Phạm Nguyên Trường dịch
Đọc thêm: Nhân dân nào lãnh tụ ấy hay lãnh tụ nào nhân dân ấy?
Lời người dịch: Bản dịch được thực hiện như một ghi chú về ứng viên tổng thống Mỹ, Donald Trump và tổng thống Philippines, Rodrigo Duterte.
Tranh vẽ mô phỏng lại vụ vua Nero ám sát mẹ đẻ của mình.
Thời gian trước đây, trong cuộc bầu cử này, người ta nói rằng đạo đức của ứng cử viên không còn là vấn đề quan trọng nữa. Theo đó, hai lựa chọn chính cho chức vụ tổng thống là những người với quá khứ bị vấy bẩn bởi những hành động thiếu trung thực và vô đạo đức.
“Trong một chính phủ đồi bại, đức hạnh chỉ gây ra hỗn loạn mà thôi”
Cuối cùng, một trong hai ứng cử viên này sẽ thực hiện quyền kiểm soát to lớn đời sống của nước Mỹ, phần lớn là vì bản chất của chính phủ của chúng ta – chính phủ này có quá nhiều quyền lực. Trong tình hình như thế, thật thú vị khi ghi lại điều mà một tác giả, với bút danh A Farmer, viết vào mùa xuân năm 1788 trong bài tiểu luận trên tờ The Antifederalist Papers.
Theo tác giả A Farmer, những thói quen và tính cách của lãnh đạo đầy quyền lực và không bị kiềm chế sẽ nhanh chóng trở thành thói quen và tính cách của toàn dân:
“Lúc đó chúng ta sẽ tiến đến đỉnh cao nhất của khiếm khuyết trong việc thực thi pháp luật – người cầm cân nảy mực, ý chí của ông ta chính là luật pháp, không còn bị cách cư xử kiềm chế nữa ... khuynh hướng của chính ông ta trở thành cách cư xử của cả đế chế ..”.
A Farmer viết tiếp, khi mọi sự đã đến trạng thái: “Trong một chính phủ đồi bại, đức hạnh chỉ gây ra hỗn loạn mà thôi”. Lịch sử có nhiều ví dụ như thế, và nó thay thế đức hạnh của xã hội với thói hư danh, ăn chơi phù phiếm, tư tưởng không còn:
“Dù tình trạng xã hội có suy đồi và và nhục nhã như vừa được mô tả ... nhưng đối với đám đông quần chúng nhân dân nó không làm họ đau đớn bằng sự mất mát các đức hạnh khác, mà trong chính phủ lớn, được thay thế bằng thói xấu của người đứng đầu: Dưới thời Caligula (Gaius Julius Caesar Augustus Germanicus , thường gọi theo biệt hiệu Caligula, là vị Hoàng đế La Mã thứ ba và là thành viên của triều đại Julio-Claudia, trị vì từ năm 37 đến năm 41 Công nguyên – ND), các binh đoàn La Mã không hề xấu hổ khi tô điểm mũ sắt của họ bằng vỏ sò để chào mừng chiến thắng cuộc viễn chinh chống lại nước Anh, mặc dù họ chưa bao giờ ra khỏi bờ biển vùng Gaul (ý nói bờ biển châu Âu lục địa ngày nay – ND).... Dưới thời Nero (Nero Claudius Caesar Augustus Germanicus là vị Hoàng đế thứ năm và cũng là cuối cùng của triều đại Julius-Claudius, trị vì từ năm 54 tới 68 AD – ND), những việc nhảm nhi - múa - hát – đốt phá các thành phố - cướp bóc các bang - phản trắc và ám sát trở thành phong tục của thời đại .... Domitian (hoàng đế La Mã trị vì từ năm 81 cho đến khi qua đời, năm 96 - ND), tương tự như tất cả những người có tâm hồn yếu đuối, xấu xa - hay ham mê chơi bời, từ bỏ con đường đức hạnh – thực sự căm thù những tấm gương đức hạnh mà ông ta không thể theo. Tacitus (Tên La Mã đầy đủ là Publius Cornelius Tacitus sinh năm 58, mất năm 120, là nhà sử học nổi tiếng người La Mã -ND) cho chúng ta biết, rằng trong suốt cuộc đời mình - đức hạnh là chết - triết học bỏ trốn ... tóm lại, ngoài ám sát, tin tức, tham nhũng và sa đọa đủ mọi kiểu, chẳng còn gì là đáng tôn kính và có lợi nữa”.
Sự suy giảm về đạo đức hạnh của các nhà lãnh đạo của chúng ta và sự hiểu biết của công dân của chúng ta là kết quả của chính phủ chưa bao giờ có sức mạnh mẽ đến như thế hay ngược lại?
Những lời cảnh báo như thế, A Farmer giải thích “là để dành những công dân có tư duy của chúng ta”, vì “người Mỹ sợ không có thông tin về người cầm quyền hơn là sợ người cầm quyền thiếu chính trực…”.
Rõ ràng là các nhà lãnh đạo Mỹ thiếu chính trực. Cũng khá rõ ràng là nhiều người Mỹ không còn có thể tự suy nghĩ cho mình, chủ yếu là vì họ đã không được trang bị kiến thức để có thể đưa ra quyết định khôn ngoan.
Người ta tự hỏi sự giảm về đạo đức hạnh của các nhà lãnh đạo của chúng ta và sự hiểu biết của công dân của chúng ta là kết quả của chính phủ chưa bao giờ có sức mạnh mẽ đến như thế hay ngược lại?
Quan trọng hơn, chúng ta đã tiến đến tình trạng mà đức hạnh không còn là tài sản, mà là trở ngại lớn? Có phải chúng ta đã tiến gần hơn tới trạng thái mà Tacitus mô tả: Đức hạnh là chết, hơn là chúng ta vẫn nghĩ?
Annie Holmquist là nghiên cứu viên của Intellectual Takeout.
Đã đăng trên Việt Nam Thời Báo.
Nguồn https://fee.org/articles/virtue-dies-when-wicked-men-rule/
Cuối cùng, một trong hai ứng cử viên này sẽ thực hiện quyền kiểm soát to lớn đời sống của nước Mỹ, phần lớn là vì bản chất của chính phủ của chúng ta – chính phủ này có quá nhiều quyền lực. Trong tình hình như thế, thật thú vị khi ghi lại điều mà một tác giả, với bút danh A Farmer, viết vào mùa xuân năm 1788 trong bài tiểu luận trên tờ The Antifederalist Papers.
Theo tác giả A Farmer, những thói quen và tính cách của lãnh đạo đầy quyền lực và không bị kiềm chế sẽ nhanh chóng trở thành thói quen và tính cách của toàn dân:
“Lúc đó chúng ta sẽ tiến đến đỉnh cao nhất của khiếm khuyết trong việc thực thi pháp luật – người cầm cân nảy mực, ý chí của ông ta chính là luật pháp, không còn bị cách cư xử kiềm chế nữa ... khuynh hướng của chính ông ta trở thành cách cư xử của cả đế chế ..”.
A Farmer viết tiếp, khi mọi sự đã đến trạng thái: “Trong một chính phủ đồi bại, đức hạnh chỉ gây ra hỗn loạn mà thôi”. Lịch sử có nhiều ví dụ như thế, và nó thay thế đức hạnh của xã hội với thói hư danh, ăn chơi phù phiếm, tư tưởng không còn:
“Dù tình trạng xã hội có suy đồi và và nhục nhã như vừa được mô tả ... nhưng đối với đám đông quần chúng nhân dân nó không làm họ đau đớn bằng sự mất mát các đức hạnh khác, mà trong chính phủ lớn, được thay thế bằng thói xấu của người đứng đầu: Dưới thời Caligula (Gaius Julius Caesar Augustus Germanicus , thường gọi theo biệt hiệu Caligula, là vị Hoàng đế La Mã thứ ba và là thành viên của triều đại Julio-Claudia, trị vì từ năm 37 đến năm 41 Công nguyên – ND), các binh đoàn La Mã không hề xấu hổ khi tô điểm mũ sắt của họ bằng vỏ sò để chào mừng chiến thắng cuộc viễn chinh chống lại nước Anh, mặc dù họ chưa bao giờ ra khỏi bờ biển vùng Gaul (ý nói bờ biển châu Âu lục địa ngày nay – ND).... Dưới thời Nero (Nero Claudius Caesar Augustus Germanicus là vị Hoàng đế thứ năm và cũng là cuối cùng của triều đại Julius-Claudius, trị vì từ năm 54 tới 68 AD – ND), những việc nhảm nhi - múa - hát – đốt phá các thành phố - cướp bóc các bang - phản trắc và ám sát trở thành phong tục của thời đại .... Domitian (hoàng đế La Mã trị vì từ năm 81 cho đến khi qua đời, năm 96 - ND), tương tự như tất cả những người có tâm hồn yếu đuối, xấu xa - hay ham mê chơi bời, từ bỏ con đường đức hạnh – thực sự căm thù những tấm gương đức hạnh mà ông ta không thể theo. Tacitus (Tên La Mã đầy đủ là Publius Cornelius Tacitus sinh năm 58, mất năm 120, là nhà sử học nổi tiếng người La Mã -ND) cho chúng ta biết, rằng trong suốt cuộc đời mình - đức hạnh là chết - triết học bỏ trốn ... tóm lại, ngoài ám sát, tin tức, tham nhũng và sa đọa đủ mọi kiểu, chẳng còn gì là đáng tôn kính và có lợi nữa”.
Sự suy giảm về đạo đức hạnh của các nhà lãnh đạo của chúng ta và sự hiểu biết của công dân của chúng ta là kết quả của chính phủ chưa bao giờ có sức mạnh mẽ đến như thế hay ngược lại?
Những lời cảnh báo như thế, A Farmer giải thích “là để dành những công dân có tư duy của chúng ta”, vì “người Mỹ sợ không có thông tin về người cầm quyền hơn là sợ người cầm quyền thiếu chính trực…”.
Rõ ràng là các nhà lãnh đạo Mỹ thiếu chính trực. Cũng khá rõ ràng là nhiều người Mỹ không còn có thể tự suy nghĩ cho mình, chủ yếu là vì họ đã không được trang bị kiến thức để có thể đưa ra quyết định khôn ngoan.
Người ta tự hỏi sự giảm về đạo đức hạnh của các nhà lãnh đạo của chúng ta và sự hiểu biết của công dân của chúng ta là kết quả của chính phủ chưa bao giờ có sức mạnh mẽ đến như thế hay ngược lại?
Quan trọng hơn, chúng ta đã tiến đến tình trạng mà đức hạnh không còn là tài sản, mà là trở ngại lớn? Có phải chúng ta đã tiến gần hơn tới trạng thái mà Tacitus mô tả: Đức hạnh là chết, hơn là chúng ta vẫn nghĩ?
Annie Holmquist là nghiên cứu viên của Intellectual Takeout.
Đã đăng trên Việt Nam Thời Báo.
Nguồn https://fee.org/articles/virtue-dies-when-wicked-men-rule/
No comments:
Post a Comment