October 31, 2011

Trung Quốc diễu võ giương oai

Xã luận trên tờ The Washington Times (26/10/2011)

Phạm Nguyên Trường dịch

Lời giới thiệu của Bauxite Việt Nam: Nước Mỹ đã phải trả giá cho việc để một kẻ lèo lá như H. Kissinger đi đêm với ngài Mao củ a nước Tàu từ năm 72 thế kỷ trước, những tưởng làm thế là lôi kéo đồng minh chống lại với Liên Xô, có ai ngờ anh khổng lồ chân đất sét Liên Xô không cần đến động thái đi đêm kia vẫn cứ sụp đổ đúng theo quy luật, trong khi đó hành động đi đêm của ông “Kis Già Giơ” ngỡ là đắc sách lại chính là tự mình chắp thêm vây cho con sói hung ác ở phương Đông để nó ngóc đầu dậy, có thời gian mài nanh dũa vuốt, và rút kinh nghiệm từ bài học Liên Xô để trở thành một đế chế bề ngoài vẫn khoác áo cộng sản mà bên trong thì mưu toan chống lại cả loài người. 

Bây giờ đây các ngài chiến lược gia xứ cờ hoa mới mở mắt ra liệu có muộn hay không? Dẫu sao muộn còn hơn không, nếu bài trả lời phỏng vấn của bà Ngoại trưởng Hillary Clinton mà BVN đăng hôm qua vẫn còn chứa đựng những lời xã giao bay bướm thì bài xã luận này mới thực đi thẳng vào những mục tiêu cốt lõi trong cái gọi là “chiến lược trở lại Thái Bình Dương” của Hoa Kỳ. 

October 29, 2011

Jaswant Singh (Project-syndicate, Mỹ, 24/10/2011) – Các ông lớn ở châu Á đụng độ trên biển


Phạm Nguyên Trường dịch

NEW DELHI – Ngay cả trong thời đại của những bản tin lan khắp hoàn cầu trong suốt 24 giờ mỗi ngày mà một số sự kiện quan trọng cũng chỉ sáng tỏ sau khi đã có đủ bằng chứng. Một chuyện tương tự như thế đã xảy ra vài tháng trước đây trên vùng biển Nam Hải (South China Sea) [Biển Đông] – và có thể định hình quan hệ giữa Trung Quốc và Ấn Độ, hai nước đông dân nhất thế giới – trong tương lai.

October 24, 2011

Adam Michnik (Gazeta Wyborcza, Ba Lan, 22/10/2011) – Sự sụp đổ của các chế độ độc tài


Phạm Nguyên Trường dịch

Thấy người ta chết mà mình vui là điều không hay, dù người chết kia có là một kẻ bạo ngược đã làm hàng ngàn người phải chịu đau khổ. Cho nên đối với tôi cái chết của Muammar Gaddafi không phải là lí do để vui mà là lí do để ngẫm ngợi về bản chất của cái thế giới mà chúng ta và những nhà cầm quyền độc tài đang sống.

October 21, 2011

Neil MacFarquhar (The New York Times) – Bọn độc tài bị lật đổ, số phận của chúng ngày càng gay go thêm


Phạm Nguyên Trường dịch

Kể từ tháng 1 năm nay hết nhà độc tài Arab này đến nhà độc tài Arab khác bị lật đổ với tốc độ chưa từng có trước đây. Mỗi kẻ ra đi một cách, nhưng kịch tính nhất là sự ra đi của Moammar El-Quaddafi. Ông ta đã chết trong vũng máu, tờ The New York Times viết như thế. 

Raffaello Pantucc và Alexandros Petersen (The New York Times, 17/10/2011) – Những mối lo ở phía Đông của nước Nga

 Phạm Nguyên Trường dịch


Bắc kinh – Tình hình giao thông xung quanh quảng trường Thiên An Môn trong tuần qua – khi tổng thống Vladimir Putin tới thành phố này nhằm củng cố mối quan hệ dường như đang đơm hoa kết trái giữa hai nước Nga Hoa - còn tệ hại hơn mọi khi. Hàng loạt thỏa thuận giữa các công ty quốc doanh hai nước đã được kí kết, còn Trung Quốc thì tuyên bố về đóng góp quan trọng vào một quĩ đầu tư trực tiếp mới được thành lập ở Nga. 

October 18, 2011

Jim Della-Giacoma (Foreign Policy – Mĩ, 13/10/2011) – Mùa xuân Miến Điện

Phạm Nguyên Trường dịch

Đây là những ngày sôi động cho những ai đã từng mỏi mòn chờ đợi những đổi thay ở Miến Điện. Chính phủ, được thành lập trên cơ sở một cuộc bầu cử vờ vịt, trong đó nhóm quân sự nắm quyền cởi bỏ quân phục và khoác lên mình bộ đồ dân sự đã đưa ra chương trình cải cách đầy tham vọng và có vẻ như họ sẽ kiên trì theo đuổi nó. Sau 20 năm vắng bóng quốc hội và các tiến trình dân chủ, những nhà lãnh đạo mới của đất nước này đang chứng tỏ rằng họ không thể chấp nhận tình trạng hiện thời và đang thay đổi đường lối cai trị một cách nhanh chóng đến mức có thể làm người ta ngạc nhiên. Các chính khách phương Tây nên ngồi lại và để tâm đến những sự thay đổi này – và quan trọng nhất là: đáp ứng.

October 17, 2011

Trung Quốc: Bá quyền về sông nước

Phạm Nguyên Trường dịch

NEW DELHI – Cuộc thảo luận của cộng động quốc tế về sự trỗi dậy của Trung Quốc đã và đang tập trung vào tiềm năng thương mại đang gia tăng, tham vọng trên biển ngày một lớn và khả năng củng cố sức mạnh quân sự của nước này. Nhưng một vấn đề then chốt thường bị bỏ qua: sự vươn lên của Trung Quốc, một bá quyền trên công nước, chưa từng có tiền lệ trong lịch sử hiện đại. 

October 12, 2011

Kevin Rudd - The Sydney Morning Herald (Australia) - Nga và Trung Quốc: Công việc bây giờ là của các vị

Phạm Nguyên Trường dịch

Clip to EvernoteInstapaperRead It Later
Xin hãy tin rằng khát vọng tự do và dân chủ là khát vọng mang tính phổ quát. Ở Tunisia, khởi đầu là vụ phản đối của một người duy nhất - một người đã tuyệt vọng đến nỗi phải tự thiêu – đã trở thành biểu tượng của khát vọng của dân chủ. Chúng ta cảm động trước lòng dũng cảm của những người công dân, những người đi tìm những điều vốn thuộc về họ ở Ai-cập, ở Lybia và bây giờ là ờ Syria.

October 9, 2011

Báo chí phương Tây: Nga và Trung Quốc đã ném cho Bashar Assad chiếc phao cứu sinh

Phạm Nguyên Trường dịch

 

Moskva và Bắc Kinh đã phủ quyết dự thảo nghị quyết của Hội đồng bảo an nhằm lên án việc Syria đàn áp các lực lượng chống chính phủ. Điện Cẩm Linh không muốn lặp lại kịch bản Lybia, đấy là lúc phương Tây làm họ “rối trí”, và không muốn những con vi trùng bạo loạn xâm nhập vào trong nước, hơn nữa, Putin đã lại trở thành người điều khiển chính sách đối của Nga rồi. Phủ quyết nghị quyết về Syria làm Liên hiệp quốc yếu đi.

October 1, 2011

Báo chí phương Tây tiếp tục nói về việc Putin tranh cử tổng thống

Phương Tây lấy làm tiếc là Dima rút lui: bây giờ Putin sẽ chết trong Điện Cẩm Linh

Phạm Nguyên Trường dịch

Có khả năng là Dmitri Medvedev không đủ dũng khí cần thiết cho cuộc đấu tranh này, có thể là ông ta đã bị người ta ngáng chân, nhưng cuộc đảo chính do Putin thực hiện đã đặt dấu chấm hết cho tiến trình dân chủ hóa ở Nga, các phương tiện truyền thông đại chúng viết như thế. Giới làm ăn phương Tây sẽ không phàn nàn: họ thích mua tất cả ngay tại “một quầy hàng”, mà nền chuyên chế cá nhân có thể bảo đảm được chuyện đó. Người Nga tỏ ra bàng quan.