(GDVN) - Giữ được sự ổn định – yếu tố quan trọng nhất cho sự phát triển đất nước, điều mà người dân Myanmar kỳ vọng khi trao quyền lực và gửi niềm tin.
Ngày 10/3, VOA đưa tin về việc bà Aung San Suu Kyi, lãnh tụ đảng Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ Myanmar (NLD) không thể ra ứng cử để trở thành Tổng thống kế nhiệm ông Thein Sein, sau chiến thắng vang dội của NLD trong cuộc bầu cử hồi tháng 11/2015.
Bà Aung San Suu Kyi cũng đã lên tiếng xin lỗi nhân dân Myanmar khi bà không thể trở thành nguyên thủ quốc gia của Cộng hòa Liên bang Myanmar, bởi rào cản của Hiến pháp Myanmar khiến không bà không thể thực hiện được điều mà bà, NLD và những người ủng hộ bà mong muốn.
Nhiều người dân Myanmar nuối tiếc về điều này, bởi lẽ lãnh tụ NLD cả đời đấu tranh cho nền dân chủ và sự thịnh vượng cho Myanmar. Nhưng nay dân chủ đã được xác lập và trở thành nền tảng cho đời sống chính trị tại Myanmar, thì người giương cọn cờ ấy lại không có cơ hội chuyển hóa giá trị của nguyên tắc dân chủ vào việc nâng cao cuộc sống cho người dân Myanmar một cách thiết thực.
Nhiều người ngậm ngùi khi sự nghiệp chính trị của bà Aung San Suu Kyi chỉ dừng lại ở việc đấu tranh cho nền dân chủ nhưng lại không thể đóng vai trò quan trọng nhất trong việc thực thi nguyên tắc dân chủ trên đất nước được được quản lý bởi nền chuyên chế hơn nửa thế kỷ qua.
Tuy nhiên, người viết cho rằng với thế của bà Aung San Suu Kyi và lực của NLD hiện tại, việc lãnh tụ của NLD không phải là người đứng đầu đất nước Myanmar chưa hẳn là điều xấu. Ngược lại, nó là sự cần thiết cho NLD và cá nhân bà Aung San Suu Kyi khẳng định sức sống trong lòng dân.
Tài năng và trải nghiệm
Người viết đã từng cho rằng chiến thắng của NLD không phải vì họ có chiến lược tranh cử sắc sảo mà nhờ vào uy tín của lãnh tụ Aung San Suu Kyi. Uy tín đó một phần do tính quân phiệt của giới lãnh đạo quân sự mang đến cho bà. Một phần do cha bà – tướng Aung San, một người mà nhân dân Myanmar xem như anh hùng dân tộc của họ - mang lại.
Với chiến lược tranh cử của NLD, họ sẽ không thể giành chiến thắng, chứ nói gì đến chiến thắng vang dội, nếu như nó là chiến lược tranh cử của một đảng phái chính trị tại một quốc gia khác. Thậm chí ngay tại Myanmar, nếu chế độ quân đội bớt hà khắc và không tự phong tỏa mình với cộng đồng thế giới.
Thực ra, cái khó hiện nay của bà Aung San Suu Kyi cũng là cái khó mà Tổng thống Thein Sein gặp phải, chỉ khác ở vị thế mà thôi. Và đó cũng chính là lý do mà ông Thei Sein nhường vũ đài chính trị lại cho NDL và bà Aung San Suu Kyi để gửi gắm hy vọng, chính trường Myanmar sẽ có thể thoát ra khỏi cái “vòng kim cô” mà ông Thein Sein đành chịu “lực bất tòng tâm”.
Có thể thấy rằng NLD và bà Aung San Suu Kyi giỏi đấu tranh chính trị, giành chính quyền một cách thuyết phục qua một cuộc bầu cử tự do chính trị tại Myanmar. Tuy nhiên NLD chưa chuẩn bị cho việc nắm chính quyền và thực thi quyền lực mà họ được người dân ủy thác.
Điều đó một phần bởi lãnh tụ NLD bị tách khỏi đời sống chính trị một thời gian khá dài do bị quản thúc. Qua đó thì hình ảnh và uy tín của bà được tăng lên, nhưng nó lại làm giảm sự nhạy bén của bà Aung San Suu Kyi với thời cuộc và thực tế đất nước Myanmar.
Một lý do khác quan trọng hơn là NLD bị bất ngờ bởi chiến thắng của họ. Bản thân họ không tin chính quyền quân sự đã thực sự nuôi dưỡng nền dân chủ và tôn trọng kết quả bầu cử. Cương lĩnh chính trị của NLD chủ yếu hướng tới chia sẻ quyền lực chứ không phải đóng vai trò quyết định như hiện nay.
NLD say mê trong chiến thắng khiến cho lãnh tụ Aung San Suu Kyi phải sốt ruột và lo lắng sẽ có thể gây thất vọng cho người dân khi nắm quyền. Việc bà cảnh báo kết thúc sớm việc ăn mừng thắng lợi và cho mở ngay những khóa đào tạo cấp tốc kỹ năng quản lý cho những Nghị sĩ quốc hội của NLD, đã cho thấy rõ sự lo lắng ấy, theo The Straits Times.
Trong tình hình hiện tại, việc lãnh tụ NLD đứng sau một nguyên thủ quốc gia “hình thức” là một cái thế rất tốt cho bà, mà vô tình rào cản của Hiếp pháp đã tạo cho bà cái vị thế hợp lý ấy. Đứng đầu một đảng phái chính trị khác rất nhiều đứng đầu một quốc gia, đất nước. Vị thế của lãnh tụ đảng phái chính trị hoàn toàn khác biệt so với vị thế của nguyên thủ quốc gia.
Vì vậy, để tránh tiếng nguyên tủ quốc gia mà phải “tầm sư học đạo”, bà Aung San Suu Kyi trải nghiệm vai trò nguyên thủ quốc gia sau cánh gà với việc áp dụng phương pháp thử và sai trong thực thi quyền lực. Nếu qua thực tiễn chứng tỏ chính sách của chính phủ đúng đắn thì tiếp tục phát huy, nếu sai hoặc chưa phù hợp thì sửa đổi, bổ sung hay thay đổi.
Nếu người dân chưa hài lòng về điều gì trong cách điều hành của chính phủ mới thì bà Aung San Suu Kyi cũng tránh được việc phải “giơ đầu chịu báng” và qua đó củng cố vị thế của mình. Cựu nữ Thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra vì giúp đỡ nông dân giải quyết lúa gạo đã khiến bà phải đối mặt với luật pháp vì tác động trái chiều của nó.
Hậu quả của việc “làm phúc phải tội” của bà Yingluck Shinawatra là do chính sách của chính phủ không sát thực tế và do “lòng thương người” của bà. Với tình cảm của người dân Myanmar đối với bà Aung San Suu Kyi sẽ không thể tránh khỏi việc bà “làm phúc” và có thể “phải tội” khi lãnh đạo chính quyền.
Điều đó sẽ làm bà mất đi uy tín và có thể hình ảnh sẽ bị nhạt nhòa trong lòng những người dân Myanmar mến mộ bà. Tình thế của bà Aung San Suu Kyi cũng giống như tình thế của bà Sonia Gandhi, lãnh tụ đảng Quốc đại của Ấn Độ, sau chiến thắng của đảng này trong cuộc bầu cử năm 2004 tại Ấn Độ.
Bà Sonia là người Italia nên bị giới hạn bởi truyền thống của nền chính trị Ấn Độ khiến cho việc bà trở thành người đứng đầu chính phủ bị nghi ngại. Bà Sonia đã chọn Tiến sĩ Manmohan Singh là Thủ tướng trong vòng 10 năm trời, nhưng vai trò của bà Sonia không vì thế mà suy giảm trong nội bộ đảng Quốc đại, trong chính phủ Ấn Độ.
Vì vậy, việc bà Aung San Suu Kyi không thể trở thành Tổng thống Myanmar trong thời điểm hiện tại là một điều tốt cho cá nhân bà, cho NLD, cho nền chính trị Myanmar và cho cả người dân, đất nước Myanmar.
Tài năng của bà Aung San Suu Kyi phải được trải nghiệm qua thực tế khi NLD nắm quyền điều hành đất nước, nhưng cá nhân bà không thể để mất lòng dân, nếu không bà sẽ “kiếm củi ba năm thiêu một giờ” sự nghiệp của mình.
Vai trò và vị thế
Có thể thấy rằng, hiện nay bà Aung San Suu Kyi có vai trò rất lớn trên chính trường Myanmar nhưng không thể có vị thế tương xứng. Điều này bị giới hạn bởi thể chế chính trị do giới quân sự xây dựng và hoàn thiện theo hướng bảo đảm quyền lực cho họ. Với tình thế hiện tại, NDL và bà Aung San Suu Kyi chưa thể phá bỏ được cái rào cản của thể chế ấy.
Vì vậy bà Aung San Suu Kyi phải khẳng định vai trò của mình qua cơ chế thực thi quyền lực. Có thể thấy rằng, thể chế chính là hình thức, cơ chế chính là cách thức trong việc hiện thực hóa quyền lực của nhân dân trong đời sống xã hội.
Với chế độ chính trị hiện tại của Myanmar thì luật pháp được xem là “đột phá khẩu” cho bà hoàn thiện cơ chế thực thi quyền lực.
Về đối nội, sẽ có rất nhiều điểm trong hệ thống luật pháp của Myanmar không phù hợp, thậm chí kìm hãm sự phát triển đất nước, lợi ích của người dân không thể được đảm bảo và đó cũng là nguyên nhân người dân muốn thay thế chính phủ quân sự bằng một chế độ khác và qua cuộc bầu cử tháng 11/2015 NLD được lựa chọn điều hành đất nước, theo BBC.
Khi vận hành bộ máy nhà nước mới trên nền tảng hệ thống luật pháp cũ sẽ trở nên khập khiễng. Việc sửa đổi, bổ sung hệ thống luật pháp, hệ thống quy phạm pháp luật để hệ thống chính quyền các cấp phục vụ người dân, phục vụ doanh nghiệp một cách thiết thực, có hiệu quả hơn, trở thành yêu cầu tất yếu.
Bà Aung San Suu Kyi sẽ thể hiện tài năng của mình qua việc xây dựng và hoàn thiện quy chế làm việc cho bộ máy chính quyền và cùng với đó nâng cao vị thế của mình. Dấu ấn của bà chính là sự hợp lý của cơ chế làm việc của các cơ quan chính quyền mà qua đó người dân và các thực thể kinh tế, chính trị, xã hội được đáp ứng, đảm bảo và bảo vệ quyền lợi tốt nhất.
Qua việc hoàn thiện cơ chế thực thi quyền lực sẽ giúp cho bà Aung San Suu Kyi tránh được việc đối đầu trực diện với lực lượng quân đội. Trong tình hình hiện nay bà không dễ chiến thắng và thậm chí bà có thắng đi nữa thì cũng như thua, bởi sự ổn định xã hội tại Myanmar sẽ không còn nữa.
Cũng qua việc hoàn thiện cơ chế thực thi quyền lực, NLD sẽ ngày càng cắm rễ trong lòng dân và đó cũng là sơ sở vững chắc cho việc choàn thiện thể chế chính trị tại Myanmar mà qua đó vị thế của NLD và bà Aung San Suu Kyi sẽ được đảm bảo. Lúc ấy việc bà ngồi vào ghế nguyên thủ Quốc gia có lẽ chỉ còn rào cản là ý muốn của bà, uy tín và tài năng của bà mà thôi.
Về đối ngoại, việc bà Aung San Suu Kyi chưa phải là Tổng thống Cộng hòa Liên bang Myanmar cũng có nhiều điều tốt cho bà và NLD trong việc khẳng định chủ quyền quốc gia. Có thể thấy rằng, sau chiến thắng vang dội của NLD và kết quả của nó được chính quyền quân sự chấp nhận và tôn trọng, đã có nhiều quốc gia, nhất là các cường quốc hướng về Myanmar nhằm gây ảnh hưởng.
Nguyên tắc dân chủ của Myanmar hiện tại và xã hội dân chủ tại Myanmar trong tương lai được khẳng định trong cương lĩnh chính trị của NLD đếu hướng về những giá trị của nền dân chủ truyến thống phương Tây. Do vậy chính phủ mới của Myanmar có thể hướng tới Mỹ như một đồng minh chiến lược trong tương lai.
Tuy nhiên, Trung Quốc đang trỗi dậy và lại nằm sát bên Myanmar nên không thể không có ảnh hưởng mang tính chi phối đối với chính quyền mới tại quốc gia này. Đặc biệt, trong quan hệ kinh tế đối ngoại, Trung Quốc luôn được xem là bạn hàng lớn của Myanmar, hàng hóa và tiền bạc của Trung Quốc đổ vào Myanmar đã làm thay đổi nhiều vùng, nhiều lĩnh vực kinh tế của Myanmar.
Nếu là người đứng đầu chính quyền, bà Aung San Suu Kyi có thể gặp khó khi quyết định, nhưng nếu đứng sau cánh gà thì bà có thể có những toan tính mà bản thân bà không gây mất lòng các “ông lớn”.
Bà sử dụng vai trò lãnh tụ đảng trong việc xây dựng và phát triển trong quan hệ đối ngoại, nhưng việc triển khai thì nhà nước thực hiện vì đảng không phải là đại diện hợp pháp.
Trên thế giới đã có nhiều lãnh tụ đảng điều phối chính quyền, quyết định đến chính trường với vai trò cực lớn, nhưng vị thế thì chỉ là người đại diện cao nhất của đảng, chứ không phải cao nhất của nhà nước.
Điều đó giúp cho cá nhân họ không gặp nguy hiểm, vai trò không mất đi, mà ngược lại họ có thể thi triển tối đa, thoải mái các ý tưởng, mục tiêu chính trị của mình. Nói như dân gian, họ luôn “có cả tiếng lẫn miếng”.
Tóm lại, do thời thế mà bà Aung San Suu Kyi không trở thành nguyên thủ quốc gia Myanmar trong thời điểm hiện nay là một điều hay. Nó có lợi cho cá nhân bà, đối thủ của bà và cả xã hội Myanmar, đó là giữ được sự ổn định – yếu tố quan trọng nhất cho sự phát triển đất nước, điều mà người dân Myanmar kỳ vọng khi trao quyền lực và gửi niềm tin.
Nhiều người dân Myanmar nuối tiếc về điều này, bởi lẽ lãnh tụ NLD cả đời đấu tranh cho nền dân chủ và sự thịnh vượng cho Myanmar. Nhưng nay dân chủ đã được xác lập và trở thành nền tảng cho đời sống chính trị tại Myanmar, thì người giương cọn cờ ấy lại không có cơ hội chuyển hóa giá trị của nguyên tắc dân chủ vào việc nâng cao cuộc sống cho người dân Myanmar một cách thiết thực.
Nhiều người ngậm ngùi khi sự nghiệp chính trị của bà Aung San Suu Kyi chỉ dừng lại ở việc đấu tranh cho nền dân chủ nhưng lại không thể đóng vai trò quan trọng nhất trong việc thực thi nguyên tắc dân chủ trên đất nước được được quản lý bởi nền chuyên chế hơn nửa thế kỷ qua.
Bà Aung San Suu Kyi, ảnh: BBC.
Nhiều người dân Myanmar hoang mang về một tương lai tươi sáng cho đất nước Myanmar khi họ đã gửi gắm niềm tin cho bà Aung San Suu Kyi và NLD qua hai cuộc bầu cử. Bởi họ thấy nó có thể sẽ không trở thành hiện thực, khi nguyên tắc dân chủ vẫn bị giới hạn bởi những gì còn sót lại của nền chuyên chế quân phiệt.Tuy nhiên, người viết cho rằng với thế của bà Aung San Suu Kyi và lực của NLD hiện tại, việc lãnh tụ của NLD không phải là người đứng đầu đất nước Myanmar chưa hẳn là điều xấu. Ngược lại, nó là sự cần thiết cho NLD và cá nhân bà Aung San Suu Kyi khẳng định sức sống trong lòng dân.
Tài năng và trải nghiệm
Người viết đã từng cho rằng chiến thắng của NLD không phải vì họ có chiến lược tranh cử sắc sảo mà nhờ vào uy tín của lãnh tụ Aung San Suu Kyi. Uy tín đó một phần do tính quân phiệt của giới lãnh đạo quân sự mang đến cho bà. Một phần do cha bà – tướng Aung San, một người mà nhân dân Myanmar xem như anh hùng dân tộc của họ - mang lại.
Với chiến lược tranh cử của NLD, họ sẽ không thể giành chiến thắng, chứ nói gì đến chiến thắng vang dội, nếu như nó là chiến lược tranh cử của một đảng phái chính trị tại một quốc gia khác. Thậm chí ngay tại Myanmar, nếu chế độ quân đội bớt hà khắc và không tự phong tỏa mình với cộng đồng thế giới.
Thực ra, cái khó hiện nay của bà Aung San Suu Kyi cũng là cái khó mà Tổng thống Thein Sein gặp phải, chỉ khác ở vị thế mà thôi. Và đó cũng chính là lý do mà ông Thei Sein nhường vũ đài chính trị lại cho NDL và bà Aung San Suu Kyi để gửi gắm hy vọng, chính trường Myanmar sẽ có thể thoát ra khỏi cái “vòng kim cô” mà ông Thein Sein đành chịu “lực bất tòng tâm”.
Có thể thấy rằng NLD và bà Aung San Suu Kyi giỏi đấu tranh chính trị, giành chính quyền một cách thuyết phục qua một cuộc bầu cử tự do chính trị tại Myanmar. Tuy nhiên NLD chưa chuẩn bị cho việc nắm chính quyền và thực thi quyền lực mà họ được người dân ủy thác.
Điều đó một phần bởi lãnh tụ NLD bị tách khỏi đời sống chính trị một thời gian khá dài do bị quản thúc. Qua đó thì hình ảnh và uy tín của bà được tăng lên, nhưng nó lại làm giảm sự nhạy bén của bà Aung San Suu Kyi với thời cuộc và thực tế đất nước Myanmar.
gười dân Myanmar chờ đợi sự đổi thay cuộc sống mà họ hy vọng chế độ mới sẽ mang lại. Ảnh: VOA.
NLD say mê trong chiến thắng khiến cho lãnh tụ Aung San Suu Kyi phải sốt ruột và lo lắng sẽ có thể gây thất vọng cho người dân khi nắm quyền. Việc bà cảnh báo kết thúc sớm việc ăn mừng thắng lợi và cho mở ngay những khóa đào tạo cấp tốc kỹ năng quản lý cho những Nghị sĩ quốc hội của NLD, đã cho thấy rõ sự lo lắng ấy, theo The Straits Times.
Trong tình hình hiện tại, việc lãnh tụ NLD đứng sau một nguyên thủ quốc gia “hình thức” là một cái thế rất tốt cho bà, mà vô tình rào cản của Hiếp pháp đã tạo cho bà cái vị thế hợp lý ấy. Đứng đầu một đảng phái chính trị khác rất nhiều đứng đầu một quốc gia, đất nước. Vị thế của lãnh tụ đảng phái chính trị hoàn toàn khác biệt so với vị thế của nguyên thủ quốc gia.
Vì vậy, để tránh tiếng nguyên tủ quốc gia mà phải “tầm sư học đạo”, bà Aung San Suu Kyi trải nghiệm vai trò nguyên thủ quốc gia sau cánh gà với việc áp dụng phương pháp thử và sai trong thực thi quyền lực. Nếu qua thực tiễn chứng tỏ chính sách của chính phủ đúng đắn thì tiếp tục phát huy, nếu sai hoặc chưa phù hợp thì sửa đổi, bổ sung hay thay đổi.
Nếu người dân chưa hài lòng về điều gì trong cách điều hành của chính phủ mới thì bà Aung San Suu Kyi cũng tránh được việc phải “giơ đầu chịu báng” và qua đó củng cố vị thế của mình. Cựu nữ Thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra vì giúp đỡ nông dân giải quyết lúa gạo đã khiến bà phải đối mặt với luật pháp vì tác động trái chiều của nó.
Hậu quả của việc “làm phúc phải tội” của bà Yingluck Shinawatra là do chính sách của chính phủ không sát thực tế và do “lòng thương người” của bà. Với tình cảm của người dân Myanmar đối với bà Aung San Suu Kyi sẽ không thể tránh khỏi việc bà “làm phúc” và có thể “phải tội” khi lãnh đạo chính quyền.
Điều đó sẽ làm bà mất đi uy tín và có thể hình ảnh sẽ bị nhạt nhòa trong lòng những người dân Myanmar mến mộ bà. Tình thế của bà Aung San Suu Kyi cũng giống như tình thế của bà Sonia Gandhi, lãnh tụ đảng Quốc đại của Ấn Độ, sau chiến thắng của đảng này trong cuộc bầu cử năm 2004 tại Ấn Độ.
Bà Sonia là người Italia nên bị giới hạn bởi truyền thống của nền chính trị Ấn Độ khiến cho việc bà trở thành người đứng đầu chính phủ bị nghi ngại. Bà Sonia đã chọn Tiến sĩ Manmohan Singh là Thủ tướng trong vòng 10 năm trời, nhưng vai trò của bà Sonia không vì thế mà suy giảm trong nội bộ đảng Quốc đại, trong chính phủ Ấn Độ.
Vì vậy, việc bà Aung San Suu Kyi không thể trở thành Tổng thống Myanmar trong thời điểm hiện tại là một điều tốt cho cá nhân bà, cho NLD, cho nền chính trị Myanmar và cho cả người dân, đất nước Myanmar.
Tài năng của bà Aung San Suu Kyi phải được trải nghiệm qua thực tế khi NLD nắm quyền điều hành đất nước, nhưng cá nhân bà không thể để mất lòng dân, nếu không bà sẽ “kiếm củi ba năm thiêu một giờ” sự nghiệp của mình.
Vai trò và vị thế
Có thể thấy rằng, hiện nay bà Aung San Suu Kyi có vai trò rất lớn trên chính trường Myanmar nhưng không thể có vị thế tương xứng. Điều này bị giới hạn bởi thể chế chính trị do giới quân sự xây dựng và hoàn thiện theo hướng bảo đảm quyền lực cho họ. Với tình thế hiện tại, NDL và bà Aung San Suu Kyi chưa thể phá bỏ được cái rào cản của thể chế ấy.
Vì vậy bà Aung San Suu Kyi phải khẳng định vai trò của mình qua cơ chế thực thi quyền lực. Có thể thấy rằng, thể chế chính là hình thức, cơ chế chính là cách thức trong việc hiện thực hóa quyền lực của nhân dân trong đời sống xã hội.
Với chế độ chính trị hiện tại của Myanmar thì luật pháp được xem là “đột phá khẩu” cho bà hoàn thiện cơ chế thực thi quyền lực.
Về đối nội, sẽ có rất nhiều điểm trong hệ thống luật pháp của Myanmar không phù hợp, thậm chí kìm hãm sự phát triển đất nước, lợi ích của người dân không thể được đảm bảo và đó cũng là nguyên nhân người dân muốn thay thế chính phủ quân sự bằng một chế độ khác và qua cuộc bầu cử tháng 11/2015 NLD được lựa chọn điều hành đất nước, theo BBC.
Khi vận hành bộ máy nhà nước mới trên nền tảng hệ thống luật pháp cũ sẽ trở nên khập khiễng. Việc sửa đổi, bổ sung hệ thống luật pháp, hệ thống quy phạm pháp luật để hệ thống chính quyền các cấp phục vụ người dân, phục vụ doanh nghiệp một cách thiết thực, có hiệu quả hơn, trở thành yêu cầu tất yếu.
Bà Aung San Suu Kyi sẽ thể hiện tài năng của mình qua việc xây dựng và hoàn thiện quy chế làm việc cho bộ máy chính quyền và cùng với đó nâng cao vị thế của mình. Dấu ấn của bà chính là sự hợp lý của cơ chế làm việc của các cơ quan chính quyền mà qua đó người dân và các thực thể kinh tế, chính trị, xã hội được đáp ứng, đảm bảo và bảo vệ quyền lợi tốt nhất.
Qua việc hoàn thiện cơ chế thực thi quyền lực sẽ giúp cho bà Aung San Suu Kyi tránh được việc đối đầu trực diện với lực lượng quân đội. Trong tình hình hiện nay bà không dễ chiến thắng và thậm chí bà có thắng đi nữa thì cũng như thua, bởi sự ổn định xã hội tại Myanmar sẽ không còn nữa.
Cũng qua việc hoàn thiện cơ chế thực thi quyền lực, NLD sẽ ngày càng cắm rễ trong lòng dân và đó cũng là sơ sở vững chắc cho việc choàn thiện thể chế chính trị tại Myanmar mà qua đó vị thế của NLD và bà Aung San Suu Kyi sẽ được đảm bảo. Lúc ấy việc bà ngồi vào ghế nguyên thủ Quốc gia có lẽ chỉ còn rào cản là ý muốn của bà, uy tín và tài năng của bà mà thôi.
Về đối ngoại, việc bà Aung San Suu Kyi chưa phải là Tổng thống Cộng hòa Liên bang Myanmar cũng có nhiều điều tốt cho bà và NLD trong việc khẳng định chủ quyền quốc gia. Có thể thấy rằng, sau chiến thắng vang dội của NLD và kết quả của nó được chính quyền quân sự chấp nhận và tôn trọng, đã có nhiều quốc gia, nhất là các cường quốc hướng về Myanmar nhằm gây ảnh hưởng.
Ông Htin Kyaw thuộc NLD – người được bà Aung San Suu Kyi đề làm cử ứng viên Tổng thống – có thể là cái bóng cho lãnh tụ NLD thể hiện vai trò. Ảnh: AP.
Trong số đó đặc biệt quan trọng là Hoa Kỳ và Trung Quốc. Điều này sẽ đưa bà Aung San Suu Kyi và chính phủ do NLD đứng đầu vào thế khó khăn trong việc lựa chọn quan điểm và ưu tiên trong chiến lược quan hệ đối ngoại của mình. Hoa Kỳ luôn là một quốc gia đứng về phía NLD và bà Aung San Suu Kyi trong quá trình đấu tranh vì dân chủ.Nguyên tắc dân chủ của Myanmar hiện tại và xã hội dân chủ tại Myanmar trong tương lai được khẳng định trong cương lĩnh chính trị của NLD đếu hướng về những giá trị của nền dân chủ truyến thống phương Tây. Do vậy chính phủ mới của Myanmar có thể hướng tới Mỹ như một đồng minh chiến lược trong tương lai.
Tuy nhiên, Trung Quốc đang trỗi dậy và lại nằm sát bên Myanmar nên không thể không có ảnh hưởng mang tính chi phối đối với chính quyền mới tại quốc gia này. Đặc biệt, trong quan hệ kinh tế đối ngoại, Trung Quốc luôn được xem là bạn hàng lớn của Myanmar, hàng hóa và tiền bạc của Trung Quốc đổ vào Myanmar đã làm thay đổi nhiều vùng, nhiều lĩnh vực kinh tế của Myanmar.
Nếu là người đứng đầu chính quyền, bà Aung San Suu Kyi có thể gặp khó khi quyết định, nhưng nếu đứng sau cánh gà thì bà có thể có những toan tính mà bản thân bà không gây mất lòng các “ông lớn”.
Bà sử dụng vai trò lãnh tụ đảng trong việc xây dựng và phát triển trong quan hệ đối ngoại, nhưng việc triển khai thì nhà nước thực hiện vì đảng không phải là đại diện hợp pháp.
Trên thế giới đã có nhiều lãnh tụ đảng điều phối chính quyền, quyết định đến chính trường với vai trò cực lớn, nhưng vị thế thì chỉ là người đại diện cao nhất của đảng, chứ không phải cao nhất của nhà nước.
Điều đó giúp cho cá nhân họ không gặp nguy hiểm, vai trò không mất đi, mà ngược lại họ có thể thi triển tối đa, thoải mái các ý tưởng, mục tiêu chính trị của mình. Nói như dân gian, họ luôn “có cả tiếng lẫn miếng”.
Tóm lại, do thời thế mà bà Aung San Suu Kyi không trở thành nguyên thủ quốc gia Myanmar trong thời điểm hiện nay là một điều hay. Nó có lợi cho cá nhân bà, đối thủ của bà và cả xã hội Myanmar, đó là giữ được sự ổn định – yếu tố quan trọng nhất cho sự phát triển đất nước, điều mà người dân Myanmar kỳ vọng khi trao quyền lực và gửi niềm tin.
Nguồn: Giáo Dục
No comments:
Post a Comment