Khi đảng Cộng sản viết lại lịch sử
Huỳnh Hoa dịch
Cuộc “cách mạng thường trực” của lãnh tụ đảng Cộng sản Trung Quốc Mao Trạch Đông đã giết hàng chục triệu người. Từ thắng lợi của phe cộng sản trong cuộc nội chiến Trung Hoa năm 1949, xuyên qua những biến động, nạn đói và những biến cố đẫm máu trong các thời kỳ Đại Nhảy vọt và Cách mạng Văn hóa cho đến khi Mao chết năm 1976, đảng Cộng sản Trung Quốc đã xúi các bộ phận của xã hội đánh nhau với các bộ phận khác trong nhiều đợt bùng nổ của cuộc đấu tranh giai cấp tàn bạo. Khi làn sóng man rợ này tiếp làn sóng man rợ khác quét qua đất nước Trung Hoa, hàng triệu người đã bị giết, hàng triệu người khác bị đưa vào các trại “cải tạo qua lao động” và bị tiêu diệt.
Mao đã hình dung trước mức độ tàn bạo đó. Có lần ông ta tuyên bố: “Một cuộc cách mạng không phải là bữa dạ hội, không phải là viết một bài văn, vẽ một bức tranh, hoặc thêu một tấm áo. Cách mạng không thể tinh tế như thế, nhàn nhã như thế, lịch thiệp, ôn hòa, tử tế, nhẫn nhục và cao thượng như thế. Một cuộc cách mạng là một cuộc nổi dậy, một hành vi bạo lực mà một giai cấp tiến hành để lật đổ một giai cấp khác”.
Ngày nay, ngay những chuyên gia về lịch sử Trung Quốc cũng khó mà dõi theo tất cả những “phong trào quần chúng” đẫm máu đã định hình cuộc cách mạng của Mao - những sự kiện mà đảng [Cộng sản Trung Quốc] thường xuyên tán tụng bằng nhiều khẩu hiệu khác nhau: sau khi những người Cộng sản giành được quyền lực năm 1949, Mao tiến hành hàng loạt chiến dịch để “xóa bỏ địa chủ”; để “trấn áp bọn phản cách mạng” vào đầu thập niên 1950; tiêu diệt bọn “hữu khuynh” cuối thập niên 1950; lật đổ bọn “tàn dư của chủ nghĩa tư bản” trong cuộc Cách mạng Văn hóa cuối thập niên 1960; và để “chỉnh huấn” tư tưởng của thế hệ trẻ qua việc gửi thanh niên xuống các vùng nông thôn nghèo khó nhất trong Phong trào đi về nông thôn cuối thập niên 1960, đầu thập niên 1970. Những lời lẽ hoa mỹ về ý thức hệ đã che lấp sự cực đoan tàn bạo của những hành động chính thức, qua đó đảng cho phép hành hạ, thậm chí thủ tiêu vô số “các phần tử phản cách mạng” đủ mọi loại. Một trong những tuyên bố đáng chú ý nhất của Mao là “đảng chỉ huy súng, súng không bao giờ được phép chỉ huy đảng”. Rất lâu sau khi Mao qua đời, những người kế vị ông ta vẫn thực thi truyền thống đó, rõ nhất là trong vụ thảm sát ở quảng trường Thiên An Môn và cuộc đàn áp tiếp sau đó mà đảng Cộng sản Trung Quốc tiến hành để đối phó với những cuộc phản đối hòa bình năm 1989, dẫn tới không biết bao nhiêu người chết và bị thương.
Ngày nay, Trung Quốc có một giai đoạn tương đối ổn định. Đảng Cộng sản Trung Quốc đang đề cao tầm nhìn về “xã hội hài hòa” thay thế cho đấu tranh giai cấp, tán dương sự giàu có tiện nghi thay cho bạo lực thanh tẩy. Những người không quen thuộc với đất nước này có thể được thông cảm khi họ phỏng đoán rằng nó đã hòa giải với quá khứ gần đây và đã tìm được phương thuốc chữa lành vết thương để tiếp tục đi tới.
Hoàn toàn không phải như vậy. Trong thực tế, một du khách lang thang trên các đường phố của bất kỳ thành phố Trung Quốc nào hôm nay đều không tìm ra được một tấm biển ghi dấu địa điểm từng diễn ra những cuộc bố ráp và bắt bớ đám đông, không một bức tượng nào ghi nhớ những nạn nhân bị hành hạ, không đài tưởng niệm nào được dựng lên để tôn vinh những người đã bị tiêu diệt sau khi bị xếp loại là “kẻ thù giai cấp”. Mặc cho tất cả những cái chết, những nỗi thống khổ về tinh thần và thể xác mà đảng Cộng sản Trung Quốc đã gây ra, đảng không bao giờ công bố một lời thừa nhận chính thức về các tội lỗi đó, nói gì tới việc cho phép nhân dân ghi nhớ hoặc tưởng niệm các nạn nhân của đảng. Và, bởi vì mọi sự hối hận và xin lỗi đều có nguy cơ xói mòn tính chính danh của đảng, hủy hoại độc quyền cai trị của đảng, nên không có một hành vi tưởng nhớ hay xin lỗi nào có thể diễn ra chừng nào đảng Cộng sản Trung Quốc còn nắm giữ quyền lực.
ĐƯỢC VIẾT (LẠI) BỞI NGƯỜI CHIẾN THẮNG
Mặc dù đảng [Cộng sản Trung Quốc] đã có những thành công thật sự ấn tượng trong công cuộc lèo lái sự phát triển kinh tế Trung Quốc, đưa đất nước này lên vị trí cường quốc toàn cầu, đảng vẫn hết sức bất an và dễ bị tổn thương, có lẽ bởi vì các lãnh tụ đảng vẫn ý thức một cách đau đớn về những món nợ lịch sử của đảng. Ban Tuyên giáo trung ương đảng – cùng với vô số cơ quan nhà nước khác có nhiệm vụ kiểm duyệt báo chí truyền thông và bảo đảm tất cả các tài liệu giáo dục đều theo đúng đường lối của đảng – đã phong tỏa nhiều khu vực rộng lớn của quá khứ Trung Quốc. Nhiều hậu quả nghiêm trọng đã sinh ra từ cuộc thao túng những gì được coi là nền tảng của bản sắc dân tộc, những DNA của lịch sử.
Duy trì một phiên bản lịch sử “đúng đắn” không chỉ đòi hỏi phải có sự kiểm soát toàn trị mà còn triệt tiêu khả năng của người dân Trung Quốc trong việc khám phá, tranh luận, nhận thức và hòa giải với ý nghĩa đạo đức của những gì đã gây ra cho họ và những gì họ bị buộc phải làm cho chính họ và cho người khác.
Nhiệm vụ “chỉnh sửa” hoặc bôi xóa hoàn toàn nhiều mảng quá khứ của đất nước là hết sức tốn kém và mệt mỏi. Giáo sư Glenn Tiffert, một học giả về Trung Quốc tại Đại học Michigan gần đây đã làm rõ một trường hợp cho thấy con đường dài mà các quan chức tuyên truyền của Trung Quốc đã phải trải qua. Thông qua một cuộc tìm kiếm bền bỉ, ông phát hiện ra rằng hai kho lưu trữ kỹ thuật số - gồm Hạ tầng kiến thức quốc gia Trung Quốc (China National Knowledge Infrastructure) liên kết với Đại học Thanh Hoa (Tsinghua), và Cơ sở dữ liệu khoa học xã hội quốc gia (National Social Science Database) được chính phủ Trung Quốc tài trợ - đã mất cùng một tập tài liệu gồm 63 bài viết đã đăng trên các tạp chí nghiên cứu pháp luật bằng tiếng Trung Quốc từ năm 1956 đến 1958. Những bài báo này từ lâu đã có sẵn ở cả hai kho lưu trữ nói trên nhưng đã biến mất một cách khó hiểu. (Tiffert không biết chắc việc xóa bỏ chúng xảy ra khi nào). Ông phát hiện ra một số học giả nào đó, đặc biệt là những người bị ảnh hưởng của phương Tây và không tán thành đường lối chính trị thường xuyên thay đổi của đảng, là những người mà bài viết của họ gần như luôn bị xóa bỏ.
Cũng trong thời gian này, một số chủ đề nào đó, chẳng hạn như “sự vượt trội của luật pháp so với chính trị và giai cấp, nguyên tắc suy đoán vô tội, tính kế thừa của luật pháp”, và một số thuật ngữ, chẳng hạn như cụm từ “nhà nước pháp quyền”, “các yếu tố hữu khuynh”, cũng bị coi là lý do để bài viết bị xóa bỏ. Đáng chú ý là, có một sự đồng nhất kỳ lạ trong số các cây bút và các chủ đề bị xóa bỏ.
Ngoại trừ một vài tổ chức nghiên cứu giáo dục nước ngoài còn lưu giữ bộ sưu tập các bản in của các tạp chí ấy, người dân Trung Quốc và thế giới đã không còn được đọc các bài viết như vậy. Công cuộc thao túng còn hiểm độc hơn vì “ngay cả cung cách nghiên cứu đúng đắn cũng không thể tự bảo vệ được mình”, như Tiffert chỉ ra. “Trái lại, các học giả càng trung thành với các nguồn tài liệu đã bị kiểm duyệt, càng có khả năng họ vô tình quảng bá cho các thành kiến, các chương trình của người kiểm duyệt và để cho những người này sử dụng cái thẩm quyền độc lập có được từ danh tiếng chuyên môn của họ”.
Như ông Phương Lập Trí (Fang Lizhi), một nhà vật lý thiên văn và trí thức bất đồng chính kiến của Trung Quốc, viết năm 1990 về những cuộc tấn công do nhà nước bảo trợ vào ký ức lịch sử của Trung Quốc:
“Mục tiêu [của chính sách] này là cưỡng bức toàn xã hội phải quên đi lịch sử của mình, và đặc biệt phải quên đi lịch sử thật của chính đảng Cộng sản Trung Quốc... Trong nỗ lực ép buộc toàn xã hội vào một sự lãng quên liên tục, chính sách này đòi hỏi mọi chi tiết của lịch sử không phù hợp với lợi ích của đảng Cộng sản Trung Quốc đều không được thể hiện trong tất cả các phát ngôn, sách vở, tài liệu và các phương tiện truyền thông khác”.
Ông Phương viết những lời này chỉ ngay sau cuộc thảm sát trên quảng trường Thiên An Môn, khi ông bị kẹt trong đại sứ quán Hoa Kỳ và đảng Cộng sản Trung Quốc đang tiến hành một trong những nỗ lực táo tợn nhất trong việc xóa bỏ lịch sử - nói đúng ra là quét sạch mọi dấu vết của tội ác mà đảng vừa tiến hành, khỏi các kho lưu trữ, sách báo và truyền thông điện tử. Vụ kiểm duyệt này thành công đến nỗi vào năm 2004, nhà bất đồng chính kiến Trung Quốc, sau này là người nhận giải Nobel Hòa bình, ông Lưu Hiểu Ba (Liu Xiaobo) phải than thở rằng mặc dù “người dân Trung Quốc lục địa đã chịu đựng nhiều thảm họa không thể hình dung nổi sau ngày Cộng sản chiếm được quyền lực…, nhưng thế hệ sau Thiên An Môn lại không có ấn tượng sâu sắc nào về các thảm họa ấy và không có kinh nghiệm trực tiếp về sự đàn áp của nhà nước cảnh sát”. Mười năm sau nữa, nghệ sĩ Trung Quốc Ngãi Vị Vị (Ai Weiwei) nói thẳng hơn: “Bởi vì không có cuộc tranh luận nào về những biến cố này cho nên người Trung Quốc vẫn chỉ hiểu biết rất ít về hậu quả của chúng. Kiểm duyệt đã có tác động làm trung hòa (neuter) xã hội, cải biến nó thành một thực thể bị tổn hại, phi lý tính và không mục đích”.
Bằng cách này, Trung Quốc đã trở thành nước “Cộng hòa nhân dân Quên lãng” (People’s Republic of Amnesia) nói theo từ ngữ của Louisa Lim, cựu phóng viên đài BBC và NPR tại Bắc Kinh, người đã dùng cụm từ đó làm nhan đề một cuốn sách xuất bản năm 2014 của bà. Trong sách này, Louisa viết: “Một hành động ghi nhớ đơn lẻ của công chúng cũng có thể phơi bày tính mong manh của cái cấu trúc về lịch sử được nhà nước xây cất cẩn thận, được dựng trên cả một thế hệ và giữ cho đứng vững nhờ một kết cấu giữa sự kiểm duyệt nghiêm ngặt, sự dối trá trắng trợn và sự lãng quên ngoan cố”.
SỎI ĐÁ LÊN TIẾNG
Nhưng việc ghi nhớ tập thể những giai đoạn lịch sử đau buồn liệu có thật sự là điều tốt hơn cho các xã hội và cộng đồng hay không? Liệu việc nhìn lại quá khứ như vậy có làm mở miệng những vết thương cũ, làm sống lại những cuộc đấu tranh chém giết của ngày xưa hay không? (Đây là những lập luận mà nhà văn David Rieff biện bạch trong cuốn sách gần đây của ông, In Praise of Forgetting) (Ca tụng sự Lãng quên). Đảng Cộng sản Trung Quốc muốn thần dân mà họ cai trị - và phần còn lại của thế giới – chấp nhận những lập luận như vậy và tin rằng, lảng tránh sự thật tàn ác của quá khứ là con đường tốt nhất để chữa lành vết thương.
Tuy nhiên, một trào lưu tư tưởng hoàn toàn khác đã nổi lên từ kinh nghiệm của Đức quốc trong việc đối mặt với các tội ác của chế độ Quốc xã. Người vạch lộ trình cho công cuộc chuộc tội của Đức là nhà triết học và phân tâm học Karl Jaspers; từ năm 1945 ông đã trình bày hàng loạt bài giảng có ảnh hưởng lớn ở trường Đại học Heidelberg, sau này được tập hợp thành cuốn sách nhan đề The Question of German Guilt (Vấn đề tội lỗi của Đức). Jaspers cho rằng, dù những gì đã xảy ra dưới thời Adolf Hitler “giống như một sự biến thái của con người”, người Đức vẫn phải “chịu trách nhiệm tập thể”. Tất cả những “người nào biết tới, hoặc có thể biết” - kể cả những người đã nhắm mắt bịt tai trước các biến cố, hoặc tự cho phép mình bị đầu độc, bị cám dỗ, bị mua chuộc bằng lợi lộc cá nhân, hoặc tuân lệnh vì sợ hãi” – đều phải chia sẻ trách nhiệm. Ông tuyên bố, “nhiệt tình vâng lệnh”, và “sự tuân thủ không điều kiện chủ nghĩa dân tộc mù quáng” đã cấu thành “tội lỗi đạo đức”. Con người, theo Jaspers, phải chịu trách nhiệm “với mọi ảo tưởng dối lừa mà chúng ta quy phục”. Ông đặt niềm tin vào việc chữa lành vết thương thông qua “sự vun trồng sự thật” và “thực hiện cải thiện” – một tiến trình mà ông tin rằng phải hoàn toàn độc lập với mọi hoạt động tuyên truyền hoặc thao túng của nhà nước.
Ông tuyên bố: “Không có câu hỏi nào là không thể đặt ra; không có gì được coi là hiển nhiên một cách ngớ ngẩn, không có lời nói dối nào về cảm xúc hoặc thực tế được coi là cần phải bảo vệ và không được đụng chạm tới”. Theo quan niệm của Jaspers, chỉ có thông qua nhận thức lịch sử thì người Đức mới có thể hòa giải với quá khứ của họ và tự hồi phục sức khỏe tinh thần và xã hội.
Cách tiếp cận của Jaspers chịu nhiều ảnh hưởng của lý thuyết phân tâm học và trước tác của Sigmund Freud. Đối với Freud, tìm hiểu quá khứ của bệnh nhân cũng giống như “khai quật một thành phố bị chôn vùi”, như ông viết vào năm 1895. Thật vậy, Freud rất thích trích dẫn một câu ngạn ngữ Latin, saxa loquuntur, nghĩa là “Đất đá lên tiếng”. Một ngành khảo cổ học tinh thần như vậy rất quan trọng với Freud bởi vì ông tin rằng quá khứ bị đè nén tất yếu sẽ gây ra cho hiện tại và tương lai các chứng loạn thần kinh chức năng, trừ phi có một tiếng nói của ý thức giúp lấp đầy cái mà ông gọi là “khoảng trống ký ức”. Theo nghĩa này, lịch sử và ký ức là đồng minh của Freud, lãng quên là kẻ thù của ông.
Mao cũng say mê lịch sử, nhưng ta ông có một cái nhìn về lịch sử thực dụng hơn rất nhiều: với ông, sử sách chủ yếu để phục vụ cho việc củng cố các lý thuyết cải tạo xã hội của ông. Các sử gia độc lập tham gia vào việc khám phá quá khứ theo phương cách tự do là những người đại diện cho một mối đe dọa sâu sắc và dưới thời Mao, nhiều người trong số họ đã bị mất việc, bị cáo buộc “phản cách mạng”, bị đưa đi “cải tạo tư tưởng” ở các trại cưỡng bức lao động và trong nhiều trường hợp, bị ngược đãi đến chết.
LỊCH SỬ NGUY HIỂM
Do Tập Cận Bình thích chủ nghĩa Mao mới (neo-Maoist) cho nên đừng ngạc nhiên khi thấy ông chủ tịch Trung Quốc hiện nay cũng coi các học giả độc lập như là những người truyền bá nguy hiểm những gì mà báo chí nhà nước Trung Quốc gọi là “chủ nghĩa hư vô lịch sử” (historical nihilism). Năm 2015, tờ nhật báo quân giải phóng nhân dân (People’s Liberation Army Daily) cảnh báo rằng Trung Quốc “phải cảnh giác” chống lại những thế lực thù địch như vậy, bởi vì giờ đây họ “đang gieo rắc từ lĩnh vực hàn lâm sang văn hóa trực tuyến… những ý tưởng đồng bóng đang làm lệch lạc những tư tưởng lịch sử và dẫn đi sai đường”.
Tiffert vạch ra những gì sẽ xảy ra khi các sử gia Trung Quốc vấp phải các nhà kiểm duyệt của đảng. Ông viết rằng, họ sẽ đương đầu “với hàng loạt biện pháp trừng phạt từ thấp đến cao, bao gồm việc bị nhà cầm quyền sách nhiễu, cơ sở xuất bản bị đóng cửa, tài khoản trực tuyến bị xóa, những vụ điều tra mang tính nhục mạ vào công việc cá nhân, hoạt động kinh doanh và tình trạng đóng thuế, và cuối cùng là thất nghiệp, bị trục xuất hoặc bị xử tội hình sự”. Năm ngoái, luật pháp dân sự Trung Quốc thậm chí còn được sửa đổi để trừng phạt “những người vi phạm tên tuổi, sở thích, danh tiếng hoặc danh dự của một anh hùng, liệt sĩ, vân vân, gây hại cho lợi ích công cộng của xã hội”, Tiffert viết và giải thích tại sao “các trí thức và nhà hoạt động trước kia từng lên tiếng nói thì nay đều im lặng”.
Tiffert còn tường thuật rằng “chính phủ Trung Quốc đang sử dụng đòn bẩy công nghệ để lén lút xuất khẩu chế độ kiểm duyệt quốc nội của họ ra nước ngoài… bằng cách thao túng cách thức mà các quan sát viên ở khắp nơi nhận thức về quá khứ, hiện tại và tương lai của Trung Quốc”. Thật vậy, mùa hè vừa qua, Bắc Kinh đã dọa nạt nhà xuất bản Cambridge University Press, buộc họ phải thanh lọc kho lưu trữ kỹ thuật số của tờ The China Quarterly– một tạp chí học thuật quan trọng bằng tiếng Anh – loại bỏ khoảng 300 bài báo đã đăng trên tạp chí này mà đảng Cộng sản Trung Quốc phản đối vì chúng có thể được tìm thấy trên mạng ở Trung Quốc. (Vài ngày sau, nhà xuất bản đã đảo ngược quyết định sau khi nhiều cơ quan truyền thông đưa tin về vụ đầu hàng của họ). Thế rồi đến tháng 11, nhà xuất bản Springer Nature – nơi xuất bản các tạp chí khoa học như Nature và Scientific American, đã xóa khỏi các trang mạng tiếng Trung Quốc của mình một số lượng lớn các bài báo có chứa những dẫn chiếu nhạy cảm về chính trị - tất cả có hơn 1.000 bài báo như vậy đã bị xóa, theo tờ Financial Times.
Các nhà lãnh đạo Trung Quốc có vẻ tin rằng họ có thể thoát khỏi cái lịch sử đã bị đảng của họ bóp méo mà không bị trừng phạt, ít nhất là trong ngắn hạn – và có thể họ đã đúng. Dù sao, những tiến bộ kinh tế của Trung Quốc và sự nổi lên của nước này như một cường quốc toàn cầu quan trọng dường như đã không bị ngăn trở, ít nhất là tới lúc này. Đảng Cộng sản Trung Quốc đặt cược rằng, họ có thể che giấu, hoặc ít ra cũng có thể lẩn tránh, những thiệt hại lâu dài mà họ đã gây ra cho nhân dân Trung Quốc bằng cách đơn giản là bôi xóa lịch sử.
Nhưng việc giấu diếm tội ác của quá khứ cứ cựa quậy bên cạnh giáo lý của đảng Cộng sản Trung Quốc rằng, không có cái gọi là “những giá trị phổ quát” luôn luôn đồng hành với dân chủ và nhân quyền, mà đảng coi là những thứ phương Tây lén lút đưa vào Trung Quốc để làm suy yếu hệ thống chính trị chuyên chế độc đảng của nước này. Theo quan điểm này, con người không có thiên kiến chung chống lại những thứ như khủng bố, bức cung, tra tấn bằng nhục hình, đàn áp bằng bạo lực; không có khát vọng chung căn bản về tự do, về tự do biểu đạt, tự do lập hội và tự do tín ngưỡng; cũng không có mong muốn được sống trong một thế giới mà những bất công cuối cùng sẽ có thể được đền bù.
Tuy nhiên, nếu điều đó là đúng thì đảng không có lý do gì phải sợ một cuộc giải trình thành thực về quá khứ. Dù sao, nếu những giá trị phổ quát không tồn tại thì những cuộc tấn công của Mao vào những người phê phán và các kẻ thù của ông ta sẽ không phải là một tội lỗi nghiêm trọng. Và thế thì tại sao đảng Cộng sản Trung Quốc phải trăm phương ngàn kế tìm cách che giấu sự thật về những hành động như vậy – một mâu thuẫn cho thấy điều gì đó giống như một sự cắn rứt lương tâm hoặc ít ra là một sự bối rối nếu sự thật được phơi bày. Nếu quả đây là trường hợp của Trung Quốc thì có thể một chế độ nào đó trong tương lai của nước này sẽ phải tìm cách công nhận, thậm chí hòa giải với quá khứ trong chiều kích đầy đủ của những gì mà đảng Cộng sản đã làm cho Trung Quốc – chuyện xấu cũng như chuyện tốt. Tuy nhiên, điều đó dường như không thể xảy ra trong tương lai gần.
Sau phong trào Bức tường Dân chủ ở Trung Quốc năm 1978-1979, trong đó hàng chục ngàn người dân Bắc Kinh đã tụ tập trước một bức tường gạch không có gì nổi bật để treo lên đó các bích chương chính trị, đọc các bài diễn văn và tổ chức các cuộc tranh luận chính trị, các nhà văn Trung Quốc đã bắt đầu chú ý tới nhiều thập niên đàn áp chính trị ở đất nước họ. Tác phẩm của các nhà văn này được nói tới như là “phóng sự điều tra”, hoặc “văn học vết sẹo”. Nhưng những cuộc tự vấn như vậy đã kết thúc sau năm 1989, và từ khi ông Tập Cận Bình lên cầm quyền, năm 2012, một bức màn kiểm duyệt thậm chí còn nặng nề hơn đã vùi Trung Quốc ngày càng sâu vào tình trạng mù lịch sử. Một nghiên cứu gần đây của dự án Truyền thông Trung Quốc thuộc Đại học Hong Kong, đã tìm kiếm trong 140 xuất bản phẩm trong nội địa Trung Quốc những bài báo về cuộc Cách mạng Văn hóa – một giai đoạn kéo dài 10 năm trong đó hàng triệu người trung lưu Trung Quốc đã bị hành hạ, bị thảm sát vì “có lý lịch giai cấp xấu”. Các nhà nghiên cứu chỉ tìm thấy 3 bài báo dám đào sâu vào chi tiết của thập niên ấy. Đi tìm những xuất bản phẩm trình bày chủ đề này một cách toàn diện hơn “sẽ có nghĩa là tìm tới rủi ro một cách ngu ngốc”, các tác giả báo cáo của dự án viết.
Và cho dù một công trình nghiên cứu như vậy một ngày nào đó lại được chào đón ở Trung Quốc thì tác động của nó có lẽ sẽ không gây ấn tượng nhiều, bởi vì quá nhiều thứ đã bị lấp liếm và bị kìm nén. Nói như lời của nhà bất đồng chính kiến Lưu Hiểu Ba: “Những đôi mắt nhìn vào bóng tối quá lâu sẽ khó mà thích nghi được với ánh sáng rực rỡ ban ngày bỗng dưng tràn vào qua cửa sổ”.
Orville Schell là giám đốc Trung tâm về quan hệ Hoa Kỳ-Trung Quốc tại Hội châu Á (Asia Society)
Ngày nay, ngay những chuyên gia về lịch sử Trung Quốc cũng khó mà dõi theo tất cả những “phong trào quần chúng” đẫm máu đã định hình cuộc cách mạng của Mao - những sự kiện mà đảng [Cộng sản Trung Quốc] thường xuyên tán tụng bằng nhiều khẩu hiệu khác nhau: sau khi những người Cộng sản giành được quyền lực năm 1949, Mao tiến hành hàng loạt chiến dịch để “xóa bỏ địa chủ”; để “trấn áp bọn phản cách mạng” vào đầu thập niên 1950; tiêu diệt bọn “hữu khuynh” cuối thập niên 1950; lật đổ bọn “tàn dư của chủ nghĩa tư bản” trong cuộc Cách mạng Văn hóa cuối thập niên 1960; và để “chỉnh huấn” tư tưởng của thế hệ trẻ qua việc gửi thanh niên xuống các vùng nông thôn nghèo khó nhất trong Phong trào đi về nông thôn cuối thập niên 1960, đầu thập niên 1970. Những lời lẽ hoa mỹ về ý thức hệ đã che lấp sự cực đoan tàn bạo của những hành động chính thức, qua đó đảng cho phép hành hạ, thậm chí thủ tiêu vô số “các phần tử phản cách mạng” đủ mọi loại. Một trong những tuyên bố đáng chú ý nhất của Mao là “đảng chỉ huy súng, súng không bao giờ được phép chỉ huy đảng”. Rất lâu sau khi Mao qua đời, những người kế vị ông ta vẫn thực thi truyền thống đó, rõ nhất là trong vụ thảm sát ở quảng trường Thiên An Môn và cuộc đàn áp tiếp sau đó mà đảng Cộng sản Trung Quốc tiến hành để đối phó với những cuộc phản đối hòa bình năm 1989, dẫn tới không biết bao nhiêu người chết và bị thương.
Ngày nay, Trung Quốc có một giai đoạn tương đối ổn định. Đảng Cộng sản Trung Quốc đang đề cao tầm nhìn về “xã hội hài hòa” thay thế cho đấu tranh giai cấp, tán dương sự giàu có tiện nghi thay cho bạo lực thanh tẩy. Những người không quen thuộc với đất nước này có thể được thông cảm khi họ phỏng đoán rằng nó đã hòa giải với quá khứ gần đây và đã tìm được phương thuốc chữa lành vết thương để tiếp tục đi tới.
Hoàn toàn không phải như vậy. Trong thực tế, một du khách lang thang trên các đường phố của bất kỳ thành phố Trung Quốc nào hôm nay đều không tìm ra được một tấm biển ghi dấu địa điểm từng diễn ra những cuộc bố ráp và bắt bớ đám đông, không một bức tượng nào ghi nhớ những nạn nhân bị hành hạ, không đài tưởng niệm nào được dựng lên để tôn vinh những người đã bị tiêu diệt sau khi bị xếp loại là “kẻ thù giai cấp”. Mặc cho tất cả những cái chết, những nỗi thống khổ về tinh thần và thể xác mà đảng Cộng sản Trung Quốc đã gây ra, đảng không bao giờ công bố một lời thừa nhận chính thức về các tội lỗi đó, nói gì tới việc cho phép nhân dân ghi nhớ hoặc tưởng niệm các nạn nhân của đảng. Và, bởi vì mọi sự hối hận và xin lỗi đều có nguy cơ xói mòn tính chính danh của đảng, hủy hoại độc quyền cai trị của đảng, nên không có một hành vi tưởng nhớ hay xin lỗi nào có thể diễn ra chừng nào đảng Cộng sản Trung Quốc còn nắm giữ quyền lực.
ĐƯỢC VIẾT (LẠI) BỞI NGƯỜI CHIẾN THẮNG
Mặc dù đảng [Cộng sản Trung Quốc] đã có những thành công thật sự ấn tượng trong công cuộc lèo lái sự phát triển kinh tế Trung Quốc, đưa đất nước này lên vị trí cường quốc toàn cầu, đảng vẫn hết sức bất an và dễ bị tổn thương, có lẽ bởi vì các lãnh tụ đảng vẫn ý thức một cách đau đớn về những món nợ lịch sử của đảng. Ban Tuyên giáo trung ương đảng – cùng với vô số cơ quan nhà nước khác có nhiệm vụ kiểm duyệt báo chí truyền thông và bảo đảm tất cả các tài liệu giáo dục đều theo đúng đường lối của đảng – đã phong tỏa nhiều khu vực rộng lớn của quá khứ Trung Quốc. Nhiều hậu quả nghiêm trọng đã sinh ra từ cuộc thao túng những gì được coi là nền tảng của bản sắc dân tộc, những DNA của lịch sử.
Duy trì một phiên bản lịch sử “đúng đắn” không chỉ đòi hỏi phải có sự kiểm soát toàn trị mà còn triệt tiêu khả năng của người dân Trung Quốc trong việc khám phá, tranh luận, nhận thức và hòa giải với ý nghĩa đạo đức của những gì đã gây ra cho họ và những gì họ bị buộc phải làm cho chính họ và cho người khác.
Nhiệm vụ “chỉnh sửa” hoặc bôi xóa hoàn toàn nhiều mảng quá khứ của đất nước là hết sức tốn kém và mệt mỏi. Giáo sư Glenn Tiffert, một học giả về Trung Quốc tại Đại học Michigan gần đây đã làm rõ một trường hợp cho thấy con đường dài mà các quan chức tuyên truyền của Trung Quốc đã phải trải qua. Thông qua một cuộc tìm kiếm bền bỉ, ông phát hiện ra rằng hai kho lưu trữ kỹ thuật số - gồm Hạ tầng kiến thức quốc gia Trung Quốc (China National Knowledge Infrastructure) liên kết với Đại học Thanh Hoa (Tsinghua), và Cơ sở dữ liệu khoa học xã hội quốc gia (National Social Science Database) được chính phủ Trung Quốc tài trợ - đã mất cùng một tập tài liệu gồm 63 bài viết đã đăng trên các tạp chí nghiên cứu pháp luật bằng tiếng Trung Quốc từ năm 1956 đến 1958. Những bài báo này từ lâu đã có sẵn ở cả hai kho lưu trữ nói trên nhưng đã biến mất một cách khó hiểu. (Tiffert không biết chắc việc xóa bỏ chúng xảy ra khi nào). Ông phát hiện ra một số học giả nào đó, đặc biệt là những người bị ảnh hưởng của phương Tây và không tán thành đường lối chính trị thường xuyên thay đổi của đảng, là những người mà bài viết của họ gần như luôn bị xóa bỏ.
Cũng trong thời gian này, một số chủ đề nào đó, chẳng hạn như “sự vượt trội của luật pháp so với chính trị và giai cấp, nguyên tắc suy đoán vô tội, tính kế thừa của luật pháp”, và một số thuật ngữ, chẳng hạn như cụm từ “nhà nước pháp quyền”, “các yếu tố hữu khuynh”, cũng bị coi là lý do để bài viết bị xóa bỏ. Đáng chú ý là, có một sự đồng nhất kỳ lạ trong số các cây bút và các chủ đề bị xóa bỏ.
Ngoại trừ một vài tổ chức nghiên cứu giáo dục nước ngoài còn lưu giữ bộ sưu tập các bản in của các tạp chí ấy, người dân Trung Quốc và thế giới đã không còn được đọc các bài viết như vậy. Công cuộc thao túng còn hiểm độc hơn vì “ngay cả cung cách nghiên cứu đúng đắn cũng không thể tự bảo vệ được mình”, như Tiffert chỉ ra. “Trái lại, các học giả càng trung thành với các nguồn tài liệu đã bị kiểm duyệt, càng có khả năng họ vô tình quảng bá cho các thành kiến, các chương trình của người kiểm duyệt và để cho những người này sử dụng cái thẩm quyền độc lập có được từ danh tiếng chuyên môn của họ”.
Như ông Phương Lập Trí (Fang Lizhi), một nhà vật lý thiên văn và trí thức bất đồng chính kiến của Trung Quốc, viết năm 1990 về những cuộc tấn công do nhà nước bảo trợ vào ký ức lịch sử của Trung Quốc:
“Mục tiêu [của chính sách] này là cưỡng bức toàn xã hội phải quên đi lịch sử của mình, và đặc biệt phải quên đi lịch sử thật của chính đảng Cộng sản Trung Quốc... Trong nỗ lực ép buộc toàn xã hội vào một sự lãng quên liên tục, chính sách này đòi hỏi mọi chi tiết của lịch sử không phù hợp với lợi ích của đảng Cộng sản Trung Quốc đều không được thể hiện trong tất cả các phát ngôn, sách vở, tài liệu và các phương tiện truyền thông khác”.
Ông Phương viết những lời này chỉ ngay sau cuộc thảm sát trên quảng trường Thiên An Môn, khi ông bị kẹt trong đại sứ quán Hoa Kỳ và đảng Cộng sản Trung Quốc đang tiến hành một trong những nỗ lực táo tợn nhất trong việc xóa bỏ lịch sử - nói đúng ra là quét sạch mọi dấu vết của tội ác mà đảng vừa tiến hành, khỏi các kho lưu trữ, sách báo và truyền thông điện tử. Vụ kiểm duyệt này thành công đến nỗi vào năm 2004, nhà bất đồng chính kiến Trung Quốc, sau này là người nhận giải Nobel Hòa bình, ông Lưu Hiểu Ba (Liu Xiaobo) phải than thở rằng mặc dù “người dân Trung Quốc lục địa đã chịu đựng nhiều thảm họa không thể hình dung nổi sau ngày Cộng sản chiếm được quyền lực…, nhưng thế hệ sau Thiên An Môn lại không có ấn tượng sâu sắc nào về các thảm họa ấy và không có kinh nghiệm trực tiếp về sự đàn áp của nhà nước cảnh sát”. Mười năm sau nữa, nghệ sĩ Trung Quốc Ngãi Vị Vị (Ai Weiwei) nói thẳng hơn: “Bởi vì không có cuộc tranh luận nào về những biến cố này cho nên người Trung Quốc vẫn chỉ hiểu biết rất ít về hậu quả của chúng. Kiểm duyệt đã có tác động làm trung hòa (neuter) xã hội, cải biến nó thành một thực thể bị tổn hại, phi lý tính và không mục đích”.
Bằng cách này, Trung Quốc đã trở thành nước “Cộng hòa nhân dân Quên lãng” (People’s Republic of Amnesia) nói theo từ ngữ của Louisa Lim, cựu phóng viên đài BBC và NPR tại Bắc Kinh, người đã dùng cụm từ đó làm nhan đề một cuốn sách xuất bản năm 2014 của bà. Trong sách này, Louisa viết: “Một hành động ghi nhớ đơn lẻ của công chúng cũng có thể phơi bày tính mong manh của cái cấu trúc về lịch sử được nhà nước xây cất cẩn thận, được dựng trên cả một thế hệ và giữ cho đứng vững nhờ một kết cấu giữa sự kiểm duyệt nghiêm ngặt, sự dối trá trắng trợn và sự lãng quên ngoan cố”.
SỎI ĐÁ LÊN TIẾNG
Nhưng việc ghi nhớ tập thể những giai đoạn lịch sử đau buồn liệu có thật sự là điều tốt hơn cho các xã hội và cộng đồng hay không? Liệu việc nhìn lại quá khứ như vậy có làm mở miệng những vết thương cũ, làm sống lại những cuộc đấu tranh chém giết của ngày xưa hay không? (Đây là những lập luận mà nhà văn David Rieff biện bạch trong cuốn sách gần đây của ông, In Praise of Forgetting) (Ca tụng sự Lãng quên). Đảng Cộng sản Trung Quốc muốn thần dân mà họ cai trị - và phần còn lại của thế giới – chấp nhận những lập luận như vậy và tin rằng, lảng tránh sự thật tàn ác của quá khứ là con đường tốt nhất để chữa lành vết thương.
Tuy nhiên, một trào lưu tư tưởng hoàn toàn khác đã nổi lên từ kinh nghiệm của Đức quốc trong việc đối mặt với các tội ác của chế độ Quốc xã. Người vạch lộ trình cho công cuộc chuộc tội của Đức là nhà triết học và phân tâm học Karl Jaspers; từ năm 1945 ông đã trình bày hàng loạt bài giảng có ảnh hưởng lớn ở trường Đại học Heidelberg, sau này được tập hợp thành cuốn sách nhan đề The Question of German Guilt (Vấn đề tội lỗi của Đức). Jaspers cho rằng, dù những gì đã xảy ra dưới thời Adolf Hitler “giống như một sự biến thái của con người”, người Đức vẫn phải “chịu trách nhiệm tập thể”. Tất cả những “người nào biết tới, hoặc có thể biết” - kể cả những người đã nhắm mắt bịt tai trước các biến cố, hoặc tự cho phép mình bị đầu độc, bị cám dỗ, bị mua chuộc bằng lợi lộc cá nhân, hoặc tuân lệnh vì sợ hãi” – đều phải chia sẻ trách nhiệm. Ông tuyên bố, “nhiệt tình vâng lệnh”, và “sự tuân thủ không điều kiện chủ nghĩa dân tộc mù quáng” đã cấu thành “tội lỗi đạo đức”. Con người, theo Jaspers, phải chịu trách nhiệm “với mọi ảo tưởng dối lừa mà chúng ta quy phục”. Ông đặt niềm tin vào việc chữa lành vết thương thông qua “sự vun trồng sự thật” và “thực hiện cải thiện” – một tiến trình mà ông tin rằng phải hoàn toàn độc lập với mọi hoạt động tuyên truyền hoặc thao túng của nhà nước.
Ông tuyên bố: “Không có câu hỏi nào là không thể đặt ra; không có gì được coi là hiển nhiên một cách ngớ ngẩn, không có lời nói dối nào về cảm xúc hoặc thực tế được coi là cần phải bảo vệ và không được đụng chạm tới”. Theo quan niệm của Jaspers, chỉ có thông qua nhận thức lịch sử thì người Đức mới có thể hòa giải với quá khứ của họ và tự hồi phục sức khỏe tinh thần và xã hội.
Cách tiếp cận của Jaspers chịu nhiều ảnh hưởng của lý thuyết phân tâm học và trước tác của Sigmund Freud. Đối với Freud, tìm hiểu quá khứ của bệnh nhân cũng giống như “khai quật một thành phố bị chôn vùi”, như ông viết vào năm 1895. Thật vậy, Freud rất thích trích dẫn một câu ngạn ngữ Latin, saxa loquuntur, nghĩa là “Đất đá lên tiếng”. Một ngành khảo cổ học tinh thần như vậy rất quan trọng với Freud bởi vì ông tin rằng quá khứ bị đè nén tất yếu sẽ gây ra cho hiện tại và tương lai các chứng loạn thần kinh chức năng, trừ phi có một tiếng nói của ý thức giúp lấp đầy cái mà ông gọi là “khoảng trống ký ức”. Theo nghĩa này, lịch sử và ký ức là đồng minh của Freud, lãng quên là kẻ thù của ông.
Mao cũng say mê lịch sử, nhưng ta ông có một cái nhìn về lịch sử thực dụng hơn rất nhiều: với ông, sử sách chủ yếu để phục vụ cho việc củng cố các lý thuyết cải tạo xã hội của ông. Các sử gia độc lập tham gia vào việc khám phá quá khứ theo phương cách tự do là những người đại diện cho một mối đe dọa sâu sắc và dưới thời Mao, nhiều người trong số họ đã bị mất việc, bị cáo buộc “phản cách mạng”, bị đưa đi “cải tạo tư tưởng” ở các trại cưỡng bức lao động và trong nhiều trường hợp, bị ngược đãi đến chết.
LỊCH SỬ NGUY HIỂM
Do Tập Cận Bình thích chủ nghĩa Mao mới (neo-Maoist) cho nên đừng ngạc nhiên khi thấy ông chủ tịch Trung Quốc hiện nay cũng coi các học giả độc lập như là những người truyền bá nguy hiểm những gì mà báo chí nhà nước Trung Quốc gọi là “chủ nghĩa hư vô lịch sử” (historical nihilism). Năm 2015, tờ nhật báo quân giải phóng nhân dân (People’s Liberation Army Daily) cảnh báo rằng Trung Quốc “phải cảnh giác” chống lại những thế lực thù địch như vậy, bởi vì giờ đây họ “đang gieo rắc từ lĩnh vực hàn lâm sang văn hóa trực tuyến… những ý tưởng đồng bóng đang làm lệch lạc những tư tưởng lịch sử và dẫn đi sai đường”.
Tiffert vạch ra những gì sẽ xảy ra khi các sử gia Trung Quốc vấp phải các nhà kiểm duyệt của đảng. Ông viết rằng, họ sẽ đương đầu “với hàng loạt biện pháp trừng phạt từ thấp đến cao, bao gồm việc bị nhà cầm quyền sách nhiễu, cơ sở xuất bản bị đóng cửa, tài khoản trực tuyến bị xóa, những vụ điều tra mang tính nhục mạ vào công việc cá nhân, hoạt động kinh doanh và tình trạng đóng thuế, và cuối cùng là thất nghiệp, bị trục xuất hoặc bị xử tội hình sự”. Năm ngoái, luật pháp dân sự Trung Quốc thậm chí còn được sửa đổi để trừng phạt “những người vi phạm tên tuổi, sở thích, danh tiếng hoặc danh dự của một anh hùng, liệt sĩ, vân vân, gây hại cho lợi ích công cộng của xã hội”, Tiffert viết và giải thích tại sao “các trí thức và nhà hoạt động trước kia từng lên tiếng nói thì nay đều im lặng”.
Tiffert còn tường thuật rằng “chính phủ Trung Quốc đang sử dụng đòn bẩy công nghệ để lén lút xuất khẩu chế độ kiểm duyệt quốc nội của họ ra nước ngoài… bằng cách thao túng cách thức mà các quan sát viên ở khắp nơi nhận thức về quá khứ, hiện tại và tương lai của Trung Quốc”. Thật vậy, mùa hè vừa qua, Bắc Kinh đã dọa nạt nhà xuất bản Cambridge University Press, buộc họ phải thanh lọc kho lưu trữ kỹ thuật số của tờ The China Quarterly– một tạp chí học thuật quan trọng bằng tiếng Anh – loại bỏ khoảng 300 bài báo đã đăng trên tạp chí này mà đảng Cộng sản Trung Quốc phản đối vì chúng có thể được tìm thấy trên mạng ở Trung Quốc. (Vài ngày sau, nhà xuất bản đã đảo ngược quyết định sau khi nhiều cơ quan truyền thông đưa tin về vụ đầu hàng của họ). Thế rồi đến tháng 11, nhà xuất bản Springer Nature – nơi xuất bản các tạp chí khoa học như Nature và Scientific American, đã xóa khỏi các trang mạng tiếng Trung Quốc của mình một số lượng lớn các bài báo có chứa những dẫn chiếu nhạy cảm về chính trị - tất cả có hơn 1.000 bài báo như vậy đã bị xóa, theo tờ Financial Times.
Các nhà lãnh đạo Trung Quốc có vẻ tin rằng họ có thể thoát khỏi cái lịch sử đã bị đảng của họ bóp méo mà không bị trừng phạt, ít nhất là trong ngắn hạn – và có thể họ đã đúng. Dù sao, những tiến bộ kinh tế của Trung Quốc và sự nổi lên của nước này như một cường quốc toàn cầu quan trọng dường như đã không bị ngăn trở, ít nhất là tới lúc này. Đảng Cộng sản Trung Quốc đặt cược rằng, họ có thể che giấu, hoặc ít ra cũng có thể lẩn tránh, những thiệt hại lâu dài mà họ đã gây ra cho nhân dân Trung Quốc bằng cách đơn giản là bôi xóa lịch sử.
Nhưng việc giấu diếm tội ác của quá khứ cứ cựa quậy bên cạnh giáo lý của đảng Cộng sản Trung Quốc rằng, không có cái gọi là “những giá trị phổ quát” luôn luôn đồng hành với dân chủ và nhân quyền, mà đảng coi là những thứ phương Tây lén lút đưa vào Trung Quốc để làm suy yếu hệ thống chính trị chuyên chế độc đảng của nước này. Theo quan điểm này, con người không có thiên kiến chung chống lại những thứ như khủng bố, bức cung, tra tấn bằng nhục hình, đàn áp bằng bạo lực; không có khát vọng chung căn bản về tự do, về tự do biểu đạt, tự do lập hội và tự do tín ngưỡng; cũng không có mong muốn được sống trong một thế giới mà những bất công cuối cùng sẽ có thể được đền bù.
Tuy nhiên, nếu điều đó là đúng thì đảng không có lý do gì phải sợ một cuộc giải trình thành thực về quá khứ. Dù sao, nếu những giá trị phổ quát không tồn tại thì những cuộc tấn công của Mao vào những người phê phán và các kẻ thù của ông ta sẽ không phải là một tội lỗi nghiêm trọng. Và thế thì tại sao đảng Cộng sản Trung Quốc phải trăm phương ngàn kế tìm cách che giấu sự thật về những hành động như vậy – một mâu thuẫn cho thấy điều gì đó giống như một sự cắn rứt lương tâm hoặc ít ra là một sự bối rối nếu sự thật được phơi bày. Nếu quả đây là trường hợp của Trung Quốc thì có thể một chế độ nào đó trong tương lai của nước này sẽ phải tìm cách công nhận, thậm chí hòa giải với quá khứ trong chiều kích đầy đủ của những gì mà đảng Cộng sản đã làm cho Trung Quốc – chuyện xấu cũng như chuyện tốt. Tuy nhiên, điều đó dường như không thể xảy ra trong tương lai gần.
Sau phong trào Bức tường Dân chủ ở Trung Quốc năm 1978-1979, trong đó hàng chục ngàn người dân Bắc Kinh đã tụ tập trước một bức tường gạch không có gì nổi bật để treo lên đó các bích chương chính trị, đọc các bài diễn văn và tổ chức các cuộc tranh luận chính trị, các nhà văn Trung Quốc đã bắt đầu chú ý tới nhiều thập niên đàn áp chính trị ở đất nước họ. Tác phẩm của các nhà văn này được nói tới như là “phóng sự điều tra”, hoặc “văn học vết sẹo”. Nhưng những cuộc tự vấn như vậy đã kết thúc sau năm 1989, và từ khi ông Tập Cận Bình lên cầm quyền, năm 2012, một bức màn kiểm duyệt thậm chí còn nặng nề hơn đã vùi Trung Quốc ngày càng sâu vào tình trạng mù lịch sử. Một nghiên cứu gần đây của dự án Truyền thông Trung Quốc thuộc Đại học Hong Kong, đã tìm kiếm trong 140 xuất bản phẩm trong nội địa Trung Quốc những bài báo về cuộc Cách mạng Văn hóa – một giai đoạn kéo dài 10 năm trong đó hàng triệu người trung lưu Trung Quốc đã bị hành hạ, bị thảm sát vì “có lý lịch giai cấp xấu”. Các nhà nghiên cứu chỉ tìm thấy 3 bài báo dám đào sâu vào chi tiết của thập niên ấy. Đi tìm những xuất bản phẩm trình bày chủ đề này một cách toàn diện hơn “sẽ có nghĩa là tìm tới rủi ro một cách ngu ngốc”, các tác giả báo cáo của dự án viết.
Và cho dù một công trình nghiên cứu như vậy một ngày nào đó lại được chào đón ở Trung Quốc thì tác động của nó có lẽ sẽ không gây ấn tượng nhiều, bởi vì quá nhiều thứ đã bị lấp liếm và bị kìm nén. Nói như lời của nhà bất đồng chính kiến Lưu Hiểu Ba: “Những đôi mắt nhìn vào bóng tối quá lâu sẽ khó mà thích nghi được với ánh sáng rực rỡ ban ngày bỗng dưng tràn vào qua cửa sổ”.
Orville Schell là giám đốc Trung tâm về quan hệ Hoa Kỳ-Trung Quốc tại Hội châu Á (Asia Society)
Nguồn: https://www.foreignaffairs.com/articles/china/2017-12-12/chinas-cover
No comments:
Post a Comment