Biên tập: Sergio Bitar và Abraham F. Lowenthal, Viện Quốc tế Hỗ trợ Bầu cử và Dân chủ (IDEA), Stockholm
Phạm Nguyên Trường dịch
Chương 1
Brazil
Công cuộc chuyển hóa của Brazil: Từ tự do hóa có giới hạn tới chế độ dân chủ đầy sức sống
Frances Hagopian
Giới quân sự đã cầm quyền ở Brazil từ năm 1964 đến năm 1985; suốt nửa thời gian đó, phe đối lập kiên nhẫn theo những quy tắc của chế độ trong một quá trình chuyển hóa chậm sang chế độ dân chủ. Kinh nghiệm của Brazil với quá trình dân chủ hóa rất đáng học tập, vì phong trào này cung cấp bài học về những quyết định mang tính chiến lược do cả các nhà độc tài và dân chủ thực hiện, có thể dẫn tới quá trình chuyển hóa một cách hòa bình – và làm thế nào để vượt qua được, dù lâu dài, những hạn chế, do những thỏa hiệp về cả thiết chế lẫn thực hành, áp đặt lên nền quản trị dân chủ.
Fernando Henrique Cardoso, Tổng thống thứ 34 của
Brasil (1995-2003).
Chế độ dân chủ và chế độ độc tài
Brazil đã thành lập được hệ thống chính trị có tính cạnh tranh từ cuối thế kỷ XIX, nhưng trong những thập kỉ nằm dưới chế độ chính trị đầu sỏ, đa số người Brazil không có quyền công dân thực sự. Ngay cả sau Thế chiến II, khi hệ thống chính trị mở cửa cho sự tham gia và cạnh tranh chính trị rộng lớn hơn, các giai cấp thấp hơn ở thành thị vẫn bị kiểm soát gắt gao, còn người lao động ở nông thôn thì không được phép thành lập tổ chức công đoàn, và người mù chữ thì không có quyền bầu cử. Cuối những năm 1950, mặc dù đất nước phát triển thịnh vượng với những khoản đầu tư vào cơ sở hạ tầng, nền công nghiệp thay thế cho nhập khẩu và công cuộc xây dựng thủ đô mới ở Brasilia, nhưng hệ thống chính trị bắt đầu rạn nứt. Sự yếu kém của các thiết chế - thể hiện bằng hệ thống đảng phái chính trị quá manh mún và quốc hội (trong tác phẩm này Congress được dịch là quốc hội, còn Parliament thì dịch là nghị viện – ND) thiếu hiệu quả - làm được rất ít việc nhằm xoa dịu những nỗi sợ hãi của giới tinh hoa đang lo ngại trước phong trào vận động của các liên đoàn nông dân, sự thăng tiến trong các cuộc bầu cử của đảng lao động theo đường lối dân túy, và diễn ngôn thiên tả của vị tổng thống.
Tháng 4 năm 1964, đúng cao điểm của Chiến tranh Lạnh, quân đội Brazil - với nỗi lo sợ trên lý thuyết về những cuộc nổi dậy của những người theo cộng sản và nội chiến - đã phản ứng lại cơn bão chính trị với sự cộng hưởng của nạn lạm phát và cạn kiệt dự trữ ngoại tệ, những đòi hỏi về cải cách ruộng đất, sự bất lực quá rõ ràng của các nhà lãnh đạo dân sự và tình trạng bất ổn trong giới lao động và sinh viên đang gia tăng – bằng một cuộc đảo chính và lập ra chế độ độc tài quân sự. Các nhà cầm quyền quân sự lúc đó đã ổn định nền kinh tế, củng cố chính quyền và mở rộng vai trò của mình đối với nền kinh tế, xoá sổ các đảng chính trị hiện có và chuyển sang đàn áp dữ dội, đình chỉ điều khoản habeas corpus – tức quyền được phóng thích nếu bị bắt giam trái pháp luật và không bị giam giữ trong thời gian dài khi chưa có văn bản khởi tố chính thức - và áp đặt chế độ kiểm duyệt báo chí và tình trạng đặc biệt. Tương tự như các chế độ quân sự khác ở Mỹ Latinh trong giai đoạn này, kẻ thù – cả có thật lẫn tưởng tượng - của chế độ ở Brazil bị giam giữ một cách tùy tiện, bị tra tấn, bị lưu đày, và thậm chí bị giết. Tuy nhiên, ngay cả những lúc đàn áp khốc liệt nhất, nó vẫn chưa tàn bạo bằng các lân bang. Tòa án quân sự thường đưa ra những bản án “vô tội”, chỉ có khoảng 500 chính trị gia bị tước quyền chính trị, trong đó có quyền giữ chức vụ (trong khi ở Uruguay là 15.000 người) - và chính phủ phải chịu trách nhiệm về cái chết của “chỉ có” 333 người, một tỷ lệ bình quân trên đầu người thấp hơn 50 lần so với Chile và thấp hơn 100 lần so với Argentina.
Một điều hết sức quan trọng là, như chính Fernando Henrique Cardoso nhấn mạnh, chế độ quân sự Brazil cố giữ tấm màn che của tính hợp pháp, nên thường xuyên tổ chức các cuộc bầu cử vào cơ quan lập pháp và các cuộc bầu cử ở địa phương, và cho phép các thiết chế đại diện (trong đó có quốc hội và đảng đối lập ủng hộ chính phủ) hoạt động. Mặc dù chế độ đã hủy bỏ các cuộc bầu cử thống đốc bang và thị trưởng thủ đô các bang, thao túng luật bầu cử, và tước bỏ những quyền hiến định quan trọng của các đại biểu dân cử, cuối cùng, các cuộc bầu cử mang tính cạnh tranh đã mở ra con đường dân chủ hóa đặc thù của Brazil.
Chuyển hóa chính trị
Quá trình chuyển hóa của Brazil sang chế độ dân chủ diễn ra từng bước một, từ trên xuống, và có thái độ khoan dung trước sự vận động của các đảng phái và xã hội dân sự bị cấm đoán. Sự chia rẽ giữa các sĩ quan quân sự “theo đường lối cứng rắn” (những người tin rằng Brazil nhất định phải cần chính quyền quân sự thì mới phát huy được tiềm năng của nó) và “những người theo đường lối mềm dẻo” (những người coi chính quyền quân sự chỉ là lâm thời và tình thế, và sợ sẽ mất sự ủng hộ của dân chúng nếu không kiềm chế quyền lực mang tính đàn áp của những người cứng rắn) đã mở cửa cho tự do hóa về chính trị. Đầu năm 1974, tổng thống mới, theo đường lối mềm dẻo, tướng Ernesto Geisel, đưa ra tín hiệu nói rằng ông sẽ “nới lỏng” chính quyền quân sự, giảm bớt kiểm duyệt báo chí và cho phép thể hiện tư tưởng và tiến hành các cuộc bầu cử một cách tự do hơn. Tăng trưởng kinh tế với mức hai con số trong suốt bảy năm liền, xã hội và chính trị ổn định, phe đối lập mất tinh thần đến mức đã tính chuyện giải tán vào năm 1972, khiến Geisel tin tưởng rằng chế độ của mình có thể giành chiến thắng trong cuộc bầu cử mang tính cạnh tranh.
Phe đối lập gặp tình thế khó xử quen thuộc: Tẩy chay cuộc bầu cử, có thể không đưa tới kết quả là chuyển giao quyền lực vô điều kiện, hay là sử dụng không gian được chế độ dành cho để tổ chức, tuyên truyền quan điểm và huy động lực lượng ủng hộ cho mở cửa dân chủ. Họ đã chọn phương án sau. Trước những cáo buộc nói rằng họ đã đã cung cấp cho chế độ độc tài tính chính danh, Cardoso và những người khác đã lập luận một cách thuyết phục rằng tham gia trong hệ thống - và trên thực tế là vận dụng hệ thống một cách có lợi - là con đường chắc chắn nhất dẫn tới thay đổi dân chủ. Thực tế đã chứng minh cách làm đó là đúng. Phe đối lập giành ngay được 16 trong số 22 ghế của thượng viện được bầu vào năm 1974, số ghế của phe đối lập trong hạ viện tăng từ 28% lên 44%, và họ nắm quyền kiểm soát thêm 5 cơ quan lập pháp bang. Kết quả này là thất bại cay đắng đối với chính phủ; Cardoso nhấn mạnh rằng đấy không phải là kết quả của lòng khát khao dân chủ của người dân nói chung, mà thực ra là kết quả của chiến dịch vận động hữu hiệu của phe đối lập về những vấn đề kinh tế thiết yếu - đặc biệt là sức mua so với tiền lương của người lao động bị giảm sút ngay trong giai đoạn bùng nổ kinh tế. Về lâu dài, những cuộc bầu cử mang tính cạnh tranh củng cố khả năng của phe đối lập trong việc huy động cử tri và gây áp lực buộc chính phủ tiếp tục đường lối cởi mở về mặt chính trị. Kiên trì với logic do Cardoso đưa ra - quá trình chuyển đổi sẽ không xảy ra bằng cách tấn công trực diện vào pháo đài của chế độ mà bằng cuộc bao vây cho đến khi những người bên trong sẵn sàng thương lượng - phe đối lập giữ vững đường lối này ngay cả khi chế độ tìm cách sửa đi sửa lại luật lệ nhằm lèo lái tiến trình chính trị theo hướng có lợi cho mình trong các cuộc bầu cử hội đồng thành phố (1976), quốc hội (1978), và cuối cùng, là cuộc bầu cử thống đốc (1982). Phe đối lập cũng hiểu rằng quá trình thay đổi cơ cấu và thời gian đứng về phía họ. Quá trình phát triển kinh tế và công nghiệp hóa đã đưa hàng triệu người Brazil vào các thành phố, tạo ra một tầng lớp trung lưu mạnh, có khả năng tiêu thụ các loại hàng hóa lâu bền, từ tủ lạnh đến ô tô, và mở rộng qui mô giai cấp công nhânlên gần 30% dân số cả nước.
Xã hội dân sự sôi động cũng xuất hiện trong không gian được tạo ra bởi sự cởi mở về chính trị. Nhóm tinh hoa có ảnh hưởng là những người đầu tiên thể hiện sự bất mãn với chế độ độc tài. Các chức sắc của Giáo hội Công giáo La Mã lên án mạnh mẽ việc đàn áp, họ ghi chép tài liệu về những vụ giết người và bạo hành do nhà nước hậu thuẫn trong các vùng nông thôn, họ tìm chỗ cho công nhân đình công nương náu, họ ủng hộ dân chủ và thúc đẩy các nhóm ở cơ sở, qua đó thúc đẩy sự tham gia của quần chúng. Cái chết vào tháng 10 năm 1975 của nhà báo nổi tiếng, gốc Do Thái, Vladimir Herzog trong trại tạm giam của đơn vị tình báo của quân đoàn II ở Sao Paulo đã làm cho Hiệp hội luật sư Brazil, vốn dễ bảo, đưa ra tuyên bố buộc tội chính phủ tra tấn, và buổi lễ chung của người Công giáo và người Do Thái giáo, cầu nguyện cho Herzog, do Hồng y Evaristo Arns dũng cảm tổ chức trong nhà thờ Sao Paulo đã biến thành cuộc biểu tình quần chúng chống lại chế độ quân sự, lần đầu tiên được tổ chức ở nước này. Năm 1974, một nhóm các doanh nhân nổi tiếng cũng can đảm tiến hành chiến dịch chống chính sách quản lý tập trung, và vài năm sau đó đã tìm ra mối liên kết trực tiếp giữa tình trạng nhà nước can thiệp quá mức với các luật lệ tùy tiện, và kêu gọi xây dựng chế độ dân chủ như là giải pháp duy nhất khi nhà nước kiểm soát xã hội, chứ không còn giải pháp nào khác.
Khi không gian chính trị đã mở ra, các nhóm tôn giáo ở cơ sở, các hiệp hội địa phương và phong trào phụ nữ đầy sức mạnh gây áp lực đòi những quyền lợi cụ thể, cũng như đòi nhiều tự do chính trị hơn. Cuối những năm 1970, Luiz Inacio (Lula) da Silva dẫn đầu phong trào công đoàn mới, tỏ ra nghi ngờ sự can thiệp nhà nước và có sức mạnh nhờ liên kết với giai cấp công nhân chứ không phải từ nhà nước; phong trào này đã huy động hàng nghìn người ở các trung tâm công nghiệp của Sao Paulo đình công đòi tăng lương và đòi quyền thương lượng tập thể. Cuộc vận động về xã hội dân sự trong giới tinh hoa, trên các đường phố, trong nhà máy, và các cuộc bầu cử đã tăng cường khả năng thương lượng của phe đối lập chính trị. Đối mặt với một quân đội chưa từng thất bại trong chiến tranh hay trong các cuộc trưng cầu dân ý và đồng ý thương lượng để rút khỏi vị trí cầm quyền, làn sóng dân chủ không thể đảo ngược đã khiến phe đối lập dân chủ có thêm sức mạnh.
Quá trình chuyển hóa tăng tốc cùng với các cuộc bầu cử thống đốc bang năm 1982. Trong khi tìm cách đảo ngược chất lượng các cuộc tổng tuyển cử, mà những cuộc bầu cử từ năm 1974 đã cho thấy - bằng cách chia rẽ phe đối lập - từ năm 1979, chế độ đã cho phép thành lập các đảng phái mới. Phe đối lập chia thành năm đảng, từ Đảng Lao Động của Lula (Partido dos Trabalhadores hay PT) bên cánh tả đến đảng ôn hòa thiên hữu, chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn (tự giải tán vào năm 1981, sau khi chính phủ áp đặt thêm một quy định cấm các đảng liên minh với nhau trong bầu cử), nhưng quyết định của phe đối lập tham gia tranh cử, trước sự thao túng trắng trợn các luật lệ bầu cử một lần nữa đã mang lại kết quả. Với tỉ lệ lạm phát hơn 200% và nền kinh tế rơi vào suy thoái trầm trọng, do phải trả những món nợ nước ngoài quá lớn, các đảng đối lập giành được chức thống đốc 10 bang có mức độ công nghiệp hóa cao nhất và phát triển nhất ở Brazil, tức là những bang chiếm ba phần năm cử tri cả nước và ba phần tư GDP, trong đó có Sao Paulo, Minas Gerais và Rio de Janeiro. Sau đó, phe đối lập chiếm đa số không đáng kể ở hạ viện đã buộc chính phủ phải đàm phán những dự luật gây nhiều tranh cãi, và thậm chí cả các thống đốc thuộc đảng của chế độ cũng dần phải chịu trách nhiệm trước cử tri của mình hơn là với chính phủ quân sự.
Ngay cả sau những thất bại trong bầu cử như thế, quân đội, tin rằng những cử ứng cử viên của chế độ sẽ giữ thế thượng phong trong Đại Cử tri Đoàn gồm hàng ngàn thị trưởng và nghị sĩ hội đồng ủng hộ nhà nước, tiếp tục theo đuổi đường lối giao quyền lực cho tổng thống dân sự vào năm 1985. Năm 1984, với mục tiêu thông qua tu chính hiến pháp nhằm buộc phải tiến hành bầu cử tổng thống trực tiếp, phe đối lập đã huy động chiến dịch Bầu cử Trực tiếp Ngay Bây giờ, lôi kéo được hàng triệu người biểu tình vừa đi vừa hô “Bầu cử Trực tiếp Ngay Bây giờ” trong các cuộc biểu tình đông người trên đường phố luân phiên diễn ra ở trung tâm các bang trên khắp Brazil, khởi đầu từ Sao Paulo vào tháng 1 năm đó. Quân đội không can thiệp. Mặc dù phe đối lập suýt thất bại, suýt nữa thì không giành được đa số là hai phần ba nghị sĩ, đủ để thay đổi hiến pháp, phe này vẫn quyết cạnh tranh trong cuộc bầu cử gián tiếp. Đảng của chính quyền quân sự đề cử ứng cử viên tổng thống gây nhiều tranh cãi, khiến tầng lớp chính trị đổi ý hàng loạt, giúp ứng cử viên đối lập Tancredo Neves (thống đốc ôn hòa của bang quan trọng là Minas Gerais và là chính trị gia có năng lực, tạo được sự đồng thuận,) giành chiến thắng trong cuộc bầu cử.
Xây dựng chế độ dân chủ: Vai trò của Fernando Henrique Cardoso
Công cuộc chuyển hóa sang dân chủ của Brazil tiếp tục sau khi quân đội trao quyền lực cho vị tổng thống dân sự vào năm 1985 và nhân dân Brazil phải đối mặt với những thách thức đầy khó khăn trong việc xây dựng chế độ dân chủ. Thách thức đầu tiên là thiết lập quyền kiểm soát của các quan chức dân sự đối với quân đội mà không gây ra phản ứng ngược từ phía quân đội.
Quân đội muốn không bị truy tố vì những vi phạm nhân quyền (sau khi chính phủ Argentina đưa các sĩ quan cao cấp nhất ra tòa, tất cả các quân nhân Mỹ Latin đều sợ như thế), duy trì quyền kiểm soát các vấn đề quân sự (thăng chức, ngân sách và mua sắm vũ khí), và tiếp tục đóng vai trò hiến định trong việc “bảo đảm trật tự nội bộ”. Mặc dù không có sĩ quan quân đội nào bị truy tố, dần dần chính phủ dân sự đã mở kho lưu trữ về những vụ đàn áp của quân đội và bồi thường cho gia đình 265 nạn nhân đã chết hoặc mất tích dưới thời các chính phủ quân sự. Các chính phủ dân sự cũng kiềm chế tham vọng về an ninh quốc gia của quân đội trong vùng Amazon, hạn chế những bình luận về chính trị của các sĩ quan đang tại ngũ, ngừng mua chiến đấu cơ phản lực và ngưng chương trình làm giàu hạt nhân của nước này. Đáng chú ý nhất là, vào cuối nhiệm kỳ tổng thống đầu tiên, trong những bước đi cực kì thông minh được trình bày trong bài phỏng vấn, Cardoso dứt khoát giảm bớt quyền lực của các sĩ quan quân đội trong nội các bằng cách xóa bỏ hẳn ba Bộ khác nhau, và cử một quan chức dân sự lãnh đạo Bộ Quốc phòng mới.
Các nhà lãnh đạo dân chủ cũng phải cân bằng những đòi hỏi về tái phân phối kinh tế và công lý với nhu cầu phải thiết lập quyền sở hữu và làm dịu bớt nỗi sợ hãi của giới tinh hoa kinh tế. Cải cách ruộng đất và quyền sở hữu là các vấn đề về rất nóng, vì giới tinh hoa trong lĩnh vực nông nghiệp và chủ trang trại gia súc thường đáp trả những vụ tịch thu đất đai được tiến hành bởi Phong trào Những người không có Đất (Movimento dos Trabalhadores Rurais Sem Terra) bằng bạo lực rất tàn nhẫn. Cuối cùng, các các vấn đề tái phân phối và quyền đã được giải quyết ở Quốc hội, cơ quan này (đóng vai trò Hội đồng lập hiến) đưa ra dự thảo, tranh cãi, và cuối cùng, đã ban hành hiến pháp dân chủ mới vào năm 1988. Cánh hữu đã xoay chuyển được tình thế về đòi hỏi cải cách ruộng đất trong quốc hội, nhưng các quyền khác đã được đưa vào hiến pháp – trong đó có quyền lao động, quyền của người bản địa, và quyền phổ quát của tất cả các công dân được chăm sóc sức khỏe - đã trở thành cam kết vĩnh viễn của chế độ dân chủ Brazil. Cuối cùng, năm 1989, tổng thống đã được bầu theo lối phổ thông đầu phiếu.
Trong suốt những năm chuyển tiếp, Fernando Henrique Cardoso là lãnh đạo trí tuệ của phe đối lập và một trong những người phê phán chế độ quân sự thẳng thắn nhất và có ảnh hưởng nhất. Với lập trường đứng giữa phía cực đoan và phía ôn hòa, Cardoso đã giúp ngăn ngừa tình trạng phân hóa nội bộ trong phe đối lập. Ông hỗ trợ tổ chức các cuộc đình công và đòi đưa Lula ra khỏi nhà tù, nhưng đồng thời cũng kiềm chế phe đối lập, không để xảy ra tình trạng nóng vội. Ông ngưỡng mộ mô hình Tây Ban Nha. Cardoso là nhân vật nổi bật trong chiến dịch đòi Bầu cử Trực tiếp Ngay Bây giờ (ông thay mặt phe đối lập trình bày bài phát biểu quan trọng tại thượng viện, ủng hộ tu chính hiến pháp). Cardoso tin rằng bất chấp những trở ngại, vẫn có đầy đủ cơ hội đánh bại ứng cử viên của chính phủ, vì vậy mà ông thuyết phục phe đối lập không rút lui và động viên Ulysses Guimaraes, nhà lãnh đạo chủ chốt của phe đối lập, đồng ý giúp điều phối chiến dịch của Tancredo Neves. Cardoso cũng đóng vai trò quan trọng trong quá trình soạn thảo bản hiến pháp dân chủ vào năm 1988 – ông là đại diện của Ủy ban Luật lệ Nội bộ và Ủy ban Hệ thống hóa. Năm 1993, với tư cách bộ trưởng tài chính, ông đã cộng tác với một nhóm các nhà kinh tế học trong quá trình soạn thảo Kế hoạch Thực tiễn (Real Plan) nhằm kiềm chế lạm phát và sau đó sử dụng tài năng thuyết phục của mình để làm cho kế hoạch này được phê chuẩn, triển khai và chấp nhận ngay tại thời điểm, theo như lời ông nói, khi Quốc hội còn yếu. Năm 1994, thể hiện lòng biết ơn vì đã khắc phục được nạn lạm pháp, nhân dân đã bầu Cardoso lên làm tổng thống. Những cuộc cải cách do chính phủ của ông tiến hành đã đặt nền móng cho sự ổn định kinh tế và chế độ dân chủ.
Xét chung cuộc, công cuộc chuyển hóa của Brazil sang nền quản trị dân chủ thực sự đã diễn ra một cách khó khăn hơn so với những nước khác, ví dụ như, Argentina, việc quân đội nước này thua (chiến tranh Falkland, kéo dài mười tuần giữa Argentina và Anh Quốc, năm 1982, Argentina thua – ND) đã làm dân chúng mất tín nhiệm đối với lực lượng vũ trang. Nhưng cơ cấu xã hội phức tạp của Brazil, mức độ đô thị hóa cao và văn hóa chính trị được hình thành bởi lịch sử bầu cử của đất nước đã tạo áp lực làm cho quá trình dân chủ hóa từng bước một, thông qua tiền trình bầu cử trở nên hoàn toàn khả thi. Phe đối lập dân chủ chấp nhận luật lệ và nhịp độ do chế độ đưa ra và đã có vô số thỏa hiệp trên suốt lộ trình. Chúng ta không thể biết chắc rằng, những thỏa hiệp này có làm cho quá trình chuyển tiếp kéo dài quá mức cần thiết, như một số người khẳng định vào thời điểm đó hay không. Nhưng tại thời điểm này nhìn lại, rõ ràng là những thỏa hiệp đó không vĩnh viễn kìm hãm chế độ dân chủ. Quân đội hiển nhiên đã nằm dưới quyền quản trị dân sự, các quy định về an sinh xã hội đã được mở rộng đáng kể, đã đạt được tăng trưởng kinh tế công bằng hơn, và hiện nay Brazil có chế độ dân chủ đầy sức sống, sáng tạo và đã bám rễ rất vững chắc.
Tiểu sử Fernando Henrique Cardoso, Tổng thống Brasil (1995-2003)
Fernando Henrique Cardoso khởi nghiệp là một nhà nghiên cứu xã hội học; luận án và tác phẩm đầu tiên của ông viết về chủng tộc ở Brazil. Chẳng bao lâu sau ông đã thể hiện được tài năng về chính trị và hành chính của mình trong quá trình quản lí Trường Đại học Sao Paulo. Bị chế độ quân sự bãi chức, Cardoso đành sống lưu vong ở Chile và cùng viết chung với người khác một tác phẩm dấu ấn về sự phụ thuộc và phát triển. Ông đã từ chối những vị trí hấp dẫn trong giới hàn lâm quốc tế để trở về Brazil vào năm 1968. Với sự giúp đỡ của Quỹ Ford, ông cùng với những người khác đứng ra thành lập CEBRAP (Centro Brasileiro de Analise e Planejamento - Trung tâm Phân tích và Kế hoạch hóa Brazil) - một trung tâm nghiên cứu khoa học xã hội độc lập. Ỏ đó, Cardoso đã hướng dẫn công trình nghiên cứu về vùng đô thị Sao Paulo, tập trung vào phân phối thu nhập và các chủ đề khác với hàm ý thách thức chế độ quân sự về chính sách. Cardoso tham gia chính trường bầu cử trong cuộc bầu cử quốc hội tương đối tự do vào năm 1978, sau đó là nghị sĩ đối lập có vai trò ngày càng quan trọng trong quốc hội và là đồng sáng lập của Đảng Dân chủ Xã hội Brazil.
Với tư cách một nhà lãnh đạo phe đối lập trong quá trình chuyển hóa từng bước của Brazil, Cardoso thiết lập cầu nối giữa các đối thủ của chế độ quân sự và tiếp đó là giữa các chính phủ dân chủ nối tiếp nhau của đất nước này. Ông là đại diện của các Ủy ban của quốc hội soạn thảo ra bản hiến pháp năm 1988 của Brazil. Trong vai trò bộ trưởng tài chính, bắt đầu từ năm 1993, ông đã cộng tác với một nhóm các nhà kinh tế học để lập ra Kế hoạch Thực tiễn nhằm kiềm chế lạm phát và giành được sự ủng hộ của dân chúng bằng cách trình bày cách tiếp cận mới đối với các vấn đề kinh tế với nhiều thành phần công chúng. Sự thành công của Kế hoạch Thực tiễn là nguồn trợ giúp đắc lực, giúp ông thắng cử trong cuộc bầu cử tổng thống năm 1994. Tiếp đó, Cardoso sử dụng kĩ năng cá nhân và kĩ năng xây dựng quan hệ của mình để tạo lập liên minh cầm quyền. Ông cũng dựa vào mối quan hệ họ hàng với rất đông người thuộc thành phần quân đội trong gia đình mình để tìm hiểu các tập tục của giới sĩ quan Brazil và giành được sự ủng hộ của họ đối với nhiều cuộc cải cách quan trọng – trong đó có việc thành lập Bộ Quốc phòng với tư cách pháp nhân dân sự. Ông làm tổng thống hai nhiệm kỳ, ông giám sát cải cách kinh tế nhằm mở cửa thị trường và nền ngoại giao quốc tế năng động, và sau đó lãnh đạo quá trình chuyển giao êm thấm sang cho Luiz Inacio (Lula) da Silva, một người cánh tả và đã lãnh đạo phong trào lao động suốt nhiều năm liền. Luiz Inacio (Lula) da Silva, được bầu làm tổng thống năm 2002, đã tiếp tục duy trì và mở rộng nhiều chính sách kinh tế và xã hội của Cardoso.
Phỏng vấn tổng thống Fernando Henrique Cardoso
Những tác nhân quan trọng nào đóng góp vào quá trình chuyển hóa từ chế độ quân sự sang chế độ dân chủ ở Brazil?
Trước hết, phải nhớ rằng quá trình chuyển hóa ở Brazil được thực hiện trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, thế giới chia làm hai phe. Không thể giải thích cuộc đảo chính quân sự ngày 31 tháng 3 năm 1964 theo cách khác được. Sau đó, tình hình Chiến tranh Lạnh dịu dần lên lại giúp cho quá trình chuyển hóa. Nói cách khác, hoàn cảnh quốc tế có vai trò quan trọng - mặc dù không phải thiết yếu.
Các yếu tố bên trong là quan trọng nhất. Kinh nghiệm của Brazil cho thấy tầm quan trọng của việc kết hợp áp lực xã hội và chiếm lĩnh không gian hiến định, ngay cả vào thời điểm ban đầu vào thời điểm ban đầu, khi không gian này còn hạn hẹp. Lực lượng quân sự ở Brazil duy trì hoạt động của quốc hội, ngoại trừ một giai đoạn ngắn. Họ không cấm các đảng phái chính trị; họ đàn áp các đảng phái chính trị được thành lập trước đó, nhưng lại thành lập hai đảng mới đúng vào lúc họ lập ra những cơ chế đặc trưng của chính quyền độc tài. Do yêu cầu an ninh quốc gia, quân đội không thể (và không muốn) xóa bỏ sự hiện diện của các thiết chế tự do. Sự tồn tại của các thiết chế này là nền tảng cho sự năng động của quá trình chuyển tiếp. Áp lực xã hội có thể tìm được cách biểu đạt trong các cuộc bầu cử. Mỗi thắng lợi từng bước, lần lượt, lại làm gia tăng áp lực của xã hội lên chế độ.
Trong quá trình này, một xã hội mới dần dần xuất hiện và tìm được những hình thức đấu tranh bất bạo động mới. Đấu tranh vũ trang là thảm họa và trở thành lý do biện hộ cho chính sách đàn áp chính trị tồi tệ nhất của chế độ quân sự, diễn ra trong giai đoạn từ năm 1968 đến năm 1973.
Huy động xã hội
Ông tham gia vào chính trị như thế nào?
Tôi lao vào cuộc đấu tranh này với rủi ro rất lớn. Con đường của tôi là từ xã hội sang chính trị. Năm 1973, tôi bắt đầu có những phát ngôn công khai và mạnh mẽ. Hội người Brazil vì Tiến bộ Khoa học, là một kiểu tập đoàn những người đối lập độc lập – các giáo sư, các nhà khoa học và nhà trí thức độc lập khác, đều là những người chỉ trích chế độ - là diễn đàn để thảo luận và chỉ trích, là tác nhân quan trọng để làm suy yếu chế độ.
CEBRAP Trung tâm Phân tích và Kế hoạch hóa Brazil (CEBRAP) cũng là một công cụ quan trọng nữa để vận động trí thức. Chúng tôi lập ra trung tâm này với sự hỗ trợ của Quỹ Ford (Ford Foundation), việc đó đã gây ra một cuộc tranh luận nội bộ khá ồn ào vì Ford Foundation là tổ chức của Mỹ. Mọi người đã nghi ngờ là liệu quỹ của Mỹ giúp đỡ thì có hợp pháp hay không, nhưng tôi đã làm việc ở Ủy ban Kinh tế của Liên hợp quốc về Mỹ Latin (United Nations Economic Commission for Latin America - ECLA) ) và tôi thấy lo như thế là vô lí. CEBRAP đã trở thành trung tâm quan trọng, và rất nhiều người sau này có vai trò quan trọng trong đời sống trí thức của Brazil đã từng tham gia tổ chức này, trong đó có Pedro Malan, Jose Serra và Luciano Coutinho [Pedro Malan sau này trở thành bộ trưởng tài chính, Jose Serra trở thống đốc Sao Paulo và ứng cử viên tổng thống, còn Luciano Coutinho thì trở thành chủ tịch Ngân hàng Phát triển Quốc gia]. Chúng tôi không thuộc về bất cứ đảng phái nào, nhưng chúng tôi chấp nhận những người vừa ra khỏi nhà tù với điều kiện là họ chấm dứt liên kết với cuộc đấu tranh vũ trang. Chúng tôi đã làm việc với Giáo hội, đặc biệt là với Hồng y của Sao Paulo, Cha Dom Paulo Evaristo Arns. Tôi đã có nhiều bài phát biểu ở các tu viện, và năm 1975 tôi cùng với các với các nhà nghiên cứu khác của CEBRAP chấp bút tác phẩm nhan đề Sao Paulo: Tăng trưởng và nghèo đói (Sao Paulo: Growth and Poverty), lên án tình hình xã hội của Brazil lúc đó.
Mặc dù mức tăng trưởng kinh tế là 7% một năm, nhưng tình hình xã hội xấu đi do tình trạng di dân trong nước và mức gia tăng dân số quá lớn. Nhà nước không có đủ nguồn lực để cung cấp thêm dịch vụ y tế, giáo dục, giao thông. Ngoài ra, lúc đó đang có chính sách cứng rắn để khống chế tiền công ở mức thấp.
Làm sao đánh thức được ý thức về tự do và liên kết với các phong trào xã hội? Các lực lượng chính trị bắt đầu tổ chức như thế nào?
Có không gian chính trị cho tiếng nói phê phán xã hội – ví dụ, phản đối tra tấn - và Giáo hội Công Giáo đã làm được rất nhiều việc. Hồng y giáo phận Sao Paulo, Cha Dom Paulo Evaristo Arns, là người hoạt động rất tích cực và phản đối tra tấn. Năm 1975, khi người ta giết giám đốc TV Cultura, Vladimir Herzog, chúng tôi đã tổ chức một cuộc biểu tình rất lớn. Dom Paulo đã rất dũng cảm khi ông cùng với Giáo sĩ đạo Do Thái, Henry Sobel, và Mục sư của Giáo hội trưởng lão, James Wright, quyết định tổ chức một cuộc tuần hành để phản đối. Thống đốc Sao Paulo (do tổng thống Ernesto Geisel nhiệm kỳ 1964-1979 bổ nhiệm), Paulo Egidio Martins, là bạn của chúng tôi, ông này có quan điểm tự do bảo thủ. Dom Paulo đã gửi sứ giả đến nói chuyện với thư kí phụ trách công việc nội trị, và ông này trả lời: “Các vị biết đấy, các vị có thể gây ra một vụ thảm sát”, và Dom Paulo gọi điện cho tôi và chúng tôi nói chuyện. Cuối cùng, ông vẫn quyết định tổ chức tuần hành, là lần đầu tiên có cuộc vận động quần chúng phản đối chế độ. Ông đã có một bài thuyết pháp cứng rắn, Hồng y Helder Camara phụ tá và tôi đứng cạnh bàn thờ cùng với các tu sĩ.
Xây dựng liên minh
Năm 1974, có sự thay đổi lớn trong phe đối lập. Lãnh đạo phe đối lập là nghị sĩ Ulysses Guimaraes, một người xuất chúng thuộc đảng Đảng Dân chủ Xã hội (Partido Social Democratico) () đã bị giải tán, đây là đảng chính ủng hộ chính phủ trước khi xảy ra đảo chính quân sự. Ulysses vốn là người bảo thủ và rồi từng bước một, ông trở thành một người lãnh đạo những nỗ lực tái dân chủ hóa. Ông muốn thổi sức sống mới vào Phong trào Dân chủ Brazil (Movimento Democratico Brasiliero - MDB)), đảng đối lập với chế độ độc tài hợp pháp duy nhất vào lúc đó. Năm 1974, có các cuộc bầu cử, và ông cùng với người bạn, cũng là nghị sĩ, đến gặp tôi ở CEBRAP. Ulysses đã đọc những bài báo của tôi, trong đó tôi nói rằng nó đã đến lúc cánh tả nên sát cánh chặt chẽ hơn với MDB. Lúc đó, nhiều người coi đề nghị như thế là tội lỗi. Các đồng nghiệp của tôi khẳng định rằng chúng tôi phải thuần khiết - rằng phe đối lập chính cống không được tiếp xúc với đảng đối lập được chế độ chấp thuận. Trong bài báo đó, tôi khẳng định rằng nếu không có liên minh giữa các thành phần khác nhau thì sẽ không thể nào phá vỡ được sự thống trị của giới quân sự. Ulysses Guimaraes đến văn phòng tôi mà không biết CEBRAP là gì, chúng tôi chỉ là một trung tâm nghiên cứu, chứ không phải là tổ chức chính trị. Để chúng tôi, có hành động chính trị, cần phải hỏi ai đã sẵn sàng và ai có nguyện vọng hành động. Một số đồng nghiệp của tôi đã đồng ý chuẩn bị chương trình cho chiến dịch của MDB trong năm 1974. Trong số những người làm việc cùng nhau, có Francisco Weffort và Francisco de Oliveira, một năm sau đó, cả hai người người đều tham gia Đảng Lao động (PT hay Partido dos Trabalhadores); Bolivar Lamounier; Giáo sư Maria Herminia Tavares de Almeida; và Paulo Singer, người hiện vẫn là đảng viên PT. Chương trình trình đó là khuôn khổ cho những chương trình trong tương lai. Nó chưa đủ mạnh để có thể lên án bạo lực và tra tấn và thảo luận về dân chủ; cũng còn phải nói về phụ nữ, về người da đen, về người dân bản địa, xã hội dân sự, và các tổ chức công đoàn, và đáp ứng các áp lực mãnh liệt của xã hội nhằm tìm cách giải quyết những nỗi bất bình trong xã hội. Đấy là chương trình dân chủ mở rộng.
Tạo sự đồng thuận để thay đổi
Lúc đó, một số người trong nhóm của chúng tôi nghĩ rằng dân chủ mở rộng là sự phản bội. Tuy nhiên, trên thực tế, tôi không còn nghĩ như vậy nữa. Ulysses Guimaraes mời Chico Oliveira và tôi đến Brasilia để trình bày chương trình cho các nhà lãnh đạo của MDB – những nhà lãnh đạo chính trị lão luyện, đã từng chiến đấu với chính phủ quân sự, trong đó có Tancredo Neves và Andre Franco Montoro, và những người khác. Chúng tôi không nghĩ rằng họ sẽ chấp nhận chương trình này, nhưng điều làm chúng tôi ngạc nhiên là, tất cả đều tán thành chương trình. Đối với họ, quan trọng nhất là đưa nhiều người hơn nữa đứng vào hàng ngũ đối lập - trừ Ulysses Guimaraes ra, chẳng có mấy người quá quan tâm tới chương trình.
Rồi đến cuộc bầu cử năm 1974. Phe đối lập đã giành được 16 trong số 22 ghế được mang ra tranh cử ở thượng viện (hiện nay, thượng viện Brazil có 81 nghị sĩ – ND) và 161 thành viên hạ viện - ít hơn đảng của chính phủ, nhưng nhiều hơn hẳn so với cuộc bầu cử năm 1970. Kết quả này làm cho chế độ hoàn toàn bất ngờ. Phe đối lập giành được kết quả như thế là vì tình hình kinh tế của quần chúng quá khó khăn, chứ không phải vì họ chống đối chế độ. Tiến trình mở cửa bắt đầu như thế đấy. Golbery do Couto e Silva là bộ trưởng chính trị hàng đầu của Geisel (tổng thống Brazil từ năm 1974 đến năm 1979 – ND) mặc dù ông là một quân nhân. Năm 1964, ông thành lập Vụ Thông tin Quốc gia, đóng một vai trò quan trọng trong bộ máy đàn áp. Nhưng lần này, Golbery trở lại chính phủ với mối quan tâm về việc hạn chế quyền lực của phe cực hữu và bộ máy đàn áp.
Geisel có thái độ không rõ ràng. Một lần, cảnh sát tới CEBRAP và bắt giữ một số nhà nghiên cứu. Các nhà nghiên cứu này không tham gia vào bất kỳ phong trào lật đổ nào, nhưng họ đã bị tra tấn ở các đồn cảnh sát ở Sao Paulo. Khi họ được thả, tôi đưa họ đến nhà của một người bạn của tôi, Severo Gomes, lúc đó là một trong những bộ trưởng của Geisel; sau này ông trở thành thượng nghị sĩ của đảng đối lập. Severo đề nghị tôi viết thư cho Geisel về những sự kiện đã xảy ra, và mang tới cho ông ta. Geisel nói với Severo rằng tôi cũng là cộng sản. “Ngài nói cộng sản là ý gì?” Severo đáp lại. Geisel là một người cứng rắn, nhưng ông bị ảnh hưởng bởi Golbery do Couto e Silva. Chế độ đã có một số nới lỏng, nên báo chí bắt đầu chấp nhận nhiều rủi ro hơn. Tờ báo hàng ngày, Gazeta Mercantil, chịu ảnh hưởng của những người từng là cộng sản; một số là những trí thức lớn. Khoảng năm 1977, theo trí nhớ của tôi, họ lập ra diễn đàn của 10 nhà lãnh đạo doanh nghiệp quan trọng nhất của Brazil. Họ bắt đầu chỉ trích sự bành trướng quá mức của “doanh nghiệp nhà nước”. Đó là điều phi thường, vì chính báo chí đã sáng tạo ra một ban lãnh đạo mà trên thực tế, rất phân tán. Đấy không phải là vấn đề về lãnh đạo các hiệp hội doanh nghiệp, mà là của các nhà lãnh đạo doanh nghiệp lớn, những người rất mạnh về kinh tế.
Tiếng nói của báo chí đã gây được ảnh hưởng đối với chính phủ. Hai tờ báo ra hằng ngày có nhiều độc giả nhất của Sao Paulo có vai trò trong việc này. Ngay từ khi có Đạo luật 5 (AI-5)[1] ban hành năm 1968, tờ O Estado de Sao Paulo đã phản đối kiểm duyệt báo chí bằng cách xuất bản mấy bài thơ của nhà thơ Luis de Camoes đúng vào chỗ những bài viết bị chính phủ kiểm duyệt. Sẵn đà đó, cuộc vận động phản đối kiểm duyệt (và ủng hộ việc bãi bỏ Đạo luật AI-5) ngày càng sôi nổi hơn. Chủ yếu là Golbery, ông này đã nhận thức được nhu cầu tiến lên theo hướng tự do hóa chế độ. Ý tưởng là tiến hành tự do hóa với khẩu hiệu “chậm, từng bước một và chắc chắn”. Nhưng chúng tôi phản đối; chúng tôi muốn tiến nhanh hơn, ngay cả khi không chắc chắn lắm. Quá trình chuyển hóa không diễn ra theo một đường thẳng đều đặn; có những giai đoạn, Geisel bị áp lực khá mạnh và có những giai đoạn ông được tự do hơn trong việc tiến hành tự do hoá.
Năm 1977, có những sự kiện thú vị khác. Ulysses từng là ứng cử viên tranh cử tổng thống với Geisel trong Cử tri đoàn, do chế độ độc tài kiểm soát. Đúng lúc này, phong trào công nhân tham gia công đoàn bắt đầu xuất hiện, không liên kết với Đảng Cộng sản hay bất kỳ nhánh nào của đảng cánh tả đang tồn tại từ trước. Rồi đến lúc Lula xuất hiện; ông từng là tổng thư kí của công đoàn Sao Bernardo (công đoàn công nhân luyện kim – ND), và sau đó làm chủ tịch công đoàn này. Ông không có mạng lưới quan hệ chính trị và phản đối ý tưởng thành lập đảng phái chính trị, nhưng ông là diễn giả khá hoạt ngôn. Vì không xuất thân từ cánh tả, cách nhìn sự vật của ông không giống như những người khác. Với sự hỗ trợ của các công đoàn người Đức, đây là những công đoàn rất mạnh trong lĩnh vực sản xuất ô tô, công đoàn mới bắt đầu tổ chức các cuộc đình công với các đòi hỏi kinh tế mà không kèm theo chương trình chính trị rộng lớn hơn. Nhưng những bất bình về kinh tế rồi sẽ biến thành những đòi hỏi về quyền. Một nhóm luật sư liên kết với các công đoàn - trong đó Almir Pazzianotto, sau này trở thành bộ trưởng lao động trong chính phủ của tổng thống Sarney – có vai trò quan trọng trong vấn đề này. Các công đoàn lớn mạnh thêm với cách tiếp cận mới như thế.
Năm 1977, tôi tham gia MDB. Năm sau, lần đầu tiên tôi tiếp xúc với công đoàn của Lula, trong vai người chuẩn bị làm ứng viên thượng nghị sĩ. Lula gửi cho tôi bức thư nói rằng ông muốn ủng hộ tôi. Tôi đã rất ấn tượng vì ông có bộ máy đầy sức mạnh. Các công đoàn bắt đầu được chính trị hóa. Một số cuộc đình công của Lula, nhất là trong các năm 1978-1979, đã huy động được nhân dân, Giáo hội, các nhà trí thức, và một số thành phần của MDB.
Đánh bại hệ thống độc tài ngay từ bên trong
Năm 1978, có các cuộc bầu cử quốc hội mới. Phe đối lập không giành được đa số trong cả hạ viện lẫn thượng viện [năm 1977, chính phủ đã áp dụng cái mà sau này được gọi là thượng nghị sĩ bionic (mỗi bang được bầu 3 thượng nghị sĩ: 2 người được bầu trực tiếp, 1 người được bầu gián tiếp, người này bị gọi là bionic, có thể hiểu là con rối – ND), để đảm bảo rằng chính phủ sẽ nắm được đa số tại Thượng viện]. Tuy nhiên, phe đối lập thu được khá nhiều phiếu, nhất là trong những bang và địa phương năng động về xã hội và kinh tế. Tư tưởng này sau đó đã được một người bất đồng chính kiến trong quân đội áp dụng trong các cuộc bầu cử để thay thế Geisel. Chúng tôi biết rằng khả năng chiến thắng trong Cử tri đoàn là rất ít. Mặc cho sự phát triển của phe đối lập trong quốc hội, đặc biệt là trong hạ viện, chế độ vẫn kiểm soát Cử tri đoàn, trong đó có những người đại diện cho cho hội đồng lập pháp các tỉnh và những người khác nữa. Mục tiêu của chúng tôi không phải là giành chiến thắng, mà là thể hiện sức mạnh khi đối đầu trực tiếp với chế độ ngay trên sân nhà của họ.
Tôi ở Rio cùng với Severo Gomes, ông này đã li khai với chính phủ và chạy sang phe đối lập, và ông đề nghị chúng tôi tới nhà tướng Euller Bentes Monteiro, người hình như đã lên tiếng phản đối ứng cử viên của chính phủ, tướng Joao Batista de Figueiredo. Tại buổi gặp đầu tiên, tướng Euller Bentes nói với chúng tôi rằng ông ta sẽ ủng hộ ứng cử viên đối lập, còn Severo thì nói chúng tôi nên bàn với Ulysses Guimaraes. Ulysses phản ứng lạnh nhạt, vì ông đang ủng hộ ứng viên dân sự - đấy là cựu thống đốc bang Minas Gerais, Magalhaes Pinto, ông này cũng đã li khai với chế độ và bắt đầu chấp nhận quan điểm mới. Ulysses muốn Magalhaes trở thành ứng cử viên vì ông là thường dân, và, mặc dù ông đã từng là người gần gũi với chế độ, nhưng ông đại diện cho phe chống đối trong nội bộ chính phủ. Có một lần, khi tôi còn là thượng nghị sĩ, Magalhaes gọi điện cho tôi. Ông hỏi tôi có biết rằng con của chúng tôi đã hẹn hò với nhau, và nói thêm rằng ông không muốn chúng biết là ông biết. Sau này, con trai tôi đã kết hôn với con gái ông. Chúng đã ly dị, nhưng các cháu của tôi cũng là cháu của ông.
Ulysses nghĩ cần phải mở tung lỗ thủng ngay trong lòng chế độ, bằng cách sử dụng Magalhaes, và bây giờ vị tướng Lục quân này cũng muốn trở thành ứng cử viên. Tôi thích vị tướng này vì ông sẽ khiến chế độ rạn nứt ở vị trí xung yếu hơn. Một thời gian trôi qua, nhưng Ulysses vẫn chưa quyết định. Ông gọi điện cho tôi và hỏi: “Ông thực sự nghĩ về ông tướng này như thế nào?” Tôi trả lời, “Tôi nghĩ là ông còn đang dè dặt chưa ủng hộ hết mình”. Ông hoàn toàn không thích câu trả lời của tôi và nói với tôi, “Nhưng ông cũng biết rằng Sao Paulo theo xu hướng dân sự”. “Tôi biết”, tôi đáp, “Nhưng đây là chế độ quân sự và đây là lần đầu tiên tướng bốn sao đang tại ngũ chuyển phe, và chúng tôi sẽ không thể chiến thắng mà không phá vỡ họ ngay từ bên trong”.
Tôi luôn luôn quan niệm rằng quá trình chuyển hóa không thể xảy ra mà không có đối đầu trực tiếp. Tôi luôn luôn sử dụng hình ảnh sau đây: Họ là một pháo đài; chúng ta phải bao vây pháo đài, và nếu chúng ta xiết chặt được vòng vây vững chắc thì những người bên trong sẽ bị đói và sẽ phải tìm chúng ta. Lúc đó, quá trình chuyển hóa sẽ xảy ra như là kết quả của sự hợp lưu của các lực lượng đã rời bỏ chính phủ để tham gia phe đối lập. Đấy không chỉ là phe đối lập. Nhưng nhiều người coi quan điểm của tôi có thể bị chế độ lợi dụng.
Tôi tin rằng quan điểm của tôi cuối cùng sẽ chiến thắng. Euller là ứng cử viên, nhưng ông ta đã thua – đấy là cuộc bầu cử mà chắc chắn là thua – không có cách nào thắng được, nhưng lỗ thủng thì vẫn còn đó.
Chiến lược của giới quân sự là gì và họ đối phó như thế nào trước phe đối lập đang ngày càng gia tăng?
Ban đầu, Golbery muốn có quá trình chuyển hóa chậm. Số phiếu mà phe đối lập giành được trong các cuộc bầu cử năm 1974 và 1978 làm người ta kinh ngạc. Chính phủ phản ứng bằng cách trì hoãn việc bàn giao cho chính quyền dân cử của các bang, được dự định vào năm 1978. Kết quả là hệ thống chính trị lưỡng đảng chấm dứt vào năm 1979. Mục đích là chia rẽ phe đối lập. PT nổi lên trong bối cảnh như thế. Giai đoạn đầu, phong trào công đoàn mới được chính phủ ưu ái; trước Lula, chưa có nhà lãnh đạo công đoàn nào được đăng trên trang nhất của các tờ tạp chí. Vì Lula là nhân vật mới, ông không liên quan với Chiến tranh Lạnh hay với các đảng cánh tả trước đây; ông đại diện cho xu hướng mới. Các nhóm ôn hòa trong MDB, được chính phủ khuyến khích, cũng tìm cách thành lập một đảng khác gọi là Đảng Nhân dân (Partido Popular - PP) - dưới sự lãnh đạo của Tancredo Neves. Olavo Setubal, người được Geisel bổ nhiệm làm thị trưởng thành phố Sao Paulo và là một chủ ngân hàng lớn, tham gia đảng này. Nhưng, PP chẳng tồn tại được lâu; đa số cán bộ của đảng này quay về với MDB, sau này được gọi là Đảng của Phong trào Dân chủ Brazil (Partido do Movimento Democratico Brasileiro – PMDB).
Trong giai đoạn mới của quá trình chuyển hóa, cuộc đấu tranh vì dân chủ được kích hoạt như thế nào?
Lúc đó, các phong trào khác cũng xuất hiện: Phong trào đòi ân xá rất mạnh, thậm chí ngay khi chính quyền Geisel chuẩn bị chấm dứt, cộng với các cuộc đình công do Lula tổ chức. Điều thú vị là, Lula không ủng hộ ân xá vì ông nói rằng ân xá thực sự cho người lao động sẽ đưa luật lao động mang tên Vargas - liên kết nhà nước với cấp công đoàn – đến chỗ cáo chung. Các nhà lãnh đạo công đoàn mới có quan điểm độc lập hơn, chịu ảnh hưởng nhiều của Công giáo chứ ít chịu ảnh hưởng của nhà nước. Chủ nghĩa công đoàn mới tìm cách phá vỡ các mối quan hệ với chính phủ. Họ đấu tranh vì công đoàn tự chủ. Chúng tôi tham gia vào cuộc đấu tranh đòi ân xá cho các chính trị phạm. Nhân vật chính trong cuộc đấu tranh này là thượng nghị sĩ Teotonio Vilela, họ hàng bên đằng mẹ tôi. Ông ta cũng từng là người ủng hộ chế độ, nhưng cuối cùng đã thay đổi quan điểm. Mọi người bắt đầu thay đổi quan điểm. Teotonio trở thành người anh hùng của phe đối lập; tên của cơ sở đảng của tôi là Teotonio Vilela, mặc dù ông ta vẫn là thành viên của Đảng Liên minh Đổi mới Quốc gia (Alianca Renovadora Nacional – ARENA) ), đảng của chính phủ trong hệ thống lưỡng đảng.
Luật Ân xá đã được thông qua vào thời điểm đó. Việc những người từng sống lưu vong hồi hương có ảnh hưởng mạnh đến sự hình thành các đảng mới, đặc biệt là PT và Đảng Lao động Dân chủ (Partido Democratico Trabalhista – PDT), do Leonel Brizola thành lập. [Quân đội đã giành được từ tay ông đảng PTB hay Partido Trabalhista của Brasil, đảng này được trao vào tay Ivete Vargas, cháu gái họ của Tổng thống Getulio Vargas.] Golbery và Chính phủ đã dùng thủ đoạn để bà này chứ không phải Brizola được mang ngọn cờ có tính biểu tượng của đảng PTB.
Tháng 4 năm 1964, đúng cao điểm của Chiến tranh Lạnh, quân đội Brazil - với nỗi lo sợ trên lý thuyết về những cuộc nổi dậy của những người theo cộng sản và nội chiến - đã phản ứng lại cơn bão chính trị với sự cộng hưởng của nạn lạm phát và cạn kiệt dự trữ ngoại tệ, những đòi hỏi về cải cách ruộng đất, sự bất lực quá rõ ràng của các nhà lãnh đạo dân sự và tình trạng bất ổn trong giới lao động và sinh viên đang gia tăng – bằng một cuộc đảo chính và lập ra chế độ độc tài quân sự. Các nhà cầm quyền quân sự lúc đó đã ổn định nền kinh tế, củng cố chính quyền và mở rộng vai trò của mình đối với nền kinh tế, xoá sổ các đảng chính trị hiện có và chuyển sang đàn áp dữ dội, đình chỉ điều khoản habeas corpus – tức quyền được phóng thích nếu bị bắt giam trái pháp luật và không bị giam giữ trong thời gian dài khi chưa có văn bản khởi tố chính thức - và áp đặt chế độ kiểm duyệt báo chí và tình trạng đặc biệt. Tương tự như các chế độ quân sự khác ở Mỹ Latinh trong giai đoạn này, kẻ thù – cả có thật lẫn tưởng tượng - của chế độ ở Brazil bị giam giữ một cách tùy tiện, bị tra tấn, bị lưu đày, và thậm chí bị giết. Tuy nhiên, ngay cả những lúc đàn áp khốc liệt nhất, nó vẫn chưa tàn bạo bằng các lân bang. Tòa án quân sự thường đưa ra những bản án “vô tội”, chỉ có khoảng 500 chính trị gia bị tước quyền chính trị, trong đó có quyền giữ chức vụ (trong khi ở Uruguay là 15.000 người) - và chính phủ phải chịu trách nhiệm về cái chết của “chỉ có” 333 người, một tỷ lệ bình quân trên đầu người thấp hơn 50 lần so với Chile và thấp hơn 100 lần so với Argentina.
Một điều hết sức quan trọng là, như chính Fernando Henrique Cardoso nhấn mạnh, chế độ quân sự Brazil cố giữ tấm màn che của tính hợp pháp, nên thường xuyên tổ chức các cuộc bầu cử vào cơ quan lập pháp và các cuộc bầu cử ở địa phương, và cho phép các thiết chế đại diện (trong đó có quốc hội và đảng đối lập ủng hộ chính phủ) hoạt động. Mặc dù chế độ đã hủy bỏ các cuộc bầu cử thống đốc bang và thị trưởng thủ đô các bang, thao túng luật bầu cử, và tước bỏ những quyền hiến định quan trọng của các đại biểu dân cử, cuối cùng, các cuộc bầu cử mang tính cạnh tranh đã mở ra con đường dân chủ hóa đặc thù của Brazil.
Chuyển hóa chính trị
Quá trình chuyển hóa của Brazil sang chế độ dân chủ diễn ra từng bước một, từ trên xuống, và có thái độ khoan dung trước sự vận động của các đảng phái và xã hội dân sự bị cấm đoán. Sự chia rẽ giữa các sĩ quan quân sự “theo đường lối cứng rắn” (những người tin rằng Brazil nhất định phải cần chính quyền quân sự thì mới phát huy được tiềm năng của nó) và “những người theo đường lối mềm dẻo” (những người coi chính quyền quân sự chỉ là lâm thời và tình thế, và sợ sẽ mất sự ủng hộ của dân chúng nếu không kiềm chế quyền lực mang tính đàn áp của những người cứng rắn) đã mở cửa cho tự do hóa về chính trị. Đầu năm 1974, tổng thống mới, theo đường lối mềm dẻo, tướng Ernesto Geisel, đưa ra tín hiệu nói rằng ông sẽ “nới lỏng” chính quyền quân sự, giảm bớt kiểm duyệt báo chí và cho phép thể hiện tư tưởng và tiến hành các cuộc bầu cử một cách tự do hơn. Tăng trưởng kinh tế với mức hai con số trong suốt bảy năm liền, xã hội và chính trị ổn định, phe đối lập mất tinh thần đến mức đã tính chuyện giải tán vào năm 1972, khiến Geisel tin tưởng rằng chế độ của mình có thể giành chiến thắng trong cuộc bầu cử mang tính cạnh tranh.
Phe đối lập gặp tình thế khó xử quen thuộc: Tẩy chay cuộc bầu cử, có thể không đưa tới kết quả là chuyển giao quyền lực vô điều kiện, hay là sử dụng không gian được chế độ dành cho để tổ chức, tuyên truyền quan điểm và huy động lực lượng ủng hộ cho mở cửa dân chủ. Họ đã chọn phương án sau. Trước những cáo buộc nói rằng họ đã đã cung cấp cho chế độ độc tài tính chính danh, Cardoso và những người khác đã lập luận một cách thuyết phục rằng tham gia trong hệ thống - và trên thực tế là vận dụng hệ thống một cách có lợi - là con đường chắc chắn nhất dẫn tới thay đổi dân chủ. Thực tế đã chứng minh cách làm đó là đúng. Phe đối lập giành ngay được 16 trong số 22 ghế của thượng viện được bầu vào năm 1974, số ghế của phe đối lập trong hạ viện tăng từ 28% lên 44%, và họ nắm quyền kiểm soát thêm 5 cơ quan lập pháp bang. Kết quả này là thất bại cay đắng đối với chính phủ; Cardoso nhấn mạnh rằng đấy không phải là kết quả của lòng khát khao dân chủ của người dân nói chung, mà thực ra là kết quả của chiến dịch vận động hữu hiệu của phe đối lập về những vấn đề kinh tế thiết yếu - đặc biệt là sức mua so với tiền lương của người lao động bị giảm sút ngay trong giai đoạn bùng nổ kinh tế. Về lâu dài, những cuộc bầu cử mang tính cạnh tranh củng cố khả năng của phe đối lập trong việc huy động cử tri và gây áp lực buộc chính phủ tiếp tục đường lối cởi mở về mặt chính trị. Kiên trì với logic do Cardoso đưa ra - quá trình chuyển đổi sẽ không xảy ra bằng cách tấn công trực diện vào pháo đài của chế độ mà bằng cuộc bao vây cho đến khi những người bên trong sẵn sàng thương lượng - phe đối lập giữ vững đường lối này ngay cả khi chế độ tìm cách sửa đi sửa lại luật lệ nhằm lèo lái tiến trình chính trị theo hướng có lợi cho mình trong các cuộc bầu cử hội đồng thành phố (1976), quốc hội (1978), và cuối cùng, là cuộc bầu cử thống đốc (1982). Phe đối lập cũng hiểu rằng quá trình thay đổi cơ cấu và thời gian đứng về phía họ. Quá trình phát triển kinh tế và công nghiệp hóa đã đưa hàng triệu người Brazil vào các thành phố, tạo ra một tầng lớp trung lưu mạnh, có khả năng tiêu thụ các loại hàng hóa lâu bền, từ tủ lạnh đến ô tô, và mở rộng qui mô giai cấp công nhânlên gần 30% dân số cả nước.
Xã hội dân sự sôi động cũng xuất hiện trong không gian được tạo ra bởi sự cởi mở về chính trị. Nhóm tinh hoa có ảnh hưởng là những người đầu tiên thể hiện sự bất mãn với chế độ độc tài. Các chức sắc của Giáo hội Công giáo La Mã lên án mạnh mẽ việc đàn áp, họ ghi chép tài liệu về những vụ giết người và bạo hành do nhà nước hậu thuẫn trong các vùng nông thôn, họ tìm chỗ cho công nhân đình công nương náu, họ ủng hộ dân chủ và thúc đẩy các nhóm ở cơ sở, qua đó thúc đẩy sự tham gia của quần chúng. Cái chết vào tháng 10 năm 1975 của nhà báo nổi tiếng, gốc Do Thái, Vladimir Herzog trong trại tạm giam của đơn vị tình báo của quân đoàn II ở Sao Paulo đã làm cho Hiệp hội luật sư Brazil, vốn dễ bảo, đưa ra tuyên bố buộc tội chính phủ tra tấn, và buổi lễ chung của người Công giáo và người Do Thái giáo, cầu nguyện cho Herzog, do Hồng y Evaristo Arns dũng cảm tổ chức trong nhà thờ Sao Paulo đã biến thành cuộc biểu tình quần chúng chống lại chế độ quân sự, lần đầu tiên được tổ chức ở nước này. Năm 1974, một nhóm các doanh nhân nổi tiếng cũng can đảm tiến hành chiến dịch chống chính sách quản lý tập trung, và vài năm sau đó đã tìm ra mối liên kết trực tiếp giữa tình trạng nhà nước can thiệp quá mức với các luật lệ tùy tiện, và kêu gọi xây dựng chế độ dân chủ như là giải pháp duy nhất khi nhà nước kiểm soát xã hội, chứ không còn giải pháp nào khác.
Khi không gian chính trị đã mở ra, các nhóm tôn giáo ở cơ sở, các hiệp hội địa phương và phong trào phụ nữ đầy sức mạnh gây áp lực đòi những quyền lợi cụ thể, cũng như đòi nhiều tự do chính trị hơn. Cuối những năm 1970, Luiz Inacio (Lula) da Silva dẫn đầu phong trào công đoàn mới, tỏ ra nghi ngờ sự can thiệp nhà nước và có sức mạnh nhờ liên kết với giai cấp công nhân chứ không phải từ nhà nước; phong trào này đã huy động hàng nghìn người ở các trung tâm công nghiệp của Sao Paulo đình công đòi tăng lương và đòi quyền thương lượng tập thể. Cuộc vận động về xã hội dân sự trong giới tinh hoa, trên các đường phố, trong nhà máy, và các cuộc bầu cử đã tăng cường khả năng thương lượng của phe đối lập chính trị. Đối mặt với một quân đội chưa từng thất bại trong chiến tranh hay trong các cuộc trưng cầu dân ý và đồng ý thương lượng để rút khỏi vị trí cầm quyền, làn sóng dân chủ không thể đảo ngược đã khiến phe đối lập dân chủ có thêm sức mạnh.
Quá trình chuyển hóa tăng tốc cùng với các cuộc bầu cử thống đốc bang năm 1982. Trong khi tìm cách đảo ngược chất lượng các cuộc tổng tuyển cử, mà những cuộc bầu cử từ năm 1974 đã cho thấy - bằng cách chia rẽ phe đối lập - từ năm 1979, chế độ đã cho phép thành lập các đảng phái mới. Phe đối lập chia thành năm đảng, từ Đảng Lao Động của Lula (Partido dos Trabalhadores hay PT) bên cánh tả đến đảng ôn hòa thiên hữu, chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn (tự giải tán vào năm 1981, sau khi chính phủ áp đặt thêm một quy định cấm các đảng liên minh với nhau trong bầu cử), nhưng quyết định của phe đối lập tham gia tranh cử, trước sự thao túng trắng trợn các luật lệ bầu cử một lần nữa đã mang lại kết quả. Với tỉ lệ lạm phát hơn 200% và nền kinh tế rơi vào suy thoái trầm trọng, do phải trả những món nợ nước ngoài quá lớn, các đảng đối lập giành được chức thống đốc 10 bang có mức độ công nghiệp hóa cao nhất và phát triển nhất ở Brazil, tức là những bang chiếm ba phần năm cử tri cả nước và ba phần tư GDP, trong đó có Sao Paulo, Minas Gerais và Rio de Janeiro. Sau đó, phe đối lập chiếm đa số không đáng kể ở hạ viện đã buộc chính phủ phải đàm phán những dự luật gây nhiều tranh cãi, và thậm chí cả các thống đốc thuộc đảng của chế độ cũng dần phải chịu trách nhiệm trước cử tri của mình hơn là với chính phủ quân sự.
Ngay cả sau những thất bại trong bầu cử như thế, quân đội, tin rằng những cử ứng cử viên của chế độ sẽ giữ thế thượng phong trong Đại Cử tri Đoàn gồm hàng ngàn thị trưởng và nghị sĩ hội đồng ủng hộ nhà nước, tiếp tục theo đuổi đường lối giao quyền lực cho tổng thống dân sự vào năm 1985. Năm 1984, với mục tiêu thông qua tu chính hiến pháp nhằm buộc phải tiến hành bầu cử tổng thống trực tiếp, phe đối lập đã huy động chiến dịch Bầu cử Trực tiếp Ngay Bây giờ, lôi kéo được hàng triệu người biểu tình vừa đi vừa hô “Bầu cử Trực tiếp Ngay Bây giờ” trong các cuộc biểu tình đông người trên đường phố luân phiên diễn ra ở trung tâm các bang trên khắp Brazil, khởi đầu từ Sao Paulo vào tháng 1 năm đó. Quân đội không can thiệp. Mặc dù phe đối lập suýt thất bại, suýt nữa thì không giành được đa số là hai phần ba nghị sĩ, đủ để thay đổi hiến pháp, phe này vẫn quyết cạnh tranh trong cuộc bầu cử gián tiếp. Đảng của chính quyền quân sự đề cử ứng cử viên tổng thống gây nhiều tranh cãi, khiến tầng lớp chính trị đổi ý hàng loạt, giúp ứng cử viên đối lập Tancredo Neves (thống đốc ôn hòa của bang quan trọng là Minas Gerais và là chính trị gia có năng lực, tạo được sự đồng thuận,) giành chiến thắng trong cuộc bầu cử.
Xây dựng chế độ dân chủ: Vai trò của Fernando Henrique Cardoso
Công cuộc chuyển hóa sang dân chủ của Brazil tiếp tục sau khi quân đội trao quyền lực cho vị tổng thống dân sự vào năm 1985 và nhân dân Brazil phải đối mặt với những thách thức đầy khó khăn trong việc xây dựng chế độ dân chủ. Thách thức đầu tiên là thiết lập quyền kiểm soát của các quan chức dân sự đối với quân đội mà không gây ra phản ứng ngược từ phía quân đội.
Quân đội muốn không bị truy tố vì những vi phạm nhân quyền (sau khi chính phủ Argentina đưa các sĩ quan cao cấp nhất ra tòa, tất cả các quân nhân Mỹ Latin đều sợ như thế), duy trì quyền kiểm soát các vấn đề quân sự (thăng chức, ngân sách và mua sắm vũ khí), và tiếp tục đóng vai trò hiến định trong việc “bảo đảm trật tự nội bộ”. Mặc dù không có sĩ quan quân đội nào bị truy tố, dần dần chính phủ dân sự đã mở kho lưu trữ về những vụ đàn áp của quân đội và bồi thường cho gia đình 265 nạn nhân đã chết hoặc mất tích dưới thời các chính phủ quân sự. Các chính phủ dân sự cũng kiềm chế tham vọng về an ninh quốc gia của quân đội trong vùng Amazon, hạn chế những bình luận về chính trị của các sĩ quan đang tại ngũ, ngừng mua chiến đấu cơ phản lực và ngưng chương trình làm giàu hạt nhân của nước này. Đáng chú ý nhất là, vào cuối nhiệm kỳ tổng thống đầu tiên, trong những bước đi cực kì thông minh được trình bày trong bài phỏng vấn, Cardoso dứt khoát giảm bớt quyền lực của các sĩ quan quân đội trong nội các bằng cách xóa bỏ hẳn ba Bộ khác nhau, và cử một quan chức dân sự lãnh đạo Bộ Quốc phòng mới.
Các nhà lãnh đạo dân chủ cũng phải cân bằng những đòi hỏi về tái phân phối kinh tế và công lý với nhu cầu phải thiết lập quyền sở hữu và làm dịu bớt nỗi sợ hãi của giới tinh hoa kinh tế. Cải cách ruộng đất và quyền sở hữu là các vấn đề về rất nóng, vì giới tinh hoa trong lĩnh vực nông nghiệp và chủ trang trại gia súc thường đáp trả những vụ tịch thu đất đai được tiến hành bởi Phong trào Những người không có Đất (Movimento dos Trabalhadores Rurais Sem Terra) bằng bạo lực rất tàn nhẫn. Cuối cùng, các các vấn đề tái phân phối và quyền đã được giải quyết ở Quốc hội, cơ quan này (đóng vai trò Hội đồng lập hiến) đưa ra dự thảo, tranh cãi, và cuối cùng, đã ban hành hiến pháp dân chủ mới vào năm 1988. Cánh hữu đã xoay chuyển được tình thế về đòi hỏi cải cách ruộng đất trong quốc hội, nhưng các quyền khác đã được đưa vào hiến pháp – trong đó có quyền lao động, quyền của người bản địa, và quyền phổ quát của tất cả các công dân được chăm sóc sức khỏe - đã trở thành cam kết vĩnh viễn của chế độ dân chủ Brazil. Cuối cùng, năm 1989, tổng thống đã được bầu theo lối phổ thông đầu phiếu.
Trong suốt những năm chuyển tiếp, Fernando Henrique Cardoso là lãnh đạo trí tuệ của phe đối lập và một trong những người phê phán chế độ quân sự thẳng thắn nhất và có ảnh hưởng nhất. Với lập trường đứng giữa phía cực đoan và phía ôn hòa, Cardoso đã giúp ngăn ngừa tình trạng phân hóa nội bộ trong phe đối lập. Ông hỗ trợ tổ chức các cuộc đình công và đòi đưa Lula ra khỏi nhà tù, nhưng đồng thời cũng kiềm chế phe đối lập, không để xảy ra tình trạng nóng vội. Ông ngưỡng mộ mô hình Tây Ban Nha. Cardoso là nhân vật nổi bật trong chiến dịch đòi Bầu cử Trực tiếp Ngay Bây giờ (ông thay mặt phe đối lập trình bày bài phát biểu quan trọng tại thượng viện, ủng hộ tu chính hiến pháp). Cardoso tin rằng bất chấp những trở ngại, vẫn có đầy đủ cơ hội đánh bại ứng cử viên của chính phủ, vì vậy mà ông thuyết phục phe đối lập không rút lui và động viên Ulysses Guimaraes, nhà lãnh đạo chủ chốt của phe đối lập, đồng ý giúp điều phối chiến dịch của Tancredo Neves. Cardoso cũng đóng vai trò quan trọng trong quá trình soạn thảo bản hiến pháp dân chủ vào năm 1988 – ông là đại diện của Ủy ban Luật lệ Nội bộ và Ủy ban Hệ thống hóa. Năm 1993, với tư cách bộ trưởng tài chính, ông đã cộng tác với một nhóm các nhà kinh tế học trong quá trình soạn thảo Kế hoạch Thực tiễn (Real Plan) nhằm kiềm chế lạm phát và sau đó sử dụng tài năng thuyết phục của mình để làm cho kế hoạch này được phê chuẩn, triển khai và chấp nhận ngay tại thời điểm, theo như lời ông nói, khi Quốc hội còn yếu. Năm 1994, thể hiện lòng biết ơn vì đã khắc phục được nạn lạm pháp, nhân dân đã bầu Cardoso lên làm tổng thống. Những cuộc cải cách do chính phủ của ông tiến hành đã đặt nền móng cho sự ổn định kinh tế và chế độ dân chủ.
Xét chung cuộc, công cuộc chuyển hóa của Brazil sang nền quản trị dân chủ thực sự đã diễn ra một cách khó khăn hơn so với những nước khác, ví dụ như, Argentina, việc quân đội nước này thua (chiến tranh Falkland, kéo dài mười tuần giữa Argentina và Anh Quốc, năm 1982, Argentina thua – ND) đã làm dân chúng mất tín nhiệm đối với lực lượng vũ trang. Nhưng cơ cấu xã hội phức tạp của Brazil, mức độ đô thị hóa cao và văn hóa chính trị được hình thành bởi lịch sử bầu cử của đất nước đã tạo áp lực làm cho quá trình dân chủ hóa từng bước một, thông qua tiền trình bầu cử trở nên hoàn toàn khả thi. Phe đối lập dân chủ chấp nhận luật lệ và nhịp độ do chế độ đưa ra và đã có vô số thỏa hiệp trên suốt lộ trình. Chúng ta không thể biết chắc rằng, những thỏa hiệp này có làm cho quá trình chuyển tiếp kéo dài quá mức cần thiết, như một số người khẳng định vào thời điểm đó hay không. Nhưng tại thời điểm này nhìn lại, rõ ràng là những thỏa hiệp đó không vĩnh viễn kìm hãm chế độ dân chủ. Quân đội hiển nhiên đã nằm dưới quyền quản trị dân sự, các quy định về an sinh xã hội đã được mở rộng đáng kể, đã đạt được tăng trưởng kinh tế công bằng hơn, và hiện nay Brazil có chế độ dân chủ đầy sức sống, sáng tạo và đã bám rễ rất vững chắc.
Tiểu sử Fernando Henrique Cardoso, Tổng thống Brasil (1995-2003)
Fernando Henrique Cardoso khởi nghiệp là một nhà nghiên cứu xã hội học; luận án và tác phẩm đầu tiên của ông viết về chủng tộc ở Brazil. Chẳng bao lâu sau ông đã thể hiện được tài năng về chính trị và hành chính của mình trong quá trình quản lí Trường Đại học Sao Paulo. Bị chế độ quân sự bãi chức, Cardoso đành sống lưu vong ở Chile và cùng viết chung với người khác một tác phẩm dấu ấn về sự phụ thuộc và phát triển. Ông đã từ chối những vị trí hấp dẫn trong giới hàn lâm quốc tế để trở về Brazil vào năm 1968. Với sự giúp đỡ của Quỹ Ford, ông cùng với những người khác đứng ra thành lập CEBRAP (Centro Brasileiro de Analise e Planejamento - Trung tâm Phân tích và Kế hoạch hóa Brazil) - một trung tâm nghiên cứu khoa học xã hội độc lập. Ỏ đó, Cardoso đã hướng dẫn công trình nghiên cứu về vùng đô thị Sao Paulo, tập trung vào phân phối thu nhập và các chủ đề khác với hàm ý thách thức chế độ quân sự về chính sách. Cardoso tham gia chính trường bầu cử trong cuộc bầu cử quốc hội tương đối tự do vào năm 1978, sau đó là nghị sĩ đối lập có vai trò ngày càng quan trọng trong quốc hội và là đồng sáng lập của Đảng Dân chủ Xã hội Brazil.
Với tư cách một nhà lãnh đạo phe đối lập trong quá trình chuyển hóa từng bước của Brazil, Cardoso thiết lập cầu nối giữa các đối thủ của chế độ quân sự và tiếp đó là giữa các chính phủ dân chủ nối tiếp nhau của đất nước này. Ông là đại diện của các Ủy ban của quốc hội soạn thảo ra bản hiến pháp năm 1988 của Brazil. Trong vai trò bộ trưởng tài chính, bắt đầu từ năm 1993, ông đã cộng tác với một nhóm các nhà kinh tế học để lập ra Kế hoạch Thực tiễn nhằm kiềm chế lạm phát và giành được sự ủng hộ của dân chúng bằng cách trình bày cách tiếp cận mới đối với các vấn đề kinh tế với nhiều thành phần công chúng. Sự thành công của Kế hoạch Thực tiễn là nguồn trợ giúp đắc lực, giúp ông thắng cử trong cuộc bầu cử tổng thống năm 1994. Tiếp đó, Cardoso sử dụng kĩ năng cá nhân và kĩ năng xây dựng quan hệ của mình để tạo lập liên minh cầm quyền. Ông cũng dựa vào mối quan hệ họ hàng với rất đông người thuộc thành phần quân đội trong gia đình mình để tìm hiểu các tập tục của giới sĩ quan Brazil và giành được sự ủng hộ của họ đối với nhiều cuộc cải cách quan trọng – trong đó có việc thành lập Bộ Quốc phòng với tư cách pháp nhân dân sự. Ông làm tổng thống hai nhiệm kỳ, ông giám sát cải cách kinh tế nhằm mở cửa thị trường và nền ngoại giao quốc tế năng động, và sau đó lãnh đạo quá trình chuyển giao êm thấm sang cho Luiz Inacio (Lula) da Silva, một người cánh tả và đã lãnh đạo phong trào lao động suốt nhiều năm liền. Luiz Inacio (Lula) da Silva, được bầu làm tổng thống năm 2002, đã tiếp tục duy trì và mở rộng nhiều chính sách kinh tế và xã hội của Cardoso.
Phỏng vấn tổng thống Fernando Henrique Cardoso
Những tác nhân quan trọng nào đóng góp vào quá trình chuyển hóa từ chế độ quân sự sang chế độ dân chủ ở Brazil?
Trước hết, phải nhớ rằng quá trình chuyển hóa ở Brazil được thực hiện trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, thế giới chia làm hai phe. Không thể giải thích cuộc đảo chính quân sự ngày 31 tháng 3 năm 1964 theo cách khác được. Sau đó, tình hình Chiến tranh Lạnh dịu dần lên lại giúp cho quá trình chuyển hóa. Nói cách khác, hoàn cảnh quốc tế có vai trò quan trọng - mặc dù không phải thiết yếu.
Các yếu tố bên trong là quan trọng nhất. Kinh nghiệm của Brazil cho thấy tầm quan trọng của việc kết hợp áp lực xã hội và chiếm lĩnh không gian hiến định, ngay cả vào thời điểm ban đầu vào thời điểm ban đầu, khi không gian này còn hạn hẹp. Lực lượng quân sự ở Brazil duy trì hoạt động của quốc hội, ngoại trừ một giai đoạn ngắn. Họ không cấm các đảng phái chính trị; họ đàn áp các đảng phái chính trị được thành lập trước đó, nhưng lại thành lập hai đảng mới đúng vào lúc họ lập ra những cơ chế đặc trưng của chính quyền độc tài. Do yêu cầu an ninh quốc gia, quân đội không thể (và không muốn) xóa bỏ sự hiện diện của các thiết chế tự do. Sự tồn tại của các thiết chế này là nền tảng cho sự năng động của quá trình chuyển tiếp. Áp lực xã hội có thể tìm được cách biểu đạt trong các cuộc bầu cử. Mỗi thắng lợi từng bước, lần lượt, lại làm gia tăng áp lực của xã hội lên chế độ.
Trong quá trình này, một xã hội mới dần dần xuất hiện và tìm được những hình thức đấu tranh bất bạo động mới. Đấu tranh vũ trang là thảm họa và trở thành lý do biện hộ cho chính sách đàn áp chính trị tồi tệ nhất của chế độ quân sự, diễn ra trong giai đoạn từ năm 1968 đến năm 1973.
Huy động xã hội
Ông tham gia vào chính trị như thế nào?
Tôi lao vào cuộc đấu tranh này với rủi ro rất lớn. Con đường của tôi là từ xã hội sang chính trị. Năm 1973, tôi bắt đầu có những phát ngôn công khai và mạnh mẽ. Hội người Brazil vì Tiến bộ Khoa học, là một kiểu tập đoàn những người đối lập độc lập – các giáo sư, các nhà khoa học và nhà trí thức độc lập khác, đều là những người chỉ trích chế độ - là diễn đàn để thảo luận và chỉ trích, là tác nhân quan trọng để làm suy yếu chế độ.
CEBRAP Trung tâm Phân tích và Kế hoạch hóa Brazil (CEBRAP) cũng là một công cụ quan trọng nữa để vận động trí thức. Chúng tôi lập ra trung tâm này với sự hỗ trợ của Quỹ Ford (Ford Foundation), việc đó đã gây ra một cuộc tranh luận nội bộ khá ồn ào vì Ford Foundation là tổ chức của Mỹ. Mọi người đã nghi ngờ là liệu quỹ của Mỹ giúp đỡ thì có hợp pháp hay không, nhưng tôi đã làm việc ở Ủy ban Kinh tế của Liên hợp quốc về Mỹ Latin (United Nations Economic Commission for Latin America - ECLA) ) và tôi thấy lo như thế là vô lí. CEBRAP đã trở thành trung tâm quan trọng, và rất nhiều người sau này có vai trò quan trọng trong đời sống trí thức của Brazil đã từng tham gia tổ chức này, trong đó có Pedro Malan, Jose Serra và Luciano Coutinho [Pedro Malan sau này trở thành bộ trưởng tài chính, Jose Serra trở thống đốc Sao Paulo và ứng cử viên tổng thống, còn Luciano Coutinho thì trở thành chủ tịch Ngân hàng Phát triển Quốc gia]. Chúng tôi không thuộc về bất cứ đảng phái nào, nhưng chúng tôi chấp nhận những người vừa ra khỏi nhà tù với điều kiện là họ chấm dứt liên kết với cuộc đấu tranh vũ trang. Chúng tôi đã làm việc với Giáo hội, đặc biệt là với Hồng y của Sao Paulo, Cha Dom Paulo Evaristo Arns. Tôi đã có nhiều bài phát biểu ở các tu viện, và năm 1975 tôi cùng với các với các nhà nghiên cứu khác của CEBRAP chấp bút tác phẩm nhan đề Sao Paulo: Tăng trưởng và nghèo đói (Sao Paulo: Growth and Poverty), lên án tình hình xã hội của Brazil lúc đó.
Mặc dù mức tăng trưởng kinh tế là 7% một năm, nhưng tình hình xã hội xấu đi do tình trạng di dân trong nước và mức gia tăng dân số quá lớn. Nhà nước không có đủ nguồn lực để cung cấp thêm dịch vụ y tế, giáo dục, giao thông. Ngoài ra, lúc đó đang có chính sách cứng rắn để khống chế tiền công ở mức thấp.
Làm sao đánh thức được ý thức về tự do và liên kết với các phong trào xã hội? Các lực lượng chính trị bắt đầu tổ chức như thế nào?
Có không gian chính trị cho tiếng nói phê phán xã hội – ví dụ, phản đối tra tấn - và Giáo hội Công Giáo đã làm được rất nhiều việc. Hồng y giáo phận Sao Paulo, Cha Dom Paulo Evaristo Arns, là người hoạt động rất tích cực và phản đối tra tấn. Năm 1975, khi người ta giết giám đốc TV Cultura, Vladimir Herzog, chúng tôi đã tổ chức một cuộc biểu tình rất lớn. Dom Paulo đã rất dũng cảm khi ông cùng với Giáo sĩ đạo Do Thái, Henry Sobel, và Mục sư của Giáo hội trưởng lão, James Wright, quyết định tổ chức một cuộc tuần hành để phản đối. Thống đốc Sao Paulo (do tổng thống Ernesto Geisel nhiệm kỳ 1964-1979 bổ nhiệm), Paulo Egidio Martins, là bạn của chúng tôi, ông này có quan điểm tự do bảo thủ. Dom Paulo đã gửi sứ giả đến nói chuyện với thư kí phụ trách công việc nội trị, và ông này trả lời: “Các vị biết đấy, các vị có thể gây ra một vụ thảm sát”, và Dom Paulo gọi điện cho tôi và chúng tôi nói chuyện. Cuối cùng, ông vẫn quyết định tổ chức tuần hành, là lần đầu tiên có cuộc vận động quần chúng phản đối chế độ. Ông đã có một bài thuyết pháp cứng rắn, Hồng y Helder Camara phụ tá và tôi đứng cạnh bàn thờ cùng với các tu sĩ.
Xây dựng liên minh
Năm 1974, có sự thay đổi lớn trong phe đối lập. Lãnh đạo phe đối lập là nghị sĩ Ulysses Guimaraes, một người xuất chúng thuộc đảng Đảng Dân chủ Xã hội (Partido Social Democratico) () đã bị giải tán, đây là đảng chính ủng hộ chính phủ trước khi xảy ra đảo chính quân sự. Ulysses vốn là người bảo thủ và rồi từng bước một, ông trở thành một người lãnh đạo những nỗ lực tái dân chủ hóa. Ông muốn thổi sức sống mới vào Phong trào Dân chủ Brazil (Movimento Democratico Brasiliero - MDB)), đảng đối lập với chế độ độc tài hợp pháp duy nhất vào lúc đó. Năm 1974, có các cuộc bầu cử, và ông cùng với người bạn, cũng là nghị sĩ, đến gặp tôi ở CEBRAP. Ulysses đã đọc những bài báo của tôi, trong đó tôi nói rằng nó đã đến lúc cánh tả nên sát cánh chặt chẽ hơn với MDB. Lúc đó, nhiều người coi đề nghị như thế là tội lỗi. Các đồng nghiệp của tôi khẳng định rằng chúng tôi phải thuần khiết - rằng phe đối lập chính cống không được tiếp xúc với đảng đối lập được chế độ chấp thuận. Trong bài báo đó, tôi khẳng định rằng nếu không có liên minh giữa các thành phần khác nhau thì sẽ không thể nào phá vỡ được sự thống trị của giới quân sự. Ulysses Guimaraes đến văn phòng tôi mà không biết CEBRAP là gì, chúng tôi chỉ là một trung tâm nghiên cứu, chứ không phải là tổ chức chính trị. Để chúng tôi, có hành động chính trị, cần phải hỏi ai đã sẵn sàng và ai có nguyện vọng hành động. Một số đồng nghiệp của tôi đã đồng ý chuẩn bị chương trình cho chiến dịch của MDB trong năm 1974. Trong số những người làm việc cùng nhau, có Francisco Weffort và Francisco de Oliveira, một năm sau đó, cả hai người người đều tham gia Đảng Lao động (PT hay Partido dos Trabalhadores); Bolivar Lamounier; Giáo sư Maria Herminia Tavares de Almeida; và Paulo Singer, người hiện vẫn là đảng viên PT. Chương trình trình đó là khuôn khổ cho những chương trình trong tương lai. Nó chưa đủ mạnh để có thể lên án bạo lực và tra tấn và thảo luận về dân chủ; cũng còn phải nói về phụ nữ, về người da đen, về người dân bản địa, xã hội dân sự, và các tổ chức công đoàn, và đáp ứng các áp lực mãnh liệt của xã hội nhằm tìm cách giải quyết những nỗi bất bình trong xã hội. Đấy là chương trình dân chủ mở rộng.
Tạo sự đồng thuận để thay đổi
Lúc đó, một số người trong nhóm của chúng tôi nghĩ rằng dân chủ mở rộng là sự phản bội. Tuy nhiên, trên thực tế, tôi không còn nghĩ như vậy nữa. Ulysses Guimaraes mời Chico Oliveira và tôi đến Brasilia để trình bày chương trình cho các nhà lãnh đạo của MDB – những nhà lãnh đạo chính trị lão luyện, đã từng chiến đấu với chính phủ quân sự, trong đó có Tancredo Neves và Andre Franco Montoro, và những người khác. Chúng tôi không nghĩ rằng họ sẽ chấp nhận chương trình này, nhưng điều làm chúng tôi ngạc nhiên là, tất cả đều tán thành chương trình. Đối với họ, quan trọng nhất là đưa nhiều người hơn nữa đứng vào hàng ngũ đối lập - trừ Ulysses Guimaraes ra, chẳng có mấy người quá quan tâm tới chương trình.
Rồi đến cuộc bầu cử năm 1974. Phe đối lập đã giành được 16 trong số 22 ghế được mang ra tranh cử ở thượng viện (hiện nay, thượng viện Brazil có 81 nghị sĩ – ND) và 161 thành viên hạ viện - ít hơn đảng của chính phủ, nhưng nhiều hơn hẳn so với cuộc bầu cử năm 1970. Kết quả này làm cho chế độ hoàn toàn bất ngờ. Phe đối lập giành được kết quả như thế là vì tình hình kinh tế của quần chúng quá khó khăn, chứ không phải vì họ chống đối chế độ. Tiến trình mở cửa bắt đầu như thế đấy. Golbery do Couto e Silva là bộ trưởng chính trị hàng đầu của Geisel (tổng thống Brazil từ năm 1974 đến năm 1979 – ND) mặc dù ông là một quân nhân. Năm 1964, ông thành lập Vụ Thông tin Quốc gia, đóng một vai trò quan trọng trong bộ máy đàn áp. Nhưng lần này, Golbery trở lại chính phủ với mối quan tâm về việc hạn chế quyền lực của phe cực hữu và bộ máy đàn áp.
Geisel có thái độ không rõ ràng. Một lần, cảnh sát tới CEBRAP và bắt giữ một số nhà nghiên cứu. Các nhà nghiên cứu này không tham gia vào bất kỳ phong trào lật đổ nào, nhưng họ đã bị tra tấn ở các đồn cảnh sát ở Sao Paulo. Khi họ được thả, tôi đưa họ đến nhà của một người bạn của tôi, Severo Gomes, lúc đó là một trong những bộ trưởng của Geisel; sau này ông trở thành thượng nghị sĩ của đảng đối lập. Severo đề nghị tôi viết thư cho Geisel về những sự kiện đã xảy ra, và mang tới cho ông ta. Geisel nói với Severo rằng tôi cũng là cộng sản. “Ngài nói cộng sản là ý gì?” Severo đáp lại. Geisel là một người cứng rắn, nhưng ông bị ảnh hưởng bởi Golbery do Couto e Silva. Chế độ đã có một số nới lỏng, nên báo chí bắt đầu chấp nhận nhiều rủi ro hơn. Tờ báo hàng ngày, Gazeta Mercantil, chịu ảnh hưởng của những người từng là cộng sản; một số là những trí thức lớn. Khoảng năm 1977, theo trí nhớ của tôi, họ lập ra diễn đàn của 10 nhà lãnh đạo doanh nghiệp quan trọng nhất của Brazil. Họ bắt đầu chỉ trích sự bành trướng quá mức của “doanh nghiệp nhà nước”. Đó là điều phi thường, vì chính báo chí đã sáng tạo ra một ban lãnh đạo mà trên thực tế, rất phân tán. Đấy không phải là vấn đề về lãnh đạo các hiệp hội doanh nghiệp, mà là của các nhà lãnh đạo doanh nghiệp lớn, những người rất mạnh về kinh tế.
Tiếng nói của báo chí đã gây được ảnh hưởng đối với chính phủ. Hai tờ báo ra hằng ngày có nhiều độc giả nhất của Sao Paulo có vai trò trong việc này. Ngay từ khi có Đạo luật 5 (AI-5)[1] ban hành năm 1968, tờ O Estado de Sao Paulo đã phản đối kiểm duyệt báo chí bằng cách xuất bản mấy bài thơ của nhà thơ Luis de Camoes đúng vào chỗ những bài viết bị chính phủ kiểm duyệt. Sẵn đà đó, cuộc vận động phản đối kiểm duyệt (và ủng hộ việc bãi bỏ Đạo luật AI-5) ngày càng sôi nổi hơn. Chủ yếu là Golbery, ông này đã nhận thức được nhu cầu tiến lên theo hướng tự do hóa chế độ. Ý tưởng là tiến hành tự do hóa với khẩu hiệu “chậm, từng bước một và chắc chắn”. Nhưng chúng tôi phản đối; chúng tôi muốn tiến nhanh hơn, ngay cả khi không chắc chắn lắm. Quá trình chuyển hóa không diễn ra theo một đường thẳng đều đặn; có những giai đoạn, Geisel bị áp lực khá mạnh và có những giai đoạn ông được tự do hơn trong việc tiến hành tự do hoá.
Năm 1977, có những sự kiện thú vị khác. Ulysses từng là ứng cử viên tranh cử tổng thống với Geisel trong Cử tri đoàn, do chế độ độc tài kiểm soát. Đúng lúc này, phong trào công nhân tham gia công đoàn bắt đầu xuất hiện, không liên kết với Đảng Cộng sản hay bất kỳ nhánh nào của đảng cánh tả đang tồn tại từ trước. Rồi đến lúc Lula xuất hiện; ông từng là tổng thư kí của công đoàn Sao Bernardo (công đoàn công nhân luyện kim – ND), và sau đó làm chủ tịch công đoàn này. Ông không có mạng lưới quan hệ chính trị và phản đối ý tưởng thành lập đảng phái chính trị, nhưng ông là diễn giả khá hoạt ngôn. Vì không xuất thân từ cánh tả, cách nhìn sự vật của ông không giống như những người khác. Với sự hỗ trợ của các công đoàn người Đức, đây là những công đoàn rất mạnh trong lĩnh vực sản xuất ô tô, công đoàn mới bắt đầu tổ chức các cuộc đình công với các đòi hỏi kinh tế mà không kèm theo chương trình chính trị rộng lớn hơn. Nhưng những bất bình về kinh tế rồi sẽ biến thành những đòi hỏi về quyền. Một nhóm luật sư liên kết với các công đoàn - trong đó Almir Pazzianotto, sau này trở thành bộ trưởng lao động trong chính phủ của tổng thống Sarney – có vai trò quan trọng trong vấn đề này. Các công đoàn lớn mạnh thêm với cách tiếp cận mới như thế.
Năm 1977, tôi tham gia MDB. Năm sau, lần đầu tiên tôi tiếp xúc với công đoàn của Lula, trong vai người chuẩn bị làm ứng viên thượng nghị sĩ. Lula gửi cho tôi bức thư nói rằng ông muốn ủng hộ tôi. Tôi đã rất ấn tượng vì ông có bộ máy đầy sức mạnh. Các công đoàn bắt đầu được chính trị hóa. Một số cuộc đình công của Lula, nhất là trong các năm 1978-1979, đã huy động được nhân dân, Giáo hội, các nhà trí thức, và một số thành phần của MDB.
Đánh bại hệ thống độc tài ngay từ bên trong
Năm 1978, có các cuộc bầu cử quốc hội mới. Phe đối lập không giành được đa số trong cả hạ viện lẫn thượng viện [năm 1977, chính phủ đã áp dụng cái mà sau này được gọi là thượng nghị sĩ bionic (mỗi bang được bầu 3 thượng nghị sĩ: 2 người được bầu trực tiếp, 1 người được bầu gián tiếp, người này bị gọi là bionic, có thể hiểu là con rối – ND), để đảm bảo rằng chính phủ sẽ nắm được đa số tại Thượng viện]. Tuy nhiên, phe đối lập thu được khá nhiều phiếu, nhất là trong những bang và địa phương năng động về xã hội và kinh tế. Tư tưởng này sau đó đã được một người bất đồng chính kiến trong quân đội áp dụng trong các cuộc bầu cử để thay thế Geisel. Chúng tôi biết rằng khả năng chiến thắng trong Cử tri đoàn là rất ít. Mặc cho sự phát triển của phe đối lập trong quốc hội, đặc biệt là trong hạ viện, chế độ vẫn kiểm soát Cử tri đoàn, trong đó có những người đại diện cho cho hội đồng lập pháp các tỉnh và những người khác nữa. Mục tiêu của chúng tôi không phải là giành chiến thắng, mà là thể hiện sức mạnh khi đối đầu trực tiếp với chế độ ngay trên sân nhà của họ.
Tôi ở Rio cùng với Severo Gomes, ông này đã li khai với chính phủ và chạy sang phe đối lập, và ông đề nghị chúng tôi tới nhà tướng Euller Bentes Monteiro, người hình như đã lên tiếng phản đối ứng cử viên của chính phủ, tướng Joao Batista de Figueiredo. Tại buổi gặp đầu tiên, tướng Euller Bentes nói với chúng tôi rằng ông ta sẽ ủng hộ ứng cử viên đối lập, còn Severo thì nói chúng tôi nên bàn với Ulysses Guimaraes. Ulysses phản ứng lạnh nhạt, vì ông đang ủng hộ ứng viên dân sự - đấy là cựu thống đốc bang Minas Gerais, Magalhaes Pinto, ông này cũng đã li khai với chế độ và bắt đầu chấp nhận quan điểm mới. Ulysses muốn Magalhaes trở thành ứng cử viên vì ông là thường dân, và, mặc dù ông đã từng là người gần gũi với chế độ, nhưng ông đại diện cho phe chống đối trong nội bộ chính phủ. Có một lần, khi tôi còn là thượng nghị sĩ, Magalhaes gọi điện cho tôi. Ông hỏi tôi có biết rằng con của chúng tôi đã hẹn hò với nhau, và nói thêm rằng ông không muốn chúng biết là ông biết. Sau này, con trai tôi đã kết hôn với con gái ông. Chúng đã ly dị, nhưng các cháu của tôi cũng là cháu của ông.
Ulysses nghĩ cần phải mở tung lỗ thủng ngay trong lòng chế độ, bằng cách sử dụng Magalhaes, và bây giờ vị tướng Lục quân này cũng muốn trở thành ứng cử viên. Tôi thích vị tướng này vì ông sẽ khiến chế độ rạn nứt ở vị trí xung yếu hơn. Một thời gian trôi qua, nhưng Ulysses vẫn chưa quyết định. Ông gọi điện cho tôi và hỏi: “Ông thực sự nghĩ về ông tướng này như thế nào?” Tôi trả lời, “Tôi nghĩ là ông còn đang dè dặt chưa ủng hộ hết mình”. Ông hoàn toàn không thích câu trả lời của tôi và nói với tôi, “Nhưng ông cũng biết rằng Sao Paulo theo xu hướng dân sự”. “Tôi biết”, tôi đáp, “Nhưng đây là chế độ quân sự và đây là lần đầu tiên tướng bốn sao đang tại ngũ chuyển phe, và chúng tôi sẽ không thể chiến thắng mà không phá vỡ họ ngay từ bên trong”.
Tôi luôn luôn quan niệm rằng quá trình chuyển hóa không thể xảy ra mà không có đối đầu trực tiếp. Tôi luôn luôn sử dụng hình ảnh sau đây: Họ là một pháo đài; chúng ta phải bao vây pháo đài, và nếu chúng ta xiết chặt được vòng vây vững chắc thì những người bên trong sẽ bị đói và sẽ phải tìm chúng ta. Lúc đó, quá trình chuyển hóa sẽ xảy ra như là kết quả của sự hợp lưu của các lực lượng đã rời bỏ chính phủ để tham gia phe đối lập. Đấy không chỉ là phe đối lập. Nhưng nhiều người coi quan điểm của tôi có thể bị chế độ lợi dụng.
Tôi tin rằng quan điểm của tôi cuối cùng sẽ chiến thắng. Euller là ứng cử viên, nhưng ông ta đã thua – đấy là cuộc bầu cử mà chắc chắn là thua – không có cách nào thắng được, nhưng lỗ thủng thì vẫn còn đó.
Chiến lược của giới quân sự là gì và họ đối phó như thế nào trước phe đối lập đang ngày càng gia tăng?
Ban đầu, Golbery muốn có quá trình chuyển hóa chậm. Số phiếu mà phe đối lập giành được trong các cuộc bầu cử năm 1974 và 1978 làm người ta kinh ngạc. Chính phủ phản ứng bằng cách trì hoãn việc bàn giao cho chính quyền dân cử của các bang, được dự định vào năm 1978. Kết quả là hệ thống chính trị lưỡng đảng chấm dứt vào năm 1979. Mục đích là chia rẽ phe đối lập. PT nổi lên trong bối cảnh như thế. Giai đoạn đầu, phong trào công đoàn mới được chính phủ ưu ái; trước Lula, chưa có nhà lãnh đạo công đoàn nào được đăng trên trang nhất của các tờ tạp chí. Vì Lula là nhân vật mới, ông không liên quan với Chiến tranh Lạnh hay với các đảng cánh tả trước đây; ông đại diện cho xu hướng mới. Các nhóm ôn hòa trong MDB, được chính phủ khuyến khích, cũng tìm cách thành lập một đảng khác gọi là Đảng Nhân dân (Partido Popular - PP) - dưới sự lãnh đạo của Tancredo Neves. Olavo Setubal, người được Geisel bổ nhiệm làm thị trưởng thành phố Sao Paulo và là một chủ ngân hàng lớn, tham gia đảng này. Nhưng, PP chẳng tồn tại được lâu; đa số cán bộ của đảng này quay về với MDB, sau này được gọi là Đảng của Phong trào Dân chủ Brazil (Partido do Movimento Democratico Brasileiro – PMDB).
Trong giai đoạn mới của quá trình chuyển hóa, cuộc đấu tranh vì dân chủ được kích hoạt như thế nào?
Lúc đó, các phong trào khác cũng xuất hiện: Phong trào đòi ân xá rất mạnh, thậm chí ngay khi chính quyền Geisel chuẩn bị chấm dứt, cộng với các cuộc đình công do Lula tổ chức. Điều thú vị là, Lula không ủng hộ ân xá vì ông nói rằng ân xá thực sự cho người lao động sẽ đưa luật lao động mang tên Vargas - liên kết nhà nước với cấp công đoàn – đến chỗ cáo chung. Các nhà lãnh đạo công đoàn mới có quan điểm độc lập hơn, chịu ảnh hưởng nhiều của Công giáo chứ ít chịu ảnh hưởng của nhà nước. Chủ nghĩa công đoàn mới tìm cách phá vỡ các mối quan hệ với chính phủ. Họ đấu tranh vì công đoàn tự chủ. Chúng tôi tham gia vào cuộc đấu tranh đòi ân xá cho các chính trị phạm. Nhân vật chính trong cuộc đấu tranh này là thượng nghị sĩ Teotonio Vilela, họ hàng bên đằng mẹ tôi. Ông ta cũng từng là người ủng hộ chế độ, nhưng cuối cùng đã thay đổi quan điểm. Mọi người bắt đầu thay đổi quan điểm. Teotonio trở thành người anh hùng của phe đối lập; tên của cơ sở đảng của tôi là Teotonio Vilela, mặc dù ông ta vẫn là thành viên của Đảng Liên minh Đổi mới Quốc gia (Alianca Renovadora Nacional – ARENA) ), đảng của chính phủ trong hệ thống lưỡng đảng.
Luật Ân xá đã được thông qua vào thời điểm đó. Việc những người từng sống lưu vong hồi hương có ảnh hưởng mạnh đến sự hình thành các đảng mới, đặc biệt là PT và Đảng Lao động Dân chủ (Partido Democratico Trabalhista – PDT), do Leonel Brizola thành lập. [Quân đội đã giành được từ tay ông đảng PTB hay Partido Trabalhista của Brasil, đảng này được trao vào tay Ivete Vargas, cháu gái họ của Tổng thống Getulio Vargas.] Golbery và Chính phủ đã dùng thủ đoạn để bà này chứ không phải Brizola được mang ngọn cờ có tính biểu tượng của đảng PTB.
Còn tiếp
No comments:
Post a Comment