Huỳnh Hoa dịch
Đã chấm dứt giả tưởng cho rằng Bắc Kinh cuối cùng sẽ tiếp thu các giá trị phương Tây
Tư tưởng: Bình thiên hạ của Khổng Tử đã thấm vào máu người Trung Quốc
Trong nhiều thập niên qua, quan hệ giữa Trung quốc và phương Tây đặt nền móng trên ảo vọng và sự giả vờ.
Các chính trị gia phương Tây tự bỡn cợt mình với suy nghĩ rằng, hệ thống của Trung quốc sẽ theo thời gian mà biến cải, từ chuyên chế và trung ương tập quyền sang dân chủ và cởi mở.
Về phần mình, Trung quốc đã khéo ngụy trang tham vọng toàn cầu của họ. Tuân theo châm ngôn của Đặng Tiểu Bình “thao quang dưỡng hối” (giấu mình chờ thời), Trung quốc đã tự xây dựng thành một người khổng lồ về sản xuất công nghiệp, một thương nhân lớn nhất thế giới, tích lũy một sức mạnh quân sự “cứng” và phóng chiếu ảnh hưởng “mềm”, đôi khi lén lút và tung tiền ra mua chuộc.
Trò chơi giả tưởng này đang tàn lụi.
Chuyến viếng thăm Trung quốc tuần trước của thủ tướng Canada Justin Trudeau – cha của ông này đã thiết kế chính sách mở cửa vào Trung quốc của Canada – có thể được coi là cố gắng cuối cùng trong hàng loạt nỗ lực lớn lao nhưng vô ích của phương Tây nhằm “uốn nắn” sự trỗi dậy của Trung quốc theo cách khuyến khích họ tiếp thu các ý tưởng tự do của phương Tây. Trudeau đến Trung quốc, mang theo những kế hoạch khai mở cuộc đối thoại về một hiệp định thương mại tự do “tiến bộ”, trong đó nhấn mạnh sự bình đẳng giới, bảo vệ người lao động và quyền về môi trường. Nhưng nước chủ nhà đã lịch sự mời ông ra ngoài.
Cũng trong thời gian này, thủ tướng Úc, Malcolm Turnbull, nhấn mạnh vào một thời kỳ mới của chủ nghĩa hiện thực. Với ám ảnh Trung quốc trong đầu, ông đã ban hành một điều luật hạn chế sự can thiệp của nước ngoài vào đời sống chính trị của đất nước. Tác động của nó thật nhanh chóng: hôm thứ Ba, nghị sĩ thuộc đảng Lao động Sam Dastyari đã từ chức giữa cơn thịnh nộ về mối liên kết của ông ta với một tỷ phú bất động sản có quan hệ mật thiết với đảng Cộng sản Trung quốc.
Úc là minh chứng cả cho lợi thế lẫn nguy cơ tiềm ẩn của cách tiếp cận cứng rắn hơn với Trung quốc.
Vài người dự báo một cuộc Chiến tranh Lạnh. Điều đó là có thể, nếu như cuộc vỡ mộng của phương Tây khơi dậy tình cảm chống Trung quốc mạnh mẽ đến mức có thể làm lệch hướng các mối quan hệ.
Nhưng một liều thuốc trung thực cũng có thể đưa tới một mối quan hệ bền vững hơn, dựa trên một sự thừa nhận thật lòng những sự khác biệt [giữa Trung quốc và phương Tây] thay cho niềm hy vọng Đông-Tây hòa hợp dựa trên những giá trị chung.
Cái kỳ vọng huyền thoại – rằng Trung quốc sẽ trở nên “giống chúng ta hơn” – đã khuấy động cuộc tranh luận ở phương Tây tự do về những vấn đề lớn lao hơn mà sự vươn lên về kinh tế và quân sự của Trung quốc đặt ra.
Đâu là phản ứng thích hợp với một nhà nước Trung quốc ngày càng gia tăng những hành động trấn lột, lạm dụng sự cởi mở của phương Tây để thâu tóm công nghệ trong khi Bắc Kinh che chắn các thị trường của mình sau những hàng rào bảo hộ?
Các xã hội tự do sẽ dùng những biện pháp gì nhằm kháng cự lại một hệ thống độc tài chuyên chế đang thúc đẩy các lợi ích địa chính trị của nó bằng những chiến dịch bí mật nhằm mở rộng ảnh hưởng? Trung quốc đang thu nạp giới tinh hoa ở các nước mục tiêu như Úc bằng cách cung cấp cho họ những chức vụ không phải làm việc mà có uy thế và tiền bạc, những hợp đồng tư vấn béo bở. Bắc Kinh tung tiền mua lại các tờ báo, tạp chí tiếng Hoa và thâm nhập cộng đồng Hoa kiều thông qua những cơ quan của đảng Cộng sản – đồng thời, ở trong nước, họ ngăn chặn các nội dung truyền thông phương Tây bằng hệ thống tường lửa Great Firewall và hạn chế ảnh hưởng của phương Tây bằng cách đặt các tổ chức phi chính phủ nước ngoài dưới sự kiểm soát của cảnh sát.
Chủ tịch Trung quốc, Tập Cận Bình, đang đẩy nhanh những toan tính này. Tại đại hội đảng Cộng sản vài tuần trước đây, ông ta nói rõ rằng Trung quốc tin tưởng tuyệt đối vào con đường riêng của mình và công bố “kỷ nguyên mới” trong đó Bắc Kinh sẽ chuyển dịch “gần hơn tới vị trí trung tâm của thế giới”. Các nhà chính trị phương Tây cuối cùng cũng phải nhìn Trung quốc đúng như bản chất của nó, không phải như một nước mà họ muốn nó trở thành.
Một ý thức mới về sự trong sáng đã lan khắp châu Âu. Trong một hồ sơ về quan hệ Trung quốc-châu Âu được thực hiện cho Hội đồng châu Âu về Quan hệ đối ngoại, các tác giả Francois Godement và Abigael Vasselier viết: “Nói thẳng nói thật luôn luôn là điều có ích”. Hai nhà nghiên cứu này khuyến cáo, bên cạnh nhiều chuyện khác, châu Âu nên siết chặt việc sàng lọc vốn đầu tư từ Trung quốc.
Trong một dấu hiệu cảnh báo ngày càng khẩn thiết về sự can thiệp chính trị của Trung quốc, các cơ quan tình báo Đức đã công bố chi tiết cách mà các điệp viên Trung quốc thu thập dữ liệu về các quan chức và chính trị gia Đức bằng cách sử dụng các nhân thân giả trên mạng xã hội.
Hạ viện và Thượng viện Hoa Kỳ đang thảo luận những điều luật hạn chế đầu tư của Trung quốc vào các công ty công nghệ. Chính phủ của ông Trump đang chuẩn bị sẵn hàng loạt biện pháp trừng phạt về thương mại. Và trong cộng đồng các học giả Hoa Kỳ đang dấy lên cuộc tranh luận về mối đe dọa đối với quyền tự do biểu đạt, mà các viện Khổng tử - do chính phủ Trung quốc bỏ tiền xây dựng trong các khuôn viên đại học – tạo ra.
Trong một bản báo cáo cho Quỹ Dân chủ quốc gia, do quốc hội Hoa Kỳ tài trợ, các tác giả Christopher Walker và Jessica Ludwig cho thấy có mối liên kết các nỗ lực của Trung quốc và Nga trong công cuộc uốn nắn dư luận công chúng khắp thế giới. Hai tác giả này cho rằng, khoản tiền nhiều tỉ đô la Mỹ mà hai nước này tung ra để tác động tới truyền thông, văn hóa, các cơ quan nghiên cứu chính sách và các học viện, đã vượt xa cái gọi là “sức mạnh mềm”(soft power). Họ gọi đó là “sức mạnh sắc” (sharp power), có thể được coi như là “mũi của lưỡi dao găm”.
Úc sẽ là phép thử, cho thấy các quốc gia phương Tây sẽ đi xa tới chừng nào trong công cuộc bảo vệ các giá trị dân chủ. Các sinh viên Trung quốc đóng học phí giúp hệ thống giáo dục đại học của nước này hoạt động, Trung quốc mua nhiều tài nguyên khoáng sản của Úc, cùng với chi tiêu của làn sóng du khách Trung quốc giúp nền kinh tế của nước này tang trưởng.
Tờ Nhân dân nhật báo Trung quốc lên án các luật mới của Úc về sự can thiệp của nước ngoài như là “hoang tưởng điên khùng”. Một phát ngôn viên bộ ngoại giao Trung quốc cáo buộc thủ tướng Turnbull đầu độc quan hệ [giữa hai nước].
Nhưng ông Turnbull không lay chuyển. Nhắc lại một câu khẩu hiệu được gán - một cách sai lầm – cho Mao, ông Turnbull tuyên bố bằng tiếng Trung rằng nhân dân Úc sẽ “đứng lên” bảo vệ chủ quyền. Một khi Trung quốc vượt qua được cơn thịnh nộ của mình, họ có thể lại tái khởi động các mối quan hệ với phương Tây, lần này dựa trên sự thành thật và chủ nghĩa thực tế trong sáng chứ không phải lối mơ tưởng viển vông!
Andrew Browne là phóng viên cao cấp, người đứng mục (columnist) của báo Wall Street Journal
Các chính trị gia phương Tây tự bỡn cợt mình với suy nghĩ rằng, hệ thống của Trung quốc sẽ theo thời gian mà biến cải, từ chuyên chế và trung ương tập quyền sang dân chủ và cởi mở.
Về phần mình, Trung quốc đã khéo ngụy trang tham vọng toàn cầu của họ. Tuân theo châm ngôn của Đặng Tiểu Bình “thao quang dưỡng hối” (giấu mình chờ thời), Trung quốc đã tự xây dựng thành một người khổng lồ về sản xuất công nghiệp, một thương nhân lớn nhất thế giới, tích lũy một sức mạnh quân sự “cứng” và phóng chiếu ảnh hưởng “mềm”, đôi khi lén lút và tung tiền ra mua chuộc.
Trò chơi giả tưởng này đang tàn lụi.
Chuyến viếng thăm Trung quốc tuần trước của thủ tướng Canada Justin Trudeau – cha của ông này đã thiết kế chính sách mở cửa vào Trung quốc của Canada – có thể được coi là cố gắng cuối cùng trong hàng loạt nỗ lực lớn lao nhưng vô ích của phương Tây nhằm “uốn nắn” sự trỗi dậy của Trung quốc theo cách khuyến khích họ tiếp thu các ý tưởng tự do của phương Tây. Trudeau đến Trung quốc, mang theo những kế hoạch khai mở cuộc đối thoại về một hiệp định thương mại tự do “tiến bộ”, trong đó nhấn mạnh sự bình đẳng giới, bảo vệ người lao động và quyền về môi trường. Nhưng nước chủ nhà đã lịch sự mời ông ra ngoài.
Cũng trong thời gian này, thủ tướng Úc, Malcolm Turnbull, nhấn mạnh vào một thời kỳ mới của chủ nghĩa hiện thực. Với ám ảnh Trung quốc trong đầu, ông đã ban hành một điều luật hạn chế sự can thiệp của nước ngoài vào đời sống chính trị của đất nước. Tác động của nó thật nhanh chóng: hôm thứ Ba, nghị sĩ thuộc đảng Lao động Sam Dastyari đã từ chức giữa cơn thịnh nộ về mối liên kết của ông ta với một tỷ phú bất động sản có quan hệ mật thiết với đảng Cộng sản Trung quốc.
Úc là minh chứng cả cho lợi thế lẫn nguy cơ tiềm ẩn của cách tiếp cận cứng rắn hơn với Trung quốc.
Vài người dự báo một cuộc Chiến tranh Lạnh. Điều đó là có thể, nếu như cuộc vỡ mộng của phương Tây khơi dậy tình cảm chống Trung quốc mạnh mẽ đến mức có thể làm lệch hướng các mối quan hệ.
Nhưng một liều thuốc trung thực cũng có thể đưa tới một mối quan hệ bền vững hơn, dựa trên một sự thừa nhận thật lòng những sự khác biệt [giữa Trung quốc và phương Tây] thay cho niềm hy vọng Đông-Tây hòa hợp dựa trên những giá trị chung.
Cái kỳ vọng huyền thoại – rằng Trung quốc sẽ trở nên “giống chúng ta hơn” – đã khuấy động cuộc tranh luận ở phương Tây tự do về những vấn đề lớn lao hơn mà sự vươn lên về kinh tế và quân sự của Trung quốc đặt ra.
Đâu là phản ứng thích hợp với một nhà nước Trung quốc ngày càng gia tăng những hành động trấn lột, lạm dụng sự cởi mở của phương Tây để thâu tóm công nghệ trong khi Bắc Kinh che chắn các thị trường của mình sau những hàng rào bảo hộ?
Các xã hội tự do sẽ dùng những biện pháp gì nhằm kháng cự lại một hệ thống độc tài chuyên chế đang thúc đẩy các lợi ích địa chính trị của nó bằng những chiến dịch bí mật nhằm mở rộng ảnh hưởng? Trung quốc đang thu nạp giới tinh hoa ở các nước mục tiêu như Úc bằng cách cung cấp cho họ những chức vụ không phải làm việc mà có uy thế và tiền bạc, những hợp đồng tư vấn béo bở. Bắc Kinh tung tiền mua lại các tờ báo, tạp chí tiếng Hoa và thâm nhập cộng đồng Hoa kiều thông qua những cơ quan của đảng Cộng sản – đồng thời, ở trong nước, họ ngăn chặn các nội dung truyền thông phương Tây bằng hệ thống tường lửa Great Firewall và hạn chế ảnh hưởng của phương Tây bằng cách đặt các tổ chức phi chính phủ nước ngoài dưới sự kiểm soát của cảnh sát.
Chủ tịch Trung quốc, Tập Cận Bình, đang đẩy nhanh những toan tính này. Tại đại hội đảng Cộng sản vài tuần trước đây, ông ta nói rõ rằng Trung quốc tin tưởng tuyệt đối vào con đường riêng của mình và công bố “kỷ nguyên mới” trong đó Bắc Kinh sẽ chuyển dịch “gần hơn tới vị trí trung tâm của thế giới”. Các nhà chính trị phương Tây cuối cùng cũng phải nhìn Trung quốc đúng như bản chất của nó, không phải như một nước mà họ muốn nó trở thành.
Một ý thức mới về sự trong sáng đã lan khắp châu Âu. Trong một hồ sơ về quan hệ Trung quốc-châu Âu được thực hiện cho Hội đồng châu Âu về Quan hệ đối ngoại, các tác giả Francois Godement và Abigael Vasselier viết: “Nói thẳng nói thật luôn luôn là điều có ích”. Hai nhà nghiên cứu này khuyến cáo, bên cạnh nhiều chuyện khác, châu Âu nên siết chặt việc sàng lọc vốn đầu tư từ Trung quốc.
Trong một dấu hiệu cảnh báo ngày càng khẩn thiết về sự can thiệp chính trị của Trung quốc, các cơ quan tình báo Đức đã công bố chi tiết cách mà các điệp viên Trung quốc thu thập dữ liệu về các quan chức và chính trị gia Đức bằng cách sử dụng các nhân thân giả trên mạng xã hội.
Hạ viện và Thượng viện Hoa Kỳ đang thảo luận những điều luật hạn chế đầu tư của Trung quốc vào các công ty công nghệ. Chính phủ của ông Trump đang chuẩn bị sẵn hàng loạt biện pháp trừng phạt về thương mại. Và trong cộng đồng các học giả Hoa Kỳ đang dấy lên cuộc tranh luận về mối đe dọa đối với quyền tự do biểu đạt, mà các viện Khổng tử - do chính phủ Trung quốc bỏ tiền xây dựng trong các khuôn viên đại học – tạo ra.
Trong một bản báo cáo cho Quỹ Dân chủ quốc gia, do quốc hội Hoa Kỳ tài trợ, các tác giả Christopher Walker và Jessica Ludwig cho thấy có mối liên kết các nỗ lực của Trung quốc và Nga trong công cuộc uốn nắn dư luận công chúng khắp thế giới. Hai tác giả này cho rằng, khoản tiền nhiều tỉ đô la Mỹ mà hai nước này tung ra để tác động tới truyền thông, văn hóa, các cơ quan nghiên cứu chính sách và các học viện, đã vượt xa cái gọi là “sức mạnh mềm”(soft power). Họ gọi đó là “sức mạnh sắc” (sharp power), có thể được coi như là “mũi của lưỡi dao găm”.
Úc sẽ là phép thử, cho thấy các quốc gia phương Tây sẽ đi xa tới chừng nào trong công cuộc bảo vệ các giá trị dân chủ. Các sinh viên Trung quốc đóng học phí giúp hệ thống giáo dục đại học của nước này hoạt động, Trung quốc mua nhiều tài nguyên khoáng sản của Úc, cùng với chi tiêu của làn sóng du khách Trung quốc giúp nền kinh tế của nước này tang trưởng.
Tờ Nhân dân nhật báo Trung quốc lên án các luật mới của Úc về sự can thiệp của nước ngoài như là “hoang tưởng điên khùng”. Một phát ngôn viên bộ ngoại giao Trung quốc cáo buộc thủ tướng Turnbull đầu độc quan hệ [giữa hai nước].
Nhưng ông Turnbull không lay chuyển. Nhắc lại một câu khẩu hiệu được gán - một cách sai lầm – cho Mao, ông Turnbull tuyên bố bằng tiếng Trung rằng nhân dân Úc sẽ “đứng lên” bảo vệ chủ quyền. Một khi Trung quốc vượt qua được cơn thịnh nộ của mình, họ có thể lại tái khởi động các mối quan hệ với phương Tây, lần này dựa trên sự thành thật và chủ nghĩa thực tế trong sáng chứ không phải lối mơ tưởng viển vông!
Andrew Browne là phóng viên cao cấp, người đứng mục (columnist) của báo Wall Street Journal
Nguồn: https://www.wsj.com/articles/the-west-gets-real-about-china-1513074600
No comments:
Post a Comment