http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/win-pchutrinh-award-04012013120908.html
Đây là phần phỏng vấn do RFA chép lại:
Kỹ sư Phạm Nguyên
Trường đã được trao giải thưởng Quỹ văn hóa Phan Chu Trinh trong năm nay. Ngòai
các dịch phẩm đã được xuất bản chính thức, ông còn có các công trình dịch thuật
lưu hành trên mạng internet, trong đó có hai quyển Trại Súc Vật và Giai cấp mới.
Kính Hòa trò với chuyện dịch giả Phạm Nguyên Trường.
Giải thưởng dành cho
dịch phẩm tinh hoa của thế giới
Kính Hòa: Chào ông Phạm Nguyên Trường, tôi là Kính
Hòa của đài Á châu Tự do, trước tiên xin chúc mừng ông được trao giải Quỹ văn
hóa Phan Chu Trinh trong năm nay. Đề nghị đầu tiên là xin ông chia sẻ với quý
thính giả của đài về công trình mà ông đã nhận giải.
Phạm Nguyên Trường: Xin chào các thính giả của đài Á Châu tự
do, xin cảm ơn về lời chúc mừng. Theo thông báo của quỹ Phan Chu Trinh thì giải
này được trao cho những dịch phẩm tinh hoa của tri thức thế giới gồm ba cuốn,
làĐường về nô lệ của tác giả Frederik Von Hayek xuất bản năm 2009,
thứ hai là Ảnh hưởng của sức mạnh trên biển đối với lịch sử 1660-1783 của
Alfred Thayer Mahan một chính trị gia người Mỹ xuất bản năm 2012, và tác phẩm Tâm
lý đám đông và phân tích cái tôi của Freud xuất bản năm 2010, đây là
những tác phẩm năm trong tủ sách tinh hoa của nhà xuất bản Tri thức dự trù từ
500 đến 1000 tác phẩm của nhà xuất bản này.
Theo thông báo của quỹ
Phan Chu Trinh thì giải này được trao cho những dịch phẩm tinh hoa của tri thức
thế giới
Phạm Nguyên Trường
Ảnh hưởng của sức mạnh
trên biển đối với lịch sử 1660-1783 của Alfred Thayer Mahan
Quyển
“Đường về nô lệ” là kinh thánh của những người theo trường phái Tân tự do, và
là sách gối đầu giường của các nhà cải cách Trung quốc, Tổng thống Reagan và
Thủ tướng Thatcher cũng đánh giá cao và đã từng mời tác giả đến để tham vấn.
Quyển Sức mạnh trên biển thì được xuất bản ở Mỹ đến 30 lần, và tác giả Mahan là
thần tượng của các sĩ quan hải quân ở nhiều nước khác nhau.
Còn Freud là cha đẻ
của phân tâm học, lý giải của ông về tâm lý đám đông, theo tôi là rất thuyết
phục. Ngòai ra tôi cũng có dịch hai quyển về kinh tế thị trường tự do là Lược
khảo Adam Smith và Thị trường và đạo đức, thực ra quyển
này trong nguyên bản tiếng Anh là Đạo đức của chủ nghĩa tư bản,
nhưng khi dịch thì chúng tôi sửa lại như thế để xuất bản cho dễ.
Kính Hòa: Những dịch phẩm này không phải là những
quyển sách thời thượng có thể thu hút nhanh một số đông độc giả, vậy những
chuyện như thù lao dịch thuật, rồi tài chánh cho việc phát hành những quyển này
sẽ như thế nào thưa ông?
Phạm Nguyên Trường: thưa đúng là nó không phải thời thượng,
nhưng theo tôi nó cũng không khó, chỉ cần tốt nghiệp phổ thông và ham đọc sách
là có thể hiểu được. Thế nhưng vấn đề là hiện nay ở Việt Nam người ta ít
đọc sách lắm, vì người ta không có nhu cầu. Khi tốt nghiệp ra trường thì người
ta bảo nhau hai điều, thứ nhất là thủ trưởng bao giờ cũng đúng, điều thứ hai là
có vấn đề gì thì xem lại điều một. Do vậy đọc sách để có kiến thức có khi còn
gây trở ngại cho con đường thăng tiến của người ta nữa.
Tôi xem đây như chúng
ta đang trồng cây có hai nhánh lớn là nền kinh tế thị trường tự do và nền dân
chủ. Có nhiều người vô danh và hữu danh đang làm việc đó và tôi là một trong số
đó
Phạm Nguyên Trường
Nhà văn Nguyên Ngọc có
lần nói là cán bộ bây giờ không đọc sách mà chỉ chơi bài thôi, vì họ không cần
cạnh tranh mà chỉ cần nghe lời cấp trên. Thế nhưng nếu chúng ta muốn chuyển
sang thị trường tự do và nền dân chủ thì cần đọc sách để bàn bạc các vấn đề một
cách có trí tuệ. Chúng ta có nhiều báo chí, trường đại học, nhiều giáo sư, sinh
viên thế mà những quyển này chỉ in được 1000 hay 2000 cuốn.
Tôi hiểu câu hỏi của
anh, nhuận bút không thể cao được. Nhưng đối với tôi thì dịch trước hết là tìm
những câu trả lời cho các vấn đề đang diễn ra xung quanh, và chia sẻ với bạn
đọc. Khi xuất bản quyển Đường về nô lệ tôi có viết cho nhà xuất bản Tri thức
rằng nhuận bút đối với tôi không quan trọng. Tôi xem đây như chúng ta đang
trồng cây có hai nhánh lớn là nền kinh tế thị trường tự do và nền dân chủ. Có
nhiều người vô danh và hữu danh đang làm việc đó và tôi là một trong số đó. Có
người cũng muốn cản trở, nhưng tôi nghĩ là với xu hướng như hiện nay thì cái
ngày mà con cháu chúng ta hái quả không còn xa lắm đâu.
Phổ biến các tác phẩm
kinh điển đến người Việt
Kính Hòa: ông Chu Hảo có nói việc thành lập nhà
xuất bản Tri thức là một dự án nhằm đưa đến người Việt Nam các tác phẩm kinh
điển mà ngày xưa nhờ đó người Nhật đã canh tân và phát triển như ngày nay phải
không thưa ông?
Phạm Nguyên Trường: Những cuốn đầu tiên của nhà xuất bản Tri
thức cũng là những cuốn mà cách đây cả trăm năm nước Nhật in chỉ sau lần xuất
bản ở Anh một chút.
Những cuốn đầu tiên
của nhà xuất bản Tri thức cũng là những cuốn mà cách đây cả trăm năm nước Nhật
in chỉ sau lần xuất bản ở Anh một chút
Phạm Nguyên Trường
Kính Hòa: có những quyển mà ông đã dịch nhưng chỉ
lưu truyền trên mạng như Trại súc vật và Giai cấp mới, ông có thể chia sẻ với
quý thính giả về hai quyển sách đó?
Phạm Nguyên Trường: Quyển Trại súc vật được đăng trên mạng
Talawas. Còn quyển Giai cấp mới là của một quan chức rất cao cấp của đảng cộng
sản Nam Tư, ông Milovan Djilas đã từ bỏ đường lối mà ông theo lúc còn trẻ và
viết quyển sách này để chống lại cái giai cấp bóc lột chính là đảng cộng sản
Nam Tư, lúc nào cũng muốn bảo vệ quyền lợi của nó.
Kính Hòa: Về quỹ văn hóa Phan Chu Trinh và giải
thưởng có vẻ như công chúng chưa biết đến, có khó khăn gì trong việc phát triển
quỹ này không thưa ông?
Phạm Nguyên Trường: Tôi cũng có nghe các nhà mạnh thường
quân không quan tâm đến như đối với các cuộc thi hoa hậu hay thể thao nhưng hôm
nhận giải tôi thấy cũng có đông người đến dự.
Kính Hòa: xin cám ơn ông Phạm Nguyen Trường.
No comments:
Post a Comment