Phạm Nguyên Trường dịch
Cuộc khủng hoảng niềm tin của công chúng vào các thiết chế dân sự - trong đó có chính phủ, cơ quan lập pháp, tòa án, và các phương tiện truyền thông - là yếu tố quan trọng nhất trong sự vươn lên của Donald Trump và những nhân vật tương tự như ông ta trên khắp thế giới. Và khi cuộc khủng hoảng như vậy vẫn còn thì những nhà lãnh đạo như thế còn tiếp tục thu hút được cử tri, không phụ thuộc vào kết quả bầu cử.
Đây không phải là cuộc khủng hoảng mới. Một công trình nghiên cứu, được tiến hành năm 2007, do một diễn đàn của Liên Hiệp Quốc tài trợ, cho thấy một mô thức “phổ biến”: trong suốt bốn thập kỷ qua, hầu như tất cả những nền dân chủ được gọi là phát triển, công nghiệp hóa, đều đã trải nghiệm sự giảm niềm tin của công chúng vào chính phủ. Trong những năm 1990, ngay cả những nước, trong một thời gian dài, vốn nổi tiếng là những nước mà dân chúng tin tưởng mạnh vào chính quyền, ví dụ như Thụy Điển và Na Uy, cũng có sự suy giảm.
Ở Mĩ, cuộc khảo sát mới nhất của hãng Gallup, mang tên “Niềm tin vào các thiết chế”, cho thấy, từ những năm 1970 (hay những số đo sớm nhất), niềm tin vào 12 trong 17 thiết chế, trong đó có ngân hàng, quốc hội, tổng thống, trường học, báo chí, và nhà thờ đã giảm tới hai con số (tính bằng %); trong số các thiết chế còn lại, niềm tin vào bốn thiết chế tăng một cách khiêm tốn, chỉ có một là tăng đáng kể: quân đội.
Là một nhà nghiên cứu nhân chủng học, được đào tạo ở Đông Âu trong những năm suy tàn của chủ nghĩa cộng sản, tôi đã tự mình chứng kiến những chuyện xảy ra đối xã hội không còn được nhân dân tin tưởng. Người ta nhìn các thiết chế chính thức với lòng hoài nghi sâu sắc và rút vào các pháo đài mang tính xã hội: các nhóm bạn bè phi chính thức, gắn bó (và khép kín), gia đình, và họ hàng để chia xẻ tin tức, thông tin, và nhiều thứ khác. Thanh niên thấy ít lý do để đầu tư cho tương lai, còn người già hơn thì chết vì tự tử và lạm dụng ma túy ở mức đáng báo động.
Hiện đang có sự tương đồng với một số xu hướng đáng báo động ở Mĩ, Châu Âu, và các nước khác. Theo một công trình nghiên cứu lớn do các nhà kinh tế học Anne Case và Angus Deaton tiến hành vào năm ngoái, tỉ lệ tử vong của những người trung niên, da trắng ít học ở Mĩ đã và đang tăng nhanh, đấy là cái mà một số nhà quan sát gọi là làn sóng của “những người chết vì tuyệt vọng”.
Đồng thời, những người được gọi là Millennial (sinh ra trong giai đoạn từ năm 1982 đến năm 2004) đang trì hoãn việc kết hôn, trì hoãn mua nhà hay mua xe, nhiều người nói rằng việc trì hoãn sẽ là mãi mãi. Tính từ năm 1940, tỉ lệ những người ở tuổi này đang sống cùng với cha mẹ cao chưa từng thấy, và nhiều người đang kiếm sống bằng những việc lặt vặt, tạm thời, không có trợ cấp phúc lợi, công việc cũng không được bảo đảm.
Kết quả là, ngày càng có nhiều người tự coi là đứng ngoài xã hội. Những cánh cửa từng có thời rộng mở cho họ thì nay đã đóng lại rồi, và niềm tin của họ rằng các thiết chế công cộng sẽ đại diện cho quyền lợi của mình đã bị xói mòn khá nhiều. Nhiều người tìm đến các phong trào và các nhân vật bài xích giới quyền uy, ví dụ như Trump, để tìm sự bảo vệ.
Xu hướng này cũng thể hiện rõ trong cơn thịnh nộ bài xích giới tinh hoa, bài xích hệ thống đã và đang nổ ra trên khắp lục địa châu Âu, thể hiện trong cuộc trưng cầu dân ý về việc ra khỏi EU của Vương quốc Anh; trong việc ngóc đầu dậy của tổ chức gọi là Alternative for Germany Party’s (ở Đức); trong việc lãnh đạo Mặt trận Quốc gia cực hữu ở Pháp, Marine Le Pen, vươn lên mạnh mẽ trong chiến dịch tranh cử; và trong cuộc bầu cử ở Áo, nơi mà lần đầu tiên, kể từ Thế chiến II không có ứng viên thuộc “giới quyền uy” nào lọt vòng bỏ phiếu cuối cùng.
Ở Mĩ, khi chiến dịch tranh cử tổng thống năm 2016 đang diễn ra (bài này được đăng ngày 8 tháng 11 – ND), nhiều cử tri tin tưởng - không phải không có lí – rằng hệ thống đã bị “thao túng”. Nhưng chế độ dân chủ và mất niềm tin có thể là một sự kết hợp nguy hiểm, bởi vì khi gặp phải những vấn đề chính trị và kinh tế phức tạp, không phải lúc nào người dân cũng hướng sự tức giận của họ vào mục tiêu thích hợp.
Những thay đổi sâu sắc về kinh tế và công nghệ trong những thập kỉ gần đây - cùng với quá trình tư nhân hóa, bãi bỏ các quy định, số hóa, và tài chính hóa - đã trao thêm quyền cho giới thượng lưu và tạo điều kiện cho họ sử dụng ảnh hưởng chính trị thông qua các nhóm tư vấn (think tanks) và các tổ chức từ thiện; vận động hành lang trong bóng tối, những biện pháp tránh né để phá vỡ các qui trình chuẩn; dùng các phương tiện truyền thông đại chúng; các cuộc vận động tài chính; và “dịch vụ công cộng” nhằm thúc đẩy quyền lợi của họ. Nạn “tham nhũng mới”, mặc dù thường hợp pháp về mặt kỹ thuật, thực tế là không minh bạch - và do đó, làm xói mòn nhanh chóng niềm tin của công chúng.
Điều này, cùng với sự gia tăng bất bình đẳng trong thu nhập, giúp giải thích vì sao cử tri có thể bị ứng cử viên như Trump lèo lái, nhất là khi họ sống - như nhiều người đang sống - trong không gian thông tin riêng của họ. Facebook và Twitter khẳng định những thành kiến của nhóm và lọc đi những quan điểm ngược lại - và thậm chí là lọc cả các sự kiện. Thời đại kĩ thuật số đã tạo ra sự khép kín, trớ trêu thay, lại chẳng khác gì chủ nghĩa cộng sản.
Kết quả đáng sợ khá quen thuộc với những người từng nghiên cứu lịch sử Đông Âu. Tương tự như như tổng thống Nga, Vladimir Putin, Trump lợi dụng sự phù phiếm và giận dữ, khai thác lòng hoài cổ và chủ nghĩa dân tộc, và tìm được con dê tế thần là những người dễ bị tổn thương, ví dụ như người nhập cư. Cũng như ở Nga, nơi mà những người đồng tính và các nhóm thiểu số khác bị chính thức coi là mục tiêu, những người thất vọng ở Mĩ đang được khuyến khích quấy nhiễu và phỉ báng các nhóm vốn đã nằm bên lề của xã hội.
Niềm tin là máu, là nhân tố quyết của xã hội thịnh vượng, và nhiều nước của phương Tây cần phải được truyền máu ngay lập tức. Nhưng hệ thống chính trị của họ sẽ vẫn sống cho đến khi giới tinh hoa thâm căn cố đế của họ cảm thấy yếu đến mức không còn có thể lờ đi nhu cầu của những người đã bị bỏ lại phía sau.
---------------
Janine R. Wedel, nhà nhân chủng học và là Giáo sư ở Schar School of Policy and Government at George Mason University, là tác giả cuốn Unaccountable: How the Establishment Corrupted our Finances, Freedom, and Politics and Created an Outsider Class.
Ở Mĩ, cuộc khảo sát mới nhất của hãng Gallup, mang tên “Niềm tin vào các thiết chế”, cho thấy, từ những năm 1970 (hay những số đo sớm nhất), niềm tin vào 12 trong 17 thiết chế, trong đó có ngân hàng, quốc hội, tổng thống, trường học, báo chí, và nhà thờ đã giảm tới hai con số (tính bằng %); trong số các thiết chế còn lại, niềm tin vào bốn thiết chế tăng một cách khiêm tốn, chỉ có một là tăng đáng kể: quân đội.
Là một nhà nghiên cứu nhân chủng học, được đào tạo ở Đông Âu trong những năm suy tàn của chủ nghĩa cộng sản, tôi đã tự mình chứng kiến những chuyện xảy ra đối xã hội không còn được nhân dân tin tưởng. Người ta nhìn các thiết chế chính thức với lòng hoài nghi sâu sắc và rút vào các pháo đài mang tính xã hội: các nhóm bạn bè phi chính thức, gắn bó (và khép kín), gia đình, và họ hàng để chia xẻ tin tức, thông tin, và nhiều thứ khác. Thanh niên thấy ít lý do để đầu tư cho tương lai, còn người già hơn thì chết vì tự tử và lạm dụng ma túy ở mức đáng báo động.
Hiện đang có sự tương đồng với một số xu hướng đáng báo động ở Mĩ, Châu Âu, và các nước khác. Theo một công trình nghiên cứu lớn do các nhà kinh tế học Anne Case và Angus Deaton tiến hành vào năm ngoái, tỉ lệ tử vong của những người trung niên, da trắng ít học ở Mĩ đã và đang tăng nhanh, đấy là cái mà một số nhà quan sát gọi là làn sóng của “những người chết vì tuyệt vọng”.
Đồng thời, những người được gọi là Millennial (sinh ra trong giai đoạn từ năm 1982 đến năm 2004) đang trì hoãn việc kết hôn, trì hoãn mua nhà hay mua xe, nhiều người nói rằng việc trì hoãn sẽ là mãi mãi. Tính từ năm 1940, tỉ lệ những người ở tuổi này đang sống cùng với cha mẹ cao chưa từng thấy, và nhiều người đang kiếm sống bằng những việc lặt vặt, tạm thời, không có trợ cấp phúc lợi, công việc cũng không được bảo đảm.
Kết quả là, ngày càng có nhiều người tự coi là đứng ngoài xã hội. Những cánh cửa từng có thời rộng mở cho họ thì nay đã đóng lại rồi, và niềm tin của họ rằng các thiết chế công cộng sẽ đại diện cho quyền lợi của mình đã bị xói mòn khá nhiều. Nhiều người tìm đến các phong trào và các nhân vật bài xích giới quyền uy, ví dụ như Trump, để tìm sự bảo vệ.
Xu hướng này cũng thể hiện rõ trong cơn thịnh nộ bài xích giới tinh hoa, bài xích hệ thống đã và đang nổ ra trên khắp lục địa châu Âu, thể hiện trong cuộc trưng cầu dân ý về việc ra khỏi EU của Vương quốc Anh; trong việc ngóc đầu dậy của tổ chức gọi là Alternative for Germany Party’s (ở Đức); trong việc lãnh đạo Mặt trận Quốc gia cực hữu ở Pháp, Marine Le Pen, vươn lên mạnh mẽ trong chiến dịch tranh cử; và trong cuộc bầu cử ở Áo, nơi mà lần đầu tiên, kể từ Thế chiến II không có ứng viên thuộc “giới quyền uy” nào lọt vòng bỏ phiếu cuối cùng.
Ở Mĩ, khi chiến dịch tranh cử tổng thống năm 2016 đang diễn ra (bài này được đăng ngày 8 tháng 11 – ND), nhiều cử tri tin tưởng - không phải không có lí – rằng hệ thống đã bị “thao túng”. Nhưng chế độ dân chủ và mất niềm tin có thể là một sự kết hợp nguy hiểm, bởi vì khi gặp phải những vấn đề chính trị và kinh tế phức tạp, không phải lúc nào người dân cũng hướng sự tức giận của họ vào mục tiêu thích hợp.
Những thay đổi sâu sắc về kinh tế và công nghệ trong những thập kỉ gần đây - cùng với quá trình tư nhân hóa, bãi bỏ các quy định, số hóa, và tài chính hóa - đã trao thêm quyền cho giới thượng lưu và tạo điều kiện cho họ sử dụng ảnh hưởng chính trị thông qua các nhóm tư vấn (think tanks) và các tổ chức từ thiện; vận động hành lang trong bóng tối, những biện pháp tránh né để phá vỡ các qui trình chuẩn; dùng các phương tiện truyền thông đại chúng; các cuộc vận động tài chính; và “dịch vụ công cộng” nhằm thúc đẩy quyền lợi của họ. Nạn “tham nhũng mới”, mặc dù thường hợp pháp về mặt kỹ thuật, thực tế là không minh bạch - và do đó, làm xói mòn nhanh chóng niềm tin của công chúng.
Điều này, cùng với sự gia tăng bất bình đẳng trong thu nhập, giúp giải thích vì sao cử tri có thể bị ứng cử viên như Trump lèo lái, nhất là khi họ sống - như nhiều người đang sống - trong không gian thông tin riêng của họ. Facebook và Twitter khẳng định những thành kiến của nhóm và lọc đi những quan điểm ngược lại - và thậm chí là lọc cả các sự kiện. Thời đại kĩ thuật số đã tạo ra sự khép kín, trớ trêu thay, lại chẳng khác gì chủ nghĩa cộng sản.
Kết quả đáng sợ khá quen thuộc với những người từng nghiên cứu lịch sử Đông Âu. Tương tự như như tổng thống Nga, Vladimir Putin, Trump lợi dụng sự phù phiếm và giận dữ, khai thác lòng hoài cổ và chủ nghĩa dân tộc, và tìm được con dê tế thần là những người dễ bị tổn thương, ví dụ như người nhập cư. Cũng như ở Nga, nơi mà những người đồng tính và các nhóm thiểu số khác bị chính thức coi là mục tiêu, những người thất vọng ở Mĩ đang được khuyến khích quấy nhiễu và phỉ báng các nhóm vốn đã nằm bên lề của xã hội.
Niềm tin là máu, là nhân tố quyết của xã hội thịnh vượng, và nhiều nước của phương Tây cần phải được truyền máu ngay lập tức. Nhưng hệ thống chính trị của họ sẽ vẫn sống cho đến khi giới tinh hoa thâm căn cố đế của họ cảm thấy yếu đến mức không còn có thể lờ đi nhu cầu của những người đã bị bỏ lại phía sau.
---------------
Janine R. Wedel, nhà nhân chủng học và là Giáo sư ở Schar School of Policy and Government at George Mason University, là tác giả cuốn Unaccountable: How the Establishment Corrupted our Finances, Freedom, and Politics and Created an Outsider Class.
Đã đăng trên Việt Nam Thời Báo
Nguồn: https://www.project-syndicate.org/commentary/public-trust-deficit-trump-by-janine-r--wedel-2016-11
No comments:
Post a Comment