Phạm Nguyên Trường dịch
Trung Quốc nổi tiếng với nhiều thành phố ma
Lời người dịch: Trung Quốc phải học ngay ba bài học: “Thứ nhất, chính quyền phải hành động một cách nhanh chóng và hiệu quả, để vấn đề nợ của công ty hiện nay không trở thành vấn đề nợ mang tính hệ thống trong tương lai. Thứ hai, họ phải làm việc với cả các chủ nợ lẫn con nợ - một số nước chỉ giải quyết với một trong hai phía, tức là gieo rắc hạt giống cho những vấn đề trong tương lai. Cuối cùng, phải xác định được và cải cách những cơ cấu quản trị đã gây ra những vấn đề đó. Ít nhất, Trung Quốc cần một hệ thống hiệu quả nhằm giải quyết vấn đề phá sản; phải có quy định nghiêm ngặt về đánh giá rủi ro; cải thiện công tác kế toán, lập dự phòng cho các khoản thiệt hại về tín dụng, và luật lệ về công khai tài chính”. Và đấy cũng là những bài học mà chính phủ Việt Nam phải học trước khi quá muộn.
Trong mấy năm gần đây, tốc độc phát triển kinh tế Trung Quốc đã giảm, nhưng vẫn khá mạnh mẽ: đóng góp khoảng một phần ba tổng số tăng trưởng kinh tế toàn cầu. Kinh tế Trung Quốc cũng trở nên bền vững hơn, song hành với thay đổi mô hình tăng trưởng, từ đầu tư và xuất khẩu sang đáp ứng nhu cầu và dịch vụ trong nước.
Trước thềm hội nghị thượng đỉnh G20 vào tháng tới ở Hàng Châu, Trung Quốc đã lớn tiếng kêu gọi cam kết với cải cách cơ cấu nhằm kích thích tăng trưởng trong các nền kinh tế tiên tiến và các thị trường mới nổi. Nhưng Trung Quốc đang gặp những rủi ro nghiêm trọng ngay ở trong nước. Trước hết, tín dụng ở trong nước vẫn tiếp tục phát triển với một tốc độ quá cao, khó mà bền vững, tổng nợ của các công ty đã lên đến mức nguy hiểm.
Theo báo cáo thường niên của Quỹ Tiền tệ quốc tế về kinh tế Trung Quốc, mới được công bố trong thời gian gần đây, tín dụng đang tăng nhanh gấp đôi sản phẩm đầu ra. Tín dụng đang tăng nhanh trong cả khu vực tư nhân phi tài chính lẫn trong khu vực tài chính đang phình ra và quyện chặt lấy nhau, và vẫn chưa minh bạch. Hơn nữa, trong khi, theo tiêu chuẩn quốc tế, tăng trưởng tín dụng như thế là cao – đây là chỉ số quan trọng báo trước có thể xảy ra khủng hoảng – thì khả năng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của những khoản tín dụng này lại giảm.
Dấu hiệu cảnh báo đã rõ ràng và chính phủ Trung Quốc đã thừa nhận vấn đề. Nhưng, muốn tránh một cuộc khủng hoảng, cần phải thực hiện ngay lập tức những cuộc cải cách toàn diện, nhằm giải quyết tận gốc nguyên nhân của vấn đề nợ của công ty. Trong đó có các ràng buộc ngân sách quá mềm đối với các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) và chính quyền địa phương, bảo lãnh gián tiếp và trực tiếp của chính phủ cho các khoản nợ và rủi ro quá mức trong các lĩnh vực tài chính - tất cả đều do chính phủ đã đặt ra các mục tiêu tăng trưởng quá cao, thành ra không bền vững.
Muốn giải quyết vấn đề, chính phủ Trung Quốc phải, theo lời Thủ tướng Lý Khắc Cường, “Chặt phăng một cách không thương tiếc các doanh nghiệp chỉ còn là những thây ma”. Phải kết hợp quá trình loại bỏ này với chiến lược cụ thể nhằm tái cấu trúc các công ty còn có thể cứu được; công nhận và phân bổ tổn thất của những người cho vay; quan tâm tới những người lao động mất việc làm và tổn thất xã hội khác; và mở rộng hơn nữa các thị trường trong khu vực tư nhân. Về cơ bản hơn, chính phủ phải chấp nhận rằng tăng trưởng trong ngắn hạn chắc chắn là sẽ thấp hơn.
Đặc biệt quan trọng là phải tái cơ cấu các doanh nghiệp nhà nước. Nhiều doanh nghiệp đang ở trong tình trạng dở sống dở chết, những doanh nghiệp này chỉ đóng góp một phần năm tổng sản lượng công nghiệp, nhưng lại chiếm khoảng một nửa tổng số tất cả các khoản nợ của các công ty. Tái cơ cấu một cách nghiêm túc – trong đó có ràng buộc ngân sách chặt chẽ hơn và không cho các doanh nghiệp thiếu sức sống vay thêm và chính phủ không bảo lãnh các khoản nợ, cùng với những cải cách đang được tiến hành trong các doanh nghiệp - sẽ tạo ra không gian cho các công ty năng động hơn xuất hiện và góp phần thúc đẩy tăng trưởng.
Về nhiều khía cạnh, Trung Quốc là nước độc nhất vô nhị, nhưng đây không phải là nước đầu tiên bị những khoản nợ của các công ty làm khó. Các nhà lãnh đạo nước này cần chú ý tới ba bài học lớn được rút ra từ kinh nghiệm của các nước khác.
Thứ nhất, chính quyền phải hành động một cách nhanh chóng và hiệu quả, để vấn đề nợ của công ty hiện nay không trở thành vấn đề nợ mang tính hệ thống trong tương lai. Thứ hai, họ phải làm việc với cả các chủ nợ lẫn con nợ - một số nước chỉ giải quyết với một trong hai phía, tức là gieo rắc hạt giống cho những vấn đề trong tương lai. Cuối cùng, phải xác định được và cải cách những cơ cấu quản trị đã gây ra những vấn đề đó. Ít nhất, Trung Quốc cần một hệ thống hiệu quả nhằm giải quyết vấn đề phá sản; phải có quy định nghiêm ngặt về đánh giá rủi ro; cải thiện công tác kế toán, lập dự phòng cho các khoản thiệt hại về tín dụng, và luật lệ về công khai tài chính.
Những người có ảnh hưởng ở Trung Quốc đã nhanh chóng rút ra bài học từ kinh nghiệm quốc tế: Giải quyết nợ của công ty có thể làm giảm tốc độ phát triển trong ngắn hạn và gây ra tổn thất cho xã hội, ví dụ, thất nghiệp. Đây là những lo lắng có căn cứ, nhưng các phương án lựa chọn khác – cải cách nửa vời hoặc hoàn toàn không cải cách - sẽ chỉ làm cho tình hình ngày càng tồi tệ hơn mà thôi.
Trung Quốc nên bắt đầu bằng cách tái cơ cấu các công ty dở sống dở chết trong khu vực phát triển nhanh nhất của nước này, người lao động ở đó sẽ tìm được việc làm mới nhanh hơn và những cuộc cải cách này dường như không gây ảnh hưởng xấu tới tăng trưởng. Sau đó, các nhà hoạch định chính sách có thể thận trọng hơn trong việc chọn lựa, đấy là khi tiến hành tái cơ cấu trong những khu vực và thành phố phát triển chậm hơn, có thể chỉ có một công ty duy nhất giữ thế thượng phong trong nền kinh tế địa phương.
Ngoài ra, có thể sử dụng mạng lưới an sinh xã hội, trong đó có quỹ tái đào tạo, giúp công nhân đứng vững, để làm dịu bớt tác động của thất nghiệp mang tính cơ cấu và chi phí để đưa công nhân đi nơi khác. Cách tiếp cận này sẽ chứng tỏ mối quan tâm của chính phủ đối với những người có nguy cơ bị mất việc.
Đáng khen là, Trung Quốc đã có một số nỗ lực nhằm giải quyết vấn đề nợ nần và nợ đã giảm. Kế hoạch năm năm hiện nay đặt ra mục tiêu giảm công suất dư thừa trong ngành than và thép, xác định và tái cơ cấu những doanh nghiệp nhà nước dở sống dở chết, và cấp tiền cho các chương trình nhằm hỗ trợ người lao động bị ảnh hưởng.
Đã đến lúc Trung Quốc phải thúc đẩy những cuộc cải cách sâu rộng. Trong bảng cân đối của các ngân hàng, những khoản nợ khó đòi chưa phải là nhiều, trong khi dự phòng khá cao. Có thể giải quyết được các mất mát do tín dụng của các công ty gây ra – ước tính trong báo cáo mới nhất về ổn định tài chính toàn cầu của IMF là khoảng 7% GDP. Hơn nữa, chính phủ có bộ giảm sóc tương đối tốt: nợ tương đối thấp, còn dự trữ ngoại hối thì lại tương đối cao.
Câu hỏi đặt ra là, liệu Trung Quốc có giảm được nợ trước khi bộ giảm sóc này hết tác dụng. Với những thành tích kinh tế đã biết và quyết tâm của chính phủ trong việc thực hiện chương trình cải cách đầy tham vọng, Trung Quốc đáp ứng được những thách thức đang đặt ra. Nhưng phải bắt đầu ngay bây giờ.
David Lipton, hiện là Phó Giám đốc điều hành của Quỹ Tiền tệ Quốc tế, cựu Giám đốc cấp cao ở Hội đồng Kinh tế Quốc gia Mỹ và Hội đồng An ninh Quốc gia trong chính quyền của Tổng thống Barack Obama và Thứ trưởng bộ Tài chính phụ trách các vấn đề quốc tế trong chính quyền Tổng thống Bill Clinton.
Trong mấy năm gần đây, tốc độc phát triển kinh tế Trung Quốc đã giảm, nhưng vẫn khá mạnh mẽ: đóng góp khoảng một phần ba tổng số tăng trưởng kinh tế toàn cầu. Kinh tế Trung Quốc cũng trở nên bền vững hơn, song hành với thay đổi mô hình tăng trưởng, từ đầu tư và xuất khẩu sang đáp ứng nhu cầu và dịch vụ trong nước.
Trước thềm hội nghị thượng đỉnh G20 vào tháng tới ở Hàng Châu, Trung Quốc đã lớn tiếng kêu gọi cam kết với cải cách cơ cấu nhằm kích thích tăng trưởng trong các nền kinh tế tiên tiến và các thị trường mới nổi. Nhưng Trung Quốc đang gặp những rủi ro nghiêm trọng ngay ở trong nước. Trước hết, tín dụng ở trong nước vẫn tiếp tục phát triển với một tốc độ quá cao, khó mà bền vững, tổng nợ của các công ty đã lên đến mức nguy hiểm.
Theo báo cáo thường niên của Quỹ Tiền tệ quốc tế về kinh tế Trung Quốc, mới được công bố trong thời gian gần đây, tín dụng đang tăng nhanh gấp đôi sản phẩm đầu ra. Tín dụng đang tăng nhanh trong cả khu vực tư nhân phi tài chính lẫn trong khu vực tài chính đang phình ra và quyện chặt lấy nhau, và vẫn chưa minh bạch. Hơn nữa, trong khi, theo tiêu chuẩn quốc tế, tăng trưởng tín dụng như thế là cao – đây là chỉ số quan trọng báo trước có thể xảy ra khủng hoảng – thì khả năng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của những khoản tín dụng này lại giảm.
Dấu hiệu cảnh báo đã rõ ràng và chính phủ Trung Quốc đã thừa nhận vấn đề. Nhưng, muốn tránh một cuộc khủng hoảng, cần phải thực hiện ngay lập tức những cuộc cải cách toàn diện, nhằm giải quyết tận gốc nguyên nhân của vấn đề nợ của công ty. Trong đó có các ràng buộc ngân sách quá mềm đối với các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) và chính quyền địa phương, bảo lãnh gián tiếp và trực tiếp của chính phủ cho các khoản nợ và rủi ro quá mức trong các lĩnh vực tài chính - tất cả đều do chính phủ đã đặt ra các mục tiêu tăng trưởng quá cao, thành ra không bền vững.
Muốn giải quyết vấn đề, chính phủ Trung Quốc phải, theo lời Thủ tướng Lý Khắc Cường, “Chặt phăng một cách không thương tiếc các doanh nghiệp chỉ còn là những thây ma”. Phải kết hợp quá trình loại bỏ này với chiến lược cụ thể nhằm tái cấu trúc các công ty còn có thể cứu được; công nhận và phân bổ tổn thất của những người cho vay; quan tâm tới những người lao động mất việc làm và tổn thất xã hội khác; và mở rộng hơn nữa các thị trường trong khu vực tư nhân. Về cơ bản hơn, chính phủ phải chấp nhận rằng tăng trưởng trong ngắn hạn chắc chắn là sẽ thấp hơn.
Đặc biệt quan trọng là phải tái cơ cấu các doanh nghiệp nhà nước. Nhiều doanh nghiệp đang ở trong tình trạng dở sống dở chết, những doanh nghiệp này chỉ đóng góp một phần năm tổng sản lượng công nghiệp, nhưng lại chiếm khoảng một nửa tổng số tất cả các khoản nợ của các công ty. Tái cơ cấu một cách nghiêm túc – trong đó có ràng buộc ngân sách chặt chẽ hơn và không cho các doanh nghiệp thiếu sức sống vay thêm và chính phủ không bảo lãnh các khoản nợ, cùng với những cải cách đang được tiến hành trong các doanh nghiệp - sẽ tạo ra không gian cho các công ty năng động hơn xuất hiện và góp phần thúc đẩy tăng trưởng.
Về nhiều khía cạnh, Trung Quốc là nước độc nhất vô nhị, nhưng đây không phải là nước đầu tiên bị những khoản nợ của các công ty làm khó. Các nhà lãnh đạo nước này cần chú ý tới ba bài học lớn được rút ra từ kinh nghiệm của các nước khác.
Thứ nhất, chính quyền phải hành động một cách nhanh chóng và hiệu quả, để vấn đề nợ của công ty hiện nay không trở thành vấn đề nợ mang tính hệ thống trong tương lai. Thứ hai, họ phải làm việc với cả các chủ nợ lẫn con nợ - một số nước chỉ giải quyết với một trong hai phía, tức là gieo rắc hạt giống cho những vấn đề trong tương lai. Cuối cùng, phải xác định được và cải cách những cơ cấu quản trị đã gây ra những vấn đề đó. Ít nhất, Trung Quốc cần một hệ thống hiệu quả nhằm giải quyết vấn đề phá sản; phải có quy định nghiêm ngặt về đánh giá rủi ro; cải thiện công tác kế toán, lập dự phòng cho các khoản thiệt hại về tín dụng, và luật lệ về công khai tài chính.
Những người có ảnh hưởng ở Trung Quốc đã nhanh chóng rút ra bài học từ kinh nghiệm quốc tế: Giải quyết nợ của công ty có thể làm giảm tốc độ phát triển trong ngắn hạn và gây ra tổn thất cho xã hội, ví dụ, thất nghiệp. Đây là những lo lắng có căn cứ, nhưng các phương án lựa chọn khác – cải cách nửa vời hoặc hoàn toàn không cải cách - sẽ chỉ làm cho tình hình ngày càng tồi tệ hơn mà thôi.
Trung Quốc nên bắt đầu bằng cách tái cơ cấu các công ty dở sống dở chết trong khu vực phát triển nhanh nhất của nước này, người lao động ở đó sẽ tìm được việc làm mới nhanh hơn và những cuộc cải cách này dường như không gây ảnh hưởng xấu tới tăng trưởng. Sau đó, các nhà hoạch định chính sách có thể thận trọng hơn trong việc chọn lựa, đấy là khi tiến hành tái cơ cấu trong những khu vực và thành phố phát triển chậm hơn, có thể chỉ có một công ty duy nhất giữ thế thượng phong trong nền kinh tế địa phương.
Ngoài ra, có thể sử dụng mạng lưới an sinh xã hội, trong đó có quỹ tái đào tạo, giúp công nhân đứng vững, để làm dịu bớt tác động của thất nghiệp mang tính cơ cấu và chi phí để đưa công nhân đi nơi khác. Cách tiếp cận này sẽ chứng tỏ mối quan tâm của chính phủ đối với những người có nguy cơ bị mất việc.
Đáng khen là, Trung Quốc đã có một số nỗ lực nhằm giải quyết vấn đề nợ nần và nợ đã giảm. Kế hoạch năm năm hiện nay đặt ra mục tiêu giảm công suất dư thừa trong ngành than và thép, xác định và tái cơ cấu những doanh nghiệp nhà nước dở sống dở chết, và cấp tiền cho các chương trình nhằm hỗ trợ người lao động bị ảnh hưởng.
Đã đến lúc Trung Quốc phải thúc đẩy những cuộc cải cách sâu rộng. Trong bảng cân đối của các ngân hàng, những khoản nợ khó đòi chưa phải là nhiều, trong khi dự phòng khá cao. Có thể giải quyết được các mất mát do tín dụng của các công ty gây ra – ước tính trong báo cáo mới nhất về ổn định tài chính toàn cầu của IMF là khoảng 7% GDP. Hơn nữa, chính phủ có bộ giảm sóc tương đối tốt: nợ tương đối thấp, còn dự trữ ngoại hối thì lại tương đối cao.
Câu hỏi đặt ra là, liệu Trung Quốc có giảm được nợ trước khi bộ giảm sóc này hết tác dụng. Với những thành tích kinh tế đã biết và quyết tâm của chính phủ trong việc thực hiện chương trình cải cách đầy tham vọng, Trung Quốc đáp ứng được những thách thức đang đặt ra. Nhưng phải bắt đầu ngay bây giờ.
David Lipton, hiện là Phó Giám đốc điều hành của Quỹ Tiền tệ Quốc tế, cựu Giám đốc cấp cao ở Hội đồng Kinh tế Quốc gia Mỹ và Hội đồng An ninh Quốc gia trong chính quyền của Tổng thống Barack Obama và Thứ trưởng bộ Tài chính phụ trách các vấn đề quốc tế trong chính quyền Tổng thống Bill Clinton.
Đã đăng trên Việt Nam Thời Báo.
Nguồn: : project-syndicate
No comments:
Post a Comment