Phạm Nguyên Trường dịch
Còn hơn nửa năm nữa mới tới bầu cử tổng thống Hoa Kì và không thể biết chắc ai sẽ được các đảng lớn cử làm người đại diện cho mình trong kì bầu cử này, càng không thể nào biết được ai sẽ trở thành chủ nhân thứ 45 của Nhà Trắng. Nhưng đánh giá tâm trang của hơn 320 triệu người đang sống trên đất nước này và nó có ý nghĩa như thế nào đối với người cuối cùng sẽ giữ thế thượng phong trong cuộc đua bất tận - mà đa số người dân trên thế giới coi là vở kịch chính trị nhiều kì - không phải là việc làm quá sớm.
Tâm trạng nổi bật ở Hoa Kì hiện nay là bất an, nếu không nói là giận dữ. Gần đây tờ Washington Post đã cho đăng một loạt bốn bài báo nói về sự tức giận của dân chúng trút lên phố Wall (Wall Street), người Hồi giáo, các hợp đồng mua bán, Washington, những vụ nổ súng của cảnh sát, tổng thống Barack Obama, đảng Cộng hòa, người nhập cư và những mục tiêu khác.
Hiện nay một trong những lời nói xấu nhất về một người là: “Hắn là chính trị gia chuyên nghiệp”. Các ứng cử viên tổng thống có thái độ bài xích tổ chức, tức là những người ủng hộ chính sách chống lại thương mại tự do và cải cách chính sách nhập cư và những người kêu gọi cải tổ triệt để chính sách thuế khóa và chi tiêu ngân sách là những người được hưởng lợi từ tâm trạng như thế. Đề xuất của họ có thể khác nhau về chi tiết, nhưng cương lĩnh của họ có điểm chung là lời hứa: Chia tay một cách quyết liệt với hiện trạng.
Khó có thể nói rằng cơ sở của tâm trạng này là hiển nhiên. Tình hình kinh tế tốt hơn so với năm sáu năm về trước, tức là tốt hơn những năm tiếp sau cuộc khủng hoảng kinh tế 2007-2008. Đã có thêm hơn chín triệu việc làm, lãi suất thấp (các khoản vay để mua nhà và xe có lãi suất chấp nhận được) và giá xăng giảm tương đương với khoản giảm thuế 700 USD cho một gia đình người Mỹ trung bình. Hơn nữa, thị trường chứng khoán tăng khoảng 200% so với mức thấp nhất cách đây bảy năm và hàng triệu người không có bảo hiểm y tế đã được bảo hiểm.
Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp những thông tin tốt về kinh tế tốt như thế đã bị mất giá trị vì thu nhập của hộ gia đình gia tăng với tốc độ thấp, thu nhập thực tế tăng rất chậm (có tính đến lạm phát) trong suốt 15 năm qua. Tỉ lệ người Mĩ có việc làm toàn thời gian vẫn chưa đạt mức cách đây bảy năm. Và nhiều người sợ rằng sẽ bị mất việc vì cạnh tranh của nước ngoài, công nghệ mới hay công ti sẽ tìm nguồn gia công ở bên ngoài.
Nhiều người Mỹ sống lâu hơn, nhưng đang lo lắng, vì họ không tiết kiệm được đủ tiền để đảm bảo rằng lương hưu sẽ tạo điều kiện cho họ sống thoải mái khi già yếu. Do cuộc cải cách y tế của Obama mà một số phải đóng bảo hiểm y tế - trước đây họ thường không đóng khoản này.
Ngoài ra, còn vấn đề bất bình đẳng. Bất bình đẳng làm người ta tức giận thật sự, nhưng vấn đề không phải là quá nhiều bất bình đẳng (bất bình đẳng dù tồi tệ hơn vẫn không phải là chuyện mới) mà là ít cơ hội hơn. Giấc mơ Mỹ đã bị ý thức giai cấp choán chỗ - đối với đất nước được xây dựng trên lí tưởng cho rằng mọi người đều có thể cải thiện được số phận của mình bằng lao động cần cù thì đây là một thay đổi sâu rộng.
Nhưng lí do để lo lắng và giận dữ không chỉ nằm trong lĩnh vực kinh tế và những mối quan tâm về kinh tế. Cuộc sống thiếu an toàn, cả do tội phạm lẫn lo sợ khủng bố. Nhiều cộng đồng còn lo lắng không biết văn hóa và xã hội đang đi về đâu.
Các phương tiện truyền thông hiện đại có xu hướng làm cho mọi việc trở thành tồi tệ hơn. Thời đại của chúng ta là thời đại “băng hẹp” chứ không phải “băng rộng” [tác giả chơi chữ “narrowcasting” và “broadcasting” – ND]. Càng ngày người ta ngày càng xem những kênh truyền hình cáp hoặc các trang web có cùng quan điểm và hệ tư tưởng với họ, góp phần củng cố quan điểm và hệ tư tưởng của họ.
Chẳng có mấy thứ trong những hiện tượng vừa nói có thể làm người ta yên tâm. Tâm trạng của dân chúng không chỉ thể hiện trong chiến dịch tranh cử, nó sẽ trở thành thách thức thực sự đối với tân tổng thống và quốc hội. Sự chia rẽ bên trong đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa và chia rẽ giữa hai đảng sẽ làm cho thỏa hiệp và xây dựng liên minh trở thành hoàn toàn bất khả thi, mà đấy lại là việc cực kì cần thiết cho việc quản lí quốc gia.
Những lo lắng về hưu bổng và khả năng chi trả cho việc chăm sóc sức khỏe sẽ gây nhiều khó khăn cho việc cải cách cách thức cung cấp những khoản này, mặc dù việc mở rộng các chương trình này sẽ làm cho nợ quốc gia tăng đến mức kỷ lục. Thương mại tự do bị coi là nguyên nhân làm cho nhiều người mất việc làm và đang mất dần người ủng hộ, mặc dù thương mại tự do đã tạo ra nhiểu việc làm mới và người tiêu dùng có nhiều cơ hội lựa chọn hơn - và củng cố vị trí chiến lược của Mĩ trên toàn thế giới. Nhập cư, di sản lâu đời của đất nước và là nguồn cung cấp những tài năng có giá trị, đã trở thành đối tượng của nhiều cuộc tranh cãi, nói rằng triển vọng cải cách trong lĩnh vực này là khá mù mờ.
Tâm trạng của người dân Mĩ cũng làm cho các quan chức chú tâm hơn vào các vấn đề nội bộ. Thất vọng về việc tham gia vào công việc của nước ngoài sau vụ can thiệp vào Iraq và Afghanistan, với chi phí quá cao so với kết quả đã đạt được, nhiều người Mĩ tỏ ra hoài nghi về những việc Mĩ có thể làm được ở nước ngoài. Họ tỏ ra không hài lòng với các nước đồng minh, và cho rằng những nước này không thực hiện phần công việc của mình. Và người dân ngày càng tin tưởng rằng chính phủ không cần chú tâm vào thế giới nhiều như trước mà cần chú ý giải quyết những tồn tại ngay ở trong nước.
Một số người ở các nước khác chắc chắn sẽ tỏ ra hài lòng khi đọc được những chuyện này. Nhưng, nói chung, đây là tin xấu đối với phần còn lại của thế giới. Nước Mỹ bị phân tâm và chia rẽ sẽ ít muốn và ít có khả năng dẫn đầu trong việc thúc đẩy sự ổn định ở Trung Đông, châu Âu hay châu Á, cũng như phản ứng trước những thách thức mà thế giới đang gặp. Và, thiếu sự lãnh đạo của Mĩ, có nhiều khả năng là những thách thức này sẽ không được giải quyết, chúng sẽ chuyển thành những vấn đề, hay tệ hơn, trở thành những cuộc khủng hoảng.
Hiện nay một trong những lời nói xấu nhất về một người là: “Hắn là chính trị gia chuyên nghiệp”. Các ứng cử viên tổng thống có thái độ bài xích tổ chức, tức là những người ủng hộ chính sách chống lại thương mại tự do và cải cách chính sách nhập cư và những người kêu gọi cải tổ triệt để chính sách thuế khóa và chi tiêu ngân sách là những người được hưởng lợi từ tâm trạng như thế. Đề xuất của họ có thể khác nhau về chi tiết, nhưng cương lĩnh của họ có điểm chung là lời hứa: Chia tay một cách quyết liệt với hiện trạng.
Khó có thể nói rằng cơ sở của tâm trạng này là hiển nhiên. Tình hình kinh tế tốt hơn so với năm sáu năm về trước, tức là tốt hơn những năm tiếp sau cuộc khủng hoảng kinh tế 2007-2008. Đã có thêm hơn chín triệu việc làm, lãi suất thấp (các khoản vay để mua nhà và xe có lãi suất chấp nhận được) và giá xăng giảm tương đương với khoản giảm thuế 700 USD cho một gia đình người Mỹ trung bình. Hơn nữa, thị trường chứng khoán tăng khoảng 200% so với mức thấp nhất cách đây bảy năm và hàng triệu người không có bảo hiểm y tế đã được bảo hiểm.
Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp những thông tin tốt về kinh tế tốt như thế đã bị mất giá trị vì thu nhập của hộ gia đình gia tăng với tốc độ thấp, thu nhập thực tế tăng rất chậm (có tính đến lạm phát) trong suốt 15 năm qua. Tỉ lệ người Mĩ có việc làm toàn thời gian vẫn chưa đạt mức cách đây bảy năm. Và nhiều người sợ rằng sẽ bị mất việc vì cạnh tranh của nước ngoài, công nghệ mới hay công ti sẽ tìm nguồn gia công ở bên ngoài.
Nhiều người Mỹ sống lâu hơn, nhưng đang lo lắng, vì họ không tiết kiệm được đủ tiền để đảm bảo rằng lương hưu sẽ tạo điều kiện cho họ sống thoải mái khi già yếu. Do cuộc cải cách y tế của Obama mà một số phải đóng bảo hiểm y tế - trước đây họ thường không đóng khoản này.
Ngoài ra, còn vấn đề bất bình đẳng. Bất bình đẳng làm người ta tức giận thật sự, nhưng vấn đề không phải là quá nhiều bất bình đẳng (bất bình đẳng dù tồi tệ hơn vẫn không phải là chuyện mới) mà là ít cơ hội hơn. Giấc mơ Mỹ đã bị ý thức giai cấp choán chỗ - đối với đất nước được xây dựng trên lí tưởng cho rằng mọi người đều có thể cải thiện được số phận của mình bằng lao động cần cù thì đây là một thay đổi sâu rộng.
Nhưng lí do để lo lắng và giận dữ không chỉ nằm trong lĩnh vực kinh tế và những mối quan tâm về kinh tế. Cuộc sống thiếu an toàn, cả do tội phạm lẫn lo sợ khủng bố. Nhiều cộng đồng còn lo lắng không biết văn hóa và xã hội đang đi về đâu.
Các phương tiện truyền thông hiện đại có xu hướng làm cho mọi việc trở thành tồi tệ hơn. Thời đại của chúng ta là thời đại “băng hẹp” chứ không phải “băng rộng” [tác giả chơi chữ “narrowcasting” và “broadcasting” – ND]. Càng ngày người ta ngày càng xem những kênh truyền hình cáp hoặc các trang web có cùng quan điểm và hệ tư tưởng với họ, góp phần củng cố quan điểm và hệ tư tưởng của họ.
Chẳng có mấy thứ trong những hiện tượng vừa nói có thể làm người ta yên tâm. Tâm trạng của dân chúng không chỉ thể hiện trong chiến dịch tranh cử, nó sẽ trở thành thách thức thực sự đối với tân tổng thống và quốc hội. Sự chia rẽ bên trong đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa và chia rẽ giữa hai đảng sẽ làm cho thỏa hiệp và xây dựng liên minh trở thành hoàn toàn bất khả thi, mà đấy lại là việc cực kì cần thiết cho việc quản lí quốc gia.
Những lo lắng về hưu bổng và khả năng chi trả cho việc chăm sóc sức khỏe sẽ gây nhiều khó khăn cho việc cải cách cách thức cung cấp những khoản này, mặc dù việc mở rộng các chương trình này sẽ làm cho nợ quốc gia tăng đến mức kỷ lục. Thương mại tự do bị coi là nguyên nhân làm cho nhiều người mất việc làm và đang mất dần người ủng hộ, mặc dù thương mại tự do đã tạo ra nhiểu việc làm mới và người tiêu dùng có nhiều cơ hội lựa chọn hơn - và củng cố vị trí chiến lược của Mĩ trên toàn thế giới. Nhập cư, di sản lâu đời của đất nước và là nguồn cung cấp những tài năng có giá trị, đã trở thành đối tượng của nhiều cuộc tranh cãi, nói rằng triển vọng cải cách trong lĩnh vực này là khá mù mờ.
Tâm trạng của người dân Mĩ cũng làm cho các quan chức chú tâm hơn vào các vấn đề nội bộ. Thất vọng về việc tham gia vào công việc của nước ngoài sau vụ can thiệp vào Iraq và Afghanistan, với chi phí quá cao so với kết quả đã đạt được, nhiều người Mĩ tỏ ra hoài nghi về những việc Mĩ có thể làm được ở nước ngoài. Họ tỏ ra không hài lòng với các nước đồng minh, và cho rằng những nước này không thực hiện phần công việc của mình. Và người dân ngày càng tin tưởng rằng chính phủ không cần chú tâm vào thế giới nhiều như trước mà cần chú ý giải quyết những tồn tại ngay ở trong nước.
Một số người ở các nước khác chắc chắn sẽ tỏ ra hài lòng khi đọc được những chuyện này. Nhưng, nói chung, đây là tin xấu đối với phần còn lại của thế giới. Nước Mỹ bị phân tâm và chia rẽ sẽ ít muốn và ít có khả năng dẫn đầu trong việc thúc đẩy sự ổn định ở Trung Đông, châu Âu hay châu Á, cũng như phản ứng trước những thách thức mà thế giới đang gặp. Và, thiếu sự lãnh đạo của Mĩ, có nhiều khả năng là những thách thức này sẽ không được giải quyết, chúng sẽ chuyển thành những vấn đề, hay tệ hơn, trở thành những cuộc khủng hoảng.
Richard N. Haass, là chủ tịch Hội đồng quan hệ đối ngoại (Council on Foreign Relations).
Đã đăng trên danluan.org
Nguồn: TheState of the United States
No comments:
Post a Comment