trọng của môi trường bên ngoài ổn định để tạo điều kiện cho phát triển kinh tế bên trong. Sự phụ thuộc vào các mối quan hệ thương mại trong khu vực để giúp tăng trưởng và việc làm còn tạo ra động lực nữa trong việc duy trì hòa bình.
Nhưng kinh tế có lẽ không phải là yếu tố duy nhất có vai trò ở đây. Vì hầu hết các nước châu Á đều có những xã hội tương đối đồng nhất với bản sắc quốc gia vững chắc, khả năng bùng phát xung đột dân sự và lan qua đường biên giới quốc gia là tương đối thấp. Cuối cùng, nhưng chắc chắn là không kém phần quan trọng là sự hiện diện quân sự hùng hậu của Mỹ ở châu Á - nền tảng của hệ thống liên minh khu vực đầy sức mạnh - đã làm giảm nhu cầu của các nước châu Á trong việc phát triển các chương trình quân sự lớn của riêng mình và củng cố hiện trạng, có tác dụng kiềm chế những cuộc phiêu lưu quân sự.
Những yếu tố này đã góp phần củng cố hòa bình và ổn định ở Châu Á, nhưng đây không thể được coi là đương nhiên. Thật vậy, áp lực đang ngày càng tăng – đẩy phép lạ về chiến lược, từng tạo điều kiện cho phép lạ của kinh tế châu Á, vào tình trạng nguy hiểm.
Cái gì đã thay đổi? Thứ nhất, tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc tạo điều kiện cho nước này tăng cường tiềm lực quân sự. Khi Trung Quốc áp dụng chính sách đối ngoại ngày càng quyết đoán hơn - được minh họa bằng tranh chấp biên giới với Ấn Độ và các yêu sách lãnh thổ ở Biển Đông – thì các nước khác cũng phải gia tăng các khoản chi tiêu cho lĩnh vực quốc phòng. Khi xảy ra hiện tượng như thế, có nhiều khả năng là bất đồng hoặc sự cố sẽ leo thang thành xung đột.
Trong khi đó, Mỹ - cường quốc duy nhất có khả năng ngăn chặn Trung Quốc - dường như đang rút lui, không muốn giữ vai trò truyền thống ở châu Á nữa. Chính quyền của Tổng thống Donald Trump đã rút khỏi Quan hệ đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) và đe doạ các đồng minh của Mỹ về chi tiêu quốc phòng và bất cân đối thường xuyên trong lĩnh vực thương mại. Nói chung, tính bất định của chính sách đối ngoại của Mỹ đang gia tăng có thể làm suy yếu khả năng ngăn chặn và thúc đẩy các nước đồng minh phải tự mình nắm lĩnh vực an ninh.
Nguyên nhân trực tiếp nhất của sự bất ổn tiềm tàng là Bắc Triều Tiên, hiện nay không chỉ là một mối đe dọa quân sự đối với Hàn Quốc, mà còn là đe dọa hạt nhân đối với tất cả các nước châu Á, cũng như Mỹ. Điều này có thể gây ra cuộc tấn công ngăn chặn mang tính huỷ diệt từ phía Mỹ. Nhưng, nếu Mỹ không ra tay, kết quả cũng có thể là thảm khốc, nếu Bắc Triều Tiên tấn công. Thậm chí ngay cả đe dọa tấn công có thể gây mất ổn định, nếu nó thúc đẩy các nước đồng minh của Mỹ như Hàn Quốc và Nhật Bản tăng chi tiêu quân sự và xem xét lại địa vị phi hạt nhân của họ.
Nếu xảy ra một trong những kịch bản này, hậu quả sẽ lan xa. Ngoài thiệt hại về người, chúng sẽ đe doạ sự thịnh vượng kinh tế không chỉ của châu Á, mà của cả thế giới. Cuộc xung đột giữa Mỹ và Trung Quốc có thể huỷ hoại mối quan hệ song phương quan trọng nhất trong thế kỷ XXI.
Tin vui là không có điều nào trong số này là không thể tránh được. Vẫn còn thời gian để các chính phủ áp dụng những biện pháp kiềm chế, khảo sát những biện pháp ngoại giao và xem xét lại những chính sách có thể làm mất ổn định. Thật không may là, chúng ta đang sống trong một giai đoạn ngóc đầu dậy của tinh thần dân tộc và đôi khi có những lãnh đạo vô trách nhiệm. Bên cạnh đó là sự dàn xếp quân sự-chính trị khu vực không phù hợp, và hoàn toàn không chắc chắn là khôn ngoan sẽ thắng liều lĩnh hay nền hòa bình độc đáo kéo dài hàng thập kỉ ở châu Á sẽ tồn tại mãi.
Richard N. Haass, Chủ tịch Hội đồng Quan hệ Đối ngoại, từng là Giám đốc ban kế hoạch chính sách của Bộ Ngoại giao Mỹ (2001-2003), và là đặc phái viên của Tổng thống George W. Bush ở Bắc Ireland và Điều phối viên vì Tương lai của Afghanistan . Ông là tác giả cuốn A World in Disarray: American Foreign Policy and the Crisis of the Old Order (tạm dịch: Thế giới trong tình trạng hỗn loạn: chính sách đối ngoại của Mỹ và khủng hoảng của trật tự cũ).
Trung Quốc bắt đầu trỗi dậy sau một thời gian, nhưng không kém phần ấn tượng: nước này có tốc độ tăng trưởng GDP trung bình với hai con số trong suốt ba thập kỷ, làm cho nó trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Chẳng bao lâu nữa, Ấn Độ sẽ trở thành quốc gia đông dân nhất thế giới, gần đây đã có tốc độ tăng trưởng GDP đầy ấn tượng là 7-8% một năm. Những năm gần đây, mười thành viên ASEAN cũng có tốc độ tăng trưởng trung bình khoảng 5% một năm.
Nhưng phép màu kinh tế châu Á trong giai đoạn vừa quay dựa trên phép lạ mang tính chiến lược, nhưng ít được nói tới: giữ vững hòa bình và trật tự. Kể khi chiến tranh Việt Nam kết thúc vào giữa những năm 1970, châu Á đã nổi lên như là khu vực không có các xung đột lớn, ở bên trong từng nước hay các nước với nhau – thành tích làm cho khu vực này khác hẳn châu Phi, châu Âu, Trung Đông, và ngay cả Mỹ Latin.
Sự ổn định này còn đặc biệt ở chỗ, châu Á là nơi có nhiều tranh chấp chưa được giải quyết. Khi Chiến tranh Thế giới II kết thúc năm 1945, Nhật Bản và Nga không ký được hiệp định hòa bình, chủ yếu là do những lời tuyên bố trái ngược nhau về chủ quyền đối với Quần đảo Nam Kuril, ở Nhật Bản gọi là Lãnh thổ phía Bắc. Tám năm sau đó, Chiến tranh Triều Tiên cũng kết thúc mà không có hiệp định hòa bình chính thức, để lại một bán đảo bị chia cắt và được vũ trang đến tận răng.
Hiện nay, những lời tuyên bố về chủ quyền lãnh thổ trái ngược nhau - chủ yếu liên quan đến Trung Quốc - tiếp tục gây căng thẳng trên khắp châu Á. Nhật Bản dính líu vào vụ tranh chấp với Trung Quốc trên quần đảo Senkaku (Điếu Ngư) ở Biển Hoa Đông. Gần chục nước châu Á khác phản đối dữ dội những lời tuyên bố về chủ quyền lãnh thổ của Trung Quốc ở Biển Đông. Và Ấn Độ đang đối đầu với Trung Quốc trong vùng biên giới Himalaya.
Mặc dù có những căng thẳng như thế, châu Á nói chung vẫn giữ được hòa bình, một phần là do không nước nào dám khiêu chiến vì tăng trưởng kinh tế sẽ vị đe doạ. Quan điểm này thể hiện rõ ràng ở Đặng Tiểu Bình. Trong thời gian lãnh đạo công cuộc “cải cách và mở cửa” kinh tế của Trung Quốc từ cuối những năm 70 đến đầu những năm 1990, Đặng công khai nhấn mạnh tầm quan trọng của môi trường bên ngoài ổn định để tạo điều kiện cho phát triển kinh tế bên trong. Sự phụ thuộc vào các mối quan hệ thương mại trong khu vực để giúp tăng trưởng và việc làm còn tạo ra động lực nữa trong việc duy trì hòa bình.
Nhưng kinh tế có lẽ không phải là yếu tố duy nhất có vai trò ở đây. Vì hầu hết các nước châu Á đều có những xã hội tương đối đồng nhất với bản sắc quốc gia vững chắc, khả năng bùng phát xung đột dân sự và lan qua đường biên giới quốc gia là tương đối thấp. Cuối cùng, nhưng chắc chắn là không kém phần quan trọng là sự hiện diện quân sự hùng hậu của Mỹ ở châu Á - nền tảng của hệ thống liên minh khu vực đầy sức mạnh - đã làm giảm nhu cầu của các nước châu Á trong việc phát triển các chương trình quân sự lớn của riêng mình và củng cố hiện trạng, có tác dụng kiềm chế những cuộc phiêu lưu quân sự.
Những yếu tố này đã góp phần củng cố hòa bình và ổn định ở Châu Á, nhưng đây không thể được coi là đương nhiên. Thật vậy, áp lực đang ngày càng tăng – đẩy phép lạ về chiến lược, từng tạo điều kiện cho phép lạ của kinh tế châu Á, vào tình trạng nguy hiểm.
Cái gì đã thay đổi? Thứ nhất, tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc tạo điều kiện cho nước này tăng cường tiềm lực quân sự. Khi Trung Quốc áp dụng chính sách đối ngoại ngày càng quyết đoán hơn - được minh họa bằng tranh chấp biên giới với Ấn Độ và các yêu sách lãnh thổ ở Biển Đông – thì các nước khác cũng phải gia tăng các khoản chi tiêu cho lĩnh vực quốc phòng. Khi xảy ra hiện tượng như thế, có nhiều khả năng là bất đồng hoặc sự cố sẽ leo thang thành xung đột.
Trong khi đó, Mỹ - cường quốc duy nhất có khả năng ngăn chặn Trung Quốc - dường như đang rút lui, không muốn giữ vai trò truyền thống ở châu Á nữa. Chính quyền của Tổng thống Donald Trump đã rút khỏi Quan hệ đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) và đe doạ các đồng minh của Mỹ về chi tiêu quốc phòng và bất cân đối thường xuyên trong lĩnh vực thương mại. Nói chung, tính bất định của chính sách đối ngoại của Mỹ đang gia tăng có thể làm suy yếu khả năng ngăn chặn và thúc đẩy các nước đồng minh phải tự mình nắm lĩnh vực an ninh.
Nguyên nhân trực tiếp nhất của sự bất ổn tiềm tàng là Bắc Triều Tiên, hiện nay không chỉ là một mối đe dọa quân sự đối với Hàn Quốc, mà còn là đe dọa hạt nhân đối với tất cả các nước châu Á, cũng như Mỹ. Điều này có thể gây ra cuộc tấn công ngăn chặn mang tính huỷ diệt từ phía Mỹ. Nhưng, nếu Mỹ không ra tay, kết quả cũng có thể là thảm khốc, nếu Bắc Triều Tiên tấn công. Thậm chí ngay cả đe dọa tấn công có thể gây mất ổn định, nếu nó thúc đẩy các nước đồng minh của Mỹ như Hàn Quốc và Nhật Bản tăng chi tiêu quân sự và xem xét lại địa vị phi hạt nhân của họ.
Nếu xảy ra một trong những kịch bản này, hậu quả sẽ lan xa. Ngoài thiệt hại về người, chúng sẽ đe doạ sự thịnh vượng kinh tế không chỉ của châu Á, mà của cả thế giới. Cuộc xung đột giữa Mỹ và Trung Quốc có thể huỷ hoại mối quan hệ song phương quan trọng nhất trong thế kỷ XXI.
Tin vui là không có điều nào trong số này là không thể tránh được. Vẫn còn thời gian để các chính phủ áp dụng những biện pháp kiềm chế, khảo sát những biện pháp ngoại giao và xem xét lại những chính sách có thể làm mất ổn định. Thật không may là, chúng ta đang sống trong một giai đoạn ngóc đầu dậy của tinh thần dân tộc và đôi khi có những lãnh đạo vô trách nhiệm. Bên cạnh đó là sự dàn xếp quân sự-chính trị khu vực không phù hợp, và hoàn toàn không chắc chắn là khôn ngoan sẽ thắng liều lĩnh hay nền hòa bình độc đáo kéo dài hàng thập kỉ ở châu Á sẽ tồn tại mãi.
Richard N. Haass, Chủ tịch Hội đồng Quan hệ Đối ngoại, từng là Giám đốc ban kế hoạch chính sách của Bộ Ngoại giao Mỹ (2001-2003), và là đặc phái viên của Tổng thống George W. Bush ở Bắc Ireland và Điều phối viên vì Tương lai của Afghanistan . Ông là tác giả cuốn A World in Disarray: American Foreign Policy and the Crisis of the Old Order (tạm dịch: Thế giới trong tình trạng hỗn loạn: chính sách đối ngoại của Mỹ và khủng hoảng của trật tự cũ).
Tôi đang quyên góp 1.000 USD để in bản
dịch tác phẩm Tinh thần dân chủ của Larry Diamond. Xin cám ơn. Bạn có thể ủng
hộ qua Patreon https://www.patreon.com/phamnguyentruong
Hoặc qua paypal: satarov1951@mail.ru
Liên hệ: phamnguyentruong11@gmail.com
Đã đăng trên Việt Nam Thời Bào
Nguồn https://www.project-syndicate.org/commentary/asia-security-conflict-north-korea-by-richard-n--haass-2017-08
No comments:
Post a Comment