(GDVN) - Việc gây ảo tưởng về sự suy yếu của Trung Quốc có thể là sai lầm tai hại như vậy của truyền thông quốc tế gần đây.
Cách nay tròn một phần tư thế kỷ - 12giờ ngày 28/2/1991 (theo giờ Hà Nội), cuộc Chiến tranh Vùng Vịnh lần thứ nhất - Chiến dịch Bão táp Sa mạc chính thức kết thúc. Khi lính thủy đánh bộ Mỹ và liên quân 34 nước chỉ còn cách thủ đô Bagdad của Iraq khoảng 150km thì Tổng thống G.W.Bush tuyên bố chiến thắng, chấm dứt chiến tranh, theo BBC ngày 28/2/1991.
Từ đó đến nay, lịch sử thế giới đã xảy ra biết bao sự kiện, xảy ra biết bao cuộc chiến, nhưng chưa có một cuộc chiến nào thể hiện tầm cỡ và quy mô như cuộc Chiến tranh Vùng Vịnh lần thứ nhất ấy.
Lần đầu tiên, kể từ khi cuộc Chiến tranh Thế giới thứ hai kết thúc, một cuộc chiến ảnh hưởng trực tiếp đến cả nhân loại và được hầu hết các quốc gia trên thế giới đồng thuận.
25 năm đã trôi qua, những nhân vật chính của cuộc chiến thì có người đã về với đất, có người chỉ còn là nhân chứng lịch sử với ký ức về cuộc chiến năm xưa.
Và thật sự Chiến tranh Vùng Vịnh lần thứ nhất cũng đã nhạt nhòa trong ký ức của người dân thế giới vì nỗi lo cho cuộc sống hàng ngày và cả vì những cuộc chiến khác đã làm thay đổi cái nhìn về Chiến dịch Bão táp sa mạc thời ấy.
Tuy nhiên, theo người viết thì khi cuộc chiến bắt đầu nổ ra, hồi cuộc chiến đang diễn ra và lúc cuộc chiến kết thúc, có rất nhiều vấn đề liên quan tới Chiến dịch Bão táp sa mạc vẫn còn nguyên tính thời sự. Giá trị của nó không dễ bị phai mờ theo thời gian, trong đó đặc biệt là vai trò của truyền thông và sự hình thành thế giới đơn cực – kết thúc Chiến tranh Lạnh.
Tính lợi hại của thứ vũ khí mới - truyền thông
Cũng nên nhắc lại rằng, vì tham vọng làm bá chủ Trung Đông nhưng thất vọng khi không thể chiến thắng trong cuộc chiến Iran – Iraq, với tính khi nóng nảy và hành xử kẻ cả, ngày 2/8/1990, Tổng thống Iraq Saddam Hussein đã xua quân sang xâm chiếm Kuwait và nhanh chóng chiến thắng. Trong cơn cao hứng, ngày 9/8/1990 Saddam tuyên bố sát nhập Kuwait làm tỉnh thứ 19 của Iraq, theo Newsweek tháng 3/1991.
Việc tấn công Kuwait của Saddam ngay tức khắc bị thế giới lên án và kêu gọi quân đội Iraq rút quân, lập lại hòa bình cho quốc gia vùng vịnh nhỏ bé, nhưng giàu có này. Tuy nhiên, Saddam không những phớt lờ mà còn thách thức cả thế giới, bởi lợi ích quá lớn từ những giếng dầu của Kuwait và cả những thỏa mãn khát khao chiến thắng mà ông ta đã ôm mộng từ lâu.
Thế là để buộc Saddam Hussein phải tuân thủ Hiến chương Liên Hợp Quốc về việc tôn trọng chủ quyền của một quốc thành viên, Liên Hợp Quốc lấy danh nghĩa Giải Phóng Kuwait, cho phép thành lập Liên Minh quân sự 34 nước do Mỹ đứng đầu, chuẩn bị tấn công, đánh đuổi quân Iraq, tái lập chủ quyền cho nhà nước Kuwait, lập lại hòa bình trên đất nước Kuwait.
Tuy nhiên, để tạo điều kiện cho Saddam sửa sai và cũng là để đảm bảo chiến thắng cho cuộc chiến tranh Giải phóng Kuwait, LHQ, Mỹ và Liên quân 34 nước đã sử dụng nhiều biện pháp ngoại giao, kể cả lên án và trừng phạt, nhưng tất cả đều không làm thay đổi được Saddam.
Dư luận cho rằng Saddam không nhượng bộ vì ông ta quá tự tin sức mạnh của quân đội Iraq.
Phải khẳng định rằng, sức mạnh của quân đội Iraq không là gì cả khi so với sức mạnh của Mỹ và Liên quân, song Saddam lại không tin như vậy và càng ngày ông ta càng xem thường “quân đội Liên Hợp Quốc”.
Saddam đã quá ảo tưởng về sức mạnh của Iraq và tương quan Iraq – Liên quân lúc đó. Tuy nhiên, cơ sở khiến cho Saddam Hussein ảo tưởng không phải bởi số liệu do tình báo Iraq do thám được mà nó được cung cấp bởi truyền thông quốc tế.
Có thể thấy rằng, Chiến tranh Vùng Vịnh lần thứ nhất là một cuộc chiến tranh hiện đại mà lần đầu tiên truyền thông có ảnh hưởng manh tính quyết định tới cuộc chiến. Thời điểm ấy, không một ngày nào mà trên các phương tiện của truyền thông thế giới không có hàng trăm bản tin, bản phân tích, so sánh sức mạnh của Iraq với Mỹ và Liên quân 34 nước.
Song trong tất cả các bản thông kê, liệt kê số liệu về phương tiện phục vụ cuộc chiến, về lực lượng tham gia cuộc chiến, không biết “vô tình hay cố ý” mà đều nghiêng về phía Iraq từ xe tăng, máy bay, pháo binh nhiều hơn, đến lực lượng quân đội nhiều hơn, thậm chí tinh nhuệ hơn, đặc biệt là tính thiện chiến của lực lượng Vệ binh Cộng hòa của Saddam Hussein.
Trong tất cả những phân tích về tương quan lực lượng, từ những bình luận viên quân sự chính trị nổi tiếng đến những nhà chiến lược quân sự lão luyện, hầu hết đều đưa ra nhận định tương quan Iraq – Liên quân là một chín một mười.
Từ đó đưa ra nhận định là quân đội của Saddam Hussein có thể sẽ đánh bại Liên minh quân sự 34 nước và sau đó có rút khỏi Kuwait thì cũng là đội quân chiến thắng trở về.
Cứ thế, thời gian qua đi thì độ căng thẳng của cuộc chiến cũng tăng cao và kèm theo đó là sự tư tin của Saddam Hussein và chính quyền của ông cũng được củng cố vững chắc hơn trong ảo tưởng.
Khi giới hạn cho sự kiên nhẫn đã hết và tác dụng của vũ khí truyền thông cũng đã đạt tới đỉnh điểm thì rạng sáng ngày 17/1/1991, Tổng tư lệnh G.W.Bush phát lệnh tấn công Iraq – Chiến dịch Bão táp sa mạc bắt đầu, theo CNN 17/1/1991.
Quân đội Iraq nhanh chóng bị đuổi khỏi Kuwait với thiệt hại vô cùng lớn về vũ khí và lực lượng. Ngay tại đất nước Iraq, những gì gọi là thiện chiến, là tinh nhuệ cũng bị tan tác bởi bom đạn của Mỹ và Liên quân.
May cho Saddam Hussein lúc đó khi mục đích của Chiến dịch Bão táp sa mạc chỉ là Giải phóng Kuwait nên ông ta mới còn cơ hội nắm chính quyền thêm hơn chục năm nữa.
Tuy nhiên, sau khi cuộc chiến kết thúc thì chủ quyền của Iraq bị hạn chế rất nhiều, mà cụ thể là vùng cấm bay tại Bắc Iraq được xác lập, quyền lợi chính trị của người Kurd - vốn là điều cấm kỵ của Saddam - đã được bảo đảm và bảo vệ của quốc tế.
Có thể nhận định rằng, Liên quân 34 nước chiến thắng Saddam Hussein trong Chiến dịch Bão táp sa mạc không chỉ vì vũ khí của Iraq cũ kỹ, trình độ kỹ thuật quân sự của Iraq lạc hậu mà còn do truyền thông quốc tế lúc ấy đã tạo cho Saddam một ảo tưởng vào sức mạnh. Từ đó ông ta khinh địch, chủ quan trong chiến thuật rồi phải chuốc lấy thất bại toàn diện và nhanh chóng.
Với ảnh hưởng có tính quyết định trong Chiến dịch Bão táp sa mạc, truyền thông đã nhanh chóng được xem là một thứ vũ khí lợi hại, được khai thác tối đa để phục vụ cho tất các cuộc chiến, từ chiến tranh quân sự đến chiến tranh kinh tế. Truyền thông không gây sát thương nhưng khả năng gây thương vong thì có thể hơn tất cả những loại vũ khi giết người hàng loạt khác.
Chính thức hình thành thế giới đơn cực
Khi Chiến dịch Bão táp sa mạc kết thúc, dư luận cho rằng người cay đắng nhất là Saddam Hussein vì ông ta bị thất bại hoàn toàn, niềm kiêu hãnh của ông ta bị tổn thương nghiêm trọng.
Tuy nhiên, theo người viết thì người cay đắng nhất không phải là Tổng thống Iraq lúc đó, mà là M.Gorbachev – Tổng thống đầu tiên và duy nhất trong lịch sử tồn tại của Nhà nước Liên Xô.
Nếu như Saddam Hussein ảo tưởng vào sức mạnh của Iraq nên thất bại thảm hại, thì M.Gorbachev còn ảo tưởng hơn Saddam rất nhiều về uy tín cá nhân của ông ta và về sức mạnh của Liên Xô. Nên qua Chiến dịch Bão táp Sa mạc, thất bại của M.Gorbachev thảm thương hơn rất nhiều so với Saddam Hussein.
Thất bại của M.Gorbachev nặng nề hơn Saddam không chỉ vì ông ta phải rời bỏ quyền lực sau khi Chiến dịch Bão táp sa mạc kết thúc 10 tháng, còn Saddam phải 12 năm sau mới bị tước bỏ quyền lực, mà thất bại của M.Gorbachev nằm ở vị thế và vai trò của ông ta trong việc tham gia ngăn chặn chiến tranh và chấm dứt Chiến dịch Bão táp sa mạc.
Cần phải nhắc lại rằng, khi Liên Hợp Quốc thông qua việc cho phép Liên quân 34 nước tấn công Iraq thì Liên Xô lần đầu tiên phải bỏ phiếu thuận cho một cuộc chiến tranh có thể nổ ra mà thật sự họ không muốn.
Trung Quốc bỏ phiếu trắng, nhưng Liên Xô không thể làm như thế và có thể khẳng định rằng M.Gorbachev không dám làm như vậy. G.W.Bush, M.Thatcher và F.Mitterand buộc M.Gorbachev phải lựa chọn ủng hộ cuộc chiến vùng Vịnh lúc bấy giờ.
M.Gorbachev đã thúc đẩy hoạt động ngoại giao con thoi giữa Liên quân và Iraq nhằm ngăn chặn đổ máu, qua đó thể vai trò của ông ta cũng như Liên Xô với cuộc chiến. Tuy nhiên, khi cơ hội ngoại giao còn thì Saddam không chấp nhận, đến khi Saddam chấp nhận thì bị Mỹ gạt bỏ. Mọi dàn xếp của Liên Xô lúc đó đều không có bất cứ ảnh hưởng gì đến cuộc chiến.
Hình ảnh đặc phái viên của Tổng thống Liên Xô, Viện sĩ Yevgeny Primakov phải nói chuyện với Saddam ở dưới hầm trú ẩn, trong khi máy bay Mỹ vẫn ném bom trên bầu trời Baghdad thì mới thấy rằng, Liên Xô không còn vai trò gì trong việc giải quyết các vấn đề chính trị thế giới lúc đó.
Thế giới lưỡng cực đã chính thức được thay bằng thế giới đơn cực và cực duy nhất là Mỹ.
Sự bi thảm ấy được phụ họa thêm bằng hình ảnh của Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Javier Perez de Cuellar ngửa mặt lên trời mà than rằng : “Chỉ có Chúa mới biết chiến tranh có nổ ra hay không” khi trả lời phóng viên báo chí quốc tế, sau thất bại trong việc thuyết phục Saddam Hussein chấp nhận rút quân khỏi Kuwait vô điều kiện theo yêu cầu của Mỹ và Liên quân, theo BBC 13/1/1991.
Đó cũng là những cố gắng cuối cùng của ông M.Gorbachev trong quan hệ đối ngoại với tư cách là lãnh đạo Liên Xô.
Ngày 19/8/1991 tại Liên Xô xảy ra cuộc đảo chính nhằm lật đổ M.Gorbachev, mà nguyên nhân được dư luận cho là việc ký kết Hiệp ước Liên bang mới sẽ ảnh hưởng đến sự tồn tại của Liên Xô.
Song thật ra nguyên nhân của cuộc chính biến ngày 19/8 chính là sự thất bại của Liên Xô trong việc tìm kiếm giải pháp ngoại giao cho cuộc chiến Vùng Vịnh - Liên Xô chính thức bị tước mất vị thế siêu cường của mình.
Có người cho rằng Chiến tranh Lạnh kết thúc khi khối Hiệp ước quân sự Warszawa giải thể, cũng có người cho rằng nó kết thúc khi Liên Xô chấm dứt sự tồn tại. Song với cá nhân người viết thì Chiến tranh Lạnh bắt đầu khi Đệ nhị Thế chiến kết thúc và Chiến dịch Bão táp sa mạc là thời điểm kết thúc Chiến tranh Lạnh.
Chiến tranh Vùng Vịnh lần thứ nhất đã trôi qua một phần tư thế kỷ, hậu quả của nó để cho người dân Kuwait và đặc biệt người dân Iraq là vô cùng khốc liệt. Cho dù yếu tố chính nghĩa và phi nghĩa của cuộc chiến ấy vẫn chưa thể khẳng định chính xác, song có một điều cuộc chiến luôn khẳng định được đó chính là giá trị của hòa bình.
Ngày nay, thế giới đang diễn ra hàng loạt những cuộc chiến tranh, những cuộc xung đột vũ trang, thậm chí cả những nguy cơ xảy ra xung đột vũ trang ở nhiều khu vực trên thế giới và Việt Nam là một trong những quốc gia đang đối mặt với nguy cơ ấy. Bên cạnh đó, một cuộc chiến tranh kinh tế cũng đang diễn ra, dù âm thầm nhưng không kém phần ác liệt.
Vì vậy, những bài học về những “cái chết trong sự ảo tưởng” trong cuộc Chiến tranh Vùng Vịnh lần thứ nhất là vô quý giá cho việc khẳng định và giữ vững chủ quyền quốc gia.
Truyền thông quốc tế có thể gây ảo tưởng về “cái chết” của một thực thể kinh tế - chính trị nào đó nhưng lại có thể gây ra những cái “chết thật” cho những thực thể khác. Việc gây ảo tưởng về sự suy yếu của Trung Quốc có thể là sai lầm tai hại như vậy của truyền thông quốc tế hiện nay.
Lần đầu tiên, kể từ khi cuộc Chiến tranh Thế giới thứ hai kết thúc, một cuộc chiến ảnh hưởng trực tiếp đến cả nhân loại và được hầu hết các quốc gia trên thế giới đồng thuận.
25 năm đã trôi qua, những nhân vật chính của cuộc chiến thì có người đã về với đất, có người chỉ còn là nhân chứng lịch sử với ký ức về cuộc chiến năm xưa.
Và thật sự Chiến tranh Vùng Vịnh lần thứ nhất cũng đã nhạt nhòa trong ký ức của người dân thế giới vì nỗi lo cho cuộc sống hàng ngày và cả vì những cuộc chiến khác đã làm thay đổi cái nhìn về Chiến dịch Bão táp sa mạc thời ấy.
Cựu Tổng thống Liên Xô Mikhail Gorbachev – người cay đắng nhất vì ảo tưởng trong Chiến dịch Bão táp sa mạc. Ảnh: History.com.
Tính lợi hại của thứ vũ khí mới - truyền thông
Cũng nên nhắc lại rằng, vì tham vọng làm bá chủ Trung Đông nhưng thất vọng khi không thể chiến thắng trong cuộc chiến Iran – Iraq, với tính khi nóng nảy và hành xử kẻ cả, ngày 2/8/1990, Tổng thống Iraq Saddam Hussein đã xua quân sang xâm chiếm Kuwait và nhanh chóng chiến thắng. Trong cơn cao hứng, ngày 9/8/1990 Saddam tuyên bố sát nhập Kuwait làm tỉnh thứ 19 của Iraq, theo Newsweek tháng 3/1991.
Việc tấn công Kuwait của Saddam ngay tức khắc bị thế giới lên án và kêu gọi quân đội Iraq rút quân, lập lại hòa bình cho quốc gia vùng vịnh nhỏ bé, nhưng giàu có này. Tuy nhiên, Saddam không những phớt lờ mà còn thách thức cả thế giới, bởi lợi ích quá lớn từ những giếng dầu của Kuwait và cả những thỏa mãn khát khao chiến thắng mà ông ta đã ôm mộng từ lâu.
Thế là để buộc Saddam Hussein phải tuân thủ Hiến chương Liên Hợp Quốc về việc tôn trọng chủ quyền của một quốc thành viên, Liên Hợp Quốc lấy danh nghĩa Giải Phóng Kuwait, cho phép thành lập Liên Minh quân sự 34 nước do Mỹ đứng đầu, chuẩn bị tấn công, đánh đuổi quân Iraq, tái lập chủ quyền cho nhà nước Kuwait, lập lại hòa bình trên đất nước Kuwait.
Tuy nhiên, để tạo điều kiện cho Saddam sửa sai và cũng là để đảm bảo chiến thắng cho cuộc chiến tranh Giải phóng Kuwait, LHQ, Mỹ và Liên quân 34 nước đã sử dụng nhiều biện pháp ngoại giao, kể cả lên án và trừng phạt, nhưng tất cả đều không làm thay đổi được Saddam.
Dư luận cho rằng Saddam không nhượng bộ vì ông ta quá tự tin sức mạnh của quân đội Iraq.
Phải khẳng định rằng, sức mạnh của quân đội Iraq không là gì cả khi so với sức mạnh của Mỹ và Liên quân, song Saddam lại không tin như vậy và càng ngày ông ta càng xem thường “quân đội Liên Hợp Quốc”.
Saddam đã quá ảo tưởng về sức mạnh của Iraq và tương quan Iraq – Liên quân lúc đó. Tuy nhiên, cơ sở khiến cho Saddam Hussein ảo tưởng không phải bởi số liệu do tình báo Iraq do thám được mà nó được cung cấp bởi truyền thông quốc tế.
Máy bay Liên quân ném bom trong Chiến dịch Bão táp sa mạc – chứng minh sự sai lầm trong ảo tưởng của Saddam Hussein. Ảnh: Internet.
Song trong tất cả các bản thông kê, liệt kê số liệu về phương tiện phục vụ cuộc chiến, về lực lượng tham gia cuộc chiến, không biết “vô tình hay cố ý” mà đều nghiêng về phía Iraq từ xe tăng, máy bay, pháo binh nhiều hơn, đến lực lượng quân đội nhiều hơn, thậm chí tinh nhuệ hơn, đặc biệt là tính thiện chiến của lực lượng Vệ binh Cộng hòa của Saddam Hussein.
Trong tất cả những phân tích về tương quan lực lượng, từ những bình luận viên quân sự chính trị nổi tiếng đến những nhà chiến lược quân sự lão luyện, hầu hết đều đưa ra nhận định tương quan Iraq – Liên quân là một chín một mười.
Từ đó đưa ra nhận định là quân đội của Saddam Hussein có thể sẽ đánh bại Liên minh quân sự 34 nước và sau đó có rút khỏi Kuwait thì cũng là đội quân chiến thắng trở về.
Cứ thế, thời gian qua đi thì độ căng thẳng của cuộc chiến cũng tăng cao và kèm theo đó là sự tư tin của Saddam Hussein và chính quyền của ông cũng được củng cố vững chắc hơn trong ảo tưởng.
Khi giới hạn cho sự kiên nhẫn đã hết và tác dụng của vũ khí truyền thông cũng đã đạt tới đỉnh điểm thì rạng sáng ngày 17/1/1991, Tổng tư lệnh G.W.Bush phát lệnh tấn công Iraq – Chiến dịch Bão táp sa mạc bắt đầu, theo CNN 17/1/1991.
Cố Tổng thống Iraq Saddam Hussein đã thất bại thảm hại trong Chiến dịch Bão táp sa mạc vì ảo tưởng vào sức mạnh của Iraq. Ảnh: BBC.
Khi cuộc chiến diễn ra thì Saddam Hussein mới nhận ra mình ảo tưởng, bị mắc lừa bởi truyền thông và ông ta mới nhận ra một kiểu nghi binh mới mà G.W.Bush đã vận dụng quá hay, quá hoàn hảo.Quân đội Iraq nhanh chóng bị đuổi khỏi Kuwait với thiệt hại vô cùng lớn về vũ khí và lực lượng. Ngay tại đất nước Iraq, những gì gọi là thiện chiến, là tinh nhuệ cũng bị tan tác bởi bom đạn của Mỹ và Liên quân.
May cho Saddam Hussein lúc đó khi mục đích của Chiến dịch Bão táp sa mạc chỉ là Giải phóng Kuwait nên ông ta mới còn cơ hội nắm chính quyền thêm hơn chục năm nữa.
Tuy nhiên, sau khi cuộc chiến kết thúc thì chủ quyền của Iraq bị hạn chế rất nhiều, mà cụ thể là vùng cấm bay tại Bắc Iraq được xác lập, quyền lợi chính trị của người Kurd - vốn là điều cấm kỵ của Saddam - đã được bảo đảm và bảo vệ của quốc tế.
Có thể nhận định rằng, Liên quân 34 nước chiến thắng Saddam Hussein trong Chiến dịch Bão táp sa mạc không chỉ vì vũ khí của Iraq cũ kỹ, trình độ kỹ thuật quân sự của Iraq lạc hậu mà còn do truyền thông quốc tế lúc ấy đã tạo cho Saddam một ảo tưởng vào sức mạnh. Từ đó ông ta khinh địch, chủ quan trong chiến thuật rồi phải chuốc lấy thất bại toàn diện và nhanh chóng.
Với ảnh hưởng có tính quyết định trong Chiến dịch Bão táp sa mạc, truyền thông đã nhanh chóng được xem là một thứ vũ khí lợi hại, được khai thác tối đa để phục vụ cho tất các cuộc chiến, từ chiến tranh quân sự đến chiến tranh kinh tế. Truyền thông không gây sát thương nhưng khả năng gây thương vong thì có thể hơn tất cả những loại vũ khi giết người hàng loạt khác.
Chính thức hình thành thế giới đơn cực
Khi Chiến dịch Bão táp sa mạc kết thúc, dư luận cho rằng người cay đắng nhất là Saddam Hussein vì ông ta bị thất bại hoàn toàn, niềm kiêu hãnh của ông ta bị tổn thương nghiêm trọng.
Tuy nhiên, theo người viết thì người cay đắng nhất không phải là Tổng thống Iraq lúc đó, mà là M.Gorbachev – Tổng thống đầu tiên và duy nhất trong lịch sử tồn tại của Nhà nước Liên Xô.
Nếu như Saddam Hussein ảo tưởng vào sức mạnh của Iraq nên thất bại thảm hại, thì M.Gorbachev còn ảo tưởng hơn Saddam rất nhiều về uy tín cá nhân của ông ta và về sức mạnh của Liên Xô. Nên qua Chiến dịch Bão táp Sa mạc, thất bại của M.Gorbachev thảm thương hơn rất nhiều so với Saddam Hussein.
Thất bại của M.Gorbachev nặng nề hơn Saddam không chỉ vì ông ta phải rời bỏ quyền lực sau khi Chiến dịch Bão táp sa mạc kết thúc 10 tháng, còn Saddam phải 12 năm sau mới bị tước bỏ quyền lực, mà thất bại của M.Gorbachev nằm ở vị thế và vai trò của ông ta trong việc tham gia ngăn chặn chiến tranh và chấm dứt Chiến dịch Bão táp sa mạc.
Cần phải nhắc lại rằng, khi Liên Hợp Quốc thông qua việc cho phép Liên quân 34 nước tấn công Iraq thì Liên Xô lần đầu tiên phải bỏ phiếu thuận cho một cuộc chiến tranh có thể nổ ra mà thật sự họ không muốn.
Trung Quốc bỏ phiếu trắng, nhưng Liên Xô không thể làm như thế và có thể khẳng định rằng M.Gorbachev không dám làm như vậy. G.W.Bush, M.Thatcher và F.Mitterand buộc M.Gorbachev phải lựa chọn ủng hộ cuộc chiến vùng Vịnh lúc bấy giờ.
M.Gorbachev đã thúc đẩy hoạt động ngoại giao con thoi giữa Liên quân và Iraq nhằm ngăn chặn đổ máu, qua đó thể vai trò của ông ta cũng như Liên Xô với cuộc chiến. Tuy nhiên, khi cơ hội ngoại giao còn thì Saddam không chấp nhận, đến khi Saddam chấp nhận thì bị Mỹ gạt bỏ. Mọi dàn xếp của Liên Xô lúc đó đều không có bất cứ ảnh hưởng gì đến cuộc chiến.
Hình ảnh đặc phái viên của Tổng thống Liên Xô, Viện sĩ Yevgeny Primakov phải nói chuyện với Saddam ở dưới hầm trú ẩn, trong khi máy bay Mỹ vẫn ném bom trên bầu trời Baghdad thì mới thấy rằng, Liên Xô không còn vai trò gì trong việc giải quyết các vấn đề chính trị thế giới lúc đó.
Thế giới lưỡng cực đã chính thức được thay bằng thế giới đơn cực và cực duy nhất là Mỹ.
Sự bi thảm ấy được phụ họa thêm bằng hình ảnh của Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Javier Perez de Cuellar ngửa mặt lên trời mà than rằng : “Chỉ có Chúa mới biết chiến tranh có nổ ra hay không” khi trả lời phóng viên báo chí quốc tế, sau thất bại trong việc thuyết phục Saddam Hussein chấp nhận rút quân khỏi Kuwait vô điều kiện theo yêu cầu của Mỹ và Liên quân, theo BBC 13/1/1991.
Chiến tranh Lạnh kết thúc nhưng lại bắt đầu cho hàng loạt điểm nóng bởi xung đột vũ trang ở nhiều khu vực trên thế giới. Ảnh: BBC/Getty.
Có thể thấy rằng, việc Liên Xô sử dụng biện pháp ngoại giao để ngăn chặn Chiến tranh Vùng Vịnh năm 1991, cũng như chấm dứt Chiến dịch Bão táp sa mạc là những hành động cuối cùng của siêu cường quốc tế này vào việc giải quyết vấn đề chính trị thế giới.Đó cũng là những cố gắng cuối cùng của ông M.Gorbachev trong quan hệ đối ngoại với tư cách là lãnh đạo Liên Xô.
Ngày 19/8/1991 tại Liên Xô xảy ra cuộc đảo chính nhằm lật đổ M.Gorbachev, mà nguyên nhân được dư luận cho là việc ký kết Hiệp ước Liên bang mới sẽ ảnh hưởng đến sự tồn tại của Liên Xô.
Song thật ra nguyên nhân của cuộc chính biến ngày 19/8 chính là sự thất bại của Liên Xô trong việc tìm kiếm giải pháp ngoại giao cho cuộc chiến Vùng Vịnh - Liên Xô chính thức bị tước mất vị thế siêu cường của mình.
Có người cho rằng Chiến tranh Lạnh kết thúc khi khối Hiệp ước quân sự Warszawa giải thể, cũng có người cho rằng nó kết thúc khi Liên Xô chấm dứt sự tồn tại. Song với cá nhân người viết thì Chiến tranh Lạnh bắt đầu khi Đệ nhị Thế chiến kết thúc và Chiến dịch Bão táp sa mạc là thời điểm kết thúc Chiến tranh Lạnh.
Chiến tranh Vùng Vịnh lần thứ nhất đã trôi qua một phần tư thế kỷ, hậu quả của nó để cho người dân Kuwait và đặc biệt người dân Iraq là vô cùng khốc liệt. Cho dù yếu tố chính nghĩa và phi nghĩa của cuộc chiến ấy vẫn chưa thể khẳng định chính xác, song có một điều cuộc chiến luôn khẳng định được đó chính là giá trị của hòa bình.
Ngày nay, thế giới đang diễn ra hàng loạt những cuộc chiến tranh, những cuộc xung đột vũ trang, thậm chí cả những nguy cơ xảy ra xung đột vũ trang ở nhiều khu vực trên thế giới và Việt Nam là một trong những quốc gia đang đối mặt với nguy cơ ấy. Bên cạnh đó, một cuộc chiến tranh kinh tế cũng đang diễn ra, dù âm thầm nhưng không kém phần ác liệt.
Vì vậy, những bài học về những “cái chết trong sự ảo tưởng” trong cuộc Chiến tranh Vùng Vịnh lần thứ nhất là vô quý giá cho việc khẳng định và giữ vững chủ quyền quốc gia.
Truyền thông quốc tế có thể gây ảo tưởng về “cái chết” của một thực thể kinh tế - chính trị nào đó nhưng lại có thể gây ra những cái “chết thật” cho những thực thể khác. Việc gây ảo tưởng về sự suy yếu của Trung Quốc có thể là sai lầm tai hại như vậy của truyền thông quốc tế hiện nay.
Nguồn: Giáo dục
Có ai nghĩ bài này giống như lắp ghép cả mình con voi vào đuôi con chuột? Phần "The first Gulf War" thì to lớn, nhưng chỉ đưa ra nhiều diễn biến của cuộc chiến tranh với chỉ 1 chút xíu đề cập đến việc tuyên truyền trên truyền thông, không có chứng minh gì về điều ông Sadam Hussein bị truyền thông mê hoạc. Thực ra ông ta thua vì sức mạnh quân sự kém xa liên quân Anh Mỹ là nguyên nhân chính. Nhưng tác giả nhấn mạnh rằng ông bị hoang tưởng vì tin theo truyền thông, và từ căn cứ đó đi đến kết luận rằng chớ nghe giới truyền thông nói sai về sức mạnh của Trung Quốc mà nguy. Kinh Tế Trung Quốc đang nguy thật, còn ai nói sai như thế nào, sai ở dâu, thì tác giả không dưa ra, có vẻ là do không tìm thấy chỗ nào sai. Móc nối 2 việc không được chứng minh vào với nhau để kết luận "chớ coi nhẹ sức mạnh của Trung Quốc ", tác giả có lẽ chỉ muốn nói câu duy nhất này với độc giả người Việt nào dễ dãi?
ReplyDelete