January 30, 2020

DÂN CHÚNG NÀO THÌ CHÍNH QUYỀN ĐÓ

Tác giả Canh Le

21 tháng 11, 2012

HẠT GIỐNG



Tất cả các loại "hạt giống" thường được "gieo vãi", bằng cách này hay cách khác, tự nhiên hay nhân tạo, ở khắp nơi, nhưng chỉ khi nào gặp điều kiện "thổ nhưỡng" thích hợp thì chúng mới "nẩy mầm" và "phát triển" được ... 
Có một loại "hạt giống", mà :
Đôi khi, "nó" bị từ chối, tiêu diệt ngay khi vừa xuất hiện ...
Đôi khi, "nó" bị thờ ơ, bỏ mặc cho mục nát, thối rữa ...
Đôi khi, "nó" có thể nẩy mầm, nhưng không thể lớn lên ...
Đôi khi, "nó" có thể lớn lên nhưng èo uột, không thể ra hoa, kết trái ..., rồi tự lụi tàn ...
Đôi khi, "nó" ra hoa, kết trái nhưng người ta nhận ra "nó" là loài cây độc, cả rể, thân, cành, lá, hoa, trái, hạt ... đều độc, nên bứng nhổ, tiêu diệt ..., và cảnh giác ...
... vv ...

Nhưng đôi khi, "nó" phát triển mạnh mẽ, sum xuê, lan tràn ..., lấn át tiêu diệt luôn cả các loài "sinh vật bản địa", làm hoang hóa "đất đai", nhiễm độc "môi trường" ... Ấy là khi nó gặp được những "điều kiện thổ nhưỡng" thích hợp với nó, đó chính là NGU DỐT, DỐI TRÁ, HIẾU CHIẾN.

Và loại "hạt giống" đó có tên là ... !!! ...

Đừng hỏi tại sao loài "cây độc" ấy phát triển tốt ở Việt Nam ... Mà hãy xem lại cái "mảnh đất" - DÂN TỘC TÍNH - VĂN HÓA - Việt Nam có chứa đựng dồi dào ba loại "dưỡng chất" NGU DỐT, DỐI TRÁ, HIẾU CHIẾN đó hay không ... !? ...
Dân Tộc Việt Nam cần nghiêm khắc nhận chân được điều này ... ! ...





CẢI CÁCH CHÍNH TRỊ PHẢI ĐƯỢC TIẾN HÀNH SONG SONG VỚI CẢI CÁCH VĂN HÓA, VÀ PHẢI DỰA TRÊN NHỮNG THÀNH TỰU CỦA CẢI CÁCH VĂN HÓA ! ( - Về Trí Thức Nga - )

Nếu không, thì chỉ là :
thay NGU DỐT này bằng NGU DỐT khác ...
thay DỐI TRÁ này bằng DỐI TRÁ khác ...
thay HIẾU CHIẾN này bằng HIẾU CHIẾN khác ...
Chỉ là "THAY VỊ ĐỔI NGÔI", "BÌNH MỚI RƯỢU CŨ" mà thôi ... ! ...

VÔ ÍCH ... ! ... ! ... ! ...

"Hạt giống" DÂN CHỦ đã từng được "gieo vãi" trên "mảnh đất" Việt Nam, muộn nhất và nhiều nhất vào đầu thế kỷ XX, DUY TÂN : KHAI DÂN TRÍ - CHẤN DÂN KHÍ - HẬU DÂN SINH, nhưng tại sao đã không thể "nẩy mầm" và "phát triển" ... !? ...

TẠI SAO ... !? ... !? ... !? ...

Ngày 7 tháng 1, 2017


Khi nhìn thấy một người Việt Nam hành xử gia trưởng, độc đoán, bạo hành, ngăn cấm tranh luận ... ở trong gia đình, tôi biết chắc chắn rằng nếu anh / chị ta làm công chức thì sẽ là một công chức độc tài, quan liêu.

Khi nhìn thấy một người Việt Nam đút lót hối lộ ở nơi công sở, chạy điểm chạy bằng, chạy trường chạy lớp ở nơi học đường, mua gian bán lận ở nơi chợ búa ..., tôi biết chắc chắn rằng nếu anh / chị ta làm công chức thì sẽ là một công chức phạm pháp, tham nhũng.

Khi nhìn thấy một người Việt Nam phóng nhanh vượt ẩu, vượt đèn đỏ, lấn tuyến, leo lề ... ở trên đường phố ; khạc nhổ phóng uế, xả rác, quăng xác chuột chết ... ở nơi công cộng, tôi biết chắc chắn rằng nếu anh / chị ta làm công chức thì sẽ là một công chức vô pháp, vô trách nhiệm.

... vv ...
“Một nhà nước vô trách nhiệm, quan liêu tham nhũng chỉ có thể tồn tại ở một xã hội nơi đa số người dân vô trách nhiệm với chính bản thân, luôn có tư tưởng trông chờ sự xuất hiện của một ‘nhà nước anh minh’ mới chịu học tập, lao động và tuân thủ luật pháp một cách đúng đắn.

Vô trách nhiệm với bản thân dẫn đến sự dốt nát trong nhận thức, kết quả là họ bị hết nhà nước này đến nhà nước khác hoặc một thế lực nào đó lừa bịp và ‘định hướng’, không thể có nền Dân Chủ.”(Ivan Alexandrovich Ilyin - 1883-1954 - nhà tư tưởng, nhà luật học và chính trị học người Nga)

Người Việt Nam, nếu muốn có một nền Dân Chủ đích thực và bền vững, thì phải biết TỰ CHỦ trước đã!

TỰ LÀM CHỦ BẢN THÂN, tức là CÓ TRÁCH NHIỆM VỚI CHÍNH BẢN THÂN MÌNH !
Hãy bắt đầu bằng việc :
- KHÔNG khạc nhổ phóng uế, KHÔNG xả rác, KHÔNG quăng xác chuột chết ... ở nơi công cộng ; KHÔNG phóng nhanh vượt ẩu, KHÔNG vượt đèn đỏ, KHÔNG lấn tuyến, KHÔNG leo lề ... ở trên đường phố !
- KHÔNG đút lót hối lộ ở nơi công sở ; KHÔNG chạy điểm chạy bằng, KHÔNG chạy trường chạy lớp ở nơi học đường ; KHÔNG mua gian bán lận ở nơi chợ búa ... !
- KHÔNG hành xử gia trưởng, KHÔNG độc đoán, KHÔNG bạo hành, KHÔNG ngăn cấm tranh luận ... ở trong gia đình !

Nếu không, thì mọi mồ hôi, nước mắt, thậm chí cả máu xương để đấu tranh thay đổi xã hội chỉ là “thay vị đổi ngôi”, “bình mới rượu cũ” ...
Vô ích, hoàn toàn vô ích !
Mãi mãi chỉ là :
“DỊCH CHỦ TÁI NÔ” !!! (Lời của Phan Châu Trinh - chí sĩ cách mạng Duy Tân : Khai Dân Trí, Chấn Dân Khí, Hậu Dân Sinh)


* “In the long run every Government is the exact symbol of its People, with their wisdom and unwisdom ; we have to say : Like People like Government.” (Thomas Carlyle - 1795-1881 - triết gia, lý luận gia, sử gia, văn sĩ châm biếm và giáo viên người Scotland trong thời Victoria)

Trong một khoảng thời gian dài thì Chính Quyền là biểu tượng chính xác của Dân Chúng trong xã hội mà nó cai trị, với sự khôn ngoan cũng như sự dốt nát của chính họ ; chúng ta cần phải nói rằng : Dân Chúng nào thì Chính Quyền đó.
* “A Society of Sheep must in time beget a Government of Wolves.” (Bertrand de Jouvenel - 1903-1987 - triết gia chính trị người Pháp)

Một Xã Hội của Loài Cừu theo thời gian chắc chắn sẽ sinh ra một Chính Quyền của Loài Sói.
* “La faiblesse des gouvernés produit des gouvernants mediocre.” ( Lưu Hiểu Ba - 1955 - nhà hoạt động nhân quyền người Trung Quốc)

Sự kém cỏi của những người bị trị đã sản sinh ra những người cầm quyền tồi tệ.
GIEO SUY NGHĨ, GẶT HÀNH ĐỘNG ; GIEO HÀNH ĐỘNG, GẶT THÓI QUEN ; GIEO THÓI QUEN, GẶT TÍNH CÁCH ; GIEO TÍNH CÁCH, GẶT SỐ PHẬN !



GIEO SUY NGHĨ, GẶT HÀNH ĐỘNG ; GIEO HÀNH ĐỘNG, GẶT THÓI QUEN ; GIEO THÓI QUEN, GẶT TÍNH CÁCH ; GIEO TÍNH CÁCH, GẶT SỐ PHẬN !

Ngày 21 tháng 1, 2020

Phản biện bài viết ĐỌC SÁCH NGHĨ VỀ LUẬN ĐIỆU "NHÂN DÂN NÀO LÃNH TỤ ẤY" - https://phamnguyentruong.blogspot.com/…/nhan-dan-nao-lanh-t… - của Pham Nguyen Truong

--- Tác giả đưa ra ví dụ về các loài vật như ong, kiến, mối, khỉ, sư tử, trâu, voi hay sói ... để chứng minh "lãnh tụ nào nhân dân ấy" hay "chính quyền nào nhân dân ấy", và phủ định "nhân dân nào lãnh tụ ấy" hay "nhân dân nào chính quyền ấy".

Nhưng trong các loài vật như ong, kiến, mối, khỉ, sư tử, trâu, voi hay sói ..., câu "nhân dân nào lãnh tụ ấy" hay "nhân dân nào chính quyền ấy" có nghĩa là đàn ong thì đương nhiên có "lãnh tụ" là ... con ong chúa chứ không thể là ... con kiến chúa hay con sói đầu đàn, và đương nhiên có "chính quyền" là cách tổ chức bầy đàn theo kiểu loài ong chứ không thể theo kiểu loài kiến hay loài sói.

Câu nói :

"Một Xã Hội của Loài Cừu theo thời gian chắc chắn sẽ sinh ra một Chính Quyền của Loài Sói".

(Bertrand de Jouvenel - 1903-1987 - triết gia chính trị người Pháp)

Chỉ là một cách nói ví von để diễn đạt theo nghĩa bóng rằng "Một Xã Hội của Kẻ Nô Lệ - Thần Phục theo thời gian chắc chắn sẽ sinh ra một Chính Quyền của Kẻ Chủ Nô - Cai Trị", chứ không ai hiểu theo nghĩa đen rằng "Đàn Cừu theo thời gian chắc chắn sẽ sinh ra con đầu đàn là ... Con Sói".



Ngoài ra, do chọn lọc tự nhiên và đấu tranh sinh tồn, loài ong, kiến, mối ... thì con chúa được chọn do có khả năng sinh sản tốt nhất ; loài khỉ, sư tử, trâu, voi hay sói ... thì con đầu đàn ngoài khả năng sinh sản còn phải mạnh mẽ và tinh khôn nhất mới có thể chiến thắng được các con khác trong đàn để lên nắm quyền ; do đó câu "nhân dân nào lãnh tụ ấy" hay "nhân dân nào chính quyền ấy" có nghĩa là bầy đàn nào sinh sản tốt, mạnh mẽ và tinh khôn thì sẽ có con chúa hay con đầu đàn sinh sản tốt hơn, mạnh mẽ và tinh khôn hơn ; và bầy đàn nào sinh sản tốt hơn, mạnh mẽ và tinh khôn hơn thì sẽ có con chúa hay con đầu đàn sinh sản tốt hơn nữa, mạnh mẽ và tinh khôn hơn nữa ...



Như vậy, vẫn là "nhân dân nào lãnh tụ ấy" hay "nhân dân nào chính quyền ấy", chứ không phải là "lãnh tụ nào nhân dân ấy" hay "chính quyền nào nhân dân ấy". Và đương nhiên, như tương tác qua lại của quan hệ Nhân - Quả, con chúa hay con đầu đàn sinh sản tốt, mạnh mẽ và tinh khôn sẽ giúp cho bầy đàn có nhiều cơ may tồn tại và phát triển trong chọn lọc tự nhiên và đấu tranh sinh tồn !

***

--- Tác giả cũng nhận định về thời Phong Kiến Quân Chủ : sau "các phong trào khởi nghĩa chống chế độ bạo quyền trong nước hay chính quyền đô hộ của ngoại bang ... như một qui luật, chỉ sau một hai đời vua sáng tôi hiền, nhân dân lại rơi vào vòng cai trị của các hôn quân bạo chúa". Ấy là do nhân dân vẫn còn mang nặng não trạng thần dân nô lệ nên tất yếu sẽ tạo ra chính quyền mang tâm thế cai trị áp bức.

Như vậy, vẫn là "nhân dân nào lãnh tụ ấy" hay "nhân dân nào chính quyền ấy", chứ không phải là "lãnh tụ nào nhân dân ấy" hay "chính quyền nào nhân dân ấy".

***

--- Tác giả nêu lên : "trước năm 1975 hay khoảng thời gian gần đó, ở miền Bắc ... mọi người đều tin rằng lãnh tụ của mình là những người tuyệt vời, là những người yêu thương đồng bào hết mực", "hồi những năm 1960 và đầu 1970, khi các bà mẹ khăn rằn ở Bến Tre đồng khởi hay các bà mẹ ở chợ Bến Thành biểu tình đòi dân sinh hay nuôi dấu cán bộ", “Ấy, lãnh tụ của chúng tao là danh nhân văn hóa thế giới đấy, đại tướng của chúng tao là một trong 10 vị tướng vĩ đại nhất thế giới đấy. Tại Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc thủ tướng hay bộ trưởng ngoại giao của chúng tao thường đọc những bài diễn văn quan trọng, được cả thế giới chú ý đấy !” ... cũng chính là do sự ngu dốt và cuồng tín của một dân tộc "Loài Cừu" đã giúp cho bọn lãnh tụ và chính quyền "Loài Sói" được lên ngôi và cai trị.

Như vậy, vẫn là "nhân dân nào lãnh tụ ấy" hay "nhân dân nào chính quyền ấy", chứ không phải là "lãnh tụ nào nhân dân ấy" hay "chính quyền nào nhân dân ấy".

***

--- Tác giả đưa ra ví dụ về nước Đức : "Không phải người Đức trong giai đoạn 1930-1945 xấu xa cho nên họ mới có những kẻ như Hitler, Himmler, Goebbels … mà chính là cái thể chế tồi bại đó đã đưa chúng lên đỉnh cao quyền lực và đến lượt mình, chúng lại làm băng hoại nhân dân Đức".

Điều này lại càng đúng với :

- “Mỗi dân tộc đều có một chính phủ tương xứng với nó. Nếu vì một lý do gì đó, những kẻ xuẩn ngốc hay bẩn thỉu ngồi lên đầu một dân tộc sáng suốt và trung thực, thì dân tộc ấy cần phải tống cổ lũ ăn hại ấy xuống đáy địa ngục càng nhanh càng tốt. Nhưng nếu một chính phủ tệ hại có thể tồn tại dài lâu ở vị trí của mình, thì chắc chắn là phần lỗi nằm ở dân tộc ấy. Khi đó, dân tộc ấy hoặc chết tiệt, hoặc vô học thức”.

( Câu nói được cho là của Bá tước István Széchenyi de Sárvár-Felsővidék - 1791-1860 - văn sĩ, lý luận gia chính trị, được coi là một trong những chính khách vĩ đại nhất trong lịch sử Hungary, được gọi là "người Hungary vĩ đại nhất" )

- “Trong một khoảng thời gian dài thì Chính Quyền là biểu tượng chính xác của Dân Chúng trong xã hội mà nó cai trị, với sự khôn ngoan cũng như sự dốt nát của chính họ ; chúng ta cần phải nói rằng : Dân Chúng nào thì Chính Quyền đó”.

( Thomas Carlyle - 1795-1881 - triết gia, lý luận gia, sử gia, văn sĩ châm biếm và giáo viên người Scotland trong thời Victoria )

Con người nào, thời điểm nào cũng có lúc cực đoan và sai lầm ; "dân tộc nào, thời điểm nào cũng có những kẻ sẵn sàng bóc lột, sẵn sàng lừa đảo, sẵn sàng giết chóc đồng loại của mình để kiếm lợi". Trong tức thời, ngắn hạn, có những dân tộc "sáng suốt và trung thực" bị cưỡng bức áp đặt hay bị lừa dối lựa chọn một "thể chế tồi bại", "chính phủ tệ hại" của những kẻ "xuẩn ngốc hay bẩn thỉu", nhưng ngay sau đó thì họ đã thức tỉnh và thoát ra, "tống cổ lũ ăn hại ấy xuống đáy địa ngục càng nhanh càng tốt" ... Nhưng dân tộc Việt Nam, "trong một khoảng thời gian dài" mà vẫn để cho một "thể chế tồi bại", "chính phủ tệ hại" của những kẻ "xuẩn ngốc hay bẩn thỉu" "tồn tại dài lâu", "ngồi lên đầu" mình mà không thể thức tỉnh và thoát ra, thì có phải là một dân tộc “hoặc chết tiệt, hoặc vô học thức” hay không !?!

Như vậy, vẫn là "nhân dân nào lãnh tụ ấy" hay "nhân dân nào chính quyền ấy", chứ không phải là "lãnh tụ nào nhân dân ấy" hay "chính quyền nào nhân dân ấy". Và đương nhiên, như tương tác qua lại của quan hệ Nhân - Quả, lãnh tụ hay chính quyền sáng suốt và trong sạch sẽ giúp cho dân tộc có nhiều cơ may tồn tại và phát triển trong một thế giới cạnh tranh sinh tồn !

***

--- Tác giả đưa ra hai ví dụ về Đông-Tây Đức và Bắc-Nam Hàn, và "Thiết nghĩ điều này cũng đúng nếu so sánh người Đài Loan và Hong Kong với người Trung Quốc đại lục", "cùng một dân tộc, nhưng hai thể chế khác nhau" dẫn đến kết quả về kinh tế và xã hội khác nhau, đó chính là tương tác qua lại của quan hệ Nhân - Quả, lãnh tụ hay chính quyền sáng suốt và trong sạch sẽ giúp cho dân tộc có nhiều cơ may tồn tại và phát triển trong một thế giới cạnh tranh sinh tồn !



Tác giả nói "Ta cũng có thể nói như thế về người Việt Nam : Người miền Bắc vào Nam sau năm 1975 'khó chơi' ( xin dùng từ nhẹ nhàng như thế ) hơn người Nam, trong khi nói chung người miền Nam có ấn tượng rất tốt với dân Bắc năm 1954. Mà gian trá đến lừa đảo chỉ là một bước ngắn. Đấy là một trong những lý do vì sao ta lại thấy nhiều hiện tượng, mà nói một cách nhẹ nhàng là 'tiêu cực' như vậy". Cũng cần lưu ý là dân Bắc 54 là những người đã chấp nhận đánh đổi rời bỏ quê cha đất tổ để từ chối một "thể chế tồi bại", "chính phủ tệ hại" của những kẻ "xuẩn ngốc hay bẩn thỉu" ; và dân Bắc 75 là những người đã lựa chọn một "thể chế tồi bại", "chính phủ tệ hại" của những kẻ "xuẩn ngốc hay bẩn thỉu", hoặc bị kẹt lại rồi bị tha hóa bởi một "thể chế tồi bại", "chính phủ tệ hại" của những kẻ "xuẩn ngốc hay bẩn thỉu". Trên một bình diện chung, vẫn là "nhân dân nào lãnh tụ ấy" hay "nhân dân nào chính quyền ấy", chứ không phải là "lãnh tụ nào nhân dân ấy" hay "chính quyền nào nhân dân ấy".

***

--- Tác giả đưa ra ví dụ về nước Anh và nước Mỹ.

Nước Anh đã có một bản "Hiến Pháp" - Đại Hiến Chương Magna Carta từ năm 1215 do tầng lớp quý tộc ấn định cho vua John, mở đường cho thời đại Dân Chủ và Pháp Trị. Nước Mỹ vốn là thuộc địa của Anh, cũng như các thuộc địa khác của Anh, được ảnh hưởng tinh thần Dân Chủ và Pháp Trị này, nên khi giành được độc lập, cùng với tinh thần khát khao tự do và công bằng của những lưu dân đi tìm đất mới, họ cũng thiết lập một chế độ Dân Chủ và Pháp Trị. Trên một bình diện chung, vẫn là "nhân dân nào lãnh tụ ấy" hay "nhân dân nào chính quyền ấy", chứ không phải là "lãnh tụ nào nhân dân ấy" hay "chính quyền nào nhân dân ấy". Và đương nhiên, như tương tác qua lại của quan hệ Nhân - Quả, lãnh tụ hay chính quyền sáng suốt và trong sạch sẽ giúp cho dân tộc có nhiều cơ may tồn tại và phát triển trong một thế giới cạnh tranh sinh tồn !

***

Tạm kết :

"Nhân dân nào lãnh tụ ấy" hay "nhân dân nào chính quyền ấy" và "lãnh tụ nào nhân dân ấy" hay "chính quyền nào nhân dân ấy" là một quy luật thuộc cặp phạm trù Nguyên Nhân - Kết Quả có tương tác qua lại.

Nếu xét theo cặp phạm trù Tất Nhiên - Ngẫu Nhiên thì "nhân dân nào lãnh tụ ấy" hay "nhân dân nào chính quyền ấy" mang tính Tất Nhiên bền vững hơn, còn "lãnh tụ nào nhân dân ấy" hay "chính quyền nào nhân dân ấy" mang tính Ngẫu Nhiên mong manh hơn.

Ở đây, trong ngữ cảnh này, trong bối cảnh xã hội loài người, "nhân dân" cần được hiểu là "phong tục - tập quán - luân lý - đạo đức - văn hóa - truyền thống" hình thành nên tính cách của một dân tộc, từ nền tảng đó mà xây dựng lên thể chế chính trị quyết định số phận của dân tộc đó.

"Gieo suy nghĩ, gặt lời nói. Gieo lời nói, gặt hành động. Gieo hành động, gặt thói quen. Gieo thói quen, gặt tính cách. Gieo tính cách, gặt số phận".

Nền móng nào thì xây nên ngôi nhà đó.

Hạ tầng cơ sở nào thì xây nên thượng tầng kiến trúc đó.

Văn hóa nào thì tạo ra chính trị đó.

Dân chúng nào thì tạo ra chính quyền đó.

Nhưng luôn luôn có tác động qua lại của quan hệ Nhân - Quả.

Câu nói "nhân dân nào lãnh tụ ấy" hay "nhân dân nào chính quyền ấy" khiến cho người dân phải tự nhìn lại mình, xem xét lại tính cách của mình và suy ngẫm chiêm nghiệm tìm cách thay đổi theo hướng tích cực để có thể thay đổi thể chế chính trị, từ đó thay đổi số phận của họ. Còn câu nói "lãnh tụ nào nhân dân ấy" hay "chính quyền nào nhân dân ấy" có thể mang tính "đổ thừa", khiến người dân có tâm lý "phó mặc" tiêu cực hơn, chỉ biết trông chờ vào một "minh quân thánh chúa" nào đó ra đời để "cứu rỗi" thay đổi số phận của họ.

“Một nhà nước vô trách nhiệm, quan liêu tham nhũng chỉ có thể tồn tại ở một xã hội nơi đa số người dân vô trách nhiệm với chính bản thân, luôn có tư tưởng trông chờ sự xuất hiện của một ‘nhà nước anh minh’ mới chịu học tập, lao động và tuân thủ luật pháp một cách đúng đắn.

Vô trách nhiệm với bản thân dẫn đến sự dốt nát trong nhận thức, kết quả là họ bị hết nhà nước này đến nhà nước khác hoặc một thế lực nào đó lừa bịp và ‘định hướng’, không thể có nền Dân Chủ”.

( Ivan Alexandrovich Ilyin - 1883-1954 - nhà tư tưởng, nhà luật học và chính trị học người Nga )

Tác giả vì muốn chứng minh "lãnh tụ nào nhân dân ấy" hay "chính quyền nào nhân dân ấy" một cách tuyệt đối, và phủ định hoàn toàn "nhân dân nào lãnh tụ ấy" hay "nhân dân nào chính quyền ấy" nên đã sa vào phiến diện, cực đoan.

Ngoài ra, còn có một số lỗi ngụy biện "lạm dụng chữ nghĩa" như những từ "bồi bút", "dư luận viên", "tay sai", "bất lương", "táng tận lương tâm", "nguy hiểm", "phản động", "lương tri" ... ; hay "dựa vào bạo lực" như "nếu tôi đứng ở đó thì tôi sẽ cho tên vừa nói một phát đạn vào thái dương" ... vv ...

Lỗi phiến diện, cực đoan chỉ khiến cho lập luận lỏng lẻo, thiếu thuyết phục ; nhưng lỗi ngụy biện khiến cho lập luận mất đi nhiều giá trị!









2 comments: