Sandy Ikeda
Phạm Nguyên Trường dịch
Sẽ xảy ra chuyện gì khi bạn tìm cách kết hợp dân chủ với chủ nghĩa xã hội
Tại sao lại có quá nhiều thanh niên Mĩ bất ngờ tự gọi mình là người chủ nghĩa xã hội dân chủ đến như thế? Tôi cho rằng nhiều người trong số họ chỉ đơn giản là muốn tách mình ra khỏi những người xã hội chủ nghĩa đã từng ủng hộ các chế độ độc tài như Liên Xô cũ và nhà nước Trung Quốc Maoist hay những đang ủng hộ Bắc Triều Tiên mà thôi. Họ muốn thông báo rằng đối với họ, tự do chính trị cũng quan trọng như, ví dụ, công bằng về kinh tế.
Nhưng dân chủ và chủ nghĩa xã hội có tương thích với nhau hay không?
Không. Mặc dù một số mục tiêu của chủ nghĩa xã hội có thể là cao cả, nhưng phương tiện mà nó sử dụng về bản chất là mâu thuẫn với dân chủ. Rốt cuộc, “chủ nghĩa xã hội dân chủ” cũng chẳng khác gì “nô lệ tự nguyện”.
Dân chủ
Những người khác nhau gán cho thuật ngữ dân chủ những ý nghĩa khác nhau. Đối với một số người, dân chủ là mục đích của chính nó, mục đích mà người ta sẵn sàng hi sinh tính mạng để giành cho bằng được. Đối với những người khác, dân chủ là phương tiện tốt nhất để tạo ra chính phủ nhỏ gọn, có trách nhiệm trước các công dân hay phương tiện chuyển giao quyền lực chính trị một cách hòa bình. Vì vậy, như F.A. Hayek viết trong cuốn Đường về nô lệ, “Dân chủ thực chất là phương tiện, là một công cụ thiết thực để bảo vệ hòa bình trong xã hội và tự do cá nhân”.
Nhưng tôi nghĩ rằng hầu như tất cả chúng ta đều có thể đồng ý rằng ý nghĩa thông thường của dân chủ gắn liền, chí ít là với khái niệm về quyền tự quyết và tự do thể hiện. Theo đó, người ta có xu hướng coi dân chủ là lá chắn nhằm chống lại những người có sức mạnh hơn mình.
Chủ nghĩa xã hội
Cũng như với thuật ngữ dân chủ, người ta có thể giải thích “chủ nghĩa xã hội” như là một mục đích hay là một phương tiện. Ví dụ, một số người coi chủ nghĩa xã hội là giai đoạn tiếp theo của “quy luật vận động của lịch sử” của Marx, trong đó, dưới chế độ chuyên chính vô sản, mỗi người đều làm theo năng lực và hưởng theo lao động. Phiên bản ôn hòa hơn của chủ nghĩa xã hội là hệ thống kinh tế chính trị với những mục tiêu cụ thể, ví dụ như “công bằng xã hội” cao hơn tất cả các kế hoạch nhằm tìm kiếm lợi nhuận cho cá nhân.
Hay người ta có thể coi chủ nghĩa xã hội như một hình thức tập thể, dùng một số phương tiện - kiểm soát về mặt chính trị công cụ lao động, vốn, đất đai – nhằm thực hiện một kế hoạch kinh tế quy mô lớn, để buộc người dân làm những việc mà họ có thể không thích làm. Chủ nghĩa xã hội sử dụng các phương tiện tập thể như thế có nhiều điểm tương đồng với chủ nghĩa phát xít, ngay cả khi hai chế độ này theo đuổi những mục tiêu hoàn toàn khác nhau.
Chủ nghĩa xã hội dân chủ
Sẽ xảy ra chuyện gì nếu bạn tìm cách gắn dân chủ với xã hội chủ nghĩa?
Xin nói ngay rằng chính phủ xã hội chủ nghĩa chỉ có thể lựa chọn một trong hai mục tiêu: bình đẳng hơn về thu nhập hay công bằng hơn về sắc tộc. Ngay cả trong trường hợp đơn giản, chỉ có như thế, chính phủ đã phải xác định một cách rõ ràng bình đẳng và công bằng có nghĩa là gì để tất cả mọi người đều có thể đồng ý. Thu nhập là gì? Cái gì tạo ra sự công bằng về sắc tộc? Cái gì tạo ra thu nhập bình đẳng hơn hay công bằng hơn? Khi nào thì bình đẳng hay công bằng đã chiến thắng: bình đẳng hoàn toàn hay công bằng hoàn toàn? Nếu chưa hoàn hảo thì chưa hoàn hảo đến mức nào?
Đây mới chỉ là mấy câu hỏi khó mà chính quyền sẽ phải trả lời. Và, dĩ nhiên là chính quyền sẽ xử lí không phải một vài mục tiêu mà là vô số mục tiêu và “những ưu tiên” mà họ sẽ phải xác định, phân cấp, thực hiện, theo dõi..v.v... Và khi điều kiện thay đổi, không thể đoán trước được, như vẫn thường xảy ra, chính quyền sẽ phải liên tục điều chỉnh kế hoạch. Trong những trường hợp như thế, càng ít người có quyền đưa thông số vào kế hoạch cuối cùng thì càng tốt. Đó là lí do vì sao nếu ý tưởng về dân chủ là hiện thân của lí tưởng tự do về tự định hướng, về tạo điều kiện cho người dân bình thường lựa chọn một cách có suy nghĩ các chính sách cai trị chính mình và tự thể hiện, thì dân chủ sẽ đặt ra một loạt vấn đề mà chủ nghĩa xã hội không thể nào vượt qua được.
Khi chính phủ nhỏ và chỉ thực hiện những chính sách mà hầu như tất cả mọi người đều đồng ý - ví dụ, thu thuế nhằm chi cho việc bảo vệ lãnh thổ một cách hiệu quả - thì nền dân chủ có thể hoạt động tương đối tốt, vì số lượng những vấn đề mà đa số cử tri và những nhà hoạch định chính sách cần phải thỏa thuận là tương đối nhỏ. Nhưng, khi thẩm quyền của chính phủ mở rộng sang ngày càng nhiều lĩnh vực của cuộc sống thường nhật của chúng ta - chăm sóc sức khỏe, ăn uống, giáo dục, việc làm và nhà ở - như dưới chế độ xã hội chủ nghĩa, thì tìm đồng thuận của đại đa số công dân đủ năng lực về mỗi vấn đề là việc làm bất khả thi. Tranh cãi là không thể tránh khỏi và sự chia rẽ dân chúng thành vô số các nhóm lợi ích sẽ làm rối loạn tiến trình chính trị.
Cá nhân được quyền tự thể hiện đến mức nào, chính quyền trung ương có thể dung thứ quyền tự quyết đến mức nào, chính quyền tìm cách áp đặt kế hoạch kinh tế bao quát theo lối dân chủ hay phi dân chủ? Kế hoạch trên quy mô lớn như thế phải đàn áp những kế hoạch nhỏ và nguyện vọng của các cá nhân và buộc các giá trị cá nhân phải hi sinh cho các giá trị của tập thể.
Tocqueville đã nói rõ:
“Dân chủ và chủ nghĩa xã hội chỉ có một cái chung, đấy là từ: bình đẳng. Nhưng xin lưu ý sự khác biệt: trong khi dân chủ tìm kiếm bình đẳng trong tự do thì chủ nghĩa xã hội tìm kiếm bình đẳng trong tù ngục và lao động khổ sai”.
Hệ thống có thể hoạt động theo cách này trong một thời gian, nhưng sức cám dỗ, lôi kéo người ta từ bỏ chế độ dân chủ chân chính – ví dụ, bằng cách chuyển quyền quyết định cho các nhóm nhỏ các chuyên gia trong trong từng vực – thì ngày càng khó chống lại hơn. Trong những hoàn cảnh như thế, đưa ra quyết định nhanh chóng và hiệu quả ngày càng trở nên hấp dẫn hơn và ngày càng khó trở thành hiện thực hơn. Các mục tiêu cao cả về mặt lí thuyết của chủ nghĩa xã hội - tình anh em của những người lao động trên toàn thế giới và công bằng về kinh tế trên toàn cầu - có thể bị những lo lắng về cái ăn, cái mặc và an ninh trong khu vực cho ra rìa, và sẽ dẫn tới chế độ độc tài (phi vô sản).
F.A. Hayek viết đầy thuyết phục:
“Vì vậy mà chủ nghĩa xã hội tự do, như nhiều người châu Âu hình dung, chỉ là sản phẩm thuần tuý lí thuyết, trong khi trên thực tế, chủ nghĩa xã hội luôn luôn đồng hành với chủ nghĩa toàn trị”.
Thỏa hiệp
Một số người có thể trả lời rằng trong khi những vấn đề như thế có thể đúng đối với chủ nghĩa xã hội với tất cả những đặc điểm mà các vị tiền bối nói, còn hình thức chủ nghĩa xã hội dân chủ, mà các nhà trí thức hiện nay ủng hộ không cực đoan như thế. Nếu thế, sẽ xuất hiện câu hỏi sau: Trong nền kinh tế tư bản hỗn hợp - nhà nước quản lí, nhà nước phúc lợi hay tư bản ô dù – sẽ dẫn đến những hậu quả như thế vào lúc nào? Sự thỏa hiệp sẽ mạnh mẽ đến mức nào?
Rõ ràng, đây là vấn đề mức độ. Kế hoạch tập trung càng lớn thì chính quyền càng không chấp nhận những lệch lạc và ý kiến trái chiều của cá nhân. Tôi công nhận rằng bạn có thể thỏa hiệp, đánh đổi sự tự định hướng với sự chỉ đạo của người khác không chỉ về một phương diện và một số phương diện không kéo theo cưỡng bức. Ví dụ, các nhóm có thể dùng áp lực xã hội hay tôn giáo để ngăn chặn kế hoạch của một người hoặc thu hẹp quyền tự chủ của người đó mà không cần gây hấn.
Nhưng không thể phủ nhận rằng, cùng với cưỡng bức, một biện pháp mà chính phủ thường sử dụng, cơ quan bên ngoài càng sử dụng biện pháp cưỡng chế để kiểm soát thì tự định hướng càng ít đi. Cưỡng chế và tự định hướng là không thể dung hòa. Và khi kế hoạch của chính phủ thế chỗ cho kế hoạch của cá nhân thì quyền tự chủ của cá nhân sẽ yếu đi và co lại; quyền lực của chính phủ sẽ rộng ra và lớn lên. Càng nhiều chủ nghĩa xã hội thì càng ít dân chủ trên thực tế.
Vì vậy, chủ nghĩa xã hội dân chủ không phải là học thuyết nhằm bảo vệ các giá trị của chủ nghĩa tự do về sự độc lập, tự chủ và tự định hướng mà nhiều người tả khuynh vẫn đánh giá tương đối cao. Ngược lại, đấy là học thuyết buộc chúng ta, những người vẫn trân trọng những giá trị tự do trượt dần vào chế độ độc tài.
Sandy Ikeda là giáo sư kinh tế học ở Purchase College, SUNY, và là tác giả cuốn The Dynamics of the Mixed Economy: Toward a Theory of Interventionism. Ông cũng là thành viên của Faculty Network ở Quỹ giáo dục kinh tế (FEE).
Không. Mặc dù một số mục tiêu của chủ nghĩa xã hội có thể là cao cả, nhưng phương tiện mà nó sử dụng về bản chất là mâu thuẫn với dân chủ. Rốt cuộc, “chủ nghĩa xã hội dân chủ” cũng chẳng khác gì “nô lệ tự nguyện”.
Dân chủ
Những người khác nhau gán cho thuật ngữ dân chủ những ý nghĩa khác nhau. Đối với một số người, dân chủ là mục đích của chính nó, mục đích mà người ta sẵn sàng hi sinh tính mạng để giành cho bằng được. Đối với những người khác, dân chủ là phương tiện tốt nhất để tạo ra chính phủ nhỏ gọn, có trách nhiệm trước các công dân hay phương tiện chuyển giao quyền lực chính trị một cách hòa bình. Vì vậy, như F.A. Hayek viết trong cuốn Đường về nô lệ, “Dân chủ thực chất là phương tiện, là một công cụ thiết thực để bảo vệ hòa bình trong xã hội và tự do cá nhân”.
Nhưng tôi nghĩ rằng hầu như tất cả chúng ta đều có thể đồng ý rằng ý nghĩa thông thường của dân chủ gắn liền, chí ít là với khái niệm về quyền tự quyết và tự do thể hiện. Theo đó, người ta có xu hướng coi dân chủ là lá chắn nhằm chống lại những người có sức mạnh hơn mình.
Chủ nghĩa xã hội
Cũng như với thuật ngữ dân chủ, người ta có thể giải thích “chủ nghĩa xã hội” như là một mục đích hay là một phương tiện. Ví dụ, một số người coi chủ nghĩa xã hội là giai đoạn tiếp theo của “quy luật vận động của lịch sử” của Marx, trong đó, dưới chế độ chuyên chính vô sản, mỗi người đều làm theo năng lực và hưởng theo lao động. Phiên bản ôn hòa hơn của chủ nghĩa xã hội là hệ thống kinh tế chính trị với những mục tiêu cụ thể, ví dụ như “công bằng xã hội” cao hơn tất cả các kế hoạch nhằm tìm kiếm lợi nhuận cho cá nhân.
Hay người ta có thể coi chủ nghĩa xã hội như một hình thức tập thể, dùng một số phương tiện - kiểm soát về mặt chính trị công cụ lao động, vốn, đất đai – nhằm thực hiện một kế hoạch kinh tế quy mô lớn, để buộc người dân làm những việc mà họ có thể không thích làm. Chủ nghĩa xã hội sử dụng các phương tiện tập thể như thế có nhiều điểm tương đồng với chủ nghĩa phát xít, ngay cả khi hai chế độ này theo đuổi những mục tiêu hoàn toàn khác nhau.
Chủ nghĩa xã hội dân chủ
Sẽ xảy ra chuyện gì nếu bạn tìm cách gắn dân chủ với xã hội chủ nghĩa?
Xin nói ngay rằng chính phủ xã hội chủ nghĩa chỉ có thể lựa chọn một trong hai mục tiêu: bình đẳng hơn về thu nhập hay công bằng hơn về sắc tộc. Ngay cả trong trường hợp đơn giản, chỉ có như thế, chính phủ đã phải xác định một cách rõ ràng bình đẳng và công bằng có nghĩa là gì để tất cả mọi người đều có thể đồng ý. Thu nhập là gì? Cái gì tạo ra sự công bằng về sắc tộc? Cái gì tạo ra thu nhập bình đẳng hơn hay công bằng hơn? Khi nào thì bình đẳng hay công bằng đã chiến thắng: bình đẳng hoàn toàn hay công bằng hoàn toàn? Nếu chưa hoàn hảo thì chưa hoàn hảo đến mức nào?
Đây mới chỉ là mấy câu hỏi khó mà chính quyền sẽ phải trả lời. Và, dĩ nhiên là chính quyền sẽ xử lí không phải một vài mục tiêu mà là vô số mục tiêu và “những ưu tiên” mà họ sẽ phải xác định, phân cấp, thực hiện, theo dõi..v.v... Và khi điều kiện thay đổi, không thể đoán trước được, như vẫn thường xảy ra, chính quyền sẽ phải liên tục điều chỉnh kế hoạch. Trong những trường hợp như thế, càng ít người có quyền đưa thông số vào kế hoạch cuối cùng thì càng tốt. Đó là lí do vì sao nếu ý tưởng về dân chủ là hiện thân của lí tưởng tự do về tự định hướng, về tạo điều kiện cho người dân bình thường lựa chọn một cách có suy nghĩ các chính sách cai trị chính mình và tự thể hiện, thì dân chủ sẽ đặt ra một loạt vấn đề mà chủ nghĩa xã hội không thể nào vượt qua được.
Khi chính phủ nhỏ và chỉ thực hiện những chính sách mà hầu như tất cả mọi người đều đồng ý - ví dụ, thu thuế nhằm chi cho việc bảo vệ lãnh thổ một cách hiệu quả - thì nền dân chủ có thể hoạt động tương đối tốt, vì số lượng những vấn đề mà đa số cử tri và những nhà hoạch định chính sách cần phải thỏa thuận là tương đối nhỏ. Nhưng, khi thẩm quyền của chính phủ mở rộng sang ngày càng nhiều lĩnh vực của cuộc sống thường nhật của chúng ta - chăm sóc sức khỏe, ăn uống, giáo dục, việc làm và nhà ở - như dưới chế độ xã hội chủ nghĩa, thì tìm đồng thuận của đại đa số công dân đủ năng lực về mỗi vấn đề là việc làm bất khả thi. Tranh cãi là không thể tránh khỏi và sự chia rẽ dân chúng thành vô số các nhóm lợi ích sẽ làm rối loạn tiến trình chính trị.
Cá nhân được quyền tự thể hiện đến mức nào, chính quyền trung ương có thể dung thứ quyền tự quyết đến mức nào, chính quyền tìm cách áp đặt kế hoạch kinh tế bao quát theo lối dân chủ hay phi dân chủ? Kế hoạch trên quy mô lớn như thế phải đàn áp những kế hoạch nhỏ và nguyện vọng của các cá nhân và buộc các giá trị cá nhân phải hi sinh cho các giá trị của tập thể.
Tocqueville đã nói rõ:
“Dân chủ và chủ nghĩa xã hội chỉ có một cái chung, đấy là từ: bình đẳng. Nhưng xin lưu ý sự khác biệt: trong khi dân chủ tìm kiếm bình đẳng trong tự do thì chủ nghĩa xã hội tìm kiếm bình đẳng trong tù ngục và lao động khổ sai”.
Hệ thống có thể hoạt động theo cách này trong một thời gian, nhưng sức cám dỗ, lôi kéo người ta từ bỏ chế độ dân chủ chân chính – ví dụ, bằng cách chuyển quyền quyết định cho các nhóm nhỏ các chuyên gia trong trong từng vực – thì ngày càng khó chống lại hơn. Trong những hoàn cảnh như thế, đưa ra quyết định nhanh chóng và hiệu quả ngày càng trở nên hấp dẫn hơn và ngày càng khó trở thành hiện thực hơn. Các mục tiêu cao cả về mặt lí thuyết của chủ nghĩa xã hội - tình anh em của những người lao động trên toàn thế giới và công bằng về kinh tế trên toàn cầu - có thể bị những lo lắng về cái ăn, cái mặc và an ninh trong khu vực cho ra rìa, và sẽ dẫn tới chế độ độc tài (phi vô sản).
F.A. Hayek viết đầy thuyết phục:
“Vì vậy mà chủ nghĩa xã hội tự do, như nhiều người châu Âu hình dung, chỉ là sản phẩm thuần tuý lí thuyết, trong khi trên thực tế, chủ nghĩa xã hội luôn luôn đồng hành với chủ nghĩa toàn trị”.
Thỏa hiệp
Một số người có thể trả lời rằng trong khi những vấn đề như thế có thể đúng đối với chủ nghĩa xã hội với tất cả những đặc điểm mà các vị tiền bối nói, còn hình thức chủ nghĩa xã hội dân chủ, mà các nhà trí thức hiện nay ủng hộ không cực đoan như thế. Nếu thế, sẽ xuất hiện câu hỏi sau: Trong nền kinh tế tư bản hỗn hợp - nhà nước quản lí, nhà nước phúc lợi hay tư bản ô dù – sẽ dẫn đến những hậu quả như thế vào lúc nào? Sự thỏa hiệp sẽ mạnh mẽ đến mức nào?
Rõ ràng, đây là vấn đề mức độ. Kế hoạch tập trung càng lớn thì chính quyền càng không chấp nhận những lệch lạc và ý kiến trái chiều của cá nhân. Tôi công nhận rằng bạn có thể thỏa hiệp, đánh đổi sự tự định hướng với sự chỉ đạo của người khác không chỉ về một phương diện và một số phương diện không kéo theo cưỡng bức. Ví dụ, các nhóm có thể dùng áp lực xã hội hay tôn giáo để ngăn chặn kế hoạch của một người hoặc thu hẹp quyền tự chủ của người đó mà không cần gây hấn.
Nhưng không thể phủ nhận rằng, cùng với cưỡng bức, một biện pháp mà chính phủ thường sử dụng, cơ quan bên ngoài càng sử dụng biện pháp cưỡng chế để kiểm soát thì tự định hướng càng ít đi. Cưỡng chế và tự định hướng là không thể dung hòa. Và khi kế hoạch của chính phủ thế chỗ cho kế hoạch của cá nhân thì quyền tự chủ của cá nhân sẽ yếu đi và co lại; quyền lực của chính phủ sẽ rộng ra và lớn lên. Càng nhiều chủ nghĩa xã hội thì càng ít dân chủ trên thực tế.
Vì vậy, chủ nghĩa xã hội dân chủ không phải là học thuyết nhằm bảo vệ các giá trị của chủ nghĩa tự do về sự độc lập, tự chủ và tự định hướng mà nhiều người tả khuynh vẫn đánh giá tương đối cao. Ngược lại, đấy là học thuyết buộc chúng ta, những người vẫn trân trọng những giá trị tự do trượt dần vào chế độ độc tài.
Sandy Ikeda là giáo sư kinh tế học ở Purchase College, SUNY, và là tác giả cuốn The Dynamics of the Mixed Economy: Toward a Theory of Interventionism. Ông cũng là thành viên của Faculty Network ở Quỹ giáo dục kinh tế (FEE).
Nguồn: http://fee.org/articles/democratic-socialism-is-a-contradiction-in-terms/
Đã đăng trên Việt Nam Thời Báo
No comments:
Post a Comment