Người dịch: Ngọc Ánh – Anh Hòa – Thế Phương – Huy Hoàng – Thanh Tú
Hiệu đính: Nguyễn Đức Thành – Phạm Nguyên Trường
MỞ ĐẦU - NHỮNG TÀN TÍCH CỦA VƯƠNG QUỐC CHAMPA
Tôi đi theo những lối mòn giữa rừng trong sự im ắng của cái nóng thấu người. Những đống gạch đỏ mốc meo nổi lên giữa đám lau sậy um tùm, tựa vào sườn núi dốc đứng, bao phủ bởi những đám nặng trĩu. Tôi đang ở Mỹ Sơn, miền Trung Việt Nam, cách bờ Biển Đông bốn mươi dặm. Hoa cỏ rườm rà phủ kín bất cứ chỗ nào có tàn tích, ngoại trừ những bức tường thẳng đứng. Những tàn tích một thuở đã lung linh đén nến, mù mịt hương trầm và long não, mờ ảo phủ lên những linga thần thánh. Những bức tượng chỉ còn một nửa – gợi nhớ đến một thời Ấn Độ đã tiến sâu vào lòng Đông Nam Á - nằm giữa những dãy cột trên các bức tường bị hoen ố, loang lổ màu xanh và trắng của địa y. Những tượng thần không đầu và những hình người đang nhảy múa đã tàn phai qua năm tháng và giờ bị côn trùng mặc sức đục khoét. Những viên gạch chực long ra, trông giống như là những chiếc răng sắp rụng: các di tích bị tấn công và tàn phá đến nỗi những gì còn sót lại gợi lên những mảng trừu tượng của một công trình điêu khắc hiện đại. Một linga nằm dưới lớp địa y, biểu tượng dương vật cương cứng của thần Shiva, đứng đơn độc như thách thức với thời gian.
Quy mô và sự phong phú của các nhóm tháp B và C hứa hẹn với du khách đây là một Angkor Wat của Việt Nam, nhưng khi nhìn thấy các nhóm tháp khác, tôi nhận ra rằng đời sống tôn giáo trong chín thế kỷ ở đây, từ cuối thời Cổ đại đến giữa thời Trung cổ, còn sót lại ít ỏi đến nhường nào. Nhóm tháp A giờ chỉ còn là một đống đổ nát lởm chởm, thấp bé, bằng chứng về sự tàn phá do máy bay trực thăng Mỹ gây ra trong cuộc chiến tranh không liên quan đến tương lai Đông Nam Á như những đống đổ nát này và cái mà mà chúng đại diện cho.
Chủ nghĩa dân tộc mãnh liệt thường bắt nguồn từ những điều mà theo cách gọi của Freud là hội chứng ái kỉ dựa trên những khác biệt nhỏ. Điều đã giúp Việt Nam không bị đơn thuần trở thành một tiền đồn phía Nam của nền văn hóa Trung Quốc chính là di sản Khơmer và Ấn Độ của nước này, những thứ đó đã tạo ra sự kết hợp độc đáo, rất giống và mà cũng rất khác với nền văn minh Trung Quốc. Nhắc đến Champa, từ thế kỷ thứ IV đến thế kỷ thứ XIII, là vạch trần sự lừa dối của các công trình nghiên cứu khu vực học thời Chiến tranh Lạnh, mà cho đến giờ Washington vẫn còn ưa thích – những người nghiên cứu đã đặt khu vực Đông Nam Á lọt thỏm vào vào vùng Đông Á và vành đai Thái Bình Dương. Trong khi đó, khu vực này thực ra là một mắt xích liên kết hữu cơ thích hợp hơn với cái tên Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, với tâm điểm hảng hải là biển Đông: vì Champa đại diện cho một sự ganh đua có tính chất cướp bóc trên biển. Bị siết chặt giữa Tây Nguyên và biển, với nhiều con sông và cảng tự nhiên có thể sử dụng được, với gỗ, gia vị, dệt may, mật ong, sáp ong và các kim loại để trao đổi mua bán, người Chăm dễ dành hưởng lợi từ quan hệ thương mại giữa Ấn Độ Dương và Tây Thái Bình Dương. Người Pháp đã đúng khi họ gọi khu vực này không phải là Đông Nam Á, mà là Indichina (Ấn Độ-Trung Hoa).
Bằng chứng là Đế chế Chola thời Trung cổ của người Tamil theo đạo Hindu ở miền Nam Ấn Độ đã gửi các đội tàu của mình đi khắp vùng ven biển này, đến tận Trung Quốc về phía Bắc; thậm chí là đồ gốm Trung Quốc cổ đại đã được tìm thấy ở tận Java về phía Nam và các tàu Trung Quốc dưới triều nhà Đường và nhà Nguyên thời Trung cổ đã mạo hiểm đi xa đến tận Odisha ở Đông Bắc Ấn Độ. Việt Nam, nằm trên đường đứt gãy giữa các nền văn minh và vắt ngang khoảng cách hàng thế kỷ giữa thời cổ đại và thời hiện đại: Đại Việt là một vương quốc nhỏ và không ổn định ở miền bắc sau thời gian hơn một ngàn năm từng bị đế chế Trung Hoa đô hộ; trong khi ở miền Nam có Đế chế Khmer và Champa. Champa là quốc gia đồi địch với Đại Việt, [ngăn chặn sự bành trướng của Đại Việt về phía Nam, cho đến khi người Kinh ở phía Bắc cuối cùng đã biến Champa thành gần như đống tro tàn, và từ đấy họ mang cảm giác tội lỗi trong tâm khảm đối với miền Nam Việt Nam – đoạn này bị cắt], là biểu trưng về lịch sử và văn hóa của miền Nam Việt Nam, Champa đã luôn gắn kết chặt chẽ hơn với thế giới Khmer và Mã Lai [hơn là với Đại Việt bị Trung Quốc đồng hóa ở phía Bắc – đoạn bị cắt].
Trong các thế kỷ XVII và XVIII, một lần nữa, lại có hai nước Việt Nam: Đàng Ngoài ở phía Bắc dưới sự cai trị của triều Lê và Đàng Trong ở phía Nam dưới sự cai trị của triều nhà Nguyễn. Xét cho cùng, là vì bờ biển dài gần một ngàn dặm của Việt Nam nằm chắn ngang hai nền văn minh lớn: Ấn Độ và Trung Quốc.
Tôi biết Champa nhờ cuốn sách có minh họa mà tôi tình cờ bắt gặp trong một cửa hàng ở Hà Nội cách đây vài năm: Nghệ thuật Champa (The Art of Champa) của Jean-François Hubert. Vẻ đẹp của nó đã khiến tôi phải mua ngay một cuốn. Như Hubert đã viết di sản Champa tồn tại “trong sự thách thức của thời gian”, đã được các nhà khảo cổ Pháp từ Viện Viễn Đông Bác cổ phát hiện và bảo tồn vào cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX. Họ đã nghiên cứu và khai quật ở Mỹ Sơn và các khu vực khác, cung cấp bằng chứng rõ ràng về những điều từng chỉ được biết đến trong các báo cáo của các sứ thần và quốc sử Trung Hoa. Văn của Hubert cũng tao nhã như các bức ảnh đi kèm, đưa tôi đến với nền văn hóa Phạn, với sự hòa quyện thú vị giữa Hindu và Phật giáo (dù nghiênh nhiều hơn về Hindu giáo). Hubert nói: “trong thế kỷ thứ VIII, Champa trải dài từ Cửa ngõ An Nam (the Gate of Annam) ở phía bắc cho đến lưu vực sông Đồng Nai ở phía nam”, [nghĩa là từ phía bắc khu phi quân sự cũ (DMZ) hướng vào nam đến Sài Gòn – đoạn bị cắt]. Vì vậy, tấm bản đồ thời Trung cổ của Hubert làm người ta nhớ tới Chiến tranh Lạnh. Sau những sau những cuộc binh lửa liên miên, cái giá phải trả vì nằm trên đường đứt gãy giữa hai nền văn minh là cương quốc Champa Hindu giáo cuối cùng đã biến mất dưới bước chân Nam tiến của người Việt. Việt Nam như ta thấy ngày nay đã ra đời theo cách đó, nhưng, chính di sản của thế giới Hindu bị chinh phục đã mang lại cho Việt Nam một bản sắc văn hóa độc đáo phi Trung Hoa.
Cuốn sách của Hubert đưa tôi đến Đà Nẵng - gần khu phi quân sự cũ - căn cứ không quân nhộn nhịp nhất trong Chiến tranh Việt Nam. Thế giới Hindu đó đã chết, đã bị chôn vùi dưới những khu dân tư với tường rào kiểu Mỹ, dưới những sân gôn nổi tiếng và những khu nghỉ mát năm sao đang xây dựng cùng với những sòng bạc có treo cờ Mỹ ở lối vào, trải dài dọc theo biển Mỹ Khê, phía nam thành phố Đà Nẵng. Ngoài ra, còn có các khu nghỉ dưỡng sinh thái. Địa ngục vùng rừng rậm của lính Mỹ đã trở thành thiên đường của khách du lịch ba lô – đất nước từng là biểu tượng của chiến tranh đối với cả một thế hệ thì bây giờ lại có nụ cười và nhịp sống đầy thú vị.
Nằm ở trung tâm thành phố Đà Nẵng là Bảo tàng Điêu khắc Chăm, một tòa nhà màu vàng như mù tạt, được xây dựng vào năm 1915, thời thực dân Pháp; ở đây có hàng trăm bức tượng do hai nhà khảo cổ Henri Parmentier và Charles Carpeaux phục hồi trong cuộc khai quật vào năm 1903 và 1904 ở Mỹ Sơn và các nơi khác, được lưu giữ trong điều kiện chật chội, ít ánh sáng và ngột ngạt, với những cánh cửa sổ mở ra ngoài đường hứng khói đen và tiếng ồn của xe cộ. Ở đây, nỗi ám ảnh của tôi về nước Champa cổ xưa càng sâu sắc thêm. Bên cạnh các bức tượng còn có các bức ảnh đen - trắng màu đồng, do chính các nhà khảo cổ học nói trên chụp lại và chúng thể hiện các chủ đề của họ tốt hơn bất kỳ tấm ảnh màu nào khác. Vì các tác phẩm điêu khắc có màu xám sữa không rõ ràng trong một số trường hợp và màu nâu vàng nhạt ở những trường hợp khác, lại đẹp hơn bất cứ màu sắc cơ bản nào và thể hiện tốt nhất sự tương phản của màu đất được soi sáng với bóng tối xung quanh. Mỗi bức tượng đều trở nên sinh động đối với tôi, y như được đặt trong phòng chụp ảnh của một nhiếp ảnh gia vậy. Thế giới Ấn Độ sùng bái nhảy múa và nhiều mẫu tượng trông như bị giữ lại trong khi đang chuyển động.
Gajasimha, con vật mà thần Shiva thường cưỡi - đầu voi, thân sư tử - là hiện thân cho trí tuệ của thánh thần và sức mạnh của vua chúa. Còn chính thần Shiva, với một cái đầu khổng lồ, mất mũi và đôi mắt chấp nhận tất cả những sáng tạo và tàn phá của vũ trụ. Có một tượng Vishnu nhỏ, vị thần bảo vệ, với khuôn mặt đã bị thời gian bào mòn đến mức con mắt chỉ còn là một vết mờ, nhưng ánh mắt thì vẫn tiếp tục làm người ta kinh sợ. Thần sáng tạo Brahma có ba cái đầu chứ không phải bốn như thường thấy, đại diện cho các hướng khác nhau của vũ trụ, bốn cánh tay đang cầm những cuốn kinh Vệ Đà khác nhau. Yaksa, thần thiên nhiên; Balarama, hiện thân của Vishnu; Kala, thần chết: toàn bộ các vị thần Hindu đều có mặt ở đây, ngay tại Đà Nẵng này - các vị thần Ấn Độ trị vì ở đây trong gần một nghìn năm. Những bức phù điêu sinh động nhất từ một tháp ở Mỹ Sơn, do người Pháp đưa đến đây, làm tôi nhớ lại quan điểm nổi tiếng về lịch sử của người trí thức Đức gốc Do Thái, Walter Benjamin, coi lịch sử là một đống hoang tàn lớn của các biến cố và sự kiện, tiếp tục chồng chất ngày càng cao hơn đến vô tận, mà tiến bộ chỉ báo hiệu sẽ có thêm những đống đổ nát nữa mà thôi.
Tôi vẫn chưa xong việc. Tôi còn phải viếng thăm Bảo tàng lịch sử ở Sài Gòn, nơi có một căn phòng đầy ắp những tác phẩm điêu khắc Champa, cần phải thăm. Giữa những mô hình triển lãm và các vật trưng bày khác về sự cướp phá của các triều đại nhà Tống, nhà Nguyên và nhà Minh - nói cách khác, cuộc đấu tranh chống Trung Quốc là chủ đề chính của lịch sử Việt Nam - tôi thấy những tàn tích Chăm từ thời thế kỷ thứ II đến thế kỷ thứ XVII: thêm bằng chứng về việc Việt Nam khác hẳn Trung Quốc, mặc dù tương đồng về văn hóa với Trung Quốc là quá lớn. Và ảnh hưởng từ Ấn Độ, ở mức độ đáng kể, đã làm nên sự khác biệt đó. [Nói cách khác, nếu không có Tiểu lục địa Ấn Độ, có thể không có một nước Việt Nam theo bất kỳ một nghĩa văn hóa hay thẩm mỹ nào – câu này bị cắt]. Tôi nghoảnh đầu nhìn về phía tượng nữ thần bằng sa thạch màu cà phê sữa đang nhảy múa với bốn cánh tay - bộ ngực đầy đặn và vòng eo thon chắc khỏe: chẳng khác gì những bức tượng tôi từng thấy trong các hang động Ellora, phía đông Mumbai. Lakshmi, bức tượng thế kỷ thứ X, lời mời gọi đến với thịnh vượng và lạc thú; Shiva, thế kỷ thứ XV, một cách điệu mang tính biểu tượng vượt qua chủ nghĩa hiện thực, đến mức chỉ còn lại tính trừu tượng nghệ thuật mà thôi. Mặc dù bức tượng Shiva này chỉ được khắc một nửa, sức mạnh của cá tính vẫn toát ra từ tượng đá!
Tôi so sánh các tác phẩm điêu khắc của người Chăm với tác phẩm của người Khmer thế kỷ XII trong một căn phòng kế bên, đấy là sự kết hợp khéo léo phong cách Phật giáo và Bàlamôn giáo. Những khuôn mặt Khmer màu nâu vàng nhạt trở nên sống động cùng với sự chấp nhận định mệnh huyền bí của họ - tôi chưa từng bắt gặp điều gì lại gợi lên sự an bình đến như thế - lông mày nhỏ, mũi tẹt, đôi môi dày và rộng, mắt mở rộng, ngay cả khi dường như đang nhắm. Tương tự như Champa, Khmer là một biến thể khác của sự giao hòa giữa các nền văn minh Ấn Độ và Trung Quốc. Và đôi khi sự tương đồng cao đến mức người ta tìm thấy một mẫu vật thể hiện nền văn minh khác trong toàn bộ mẫu vật đó: ví dụ, tượng nữ thần tối cao Devi thế kỷ X, ở Hương Quế, miền Trung Việt Nam, với các đặc trưng Aryan đậm nét nhất, được phủ dưới gam màu cam sô-cô-la tuyệt đẹp. Bức tượng này thuần túy của Ấn Độ. Nó là vật duy nhất tôi thấy phù hợp về màu sắc hơn là màu đen và trắng.
Thật kỳ lạ là tôi bắt đầu nghiên cứu về địa chính trị của biển Đông với di sản thần thoại thú vị của Ấn Độ. Nhưng đó lại là điểm mấu chốt. Champa là bài học tôi phải luôn ghi nhớ trong suốt quá trình viết báo cáo về ảnh hưởng ngày càng gia tăng của Trung Quốc. Tôi mô tả khá kỹ về nghệ thuật Champa là do nhu cầu: tôi không bao giờ cho phép mình quên sự hiện diện sống động của Ấn Độ trong vùng đất này của thế giới vào thời điểm khi mà con mắt của Trung Quốc dường như đang tăng áp lực lớn ở đây. Vâng, như tôi viết, sự hiện diện ngày càng gia tăng của Trung Quốc tiếp tục là những câu chuyện ở vùng biển Đông, bằng chứng cho sức nặng nhân khẩu học và kinh tế của Bắc Kinh. Nếu tôi không đương đầu với sự trỗi dậy của Trung Quốc – nếu tôi không đối mặt với các xu hướng đáng chú ý của những thập kỷ gần đây - lúc đó có thể sẽ không còn có sự liên quan đến các quan sát của tôi. Bởi vì không ai biết trước được tương lai, tất cả những gì người ta có thể làm là viết về hiện tại. Nhưng thực tế là tương lai không biết trước được cũng đồng nghĩa với việc nó để ngỏ cho tất cả các khả năng, ví dụ như, những áp lực kinh tế và xã hội ở trong nước có thể dẫn đến sự suy yếu đáng kể [hoặc thậm chí sụp đổ của Đảng Cộng sản Trung Quốc (và cả Trung Quốc nữa) – bị cắt]. Do đó, Champa cung cấp một bài học về tính khiêm nhường: nhận thức rằng vì hiện tại là phù du, nên phân tích của tôi dù ở mức tốt nhất cũng chỉ là phân tích về một giai đoạn. Mặc dù tôi sẽ ít nhắc lại về Champa, tôi hy vọng rằng những thông tin ngắn gọn nhưng có nhiều ý nghĩa sẽ giúp cho những điều được trình bày dưới đây không chỉ mang tính chất thời sự. Champa đại diện cho một tầm nhìn dài hạn: quay về quá khứ chính là chúng ta đang nhìn về phía chân trời. Cái bóng của Trung Quốc hiện nay đã phủ rộng, nhưng nếu đến một lúc nào đó trong tương lai rất gần, Trung Quốc suy yếu đáng kể, thì Biển Đông một lần nữa có thể đáp ứng đúng với sự mô tả thời thực dân Pháp về Đông Dương, Trung Quốc sẽ cạnh tranh trên một vị thế ngang bằng (chứ không phải áp đảo) với Ấn Độ và các cường quốc và các nền văn minh khác.
Hơn nữa, trong khi nghiên cứu của tôi chỉ ra sự cạnh tranh quân sự giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, tương lai – cả về khía cạnh quân sự và kinh tế - có thể sẽ lại là mặt trận đa cực đặc biệt, với một số quốc gia như Việt Nam - hoặc Malaysia , Australia hay Xingapor – nơi các cường thi triển những cuộc thư hùng. Hoa Kỳ từng chống lại triển vọng một nước Việt Nam thống nhất bởi những người cộng sản Bắc Việt Nam. Nhưng khi sự thống nhất đất nước đã trở thành hiện thực, nhà nước Việt Nam mới và rộng hơn trở thành nguy cơ lớn hơn nhiều đối với Trung Quốc chứ không phải là đối với Hoa Kỳ. Đó có thể là điều trớ trêu của lịch sử. Champa, câu chuyện về tính trung tâm của một cường quốc vào thời điểm khi cường quốc đang dần trỗi dậy là biểu tượng về những điều bất ngờ và những khả thể, nhưng vô hình đối với con mắt phân tích thông thường.
Sài Gòn với những quán bar ồn ào và hộp đêm thoát y vũ của lính Mỹ nay đã không còn: bị chôn vùi trong ký ức dưới bề mặt lấp lánh của những hàng hiệu Gucci, Lacoste, Versace. Nhưng những bức tượng mang nét bí ẩn một cách lạ lùng trong nhà kho bụi bặm của viện bảo tàng thì vẫn còn sống mãi.
Chủ nghĩa dân tộc mãnh liệt thường bắt nguồn từ những điều mà theo cách gọi của Freud là hội chứng ái kỉ dựa trên những khác biệt nhỏ. Điều đã giúp Việt Nam không bị đơn thuần trở thành một tiền đồn phía Nam của nền văn hóa Trung Quốc chính là di sản Khơmer và Ấn Độ của nước này, những thứ đó đã tạo ra sự kết hợp độc đáo, rất giống và mà cũng rất khác với nền văn minh Trung Quốc. Nhắc đến Champa, từ thế kỷ thứ IV đến thế kỷ thứ XIII, là vạch trần sự lừa dối của các công trình nghiên cứu khu vực học thời Chiến tranh Lạnh, mà cho đến giờ Washington vẫn còn ưa thích – những người nghiên cứu đã đặt khu vực Đông Nam Á lọt thỏm vào vào vùng Đông Á và vành đai Thái Bình Dương. Trong khi đó, khu vực này thực ra là một mắt xích liên kết hữu cơ thích hợp hơn với cái tên Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, với tâm điểm hảng hải là biển Đông: vì Champa đại diện cho một sự ganh đua có tính chất cướp bóc trên biển. Bị siết chặt giữa Tây Nguyên và biển, với nhiều con sông và cảng tự nhiên có thể sử dụng được, với gỗ, gia vị, dệt may, mật ong, sáp ong và các kim loại để trao đổi mua bán, người Chăm dễ dành hưởng lợi từ quan hệ thương mại giữa Ấn Độ Dương và Tây Thái Bình Dương. Người Pháp đã đúng khi họ gọi khu vực này không phải là Đông Nam Á, mà là Indichina (Ấn Độ-Trung Hoa).
Bằng chứng là Đế chế Chola thời Trung cổ của người Tamil theo đạo Hindu ở miền Nam Ấn Độ đã gửi các đội tàu của mình đi khắp vùng ven biển này, đến tận Trung Quốc về phía Bắc; thậm chí là đồ gốm Trung Quốc cổ đại đã được tìm thấy ở tận Java về phía Nam và các tàu Trung Quốc dưới triều nhà Đường và nhà Nguyên thời Trung cổ đã mạo hiểm đi xa đến tận Odisha ở Đông Bắc Ấn Độ. Việt Nam, nằm trên đường đứt gãy giữa các nền văn minh và vắt ngang khoảng cách hàng thế kỷ giữa thời cổ đại và thời hiện đại: Đại Việt là một vương quốc nhỏ và không ổn định ở miền bắc sau thời gian hơn một ngàn năm từng bị đế chế Trung Hoa đô hộ; trong khi ở miền Nam có Đế chế Khmer và Champa. Champa là quốc gia đồi địch với Đại Việt, [ngăn chặn sự bành trướng của Đại Việt về phía Nam, cho đến khi người Kinh ở phía Bắc cuối cùng đã biến Champa thành gần như đống tro tàn, và từ đấy họ mang cảm giác tội lỗi trong tâm khảm đối với miền Nam Việt Nam – đoạn này bị cắt], là biểu trưng về lịch sử và văn hóa của miền Nam Việt Nam, Champa đã luôn gắn kết chặt chẽ hơn với thế giới Khmer và Mã Lai [hơn là với Đại Việt bị Trung Quốc đồng hóa ở phía Bắc – đoạn bị cắt].
Trong các thế kỷ XVII và XVIII, một lần nữa, lại có hai nước Việt Nam: Đàng Ngoài ở phía Bắc dưới sự cai trị của triều Lê và Đàng Trong ở phía Nam dưới sự cai trị của triều nhà Nguyễn. Xét cho cùng, là vì bờ biển dài gần một ngàn dặm của Việt Nam nằm chắn ngang hai nền văn minh lớn: Ấn Độ và Trung Quốc.
Tôi biết Champa nhờ cuốn sách có minh họa mà tôi tình cờ bắt gặp trong một cửa hàng ở Hà Nội cách đây vài năm: Nghệ thuật Champa (The Art of Champa) của Jean-François Hubert. Vẻ đẹp của nó đã khiến tôi phải mua ngay một cuốn. Như Hubert đã viết di sản Champa tồn tại “trong sự thách thức của thời gian”, đã được các nhà khảo cổ Pháp từ Viện Viễn Đông Bác cổ phát hiện và bảo tồn vào cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX. Họ đã nghiên cứu và khai quật ở Mỹ Sơn và các khu vực khác, cung cấp bằng chứng rõ ràng về những điều từng chỉ được biết đến trong các báo cáo của các sứ thần và quốc sử Trung Hoa. Văn của Hubert cũng tao nhã như các bức ảnh đi kèm, đưa tôi đến với nền văn hóa Phạn, với sự hòa quyện thú vị giữa Hindu và Phật giáo (dù nghiênh nhiều hơn về Hindu giáo). Hubert nói: “trong thế kỷ thứ VIII, Champa trải dài từ Cửa ngõ An Nam (the Gate of Annam) ở phía bắc cho đến lưu vực sông Đồng Nai ở phía nam”, [nghĩa là từ phía bắc khu phi quân sự cũ (DMZ) hướng vào nam đến Sài Gòn – đoạn bị cắt]. Vì vậy, tấm bản đồ thời Trung cổ của Hubert làm người ta nhớ tới Chiến tranh Lạnh. Sau những sau những cuộc binh lửa liên miên, cái giá phải trả vì nằm trên đường đứt gãy giữa hai nền văn minh là cương quốc Champa Hindu giáo cuối cùng đã biến mất dưới bước chân Nam tiến của người Việt. Việt Nam như ta thấy ngày nay đã ra đời theo cách đó, nhưng, chính di sản của thế giới Hindu bị chinh phục đã mang lại cho Việt Nam một bản sắc văn hóa độc đáo phi Trung Hoa.
Cuốn sách của Hubert đưa tôi đến Đà Nẵng - gần khu phi quân sự cũ - căn cứ không quân nhộn nhịp nhất trong Chiến tranh Việt Nam. Thế giới Hindu đó đã chết, đã bị chôn vùi dưới những khu dân tư với tường rào kiểu Mỹ, dưới những sân gôn nổi tiếng và những khu nghỉ mát năm sao đang xây dựng cùng với những sòng bạc có treo cờ Mỹ ở lối vào, trải dài dọc theo biển Mỹ Khê, phía nam thành phố Đà Nẵng. Ngoài ra, còn có các khu nghỉ dưỡng sinh thái. Địa ngục vùng rừng rậm của lính Mỹ đã trở thành thiên đường của khách du lịch ba lô – đất nước từng là biểu tượng của chiến tranh đối với cả một thế hệ thì bây giờ lại có nụ cười và nhịp sống đầy thú vị.
Nằm ở trung tâm thành phố Đà Nẵng là Bảo tàng Điêu khắc Chăm, một tòa nhà màu vàng như mù tạt, được xây dựng vào năm 1915, thời thực dân Pháp; ở đây có hàng trăm bức tượng do hai nhà khảo cổ Henri Parmentier và Charles Carpeaux phục hồi trong cuộc khai quật vào năm 1903 và 1904 ở Mỹ Sơn và các nơi khác, được lưu giữ trong điều kiện chật chội, ít ánh sáng và ngột ngạt, với những cánh cửa sổ mở ra ngoài đường hứng khói đen và tiếng ồn của xe cộ. Ở đây, nỗi ám ảnh của tôi về nước Champa cổ xưa càng sâu sắc thêm. Bên cạnh các bức tượng còn có các bức ảnh đen - trắng màu đồng, do chính các nhà khảo cổ học nói trên chụp lại và chúng thể hiện các chủ đề của họ tốt hơn bất kỳ tấm ảnh màu nào khác. Vì các tác phẩm điêu khắc có màu xám sữa không rõ ràng trong một số trường hợp và màu nâu vàng nhạt ở những trường hợp khác, lại đẹp hơn bất cứ màu sắc cơ bản nào và thể hiện tốt nhất sự tương phản của màu đất được soi sáng với bóng tối xung quanh. Mỗi bức tượng đều trở nên sinh động đối với tôi, y như được đặt trong phòng chụp ảnh của một nhiếp ảnh gia vậy. Thế giới Ấn Độ sùng bái nhảy múa và nhiều mẫu tượng trông như bị giữ lại trong khi đang chuyển động.
Gajasimha, con vật mà thần Shiva thường cưỡi - đầu voi, thân sư tử - là hiện thân cho trí tuệ của thánh thần và sức mạnh của vua chúa. Còn chính thần Shiva, với một cái đầu khổng lồ, mất mũi và đôi mắt chấp nhận tất cả những sáng tạo và tàn phá của vũ trụ. Có một tượng Vishnu nhỏ, vị thần bảo vệ, với khuôn mặt đã bị thời gian bào mòn đến mức con mắt chỉ còn là một vết mờ, nhưng ánh mắt thì vẫn tiếp tục làm người ta kinh sợ. Thần sáng tạo Brahma có ba cái đầu chứ không phải bốn như thường thấy, đại diện cho các hướng khác nhau của vũ trụ, bốn cánh tay đang cầm những cuốn kinh Vệ Đà khác nhau. Yaksa, thần thiên nhiên; Balarama, hiện thân của Vishnu; Kala, thần chết: toàn bộ các vị thần Hindu đều có mặt ở đây, ngay tại Đà Nẵng này - các vị thần Ấn Độ trị vì ở đây trong gần một nghìn năm. Những bức phù điêu sinh động nhất từ một tháp ở Mỹ Sơn, do người Pháp đưa đến đây, làm tôi nhớ lại quan điểm nổi tiếng về lịch sử của người trí thức Đức gốc Do Thái, Walter Benjamin, coi lịch sử là một đống hoang tàn lớn của các biến cố và sự kiện, tiếp tục chồng chất ngày càng cao hơn đến vô tận, mà tiến bộ chỉ báo hiệu sẽ có thêm những đống đổ nát nữa mà thôi.
Tôi vẫn chưa xong việc. Tôi còn phải viếng thăm Bảo tàng lịch sử ở Sài Gòn, nơi có một căn phòng đầy ắp những tác phẩm điêu khắc Champa, cần phải thăm. Giữa những mô hình triển lãm và các vật trưng bày khác về sự cướp phá của các triều đại nhà Tống, nhà Nguyên và nhà Minh - nói cách khác, cuộc đấu tranh chống Trung Quốc là chủ đề chính của lịch sử Việt Nam - tôi thấy những tàn tích Chăm từ thời thế kỷ thứ II đến thế kỷ thứ XVII: thêm bằng chứng về việc Việt Nam khác hẳn Trung Quốc, mặc dù tương đồng về văn hóa với Trung Quốc là quá lớn. Và ảnh hưởng từ Ấn Độ, ở mức độ đáng kể, đã làm nên sự khác biệt đó. [Nói cách khác, nếu không có Tiểu lục địa Ấn Độ, có thể không có một nước Việt Nam theo bất kỳ một nghĩa văn hóa hay thẩm mỹ nào – câu này bị cắt]. Tôi nghoảnh đầu nhìn về phía tượng nữ thần bằng sa thạch màu cà phê sữa đang nhảy múa với bốn cánh tay - bộ ngực đầy đặn và vòng eo thon chắc khỏe: chẳng khác gì những bức tượng tôi từng thấy trong các hang động Ellora, phía đông Mumbai. Lakshmi, bức tượng thế kỷ thứ X, lời mời gọi đến với thịnh vượng và lạc thú; Shiva, thế kỷ thứ XV, một cách điệu mang tính biểu tượng vượt qua chủ nghĩa hiện thực, đến mức chỉ còn lại tính trừu tượng nghệ thuật mà thôi. Mặc dù bức tượng Shiva này chỉ được khắc một nửa, sức mạnh của cá tính vẫn toát ra từ tượng đá!
Tôi so sánh các tác phẩm điêu khắc của người Chăm với tác phẩm của người Khmer thế kỷ XII trong một căn phòng kế bên, đấy là sự kết hợp khéo léo phong cách Phật giáo và Bàlamôn giáo. Những khuôn mặt Khmer màu nâu vàng nhạt trở nên sống động cùng với sự chấp nhận định mệnh huyền bí của họ - tôi chưa từng bắt gặp điều gì lại gợi lên sự an bình đến như thế - lông mày nhỏ, mũi tẹt, đôi môi dày và rộng, mắt mở rộng, ngay cả khi dường như đang nhắm. Tương tự như Champa, Khmer là một biến thể khác của sự giao hòa giữa các nền văn minh Ấn Độ và Trung Quốc. Và đôi khi sự tương đồng cao đến mức người ta tìm thấy một mẫu vật thể hiện nền văn minh khác trong toàn bộ mẫu vật đó: ví dụ, tượng nữ thần tối cao Devi thế kỷ X, ở Hương Quế, miền Trung Việt Nam, với các đặc trưng Aryan đậm nét nhất, được phủ dưới gam màu cam sô-cô-la tuyệt đẹp. Bức tượng này thuần túy của Ấn Độ. Nó là vật duy nhất tôi thấy phù hợp về màu sắc hơn là màu đen và trắng.
Thật kỳ lạ là tôi bắt đầu nghiên cứu về địa chính trị của biển Đông với di sản thần thoại thú vị của Ấn Độ. Nhưng đó lại là điểm mấu chốt. Champa là bài học tôi phải luôn ghi nhớ trong suốt quá trình viết báo cáo về ảnh hưởng ngày càng gia tăng của Trung Quốc. Tôi mô tả khá kỹ về nghệ thuật Champa là do nhu cầu: tôi không bao giờ cho phép mình quên sự hiện diện sống động của Ấn Độ trong vùng đất này của thế giới vào thời điểm khi mà con mắt của Trung Quốc dường như đang tăng áp lực lớn ở đây. Vâng, như tôi viết, sự hiện diện ngày càng gia tăng của Trung Quốc tiếp tục là những câu chuyện ở vùng biển Đông, bằng chứng cho sức nặng nhân khẩu học và kinh tế của Bắc Kinh. Nếu tôi không đương đầu với sự trỗi dậy của Trung Quốc – nếu tôi không đối mặt với các xu hướng đáng chú ý của những thập kỷ gần đây - lúc đó có thể sẽ không còn có sự liên quan đến các quan sát của tôi. Bởi vì không ai biết trước được tương lai, tất cả những gì người ta có thể làm là viết về hiện tại. Nhưng thực tế là tương lai không biết trước được cũng đồng nghĩa với việc nó để ngỏ cho tất cả các khả năng, ví dụ như, những áp lực kinh tế và xã hội ở trong nước có thể dẫn đến sự suy yếu đáng kể [hoặc thậm chí sụp đổ của Đảng Cộng sản Trung Quốc (và cả Trung Quốc nữa) – bị cắt]. Do đó, Champa cung cấp một bài học về tính khiêm nhường: nhận thức rằng vì hiện tại là phù du, nên phân tích của tôi dù ở mức tốt nhất cũng chỉ là phân tích về một giai đoạn. Mặc dù tôi sẽ ít nhắc lại về Champa, tôi hy vọng rằng những thông tin ngắn gọn nhưng có nhiều ý nghĩa sẽ giúp cho những điều được trình bày dưới đây không chỉ mang tính chất thời sự. Champa đại diện cho một tầm nhìn dài hạn: quay về quá khứ chính là chúng ta đang nhìn về phía chân trời. Cái bóng của Trung Quốc hiện nay đã phủ rộng, nhưng nếu đến một lúc nào đó trong tương lai rất gần, Trung Quốc suy yếu đáng kể, thì Biển Đông một lần nữa có thể đáp ứng đúng với sự mô tả thời thực dân Pháp về Đông Dương, Trung Quốc sẽ cạnh tranh trên một vị thế ngang bằng (chứ không phải áp đảo) với Ấn Độ và các cường quốc và các nền văn minh khác.
Hơn nữa, trong khi nghiên cứu của tôi chỉ ra sự cạnh tranh quân sự giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, tương lai – cả về khía cạnh quân sự và kinh tế - có thể sẽ lại là mặt trận đa cực đặc biệt, với một số quốc gia như Việt Nam - hoặc Malaysia , Australia hay Xingapor – nơi các cường thi triển những cuộc thư hùng. Hoa Kỳ từng chống lại triển vọng một nước Việt Nam thống nhất bởi những người cộng sản Bắc Việt Nam. Nhưng khi sự thống nhất đất nước đã trở thành hiện thực, nhà nước Việt Nam mới và rộng hơn trở thành nguy cơ lớn hơn nhiều đối với Trung Quốc chứ không phải là đối với Hoa Kỳ. Đó có thể là điều trớ trêu của lịch sử. Champa, câu chuyện về tính trung tâm của một cường quốc vào thời điểm khi cường quốc đang dần trỗi dậy là biểu tượng về những điều bất ngờ và những khả thể, nhưng vô hình đối với con mắt phân tích thông thường.
Sài Gòn với những quán bar ồn ào và hộp đêm thoát y vũ của lính Mỹ nay đã không còn: bị chôn vùi trong ký ức dưới bề mặt lấp lánh của những hàng hiệu Gucci, Lacoste, Versace. Nhưng những bức tượng mang nét bí ẩn một cách lạ lùng trong nhà kho bụi bặm của viện bảo tàng thì vẫn còn sống mãi.
No comments:
Post a Comment