Ludwig von Mises
Chủ nghĩa cá nhân và
cách mạng cộng nghiệp
Phạm Nguyên Trường dịch
Những người theo phái tự do (Liberals) thường nhấn mạnh vai trò
quan trọng của cá nhân. Những người theo phái tự do thế kỉ XIX từng coi sự phát
triển của cá nhân là vấn đến quan trọng nhất. “Cá nhân và chủ nghĩa cá nhân”
từng là khẩu hiệu của phái tự do và tiến bộ. Bọn phản động đã tấn công quan
điểm này ngay từ đầu thế kỉ XIX.
Những người duy lí và tự do thế kỉ XVIII từng chỉ ra rằng cần
phải có những luật lệ tốt. Những phong tục cổ xưa, không thể biện hộ được bằng
lí trí phải bị bãi bỏ. Lời biện hộ duy nhất cho một điều luật là nó có thúc đẩy
sự thịnh vượng xã hội hay là không. Ở nhiều quốc gia, những người duy lí và
những người tự do đòi hỏi rằng hiến pháp thành văn, quá trình sọan thảo luật lệ
và những điều luật mới phải tạo điều kiện cho sự phát triển năng lực của từng
cá nhân.
Phản ứng đã gia tăng, đặc biệt là ở Đức, mà luật gia, đồng thời
là sử gia trong lĩnh vực luật pháp Friedrich Karl von Savigny (1779–1861) là
người có đóng góp cực kì tích cực. Savigny tuyên bố rằng người không thể viết
được luật, luật pháp là do tâm hồn của tòan thể bộc lộ ra bằng con đường bí
mật. Đấy không phải là cá nhân suy nghĩ – đấy là cả dân tộc hay thực thể xã hội
sử dụng cá nhân chỉ nhằm để thể hiện những tư tưởng của nó. Marx và những người
Marxist đặc biệt nhấn mạnh tư tưởng này. Về mặt này, những người Marxist không
phải là đồ đệ của Hegel, tư tưởng chính của Hegel về quá trình tiến hóa của
lịch sử là tiến hóa về phía tự do của cá nhân.
Theo quan điểm của Marx và Engels, trong con mắt của cả dân tộc,
cá nhân là không đáng kể. Marx và Engels phủ nhận ý kiến cho rằng cá nhân có
vai trò trong quá trình tiến hóa của lịch sử. Theo họ, lịch sử đi theo con
đường riêng của mình. Các lực lượng sản xuất vật chất đi theo con đường riêng
của mình, chúng phát triển độc lập với ý chí của các cá nhân. Và các sự kiện
lịch sử xảy ra là do sự tất yếu của quy luật tự nhiên. Các lực lượng sản xuất
họat động như là người chỉ huy dàn nhạc giao hưởng vậy, chúng phải có người
thay thế sẵn sàng, như người chỉ huy dàn nhạc phải có người thay thế nếu ca sĩ
bị ốm. Theo tư tưởng này, Napoleon và Dante, là nói thí dụ thế, đều là những
người không quan trọng – nếu họ không xuất hiện để đóng vai trò đặc biệt của
mình trong lịch sử thì một người nào đó sẽ xuất hiện trên sân khấu để thay thế
họ.
Muốn hiểu một số từ, bạn phải hiểu tiếng Đức. Từ thế kỉ XVII trở
đi người ta đã tập trung nhiều cố gắng vào cuộc đấu tranh chống lại việc sử
dụng những từ Latin và lọai bỏ chúng khỏi tiếng Đức. Trong nhiều trường hợp,
vẫn còn từ ngọai quốc mặc dù có những từ tiếng Đức cùng nghĩa. Hai từ này trở
thành những từ đồng nghĩa, nhưng theo dòng lịch sử, chúng lại có những nghĩa
khác nhau. Thí dụ, từ Umwälzung, nghĩa đen của từ cách mạng (revolution) trong tiếng
Latin. Trong tiếng Latin từ này không có nghĩa nào là chiến đấu hết. Như vậy là
từ cách mạng (revolution) đã có hai nghĩa – một nghĩa là bằng bạo lực, còn
nghĩa kia là cách mạng từ từ, tương tự như “cuộc cách mạng công nghiệp”. Nhưng Marx
sử dụng từ cách mạng (tiếng Đức) không chỉ cho những cuộc cách mạng bạo lực như
Cách mạng Pháp hay Cách mạng Nga, mà còn cho cuộc Cách mạng công nghiệp diễn ra
một cách từ từ nữa.
Nhận tiện nói them rằng thuật ngữ cuộc Cách mạng công nghiệp là
do Arnold Toynbee (1852–1883) đưa ra. Những người Marxist nói rằng “Sau khi lật
đổ chủ nghĩa tư bản thì không còn cách mạng nữa – hãy nhìn cuộc Cách mạng công
nghiệp”.
Marx gán cho từ nô lệ, nông nô và những hệ thống ép buộc ý nghĩa
đặc biệt. Công nhân cần phải được tự do, ông ta nói, để những kẻ bóc lột bóc
lột họ. Ý tưởng này xuất hiện từ lời giải thích của ông ta cho sự kiện là chúa
đất chăm sóc người công nhân ngay cả khi anh ta không làm việc. Marx giải thích
những thay đổi theo hướng tự do vừa xuất hiện như là việc giải phóng những kẻ
bóc lột khỏi trách nhiệm trước đời sống của người công nhân. Marx không nhận ra
rằng phong trào tự do hướng tới việc lọai bỏ sự bất bình đẳng trước pháp luật,
cũng như bất bình đẳng giữa chủ và tớ.
Karl Marx tin rằng tích lũy tư bản là trở ngại. Dưới mắt của
ông, chỉ có một lí giải duy nhất cho việc tích tụ tài sản là một người nào đó
cướp của một người nào đó. Đối với Marx, tòan bộ cuộc Cách mạng công nghiệp chỉ
đơn giản là công nhân bị tư bản bóc lột mà thôi. Theo ông, sự xuất hiện của chủ
nghĩa tư bản làm cho hòan cảnh của người công nhân càng tồi tệ them. Sự khác
biệt giữa hòan cảnh của họ với hòan cảnh của nô lệ và nông nô chỉ là ở chỗ tư
bản không có trách nhiệm lo lắng cho những người công nhân mà họ không thể bóc
lột được nữa, trong khi chủ phải chăm sóc người nô lệ và nông nô. Đây mà một
trong những mâu thuẫn không thể hóa giải được của hệ thống của Marx. Nhưng hệ
thống này lại được nhiều nhà kinh tế học hiện nay chấp nhận mà không nhận thức
được rằng có mâu thuẫn như thế.
Theo Marx, chủ nghĩa tư bản là giai đọan tất yếu và không thể
tránh được trong lịch sử nhân lọai, tức là lịch sử đưa con người từ hòan cảnh
sơ khai đến thiên đường của chủ nghĩa xã hội. Nếu chủ nghĩa xã hội là bước đi
tất yếu và không thể tránh được trên con đường tiến tới chủ nghĩa xã hội thì
người ta không được liên tục phàn nàn rằng những điều tư sản làm là xấu về mặt
đạo đức - đấy là theo quan điểm của Marx. Thế thì tại sao Marx lại tấn công các
nhà tư sản?
Marx nói rằng một phần sản phẩm bị tư sản chiếm đọat và bóc lột
từ người công nhân. Theo Marx, đây là điều rất xấu. Hậu quả là người công nhân không
được tiêu thụ tòan bộ sản phẩm được sản xuất ra. Vì vậy mà một phần sản phẩm do
họ làm ra không được tiêu thụ, nghĩa là “tiêu thụ dưới mức”. Vì lí do đó, vì có
hiện tượng tiêu thụ dưới mức, cho nên suy thóai kinh tế xảy ra thường xuyên.
Đấy là lí thuyết tiêu thụ dưới mức của Marx về suy thóai kinh tế. Nhưng ở chỗ
khác, Marx lại mâu thuẫn với lí thuyết này.
Những người cầm bút theo trường phái Marxst không giải thích vì
sao sản xuất lại đi từ những phương pháp đơn giản sang những phương pháp ngày
càng phức tạp hơn.
Marx cũng không nhắc đến sự kiện sau đây: khỏang năm 1700 dân số
nước Anh khỏang 5,5 triệu người; giữa những năm 1700 dân số tăng lên thành 6,5
triệu người, 500.000 người ở trong tình trạng thiếu thốn. Tòan bộ hệ thống kinh
tế đã tạo ra dân số “thặng dư”. Vấn đề thặng dư dân số xuất hiện ở Anh sớm hơn
lục địa châu Âu. Điều này xảy ra trước hết là vì Anh là đảo quốc, không bị quân
đội nước ngòai xâm lược cho nên dân số không bị giảm như ở châu Âu. Chiến tranh
ở Anh là nội chiến; đấy là những cuộc chiến tranh tàn bạo, nhưng đã chấp dứt
rồi. Và khi mà lối thóat cho dân số thặng dư biến mất thì số người thặng dư gia
tăng. Tình hình ở châu Âu có khác; vì một lí do là cơ hội làm trong ngành nông
nghiệp thuận lợi hơn là ở Anh.
Hệ thống kinh tế cũ ở Anh không thể giải quyết được công ăn việc
làm cho số người gia tăng. Đa phần những người tăng thêm đều là những người
khốn khổ - ăn xin, ăn cướp, ăn cắp và gái điếm. Họ được một số định chế như
luật về người nghèo[1]
và hội từ thiện của cộng đồng giúp đỡ. Một số bị bắt vào quân đội và hải quân
để phục vụ ở nước ngòai. Trong nông nghiệp cũng thừa người. Hệ thống phường hội
và những tổ chức độc quyền khác trong ngành công nghiệp chế biến làm cho công
nghiệp không thể mở rộng được.
Trong những giai đọan tiền tư bản đó, sự phân biệt giữa các giai
cấp trong xã hội, tức là giữa những người có thể mua được quần áo và giầy mới
với những người không thể mua được, thể hiện rất rõ. Những ngành công nghiệp
chế biến được sản xuất chủ yếu là cho những tầng lớp thượng lưu. Những người
không có tiền mua quần áo mới mặc những đồ bỏ đi. Lúc đó ngành buôn bán quần áo
cũ khá phát đạt – ngành này hầu như đã biến mất hòan tòan sau khi nền công
nghiệp hiện đại bắt đầu sản xuất cho cả những tầng lớp bên dưới. Nếu chủ nghĩa
tư bản không cung cấp đủ phương tiện sống cho số người “thặng dư” này thì họ đã
chết đói hết rồi. Trong thời tiền tư bản, bệnh đậu mùa từng làm chết rất nhiều
người, ngày nay căn bệnh này gần như đã bị xóa sổ rồi. Những cải tiến trong
lĩnh vực y tế cũng là sản phẩm của chủ nghĩa tư bản.
Điều mà Marx gọi là thảm họa lớn của cuộc Cách mạng công nghiệp
lại hòan tòan không phải là thảm họa, nó mang lại sự cải thiện khác thường
trong điều kiện sống của người dân. Nhiều người đáng lẽ đã chết thì nay có cơ
hội sống. Marx nói rằng những cải tiến trong lĩnh vực công nghệ chỉ dành cho
những kẻ bóc lột và hiện nay quần chúng sống trong tình trạng tồi tệ hơn thời
trước khi diễn ra cuộc Cách mạng công nghiệp là sai. Tất cả những điều mà những
người Marxist nói về bóc lột là hòan tòan sai! Hòan tòan dối trá! Trên thực tế,
chủ nghĩa tư bản đã làm cho nhiều người đáng lẽ đã chết thì nay có cơ hội sống.
Và hiện nay nhiều người, phải nói là đa số người sống với mức sống cao hơn là
tổ tiên họ cách đấy 100 hay 200 năm.
Trong thế kỉ XVIII đã có một số tác giả kiệt xuất – nổi tiếng
nhất trong số đó là Adam Smith (1723–1790) — người biện hộ cho tự do thương
mại. Họ tranh cãi chống lại độc quyền, chống lại các phường hội và đặc quyền
đặc lợi do nhà vua và quốc hội ban phát. Thứ hai, một số người tài trí, những
người hầu như không có tiền tiết kiệm và tư bản, đã bắt đầu tổ chức những người
cùng khổ để tiến hành sản xuất, không phải trong nhà máy mà bên ngòai nhà máy,
và không chỉ dành cho tầng lớp thượng lưu mà thôi. Những người sản xuất vừa được
tổ chức lại này bắt đầu làm ra những món hàng đơn giản cho quảng đại quần
chúng. Một sự biến đổi to lớn đã xảy ra, đấy chính là cuộc Cách mạng công
nghiệp. Và cuộc Cách mạng công nghiệp này đã làm ra cũng nhiều lương thực và
những hàng hóa khác như số người đang gia tăng vậy. Karl Marx cũng nhìn thấy
những điều đang diễn ra như bất cứ người nào khác. Ngay trước Thế chiến II dân
số tăng nhanh đến nỗi ở Anh đã có 60 triệu người.
Không thể so sánh Mĩ với Anh. Ngay từ đầu Mĩ đã gần như là một
nước tư bản chủ nghĩa hiện đại rồi. Nhưng chúng ta có thể nói rằng cứ tám người
đang sống trong những nước thuộc nền văn minh phương Tây hiện nay thì bảy người
sống được là vì có cuộc Cách mạng công nghiệp. Bạn có tin chắc rằng bạn là
người sẽ sống sót ngay cả khi không có cuộc Cách mạng cộng nghiệp hay không?
Nếu bạn không tin chắc thì xin dừng lại và cùng xem xét hậu quả của cuộc Cách
mạng công nghiệp.
Cách Marx giải thích cuộc Cách mạng công nghiệp cũng có thể được
áp dụng cho “thượng tầng kiến trúc”. Marx nói rằng “lực lượng sản xuất vật
chất”, tức là công cụ và máy móc, sinh ta “quan hệ sản xuất”, tức là cơ cầu xã
hội, quyền sở hữu..v.v.., quan hệ sản xuất lại sinh ra “thượng tầng kiến trúc”,
tức là triết học, nghệ thuật và tôn giáo. Thượng tầng kiến trúc, Marx nói, phụ
thuộc vào phụ thuộc vào địa vị giai cấp của cá nhân, nghĩa là phụ thuộc vào
việc anh ta là nhà thơ, họa sĩ..v.v.. Marx giải thích mọi thứ diễn ra trong đời
sống tinh thần của dân tộc từ quan điểm này. Arthur Schopenhauer (1788–1860) được
gọi là triết gia của những ông chủ kho hang và trái phiếu. Friedrich Nietzsche
(1844–1900) được gọi là triết gia của các thương vụ lớn. Mỗi thay đổi trong ý
thức hệ, trong âm nhạc, trong nghệ thuật, trong sáng tác tiểu thuyết và sáng
tác kịch bản, những người theo trường phái Marx đều có ngay một lời giải thích.
Mỗi cuốn sách mới đều được giải thích bằng “thượng tầng kiến trúc” của cái ngày
cụ thể đó. Mỗi cuốn sách đều được gán cho một tính từ - “tư sản” hay “vô sản”.
Giai cấp tư sản bị coi là đám người phản động, không cần phân biệt.
Đừng nghĩ rằng một người có thể suốt đời theo một ý thức hệ mà
không tin vào nó. Việc sử dụng thuật ngữ “chủ nghĩa tư bản chín muồi” chứng tỏ
một cách rõ ràng rằng những người không hề nghĩ rằng mình là người theo thuyết
của Marx đã chịu ảnh hưởng của Marx. Ông bà Hammond, trên thực tế là tất cả các
nhà sử học, đều chấp nhận các giải thích của Marx về cách mạng công nghiệp[2]. Trừ Ashton[3].
Karl Marx, trong giai đọan hai của sự nghiệp của mình, đã không
còn là người ủng hộ sự can thiệp của chính phủ vào họat động kinh tế nữa; ông
ủng hộ laissez-faire. Vì ông mong chờ sự sụp đổ của chủ nghĩa tư bản và thay
thế nó bằng chủ nghĩa xã hội sẽ diễn ra sau khi chủ nghĩa tư bản đã chín muồi
hòan tòan, ông ủng hộ việc để cho chủ nghĩa tư bản phát triển. Vế khía cạnh
này,trong các trước tác và tác phẩm của mình, Marx là người ủng hộ tự do kinh
tế.
Marx tin rằng những biện pháp can thiệp là không tốt vì nó trì
hõan sự xuất hiện của chủ nghĩa xã hội. Các liên đòan lao động đề nghị những
biện pháp can thiệp, vì vậy mà Marx chống lại họ. Liên đòan lao động không sản
xuất được gì và vì vậy mà nó không thể tăng được tiền lương nếu người sản xuất
không sản xuất được nhiều thêm.
Marx tuyên bố rằng can thiệp gây thiệt hại cho quyền lợi của
người công nhân. Những người xã hội chủ nghĩa Đức bỏ phiếu phản đối những cuộc
cải cách xã hội của [Otto von] Bismarck dự định thực hiện vào khỏang năm 1881
(Marx chết năm 1883). Ở nước này (Mĩ – ND) những người cộng sản cũng chống lại
kế họach kinh tế mới (New Deal). Dĩ nhiên là lí do thực sự của việc chống lại
chính quyền là rất khác. Không có đảng đối lập nào muốn dành cho đảng khác quá
nhiều quyền lực. Trong khi xây dựng cương lĩnh xã hội chủ nghĩa ai cũng ngấm
ngầm nghĩ rằng mình sẽ là người lập kế họach hay nhà độc tài hoặc về mặt trí
tuệ người lập kế họach hay nhà độc tài sẽ hòan tòan phụ thuộc vào anh ta và
người lập hế họach hay nhà độc tài kia chỉ là nhân viên sai vặt của anh ta.
Chẳng có người nào muốn trở thành thành viên bình thường trong kế họach của một
người nào hết.
Ý tưởng về lập kế họach có nguồn gốc từ chuyên luận bàn về chế
độ cộng hòa của Plato. Plato là người rất bộc trực. Ông đã phác thảo hệ thống
do các triết gia cai trị. Ông muốn bãi bỏ tất cả các quyền và quyết định của cá
nhân. Nếu chưa có lệnh thì không ai được đi, được nghỉ, ngủ, ăn, uống, tắm rửa.
Plato muốn biến người ta thành những con tốt đen trong kế họach của ông. Cần
phải có một nhà độc tài, ông này sẽ chỉ định một triết gia làm thủ tướng hay
chủ tịch trong ủy ban quản lí sản xuất trung ương. Cương lĩnh của tất cả những
người xã hội chủ nghĩa kiên định như thế — thí dụ như Plato và Hitler — còn lập
kế họach sản xuất cho những người xã hội chủ nghĩa trong tương lai, cho việc
nuôi dạy những thành viên tương lai của xã hội nữa.
Trong suốt 2.300 năm kể từ thời Plato, người ta thấy rất ít
người phản đối ý tưởng này của ông. Thậm chí ngay cả Kant. Xu hướng ủng hộ chủ
nghĩa xã hội về mặt tâm lí cần phải được tính đến trong khi thảo luận các tư
tưởng của Marx. Chứ không chỉ giới hạn ở những người tự nhận là đồ đệ của Marx.
Những đồ đệ của Marx phủ nhận sự kiện, thí dụ như tìm kiếm kiến
thức chỉ vì kiến thức. Nhưng trong trường hợp này họ cũng không phải là những
người kiên định, vì họ nói rằng một trong những mục tiêu của nhà nước xã hội
chủ nghĩa là chấm dứt việc tìm kiếm kiến thức như thế. Họ nói rằng nghiên cứu
những thứ vô ích là sự xúc phạm con người.
Bây giờ tôi muốn thảo luận ý nghĩa của việc xuyên tạc sự thật. Ý
thức giai cấp không xuất hiện ngay từ đầu, nhưng nó nhất định sẽ tới. Marx phát
triển học thuyết về ý thức hệ của ông vì ông nhận thức được rằng mình không thể
trả lời được những lời phê phán chủ nghĩa xã hội. Câu trả lời của ông là: “Điều anh nói là không đúng. Đấy
chỉ là ý thức hệ thôi. Khi chúng ta chưa có xã hội phi giai cấp thì tất cả
những gì người ta nghĩ cũng đều là ý thức hệ giai cấp hết – nghĩa là dựa trên ý
thức sai lầm”. Không cần bất kì giải thích nào nữa, Marx cho rằng ý thức hệ như
thế có ích cho giai cấp và cho những thành viên của giai cấp làm ra ý thức hệ
đó. Những tư tưởng như thế là nhằm theo đuổi mục đích giai cấp của họ.
Marx và Engels xuất hiện và trình bày tư tưởng giai cấp của giai
cấp vô sản. Vì thế, từ đó trở đi học thuyết của giai cấp tư sản trở thành hòan
tòan vô ích. Người ta có thể nói rằng giai cấp tư sản cần sự giải thích như thể
để làm an lòng lương tâm tồi tệ của họ. Nhưng tại sao họ lại có lương tâm tồi
tệ nếu sự tồn tại của họ là tất yếu? Nó là tất yếu – theo học thuyết của Marx –
vì không có giai cấp tư bản thì chủ nghĩa tư bản không thể phát triển được. Khi
chủ nghĩa tư bản “chưa chín muồi” thì không thể có chủ nghĩa xã hội.
Theo Marx, kinh tế học tư sản, đôi khi được gọi là “lời biện hộ
cho quá trình sản xuất của giai cấp tư sản”, giúp đỡ chính giai cấp tư sản.
Những đồ đệ của Marx cũng có thể nói rằng dưới mắt của họ cũng như dưới mắt của
những người bị bóc lột, tư tưởng mà giai cấp tư sản đổ vào lí thuyết tư sản sai
lầm này cũng như phương thức sản xuất tư bản là có thể biện hộ được vì nó giúp
cho hệ thống tồn tại. Nhưng đấy lại là lời giải thích rất phi-Marxist. Trước
hết, theo học thuyết của Marx, hệ thống sản xuất tư sản không cần lời biện hộ
nào hết, giai cấp tư sản bóc lột là vì việc của họ là bóc lột, cũng như việc
của vi trùng là sống kí sinh vậy. Giai cấp tư sản không cần bất kì lời biện hộ
nào. Ý thức giai cấp của họ chỉ cho họ rằng họ phải làm điều đó. Bản chất của
tư sản là bóc lột.
Trong thư gửi cho Marx, một ông bạn người Nga viết rằng nhiệm vụ
của những người xã hội chủ nghĩa là phải giúp giai cấp tư sản bóc lột hiệu quả
hơn, Marx trả lời rằng không cần. Sau đó Marx viết một nhận xét ngắn, nói rằng
nước Nga có thể tiến lên xã hội chủ nghĩa mà không cần trải qua giai đọan tư
bản chủ nghĩa. Sáng hôm sau, chắc chắn là ông đã nhận ra rằng nếu ông thừa nhận
là một nước có thể nhảy qua giai đọan tất yếu thì tòan bộ học thuyết của ông sẽ
bị phá sản. Cho nên ông không gửi lời nhận xét này. Engels, người không sáng
suốt bằng, phát hiện ra mảnh giấy trên bàn viết của Marx, ông liền chép lại và
gửi bản sao của mình cho Vera Zasulich (1849–1919). Bà này là người nổi tiếng ở
Nga vì đã tổ chức ám sát giám đốc sở công an thành phố St. Petersburg và được
tha bổng – bà có nhóm luật sư biện hộ thông minh. Người đàn bà này đã cho công
bố nhận xét của Marx và lời nhận xét này đã trở thành tài sản lớn của đảng Bolshevik.
Hệ thống tư bản chủ nghĩa là hệ thống, trong đó phải có công thì
mới được thưởng. Nếu người ta không tiến bộ được thì người ta cảm thấy đau khổ.
Họ không chịu công nhận rằng họ không tiến được là vì họ thiếu kiến thức. Họ đổ
cho xã hội. Nhiều người lên án xã hội và quay sang chủ nghĩa xã hội.
Trong hàng ngũ trí thức xu hướng này còn mạnh hơn. Vì những
người có nghề thường đối xử với nhau một cách bình đẳng cho nên những người có
tay nghề thấp tự coi mình là “giỏi” hơn những người không có tay nghề và cảm
thấy là xứng đáng hơn so với những thứ họ được nhận. Lòng đố kị có vai trò quan
trọng. Đây là khuynh hướng mang tính triết học của những người bất mãn với tình
trạng hiện hành. Có cả thái độ bất mãn với điều kiện chính trị nữa. Khi bất
mãn, bạn sẽ hỏi nên tìm hiểu kiểu nhà nước nào.
Marx là người bất tài. Ông ta chịu ảnh hưởng của Hegel và Feuerbach,
đặc biệt là những tác phẩm phê phán
Thiên chúa giáo của Feuerbach. Marx công nhận rằng thuyết bóc lột được rút ra
từ cuốn sách mỏng không có tên tác giả được xuất bản trong những năm 1820. Kinh
tế học của ông ta là sự xuyên tạc học thuyết của [David] Ricardo (1772–1823)[4].
Marx chẳng hiểu gì về kinh tế học hết, ông ta không nhận thức
được rằng người ta có thể lưỡng lự khi lựa chọn những phương tiện sản xuất tốt
nhất. Một câu hỏi lớn là chúng ta phải sử dụng những tác nhân khan hiếm như thế
nào. Marx cho rằng người ta thấy ngay cần phải làm gì. Ông ta không nhận thức
được rằng tương lai bao giờ cũng là bất định, nghĩa là công việc của mỗi doanh
nhân là lo liệu cho tương lai bất định. Trong hệ thống tư bản chủ nghĩa công
nhân và những người làm công nghệ tuân thủ doanh nhân. Trong chủ nghĩa xã hội họ
sẽ phải tuân thủ các quan chức xã hội chủ nghĩa. Marx không xem xét sự kiện là
có sự khác biệt giữa nói rằng cần phải là gì và làm cái mà một người nào đó nói
rằng cần phải làm. Nhà nước xã hội chủ nghĩa chắc chắn là nhà nước cảnh sát.
Marx cố gắng tránh trả lời câu hỏi điều gì sẽ diễn ra trong chủ
nghĩa xã hội, đấy chính là sự coi thường nhà nước. Trong chủ nghĩa xã hội tù
nhân biết rằng họ bị trừng phạt là vì lợi ích của tòan thể xã hội.
[1]
English legislation relating to public
assistance for the poor, dating from the Elizabethan era and amended in 1834 in
order to institute nationally supervised uniform relief.
[2]
J.L. and Barbara Hammond, authors of the
trilogy The Village Labourer (1911), The Town Labourer (1917),
and The Skilled Labourer (1919).
[3] T.S. Ashton, The Industrial Revolution
1760-1830 (London: Oxford University Press, 1998 [1948, 1961]).
No comments:
Post a Comment