Nhưng rất ít người biết thỉnh nguyện thư này, vì nó đã nhanh chóng bị người ta xóa khỏi tất cả các websites
Từ giữa tháng 11, Bắc Kinh đã và đang đuổi hàng ngàn công nhân di cư ra khỏi nhà mà họ đang thuê để tiến hành chiến dịch phá dỡ của thành phố. Việc đuổi nhiều người ra khỏi nhà đã làm bùng lên lên cơn thịnh nộ ở trong nước và thu hút được sự chú ý của các phương tiện truyền thông toàn cầu.
Gần đây, khoảng giữa tháng 12, trong khi tìm cách bảo vệ chế độ pháp quyền ở Trung Quốc, tám trí thức hàng đầu của nước này đã đòi phải tiến hành tái thẩm mang tính hiến định nhằm chống lại chiến dịch tàn nhẫn này của chính quyền thành phố Bắc Kinh. Họ cũng công bố trên mạng thỉnh nguyện thư gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội (NPCSC) - cơ quan lập pháp cao nhất ở Trung Quốc. Tuy nhiên, cho đến nay, rất ít người có điều kiện tìm hiểu về những nỗ lực của các nhà trí thức này, vì thỉnh nguyện thư của họ đã nhanh chóng bị kiểm duyệt Trung Quốc xóa bỏ.
Theo Weiquanwang.org, một trong số rất ít trang web vẫn còn giữ được toàn văn thỉnh nguyện thư, tám người ký tên là Jiang Ping (87 tuổi, học giả pháp lý hàng đầu của Trung Quốc, cựu chủ tịch Đại học Khoa học Chính trị và Luật pháp Trung Quốc, và được coi là lương tâm của các luật sư Trung Quốc vì ông thường xuyên đòi thi hành chế độ pháp quyền ở Trung Quốc), He Weifang (Giáo sư Luật tại Đại học Bắc Kinh và là một trong những người trong giới hàn lâm ủng hộ các cuộc cải cách pháp luật ở Trung Quốc), Sheng Hong (giám đốc điều hành của Viện Nghiên cứu Kinh tế Tianze ở Bắc Kinh và là Giáo sư thuộc Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế Đại học Sơn Đông), Xu Zhangrun (Giáo sư Luật và Luật Hiến pháp, Đại học Thanh Hoa), Jiang Hao (Giám đốc Trung tâm Luật và Quản lý Nhà nước của Viện nghiên cứu kinh tế Tianze ở Bắc Kinh), Mo Shaoping (luật sư) , Ding Xikui (luật sư), và Quin Hui (Giáo sư Sử học, Viện Khoa học Nhân văn và Khoa học Xã hội, Đại học Thanh Hoa).
Trong thỉnh nguyện thư, các nhà trí thức khẳng rằng chính quyền thành phố Bắc Kinh đã vi phạm 5 quyền hiến định của công dân Trung Quốc, bao gồm, (1) quyền về đất đai, (2) quyền tham gia vào nền kinh tế tư nhân hoặc cá nhân, (3) quyền sở hữu tài sản (4) tính bất khả xâm phạm của nhân phẩm, và (5) quyền có nhà ở. Do đó, các học giả này yêu cầu Ủy ban Thường vụ Quốc hội (NPCSC) thành lập một ủy ban đặc biệt để bắt đầu tái thẩm mang tính hiến định nhằm chống lại chính quyền thành phố.
Tái thẩm mang tính hiến định hoặc tái thẩm hiến pháp hoặc kiểm soát hiến định là đánh giá tính hợp hiến của các điều luật. Tòa án Tối cao Trung Quốc không có quyền tái thẩm hiến đinh; Ủy ban Thường vụ Quốc hội (NPCSC), do Đảng Cộng sản Trung Quốc kiểm soát, được coi là cơ quan giải thích hiến pháp của Trung Quốc. Tuy nhiên, trên thực tế, không có cơ chế chính thức nào có thể kích hoạt được việc thực thi hiến pháp, mặc dù các học giả Trung Quốc đã kêu gọi “tuân chủ hiến pháp” trong suốt nhiều năm qua.
Do đó, các nhà trí thức này chắc chắn biết rằng thỉnh nguyện thư rất có thể sẽ chẳng mang lại kết quả nào, nhất là khi thỉnh nguyện thư đã bị xóa khỏi các trang web của Trung Quốc. Hơn nữa, hành động tượng trưng của họ có khả năng gây ra những hành động trả đũa của chính phủ. Ví dụ, Mo Shaoping, một trong những người ký tên, thường xuyên bị chính phủ quấy nhiễu vì ông nhận bào chữa cho những vụ “nhạy cảm về chính trị”, trong đó có vụ làm đại diện cho nhà bất đồng chính kiến Lưu Hiểu Ba.
Trong những hoàn cảnh như thế, sẽ là công bằng khi nói rằng những nhà trí thức này đại diện cho lương tâm của Trung Quốc.
Báo cáo mới nhất Weiquanwang cho biết 280 người bảo vệ nhân quyền Trung Quốc đã biến mất hoặc đang chờ bị xét xử. Ảnh: chụp màn hình CHRD Twitter
Trong thỉnh nguyện thư, các nhà trí thức khẳng rằng chính quyền thành phố Bắc Kinh đã vi phạm 5 quyền hiến định của công dân Trung Quốc, bao gồm, (1) quyền về đất đai, (2) quyền tham gia vào nền kinh tế tư nhân hoặc cá nhân, (3) quyền sở hữu tài sản (4) tính bất khả xâm phạm của nhân phẩm, và (5) quyền có nhà ở. Do đó, các học giả này yêu cầu Ủy ban Thường vụ Quốc hội (NPCSC) thành lập một ủy ban đặc biệt để bắt đầu tái thẩm mang tính hiến định nhằm chống lại chính quyền thành phố.
Tái thẩm mang tính hiến định hoặc tái thẩm hiến pháp hoặc kiểm soát hiến định là đánh giá tính hợp hiến của các điều luật. Tòa án Tối cao Trung Quốc không có quyền tái thẩm hiến đinh; Ủy ban Thường vụ Quốc hội (NPCSC), do Đảng Cộng sản Trung Quốc kiểm soát, được coi là cơ quan giải thích hiến pháp của Trung Quốc. Tuy nhiên, trên thực tế, không có cơ chế chính thức nào có thể kích hoạt được việc thực thi hiến pháp, mặc dù các học giả Trung Quốc đã kêu gọi “tuân chủ hiến pháp” trong suốt nhiều năm qua.
Do đó, các nhà trí thức này chắc chắn biết rằng thỉnh nguyện thư rất có thể sẽ chẳng mang lại kết quả nào, nhất là khi thỉnh nguyện thư đã bị xóa khỏi các trang web của Trung Quốc. Hơn nữa, hành động tượng trưng của họ có khả năng gây ra những hành động trả đũa của chính phủ. Ví dụ, Mo Shaoping, một trong những người ký tên, thường xuyên bị chính phủ quấy nhiễu vì ông nhận bào chữa cho những vụ “nhạy cảm về chính trị”, trong đó có vụ làm đại diện cho nhà bất đồng chính kiến Lưu Hiểu Ba.
Trong những hoàn cảnh như thế, sẽ là công bằng khi nói rằng những nhà trí thức này đại diện cho lương tâm của Trung Quốc.
Đã đăng trên Việt Nam Thời Báo
Nguồn: The Diplomat
No comments:
Post a Comment