Phạm Nguyên Trường dịch
Lời người dịch: Nga đầu độc các nhân vật thù địch, Đức bị ám ảnh về trách nhiệm tài chính, còn Mỹ thì nghiện truyền bá dân chủ. Đây là những chính sách mà các chính phủ nên từ bỏ. Xin hỏi: nước Việt Nam ta có thói quen xáu nào cần phải từ bỏ ngay?
Gần đây tờ New York Times công bố một bài báo khá hay, nói rằng chính phủ Nga đã và vẫn đang giết những người bất đồng chính kiến, những nhà phê bình, những người lưu vong, những vị cựu quan chức và những người bị coi là kẻ thù khác – thường là bằng cách đầu độc họ. Nổi bật là trường hợp Alexander Litvinenko, người bị đầu độc bằng polonium ở London năm 2006, và Alexander Perepilichny, năm 1012, trong khi đang chạy thể dục buổi sáng thì lăn ra chết, sau này người ta phát hiện ra rằng trong người ông có độc dược được chiết suất ra từ một loại thực vật hiếm có.
Điều làm tôi kinh ngạc là chính sách này đã kéo dài suốt nhiều thập kỉ. Bài báo trên tờ Times nói rõ ràng rằng giết người mang tính chính trị - và cụ thể là sử dụng độc dược – đã ăn sâu bén rễ vào một số cơ quan quan trọng nhất của Liên Xô/Nga, có nguồn gốc từ thời NKVD, nếu không nói có xuất xứ từ thời Sa hoàng. Ví dụ, năm 1940, Leon Trotsky không phải là mối đe dọa đối với Joseph Stalin và đã sống lưu vong ở Mexico, nhưng Stalin vẫn cho người hạ sát ông ta. Cách xử lí như thế với những người bất đồng chính kiến và đối lập đã trở thành thủ tục mang tính tiêu chuẩn. Người ta bỏ ra nhiều sức lực nhằm giữ cho bằng được những biện pháp này, ngay cả khi những người mà họ nhắm tới chỉ là những kẻ gây khó chịu không đáng kể và giết họ chỉ làm cho địa vị của Moskva xấu đi mà thôi.
Tóm lại, đây là thói quen xấu, Moskva cần phải bỏ.
Nhưng Nga không phải là nước duy nhất. Trên thực tế, đa số (tất cả?) các nước đều có một số “thói quen xấu” – những cách làm đáng ngờ, đã tồn tại từ lâu và vẫn đang được áp dụng, mặc dù hiện nay không thể nào biện hộ được (nếu đã từng biện hộ được). Tài liệu phong phú về chính sách của bộ máy quan liêu cho chúng ta biết rằng những thói quen như thế tồn tại dai dẳng là do một số cơ quan chính phủ bám vào những thói quen đó và muốn tiếp tục hành xử theo cách đó. Xin hãy thử nói với Không quân rằng máy bay có người lái đã hết thời rồi. Xóa sổ những cơ quan đã ăn sâu bén rễ là công việc khó khăn (còn khó khăn hơn nếu đấy là cơ quan bí mật), những thói quen xấu cũng không bị loại bỏ ngay sau khi chúng không còn hiệu quả nữa. Những thói quen như thế có thể tồn tại dai dẳng vì chúng liên quan tới những giá trị được nhiều người coi trọng hay những nhóm lợi ích được tổ chức tốt trong xã hội tìm mọi cách nhằm bảo vệ quyền lợi của mình, mặc dù những thói quen đó đã gây ra những tác hại nghiêm trọng.
Xin xem xét trường hợp nước Mỹ.
Dù muốn dù không, các quan chức Mỹ cũng không thể ngưng việc truyền bá dân chủ, mặc dù những cố gắng như thế thường đem lại kết quả trái với mong muốn của họ. Đấy một phần là vì dân chủ, các quyền và quyền tự do đã trở thành một phần của nền văn hóa chính trị Mỹ, những người chỉ trích chính sách này khó có thể khẳng định rằng những xã hội khác có thể rơi vào tình trạng khó khăn hơn, nếu bỗng nhiên họ trở thành những dân chủ. Chính sách này tồn tại dai dẳng vì những cơ quan khác nhau, như các tổ chức phi chính phủ (NGO) và các tổ chức được chính phủ tài trợ (Quỹ quốc gia hỗ trợ dân chủ - NED) cam kết thực hiện chính sách đó. Khuyến khích dân chủ không phải bao giờ cũng xấu, dĩ nhiên là như thế, nhưng Hoa Kì tiếp tục làm như thế ngay cả khi hậu quả có nhiều khả năng là xấu. Đây là thói quen xấu mà dường như chúng ta không thể bỏ được.
Tương tự như thế, chính phủ Mỹ khăng khăng cho rằng họ có thể giải quyết được những vấn đề chính trị khó khăn bằng không quân và biện pháp “ám sát có mục tiêu” trên những vùng đất xa xôi. Biện pháp này có thể có hiệu quả trong một số trường hợp (ví dụ, đã giúp làm suy yếu Nhà nước Hồi giáo ở Libya), nhưng lực lượng không quân đã không thể giành chiến thắng trong những chiến dịch chống lực lượng nổi dậy ở Afghanistan, Yemen, Iraq và một số nơi khác. Vì Lầu Năm Góc và CIA vẫn tiếp tục bám víu vào những biện pháp này và vì họ cung cấp cho các vị tổng thống phương tiện rẻ tiền để “làm một cái gì đó” mà không cần đưa quân đội tới và kết quả là phản ứng mang tính phản xạ như thế trước những vấn đề lộn xộn trên những vùng đất xa xôi đang trở thành một thói quen xấu nữa.
Cuối cùng, “những mối quan hệ đặc biệt” của chúng ta với một số nước ở Trung Đông - Saudi Arabia, Israel, Ai Cập – là ví dụ kinh điển về thói quen xấu mà chúng ta không thể từ bỏ. Trong quá khứ, đấy có thể là những mối quan hệ có giá trị - nhưng lúc đó cũng phải ra điều kiện là những nước này phải có cách hành xử đúng đắn. Nhưng, cùng với thời gian, cơ sở chiến lược và đạo đức của những mối quan hệ này đã ngày càng yếu đi. Tuy nhiên, “các mối quan hệ đặc biệt” vẫn tiếp tục tồn tại và, trong một số trường hợp, còn mở rộng hơn nữa, mặc dù hậu quả tiêu cực đang ngày càng lớn thêm.
Đấy là lợi thế của siêu cường, cực kì giàu có và cực kì an toàn: Siêu cường thế giới có thể có một vài thói quen xấu. Nhưng như thế không có nghĩa là có thể biến thói xấu trở thành đức hạnh.
Những nước khác cũng có những thói xấu của mình. Sau khi giành được độc lập, Israel áp dụng chính sách trả đũa lực lương Fedayeen của Palestine mỗi khi họ xâm nhập qua vùng biên giới được canh phòng một cách sơ sài sau vụ ngừng bắn năm 1948. Chính sách này bao gồm cả những cuộc tấn công các lực lượng Jordan, Ai Cập và Syria — một phần là nhằm buộc chính phủ các nước này ngăn chặn phong trào Fedayeen — trong những năm 1950, chiến dịch này có thể có giá trị nào đó. Nhưng, như Jonathan Shimshoni đã chỉ ra trong tác phẩm Israel and Conventional Deterrence (Israel và chính sách ngăn chặn truyền thống), chính sách này có hiệu quả tốt với Jordan. Nhưng không may là, nó đã dẫn tới căng thẳng ngày càng tăng với Ai Cập và vì vậy mà là một trong những nguyên nhân thổi bùng lên ngọc lửa chiến tranh trong những năm 1956 và 1967.
Hiện nay, chính sách trả đũa có nghĩa là sử dụng lực lượng quốc phòng hùng mạnh của Israel để chống lại những nhóm vũ trang Palestine yếu hơn hẳn, làm cho thiệt hại cho dân thường ở hai bên khác hẳn nhau. Thiệt hại đối với hình ảnh của Israel trên trường quốc tế lớn hơn hẳn lợi ích chiến lược mà chính sách như thế có thể tạo ra, nhưng Tel Aviv dường như không thể từ bỏ được thói quen này. Trong khi đó, người Palestine cũng bị sa lầy trong những thói quen xấu – tranh chấp nội bộ, tham nhũng và những hình thức kháng cự không hiệu quả - những thói quen đã đẩy khát vọng của dân tộc họ thụt lùi tới hàng chục năm.
Nước Đức thì sao? Sau khi đã trải qua giai đoạn lạm phát phi mã năm 1923, không có gì ngạc nhiên, khi thấy nước Đức sau chiến tranh tỏ ra cực kì nhạy cảm về trách nhiệm tài chính và đồng tiền ổn định. Như Christopher Alessi nhận xét: “Ngân hàng Đức được thành lập năm 1957, đây là ngân hàng trong ương độc lập đầu tiên trên thế giới, với trách nhiệm đơn giản nhưng bao trùm lên tất cả: giữ đồng Mark Đức ổn định bằng cách giới hạn lạm phát”.
Quan điểm này tiếp tục giữ thế thượng phong trong cách tiếp cận của Đức đối với chính sách kunh tế. Đấy là lí do vì sao sau khủng hoảng tài chính năm 2008, Berlin khăng khăng theo đuổi chính sách khắc khổ, làm cho suy thoái tiếp tục kéo dài thêm và gây ra khó khăn cho các nước châu Âu khác. Cái có giá trị trong những năm 1950 có thể không còn có giá trị trong năm 2009 nữa. Nhưng những người làm chính sách ở Đức lại chỉ chú mục vào những thói quen xấu của người Hi Lạp và của những nước khác, và đánh giá thấp vai trò của chính họ trong việc tạo ra cuộc khủng hoảng và thói quen xấu của mình là bám mãi vào học thuyết về tài chính truyền thống.
Đất nước có thể từ bỏ thói quen xấu hay không? Dĩ nhiên là có thể. Đức và Nhật từng có thói quen xấu là tìm cách chinh phục các lân bang, nhưng hai dân tộc đã từ bỏ được thói quen xấu này. Mỹ đã từng chịu đựng chế độ nô lệ và hiện tượng đi kèm với nó là chủ nghĩa phân biệt chủng tộc, nhưng đã một thế kỉ nay, hay có thể hơn, nước này đã tìm cách giải thoát khỏi cái di sản độc hại này, mặc dù chưa hẳn đã hoàn toàn. Lý Quang Diệu đã biến thành phố cảng đầy tham nhũng thành mô hình của tính liêm khiết, mặc cho những tính chất phi tự do của nước này. Nhà lãnh đạo Ai Cập, Anwar Sadat, đã bỏ thói quen xấu của Gamal Abdel Nasser là muốn dẫn dắt thế giới Arab và chỉ chú tâm vào việc tìm cách thúc đẩy quyền lợi của Ai Cập mà thôi.
Nhưng tất cả chúng ta đều biết rằng từ bỏ thói quen xấu là không dễ. Như Đức và Nhật đã cho thấy, đôi khi thay đổi chỉ xảy ra sau một thảm họa lớn, tương tự như những người nghiện bị rơi xuống đáy vậy. Từ bỏ thói quen xấu còn khó hơn, đấy là khi cả hành động lẫn hậu quả đều bị che dấu, dù đấy là nói về thói quen của nước Nga trong việc sử dụng độc dược hay những cố gắng không mệt mỏi của Cơ quan An ninh Quốc gia nhằm “thu thập hết” thì cũng thế. Còn khi những thói quen xấu đã ăn sâu bén rễ vào các thiết chế chính trị - như trong các xã hội mà nạn tham nhũng hoành hành – thì trừ khử nó là việc gần như bất khả thi.
Tất cả câu chuyện này nhắc nhở chúng ta rằng chúng ta phải – từ mà tôi thường dùng – là những người thực tế, khi nói tới khả năng cải hóa những xã hội phức tạp chỉ trong một đêm. Trong một số hoàn cảnh, sự kiện này có thể làm ta vững dạ, vì nó giúp cách li những chính sách thành công khỏi những người chống đối, tức là những người, do sai lầm mà đã muốn từ bỏ những chính sách đó. Nhưng điều này cũng có nghĩa là diệt trừ những chính sách lỗi thời cũng khó chẳng khác gì diệt trừ cỏ dại vậy. Mỗi khi bạn nghĩ rằng một lãnh tụ có sức lôi cuốn nào đó lên cầm quyền và ông ta sẽ sữa chữa mọi thứ, thì xin bạn hãy nghĩa kĩ lại một lần nữa.
Gần đây tờ New York Times công bố một bài báo khá hay, nói rằng chính phủ Nga đã và vẫn đang giết những người bất đồng chính kiến, những nhà phê bình, những người lưu vong, những vị cựu quan chức và những người bị coi là kẻ thù khác – thường là bằng cách đầu độc họ. Nổi bật là trường hợp Alexander Litvinenko, người bị đầu độc bằng polonium ở London năm 2006, và Alexander Perepilichny, năm 1012, trong khi đang chạy thể dục buổi sáng thì lăn ra chết, sau này người ta phát hiện ra rằng trong người ông có độc dược được chiết suất ra từ một loại thực vật hiếm có.
Điều làm tôi kinh ngạc là chính sách này đã kéo dài suốt nhiều thập kỉ. Bài báo trên tờ Times nói rõ ràng rằng giết người mang tính chính trị - và cụ thể là sử dụng độc dược – đã ăn sâu bén rễ vào một số cơ quan quan trọng nhất của Liên Xô/Nga, có nguồn gốc từ thời NKVD, nếu không nói có xuất xứ từ thời Sa hoàng. Ví dụ, năm 1940, Leon Trotsky không phải là mối đe dọa đối với Joseph Stalin và đã sống lưu vong ở Mexico, nhưng Stalin vẫn cho người hạ sát ông ta. Cách xử lí như thế với những người bất đồng chính kiến và đối lập đã trở thành thủ tục mang tính tiêu chuẩn. Người ta bỏ ra nhiều sức lực nhằm giữ cho bằng được những biện pháp này, ngay cả khi những người mà họ nhắm tới chỉ là những kẻ gây khó chịu không đáng kể và giết họ chỉ làm cho địa vị của Moskva xấu đi mà thôi.
Tóm lại, đây là thói quen xấu, Moskva cần phải bỏ.
Nhưng Nga không phải là nước duy nhất. Trên thực tế, đa số (tất cả?) các nước đều có một số “thói quen xấu” – những cách làm đáng ngờ, đã tồn tại từ lâu và vẫn đang được áp dụng, mặc dù hiện nay không thể nào biện hộ được (nếu đã từng biện hộ được). Tài liệu phong phú về chính sách của bộ máy quan liêu cho chúng ta biết rằng những thói quen như thế tồn tại dai dẳng là do một số cơ quan chính phủ bám vào những thói quen đó và muốn tiếp tục hành xử theo cách đó. Xin hãy thử nói với Không quân rằng máy bay có người lái đã hết thời rồi. Xóa sổ những cơ quan đã ăn sâu bén rễ là công việc khó khăn (còn khó khăn hơn nếu đấy là cơ quan bí mật), những thói quen xấu cũng không bị loại bỏ ngay sau khi chúng không còn hiệu quả nữa. Những thói quen như thế có thể tồn tại dai dẳng vì chúng liên quan tới những giá trị được nhiều người coi trọng hay những nhóm lợi ích được tổ chức tốt trong xã hội tìm mọi cách nhằm bảo vệ quyền lợi của mình, mặc dù những thói quen đó đã gây ra những tác hại nghiêm trọng.
Xin xem xét trường hợp nước Mỹ.
Dù muốn dù không, các quan chức Mỹ cũng không thể ngưng việc truyền bá dân chủ, mặc dù những cố gắng như thế thường đem lại kết quả trái với mong muốn của họ. Đấy một phần là vì dân chủ, các quyền và quyền tự do đã trở thành một phần của nền văn hóa chính trị Mỹ, những người chỉ trích chính sách này khó có thể khẳng định rằng những xã hội khác có thể rơi vào tình trạng khó khăn hơn, nếu bỗng nhiên họ trở thành những dân chủ. Chính sách này tồn tại dai dẳng vì những cơ quan khác nhau, như các tổ chức phi chính phủ (NGO) và các tổ chức được chính phủ tài trợ (Quỹ quốc gia hỗ trợ dân chủ - NED) cam kết thực hiện chính sách đó. Khuyến khích dân chủ không phải bao giờ cũng xấu, dĩ nhiên là như thế, nhưng Hoa Kì tiếp tục làm như thế ngay cả khi hậu quả có nhiều khả năng là xấu. Đây là thói quen xấu mà dường như chúng ta không thể bỏ được.
Tương tự như thế, chính phủ Mỹ khăng khăng cho rằng họ có thể giải quyết được những vấn đề chính trị khó khăn bằng không quân và biện pháp “ám sát có mục tiêu” trên những vùng đất xa xôi. Biện pháp này có thể có hiệu quả trong một số trường hợp (ví dụ, đã giúp làm suy yếu Nhà nước Hồi giáo ở Libya), nhưng lực lượng không quân đã không thể giành chiến thắng trong những chiến dịch chống lực lượng nổi dậy ở Afghanistan, Yemen, Iraq và một số nơi khác. Vì Lầu Năm Góc và CIA vẫn tiếp tục bám víu vào những biện pháp này và vì họ cung cấp cho các vị tổng thống phương tiện rẻ tiền để “làm một cái gì đó” mà không cần đưa quân đội tới và kết quả là phản ứng mang tính phản xạ như thế trước những vấn đề lộn xộn trên những vùng đất xa xôi đang trở thành một thói quen xấu nữa.
Cuối cùng, “những mối quan hệ đặc biệt” của chúng ta với một số nước ở Trung Đông - Saudi Arabia, Israel, Ai Cập – là ví dụ kinh điển về thói quen xấu mà chúng ta không thể từ bỏ. Trong quá khứ, đấy có thể là những mối quan hệ có giá trị - nhưng lúc đó cũng phải ra điều kiện là những nước này phải có cách hành xử đúng đắn. Nhưng, cùng với thời gian, cơ sở chiến lược và đạo đức của những mối quan hệ này đã ngày càng yếu đi. Tuy nhiên, “các mối quan hệ đặc biệt” vẫn tiếp tục tồn tại và, trong một số trường hợp, còn mở rộng hơn nữa, mặc dù hậu quả tiêu cực đang ngày càng lớn thêm.
Đấy là lợi thế của siêu cường, cực kì giàu có và cực kì an toàn: Siêu cường thế giới có thể có một vài thói quen xấu. Nhưng như thế không có nghĩa là có thể biến thói xấu trở thành đức hạnh.
Những nước khác cũng có những thói xấu của mình. Sau khi giành được độc lập, Israel áp dụng chính sách trả đũa lực lương Fedayeen của Palestine mỗi khi họ xâm nhập qua vùng biên giới được canh phòng một cách sơ sài sau vụ ngừng bắn năm 1948. Chính sách này bao gồm cả những cuộc tấn công các lực lượng Jordan, Ai Cập và Syria — một phần là nhằm buộc chính phủ các nước này ngăn chặn phong trào Fedayeen — trong những năm 1950, chiến dịch này có thể có giá trị nào đó. Nhưng, như Jonathan Shimshoni đã chỉ ra trong tác phẩm Israel and Conventional Deterrence (Israel và chính sách ngăn chặn truyền thống), chính sách này có hiệu quả tốt với Jordan. Nhưng không may là, nó đã dẫn tới căng thẳng ngày càng tăng với Ai Cập và vì vậy mà là một trong những nguyên nhân thổi bùng lên ngọc lửa chiến tranh trong những năm 1956 và 1967.
Hiện nay, chính sách trả đũa có nghĩa là sử dụng lực lượng quốc phòng hùng mạnh của Israel để chống lại những nhóm vũ trang Palestine yếu hơn hẳn, làm cho thiệt hại cho dân thường ở hai bên khác hẳn nhau. Thiệt hại đối với hình ảnh của Israel trên trường quốc tế lớn hơn hẳn lợi ích chiến lược mà chính sách như thế có thể tạo ra, nhưng Tel Aviv dường như không thể từ bỏ được thói quen này. Trong khi đó, người Palestine cũng bị sa lầy trong những thói quen xấu – tranh chấp nội bộ, tham nhũng và những hình thức kháng cự không hiệu quả - những thói quen đã đẩy khát vọng của dân tộc họ thụt lùi tới hàng chục năm.
Nước Đức thì sao? Sau khi đã trải qua giai đoạn lạm phát phi mã năm 1923, không có gì ngạc nhiên, khi thấy nước Đức sau chiến tranh tỏ ra cực kì nhạy cảm về trách nhiệm tài chính và đồng tiền ổn định. Như Christopher Alessi nhận xét: “Ngân hàng Đức được thành lập năm 1957, đây là ngân hàng trong ương độc lập đầu tiên trên thế giới, với trách nhiệm đơn giản nhưng bao trùm lên tất cả: giữ đồng Mark Đức ổn định bằng cách giới hạn lạm phát”.
Quan điểm này tiếp tục giữ thế thượng phong trong cách tiếp cận của Đức đối với chính sách kunh tế. Đấy là lí do vì sao sau khủng hoảng tài chính năm 2008, Berlin khăng khăng theo đuổi chính sách khắc khổ, làm cho suy thoái tiếp tục kéo dài thêm và gây ra khó khăn cho các nước châu Âu khác. Cái có giá trị trong những năm 1950 có thể không còn có giá trị trong năm 2009 nữa. Nhưng những người làm chính sách ở Đức lại chỉ chú mục vào những thói quen xấu của người Hi Lạp và của những nước khác, và đánh giá thấp vai trò của chính họ trong việc tạo ra cuộc khủng hoảng và thói quen xấu của mình là bám mãi vào học thuyết về tài chính truyền thống.
Đất nước có thể từ bỏ thói quen xấu hay không? Dĩ nhiên là có thể. Đức và Nhật từng có thói quen xấu là tìm cách chinh phục các lân bang, nhưng hai dân tộc đã từ bỏ được thói quen xấu này. Mỹ đã từng chịu đựng chế độ nô lệ và hiện tượng đi kèm với nó là chủ nghĩa phân biệt chủng tộc, nhưng đã một thế kỉ nay, hay có thể hơn, nước này đã tìm cách giải thoát khỏi cái di sản độc hại này, mặc dù chưa hẳn đã hoàn toàn. Lý Quang Diệu đã biến thành phố cảng đầy tham nhũng thành mô hình của tính liêm khiết, mặc cho những tính chất phi tự do của nước này. Nhà lãnh đạo Ai Cập, Anwar Sadat, đã bỏ thói quen xấu của Gamal Abdel Nasser là muốn dẫn dắt thế giới Arab và chỉ chú tâm vào việc tìm cách thúc đẩy quyền lợi của Ai Cập mà thôi.
Nhưng tất cả chúng ta đều biết rằng từ bỏ thói quen xấu là không dễ. Như Đức và Nhật đã cho thấy, đôi khi thay đổi chỉ xảy ra sau một thảm họa lớn, tương tự như những người nghiện bị rơi xuống đáy vậy. Từ bỏ thói quen xấu còn khó hơn, đấy là khi cả hành động lẫn hậu quả đều bị che dấu, dù đấy là nói về thói quen của nước Nga trong việc sử dụng độc dược hay những cố gắng không mệt mỏi của Cơ quan An ninh Quốc gia nhằm “thu thập hết” thì cũng thế. Còn khi những thói quen xấu đã ăn sâu bén rễ vào các thiết chế chính trị - như trong các xã hội mà nạn tham nhũng hoành hành – thì trừ khử nó là việc gần như bất khả thi.
Tất cả câu chuyện này nhắc nhở chúng ta rằng chúng ta phải – từ mà tôi thường dùng – là những người thực tế, khi nói tới khả năng cải hóa những xã hội phức tạp chỉ trong một đêm. Trong một số hoàn cảnh, sự kiện này có thể làm ta vững dạ, vì nó giúp cách li những chính sách thành công khỏi những người chống đối, tức là những người, do sai lầm mà đã muốn từ bỏ những chính sách đó. Nhưng điều này cũng có nghĩa là diệt trừ những chính sách lỗi thời cũng khó chẳng khác gì diệt trừ cỏ dại vậy. Mỗi khi bạn nghĩ rằng một lãnh tụ có sức lôi cuốn nào đó lên cầm quyền và ông ta sẽ sữa chữa mọi thứ, thì xin bạn hãy nghĩa kĩ lại một lần nữa.
Stephen Martin Walt (sinh năm 1955) là Giáo sư về quan hệ quốc tế của John F. Kennedy School of Government ở Harvard University.
Nguồn: The Countries With the Worst Bad Habits
Đã đăng trên Dân Luận.
No comments:
Post a Comment