Nhà tù bao giờ cũng là nơi than khóc. Nhưng có
thể đây lại là chỗ tốt nhất để nhận tin về cái chết của Margaret Thatcher vì nó
làm tôi nhớ đến cái xã hội ngục tù trong thời tuổi trẻ của tôi mà Thatcher đã
làm biết bao nhiêu việc nhằm giải phóng nó.
Đối với nhiều người trong chúng tôi, những lớn
lên ở Liên Xô và các nước chư hầu của nó ở Đông Âu, Margaret Thatcher sẽ luôn luôn
là người anh hùng. Bà không chỉ tán thánh sự nghiệp của tự do – đặc biệt là tự
do kinh tế - ở Anh và phương Tây; mà bằng cách tuyên bố rằng Mikhail Gorbachev là
người “chúng ta có thể cộng tác được” (trong khi hầu như tất cả các nhà lãnh
đạo dân chủ đều hết sức nghi ngờ chính sách perestroika và glasnost
của ông), bà đã trở thành
chất xúc tác cực kì quan trọng trong việc mở cửa những xã hội đầy những trại tù
của chúng tôi.
Thực vậy, đối với những người sống trong thế
giới cộng sản cũ, nhưng lại đang tìm cách xây dựng chế độ tự do từ những mảnh
vụn của chế độ toàn trị thì “Người đàn bà thép” đã trở thành thần tượng. Những
phẩm chất của bà như lòng dũng cảm và trí kiên cường – “không chịu cúi đầu” – đối
với chúng tôi, là minh chứng sống về phương thức lãnh đạo không chịu cúi đầu
trong giây phút nguy khốn về chính trị. Chắc chắn là tôi đã tiếp thu được cảm
hứng từ lòng trung thành của bà đối với những nguyên tắc và lòng quyết tâm
không gì lay chuyển được của bà để chiến đấu và chiến đấu mãi, khi có một sự
nghiệp chính nghĩa.
Một trong những niềm vui thực sự trong cuộc đời
hoạt động chính trị của tôi là cơ hội được ăn trưa trong im lặng với bà Thatcher
ở London cách đây mấy năm, và cám ơn bà vì bà đã thừa nhận cơ hội tự do của
chúng tôi và đã nắm bắt ngay những sáng kiến ngoại giao nhằm giúp thực hiện
điều đó. Trong suốt thời gian làm thủ tướng, tôi luôn nhớ câu bà từng nói: “Tôi
không phải là chính trị gia thỏa hiệp, tôi là chính trị gia của niềm tin.” Ý
thức khắt khe về trách nhiệm thật sự của một chính trị gia luôn luôn là nguồn
động viên trong cuộc đấu tranh chính trị của tôi, vì nhiệm vụ của những người
lãnh đạo không phải là giữ ghế mà là sử dụng quyền lực của mình nhằm cải thiện
đời sống của người dân và mở rộng lĩnh vực tự do của họ.
Khi lần đầu tiên Thatcher thể hiện lòng tin của
bà vào tiềm năng của những cuộc cải cách theo hướng dân chủ của Gorbachev, tôi
mới có 24 tuổi, vừa tốt nghiệp đại học và bắt đầu sự nghiệp của mình. Lúc đó
chẳng có mấy hi vọng rằng cuộc đời tôi sẽ tốt hơn cuộc đời của mẹ tôi, thậm chí
còn đáng thất vọng hơn, và càng ít hi vọng rằng tôi có thể cải thiện được cuộc đời
của đứa con gái nhỏ của mình.
Việc bà Thatcher chào đón sự nghiệp tự do của
chúng ta đã khuyến khích tôi rất nhiều. Nhà văn Nadezhda Mandelstam, đồng thời
cũng là một người bất đồng nổi tiếng, đã từng nhìn thấy tương lai, trong đó
chúng tôi chỉ có thế “hi vọng để đổi lấy hi vọng” mà thôi; nhưng bây giờ, đã có
một nhà lãnh đạo nhìn thấy tương lai cho chúng tôi, trong đó không còn những sự
dơ bẩn và thỏa hiệp về mặt đạo đức mà là tự do và cơ hội. Tôi vẫn tiếp tục lắc
đầu ngạc nhiên vì bà có thể nắm bắt được niềm hi vọng đã bị bỏ rơi, khi mà hầu
như không có ai – thậm chí ngay cả Gorbachev – có thể tưởng tượng được nó.
Nhưng dĩ nhiên là Thatcher hiểu được tự do vì nó
nằm trong mỗi đường gân, thớ thịt của bà. Chắc chắn là bà không chịu cúi đầu,
nhưng bà còn là người không chịu chấp nhận mệnh lệnh và không chấp nhận cuộc
sống tù túng mà dường như xã hội đã chuẩn bị cho bà. Ở nước Anh, nơi mà giai
cấp xã hội thường quyết định số phận của
người ta, con của người bán hàng tạp hóa ở miền Bắc đã tìm được đường tới Oxford
và nổi lên như một ngôi sao khi còn là sinh viên hóa học.
Sau đó bà đã cả gan bước vào lĩnh vực chính trị,
là lĩnh vực chỉ dành cho đán ông. Rồi khi trở thành nữ thủ tướng đầu tiên của
nước Anh, bà đã khuyến khích tham vọng của biết bao nhiêu người phụ nữ trẻ trên
khắp thế giới (trong đó có tôi). Tôi có thể ước mơ lớn vì đã có bà làm gương.
Và, là một người phụ nữ, Thatcher biết rằng bà
đã mang đến một điều gì đó độc đáo trong giới lãnh đạo chóp bu. Như bà nói
trong lễ nhậm chức năm 1979: “Bất cứ người phụ nữ nào nắm được công việc quản
lí gia đình cũng sẽ tiến gần đến việc nắm được những vấn đề trong quản lí đất
nước.” Sự hợp nhất theo lẽ thường tình của những giá trị mang tính gia đình và
sự liêm khiết của nền tài chính quốc gia là tấm gương cho tất cả những lãnh tụ
dân cử sau bà.
Dĩ nhiên là tôi hiểu rõ rằng nhiều người ở Anh
cảm thấy những cuộc cải cách về kinh tế và xã hội do bà Thatcher phát động đã
bỏ họ lại ở phía sau. Nhưng dù ở xa, tôi cũng hiểu rằng thực chất chủ nghĩa
Thatcher là tạo ra những điều kiện, trong đó mọi người đều có thể làm việc
chuyên cần và thực hiện được ước mơ của mình. Đấy chính là điều mà tôi – và tất
cả những người dân chủ ở Ukraine – mong muốn cho đất nước của mình: xã hội của
cơ hội, trong chế độ pháp quyền chứ không phải là dưới gót giày của nạn ô dù và
bọn đầu sỏ, trong một châu Âu cởi mở.
Thành tích nói lên tất cả. Trước khi bà Thatcher
làm thủ tướng, nước Anh được nhiều người coi là “người ốm của châu Âu” – nước
này khốn khổ vì những quy định gò bó, tỉ lệ thất nghiệp cao, đình công diễn ra
liên miên, và thâm hụt tài chính kinh niên. Mười một năm sau, khi bà rời chức
vụ thủ tướng (người nắm chức thủ tướng lâu nhất kể từ khi Lord Liverpool thôi
chức năm 1827), Anh là một trong những nền kinh tế năng động nhất châu Âu và cả
thế giới nữa. Kết quả là hiện nay tất cả chúng ta đều là những người theo chủ
nghĩa Thatcher.
"Thành tích nói lên tất cả. Trước khi bà Thatcher làm thủ tướng, nước Anh được nhiều người coi là “người ốm của châu Âu” – nước này khốn khổ vì những quy định gò bó, tỉ lệ thất nghiệp cao, đình công diễn ra liên miên, và thâm hụt tài chính kinh niên. Mười một năm sau, khi bà rời chức vụ thủ tướng (người nắm chức thủ tướng lâu nhất kể từ khi Lord Liverpool thôi chức năm 1827), Anh là một trong những nền kinh tế năng động nhất châu Âu và cả thế giới nữa. Kết quả là hiện nay tất cả chúng ta đều là những người theo chủ nghĩa Thatcher."
ReplyDeleteBà Thatcher, khi vào số dinh Thủ tướng Anh, đã tiếp nhận một nền kinh tế Anh đúng như bài viết, và bà đã bắt đầu nhiệm kỳ Thủ tướng bằng cách tiến hành một chiến dịch tư nhân hóa nền kinh tế Anh lớn nhất kể từ sau Thế chiến II. Đường lối kinh tế của bà, nếu nói chữ gọi là Chủ nghĩa Tự do, nói dân dã là để cho thị trường quyết tất cả, giảm tối đa mọi quy định, ràng buộc của chính phủ đối với hoạt động của các ngân hàng và doanh nghiệp. Cùng đường lối với bà bên Mỹ là Tổng thống Reagan (đó là lý do tại sao bà và Reagan thân thiết thế chăng!). Đường lối này dẫn tới việc nước Mỹ bãi bỏ luật quy định sự khác nhau giữa ngân hàng thương mại và ngân hàng đầu tư và chính từ đó mở đường cho cuộc khủng hoảng tài chính mà cả thế giới đang chìm đắm vào lúc này đây.
Bàu cử dân chủ, là cách tốt nhất , để tìm được người lãnh đạo có phẩm chất đặc biệt, lãnh đạo quốc gia ngày càng phát triển. Và cũng tạo cơ hội cho mọi tầng lớp trong xã hội vươn lên để phụng sự, chống được nạn bè phái...
ReplyDeleteCác nước chưa phát triển, có nền dân chủ chưa tốt , cần phải học tập