Tác phẩm Homo Deus
(2015) giải thích cách chúng ta trở thành giống loài giữ thế thượng phong trên
hành tinh này và đưa ra một dự đoán về tương lai loài người. Tác phẩm này khảo
sát tình trạng của nhân loại hiện nay, khảo sát khái niệm về lựa chọn cá nhân
và chúng ta tôn thờ cá nhân đến mức nào. Nó cũng tiết lộ cách thức khoa học và
công nghệ cuối cùng sẽ làm cho con người phụ thuộc vào thuật toán của máy tính.
Về
tác giả
Yuval Noah Harari là
nhà sử học người Israel và là giáo sư tại Khoa Lịch sử của Đại học Do Thái ở
Jerusalem. Ông còn là tác giả của cuốn sách bán chạy Sapiens: Lược sử loài người.
Tôi
sẽ học được gì? Học được vì sao con người sẽ không cai trị mãi mãi.
Nhân loại xuất hiện và
sự thống trị sau đó của con người trên trái đất xuất phát từ tài năng sáng tạo,
ý thức và tư duy của Homo sapiens. Tôn giáo và triết học nhân văn đã đóng góp sức
mình vào việc đưa sự thống trị của nhân loại trở thành hiện thực, đặt con người
vào trung tâm của sáng tạo và tư duy.
Thực tế là, với sự tiến
bộ nhanh chóng của khoa học và công nghệ, máy tính và trí tuệ nhân tạo, dường
như không có gì có thể ngăn cản chúng ta. Nhưng liệu chúng ta có đang tự đào hố
chôn mình hay không?
Những tia sách này giải thích quá trình vươn lên của
con người và học thuyết về tính ưu việt của con người. Bạn sẽ thấy điều gì làm
cho chúng ta thống trị hành tinh này và tại sao chúng ta nghĩ mình là loài đặc
biệt. Nhưng bạn cũng sẽ nhìn về phía trước và xem cái gì đang đe dọa vương miện
của chúng ta – và có thể là khởi đầu của sự sụp đổ của giống người.
*Bạn cũng sẽ học được:
*cách thức các nhà khoa học đưa ra quyết định thay
cho loài chuột;
*làm sao mà cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ lại thề hiện
tính ưu việt của con người; và
*tại sao chủ nghĩa tự do và chủ nghĩa dân tộc là các
tôn giáo.
Tia sách 1
Chúng ta leo cao đến đâu! Tham vọng của nhân
loại thay đổi mỗi ngày.
Đối với nhân loại,
tiến bộ và đổi mới không phải là hiện tượng mới. Chúng ta đã tìm cách bay tới
các vì sao và đã đặt chân lên mặt trăng. Chúng ta đã xây dựng được các phương
tiện nhằm chiến thắng nạn đói, bệnh tật và ảnh hưởng của chiến tranh. Nhưng khi
chúng ta tiến lên, chúng ta phải sửa đổi tham vọng của mình.
Xin cùng xem xét xem
chúng ta đã đi xa đến đâu.
Chúng ta hãy xem xét
về nạn đói và bệnh dịch – đây là những thảm họa từng giết chết nhiều người
trong quá khứ.
Ví dụ, ở Pháp từ năm
1692 đến 1694, nạn đói đã giết chết 15% dân số (khoảng 2,5 triệu người). Trong
những năm 1330, Đại dịch Cái chết đen khét tiếng đã giết chết từ 75 đến 200
triệu người ở lục địa Á-Âu. Tức là giết chết khoảng một phần tư toàn bộ dân số
của hai châu lục này.
Nhưng hiện nay chúng
ta hầu như đã khắc phục được nạn đói và bệnh tật. Trên thực tế, có nhiều khả
năng là bạn sẽ chết vì béo phì chứ không phải vì đói. Năm 2010, trên toàn thế
giới có 3 triệu người chết vì béo phì. Ngược lại, suy dinh dưỡng và nạn đói chỉ
làm chết một phần ba số đó mà thôi.
Chúng ta đã tiến bộ
đến mức có thể dùng thước đo khác để đánh giá những thảm họa của mình. Ví dụ,
cuộc khủng hoảng Ebola. Mặc dù nó được coi là dịch bệnh nghiêm trọng trong thời
hiện đại, nhưng nó “chỉ” giết chết 11.000 người mà thôi.
Chiến tranh thì cũng
thế. Đó là trường hợp đặc biệt chứ không phải là nhất định sẽ xảy ra. Có nhiều
khả năng là bạn sẽ chết vì bệnh tiểu đường (1,5 triệu người chết trong năm
2012) chứ không phải chết vì chiến tranh (120.000 người chết trong năm 2012).
Sự kiện này có quan
trọng hay không? Vâng, nó có nghĩa là với tư cách là một giống loài, nhân loại
có thể điều chỉnh các mục tiêu của mình. Chúng ta có thể đặt mục tiêu là sống
lâu hơn hay hạnh phúc hơn và khỏe mạnh hơn.
Chúng ta đang đi trên
con đường đó. Y học trong thế kỷ XX đã làm cho tuổi thọ của chúng ta tăng gần
gấp đôi. Một số người thậm chí còn nghĩ rằng bất tử là khả thi. Chúng ta còn
cảm thấy mình có thể sống hạnh phúc hơn. Đó là lý do vì sao, theo một cuộc khảo
sát trong năm 2013 về sử dụng ma túy và sức khỏe, hơn 17 triệu người Mỹ đã báo
cáo về việc sử dụng thuốc thuốc lắc.
Công nghệ cũng được sử
dụng để cơ thể của chúng ta mạnh mẽ hơn. Giờ đây, những bệnh nhân bại liệt có
thể dùng ý nghĩa để điều khiển chân tay bằng máy được cấy ghép của mình.
Nhưng đấy chỉ là bước
đầu. Chúng ta có thể vươn cao hơn nữa.
Tia sách 2
Con người khẳng định ưu thế vượt trội động vật
và chứng minh điều đó thông qua hợp tác tập thể.
Không nghi ngờ gì nữa,
con người là sinh vật thành công nhất thế giới. Nhưng liệu chúng ta có thể giữ
mãi như thế hay không?
Muốn biết mình đang đi
về đâu, chúng ta phải biết mình từ đâu tới. Cái gì làm cho chúng ta mạnh mẽ như
thế?
Từ khi chúng ta không
còn là những người săn bắn và hái lượm, chúng ta đã khẳng định sự vượt trội của
mình so với các loài động vật khác. Cách đây khoảng 12.000 năm, chúng ta bắt đầu
thuần hóa gia súc và cũng trong thời gian đó chúng ta chuyển sang sản xuất nông
nghiệp.
Hiện nay, hơn 90% động
vật lớn đã được thuần hóa. Nhược điểm là việc thuần hóa là làm cho động vật đau
khổ. Ví dụ, lợn nái bị nhốt trong chuồng khi mang thai, hầu như không thể di
chuyển và bị giết thịt khi cơ thể chúng không thể lớn thêm được nữa. Đáng ngạc
nhiên là, hầu hết mọi người đều hài lòng với cách làm như thế: nó đáp ứng mong
muốn của chúng ta về lượng thịt dồi dào, giá rẻ.
Nhưng cái gì làm cho
chúng ta trở thành giống loài đặc biệt đến mức nghĩ rằng chúng ta có thể lạm
dụng động vật theo cách này?
Xin nhìn theo cách
này: về mặt thể chất, chúng ta không quá khác biệt so với các loài động vật
khác.
Chúng ta thích tưởng
tượng rằng mình khác biệt theo cách nào đó, vì chúng ta có quan niệm về “linh
hồn con người”. Những người theo thuyết độc thần cho rằng, chúng ta là giống
loài duy nhất có linh hồn. Nhưng không có bằng chứng nào cho thấy điều đó hay
chúng ta có thể khác với động vật vì chính sự tồn tại của động vật.
Có thể bạn cho rằng
động vật có ý thức “kém hơn”? Vâng, chúng ta vẫn chưa biết liệu ý thức của con
người có gì khác với ý thức của động vật hay không. Rốt cuộc, khoa học hiện đại
vẫn không thể giải thích được ý thức thực sự là gì!
Có lẽ có thể tiếp cận
sự thống trị thế giới của chúng ta theo cách khác. Xin suy ngẫm về khả năng hợp
tác linh hoạt trên quy mô lớn của con người chúng ta. Ví dụ, trong cuộc bầu cử
gần đây nhất ở Hoa Kỳ, gần 40 triệu người đã có mặt và bỏ phiếu vào một ngày
thống nhất, theo cùng các quy định và đồng ý tôn trọng kết quả.
Tia sách 3
Tôn giáo cho chúng ta những câu chuyện và giúp
giải quyết những tình huống khó xử về mặt đạo đức.
Hợp tác đã cho chúng
ta lợi thế cạnh tranh. Nhưng cái gì đã làm cho chúng ta hợp sức với nhau ngay
từ đầu?
Ước muốn hợp tác được
phản ánh trong những câu chuyện được mọi người chia sẻ. Khi chúng ta chia sẻ
những câu chuyện, chúng ta cũng chia sẻ những giá trị.
Xin xem xét chuyện này
hồi cuối thế kỷ XII, khi các nhà lãnh đạo châu Âu đoàn kết trong cuộc Thập tự chinh
lần thứ ba. Mục tiêu của họ là gì? Chiếm lại Jerusalem. Người dân trên khắp lục
địa châu Âu cùng nhau chiến đấu như những đồng minh. Liên minh này thậm chí bao
gồm cả người Pháp và người Anh, họ đã ngưng đánh nhau để tham gia cuộc Thập tự
chinh. Cái gì làm cho liên minh như thế trở thành khả thi? Nói một cách đơn
giản, họ củng tin vào câu chuyện của Kitô giáo. Và do đó, họ nghĩ rằng bằng
những nõ lực của mình, sẽ được sự cứu rỗi đời đời.
Cho tới nay những câu
chuyên tôn giáo vẫn còn sức mạnh như thế, nhưng chúng đã chuyển thành một số
hình thức làm người ta ngạc nhiên.
Hiện nay chẳng có
người nào đi cùng với bạn trong cuộc viễn chinh nhằm chinh phục đất nước khác
vì Giáo hoàng bảo bạn làm như thế. Bạn sẽ bị người ta cười cho. Nhưng đấy không
phải vì chúng ta không còn tôn giáo nữa. Nó chỉ khác đi mà thôi.
Xin quay trở lại với
những điều căn bản. Tôn giáo là gì? Để bắt đầu, xin tuyên bố tôn giáo không
phải là cái gì: mê tín dị đoan. Đấy không phải là tin vào những thứ siêu nhiên.
Tôn giáo là niềm tin vào một bộ luật nằm không phải do con người làm ra.
Do đó, có thể nói rằng
những người theo chủ nghĩa tự do hay những người theo chủ nghĩa dân tộc cũng
sùng đạo như những Kitô hữu hay tín đồ Hồi giáo. Họ cũng tin vào một bộ quy tắc
đạo đức tương đương với Luật của tự nhiên. Những bộ luật này không phải do Chúa
ban cho, nhưng nguồn gốc của chúng cũng không phải do con người tạo ra. Vậy thì
họ cũng là những người sùng đạo.
Chúng ta vẫn cần tôn
giáo. Khoa học không thể trả lời tất cả mọi vấn đề, và chắc chắn là nó không
thể cung cấp cho chúng ta câu trả lời cho những tình huống khó xử về mặt đạo
đức.
Giả sử bạn muốn xây
dựng một đập thủy điện. Nó có thể cung cấp năng lượng cho hàng nghìn người,
nhưng nó cũng sẽ buộc nhiều gia đình phải di dời tới nơi ở khác. Khoa học có
thể cho bạn biết những biện pháp xây đập hiệu quả. Nhưng nó sẽ không thể trả
lời những câu hỏi quan trọng về mặt đạo đức. Có nên xây đập? Những gia đình đó
có nên bị đau khổ hay không?
Muốn trả lời những câu
hỏi như thế, chúng ta vẫn cần một quy tắc đạo đức. Chúng ta vẫn cần tôn giáo.
Tia sách 4
Tính hiện đại có nghĩa là chúng ta có thể định
hình đời sống của mình. Nhưng ý nghĩa có bị mất hay không?
Tốc độ thay đổi quá
nhanh. Hiện nay chúng ta có thể cải thiện đời sống của mình mà gần như không
cần cố gắng. Nhưng, trong quá trình này, chúng ta đã mất một cái gì đó?
Trong thời hiện đại,
chúng ta đã giành được quyền lực bằng cách vứt bỏ ý nghĩa.
Trong quá khứ, chúng
ta tin vào thần linh và thế giới vận hành theo kế hoạch tổng thể. “Kịch bản”
này làm cho đời sống có ý nghĩa, nhưng nó cũng hạn chế quyền hành động của
chúng ta. Đó là lý do vì sao chúng ta từng chấp nhận rằng những thảm họa, ví dụ
nạn đói, là do ý muốn của Chúa. Phản ứng duy nhất của chúng ta lúc đó là cầu
nguyện, chứ không điều tra thêm.
Hiện nay chúng ta
không chấp nhận ý tưởng cho rằng có một kịch bản như thế. Chúng ta biết rằng
nạn đói là do một loạt các sự kiện có liên quan với nhau và có thể đo lường
được.
Chúng ta đã giành được
quyền lực và có thể viết kịch bản của chính mình. Nếu muốn, chúng ta có thể đầu
tư vào công nghệ nhằm ngăn chặn nạn đói trong tương lai.
Tuy nhiên, có hậu quả
mang tính xã hội; xã hội hiện đại là xã hội phát triển không ngừng nghỉ.
Ví dụ, công trình
nghiên cứu được tài trợ có thể giúp cải thiện xã hội. Giả sử một công ty nào đó
muốn sản xuất một loại phân bón mới. Để nghiên cứu, công ty cần vay ngân hàng.
Nhưng ngân hàng chỉ giúp đỡ nếu họ tin rằng có thể thu được lợi nhuận trong dài
hạn. Để niềm tin này trở thành sự thật, nền kinh tế cần tiếp tục tăng trưởng.
Nếu không có đủ người mua loại phân bón mới, các chủ ngân hàng sẽ phải tự hỏi,
làm sao có lời từ khoản đầu tư này?
Đây là cội nguồn sức
mạnh của con người hiện đại: tăng trưởng liên tục và sau đó là cải tiến về mặt
công nghệ.
Chúng ta gửi tin nhắn
đi khắp thế giới ngay lập tức. Vào thời cổ đại, đây là sức mạnh mà chỉ thần
thánh mới có! Hiện nay, chúng ta có thể bắt đầu chinh phục chính cái chết. Nếu
muốn, bạn có thể giải mã DNA của mình với cho phí 100 đôla và sử dụng thông tin
di truyền này nhằm phòng ngừa bệnh tật và sống lâu hơn.
Nhưng nó cũng đặt ra
câu hỏi, chúng ta thực sự được gì? Có phải chúng ta đã mất ý nghĩa ngay trong
quá trình giành giật quyền lực?
Tia sách 5
Các xã hội tự do tìm được ý nghĩa từ trải
nghiệm của con người, chứ không phải từ Chúa.
OK, thế là chúng ta
đặt thánh thư sang một bên. Thế thì lúc này, chính xác là chúng ta tìm được ý
nghĩa sâu sắc từ đâu?
Hiện nay, chính trải
nghiệm của con người đã mang lại ý nghĩa cho thế giới. Hiện tượng được gọi là
chủ nghĩa nhân văn. Nó thực chất là tôn giáo giữ thế thượng phong của xã hội
hiện đại.
Chủ nghĩa nhân văn là
hướng về con người. Nói cách khác, muốn tìm thấy ý nghĩa, chúng ta phải “nhìn
vào bên trong chính mình”.
Hệ quả tất yếu là, nó
coi trải nghiệm của cá nhân là cơ sở cho quyền lực trong xã hội. Ai quyết định
các cuộc bầu cử? Cử tri. Còn vẻ đẹp thì nằm ở đâu? Tất nhiên là trong mắt của
kẻ si tình, chứ còn ở đâu nữa.
Có nhiều chủ nghĩa
nhân văn khác nhau. Đó là vì không có phiên bản duy nhất nào có tất cả các giải
pháp bao trùm.
Ví dụ, bạn sẽ trả lời
thế nào cho câu hỏi: Bạn có nên chiến đấu vì đất nước của mình hay không? Những
người theo chủ nghĩa dân tộc sẽ trả lời là có. Đấy là vì họ đánh giá đời sống
của cư dân bản địa cao hơn đời sống của người nước ngoài. Còn câu hỏi, có nên
lấy của người giàu để nuôi người đói hay không? Những người theo chủ nghĩa xã
hội sẽ đồng ý, vì họ đánh giá tập thể cao hơn cá nhân.
Ngược lại, những người
theo chủ nghĩa tự do sẽ trả lời “không” cho cả hai câu hỏi vừa nêu. Đấy là do
họ tuyên bố rằng mình đánh giá tất cả trải nghiệm của con người đều như nhau.
Hiện nay, chủ nghĩa tự
do là biến thể giữ thế thượng phong trong chủ nghĩa nhân văn.
Từ đầu những năm 1970,
chủ nghĩa tự do đã lan tràn trên khắp địa cầu, từ Tây Bắc Âu và Bắc Mỹ, rồi
trước hết tới Châu Á và Châu Mỹ Latin và sau khi Liên Xô sụp đổ vào năm 1991,
thì lan tới Đông Âu.
Thực tế là, hiện nay
không có học thuyết nào có thể thay thế được chủ nghĩa tự do. Chúng ta đang
hoạt động trong các giới hạn của nó. Ngay cả những phong trào được gọi là cách
mạng cũng thực sự chỉ là đòi nhiều tự do hơn mà thôi.
Xin xem xét phong trào
Chiếm phố Wall. Những người biểu tình phàn nàn rằng một số người giàu có tạo
được ảnh hưởng quá lớn đối với thị trường. Họ đòi thị trường thực sự tự do. Đấy
chỉ là chủ nghĩa tự do được gọi khác đi mà thôi!
Nhưng, chủ nghĩa tự do
có thể sống còn trước những công nghệ mạnh mẽ hơn?
Tia sách 6
Khoa học hiện đại đe dọa chủ nghĩa tự do ngay
ở trung tâm của nó.
Chúng ta đã học được
rằng chủ nghĩa tự do được xây dựng trên cơ sở coi trọng trải nghiệm của con
người và quyền tự do cá nhân. Nhưng chúng ta thực sự về chính bản thân mình –
như các cá nhân - tới mức nào? Khoa học hiện đại nói rằng chúng ta biết rất ít.
Hơn nữa, những điều chúng ta biết hầu như không ủng hộ các nguyên tắc của chủ
nghĩa tự do.
Trước hết, ý chí tự do
chỉ là vọng tưởng.
Chủ nghĩa tự do dựa
vào vào khái niệm ý chí tự do. Đó là tư tưởng cho rằng các lựa chọn của cá nhân
không phải là tiền định, mà được đưa ra một cách tự do. Đây là lý do vì sao lựa
chọn cá nhân (chẳng hạn như bầu cử) được coi là có ý nghĩa.
Tuy nhiên, theo khoa
học thần kinh hiện đại, các quyết định chỉ đơn giản là quá trình sinh hóa diễn
ra trong não bộ. Những quá trình này không phải là sản phẩm của ý chí tự do, nó
cũng chẳng khác gì quá trình tiêu hóa hay mọc tóc.
Sự kiện này được xác
nhận khi chúng tôi tiến hành thí nghiệm với “chuột rô-bốt”. Khi gửi tín hiệu
đến các phần cụ thể trong não chuột thông qua các điện cực được cấy vào não,
chúng ta có thể thay nó trong việc đưa ra quyết định. Chúng ta có thể ra lệnh
cho nó rẽ trái hoặc phải, hoặc thậm chí nhảy từ độ cao mà bình thường nó không
dám làm.
Trên hết, không có thứ
gọi là “tự ngã chân thật”. Đây là tư tưởng quan trọng trong chủ nghĩa tự do: nó
dựa trên quan niệm cho rằng có một cá nhân đích thực nằm sâu trong mỗi chúng
ta.
Tâm lý học hiện đại
chứng minh rằng đây là ảo tưởng.
Bộ não của chúng ta có
hai bán cầu, trái và phải, được kết nối bằng một sợi dây thần kinh duy nhất.
Muốn tìm hiểu chức năng của từng bán cầu, các nhà tâm lý học đã nghiên cứu
những người mà liên hệ giữa hai bán cầu não bị tổn thương ra. Hóa ra, hai bên
bán cầu có những vai trò hoàn toàn khác nhau.
Xin lấy một thí
nghiệm: bán cầu não phải của bệnh nhân được xem bức ảnh khiêu dâm. Làm thế bằng
cách chỉ để mắt trái của bệnh nhân nhìn thấy bức ảnh này, vì bán cầu não phải
diễn giải các tín hiệu hình ảnh do mắt trái đưa vào và ngược lại.
Bây giờ, đây là phần
rất thú vị. Khi thấy hình ảnh, bệnh nhân cười khúc khích một cách ngượng ngùng.
Nhưng khi hỏi vì sao lại cười, bệnh nhân không biết.
Vì bán cầu não trái
chịu trách nhiệm giải thích theo lối duy lý, không nhìn thấy hình ảnh, bệnh
nhân không thể giải thích theo lối duy lý hành vi của mình.
Cuối cùng, bệnh nhân
cũng đưa ra được lời giải thích cho tiếng cười của mình: những máy móc trong
phòng, mà bán cầu não trái có thể nhìn thấy, trông rất buồn cười. Không thể tin
được, nhưng hiện tượng này luôn luôn xảy ra với tất cả chúng ta. Bán cầu não
trái của chúng ta liên tục làm việc nhằm hợp lý hóa thông tin không đầy đủ và
lấp đầy những câu chuyện thiếu nhất quán.
Tia sách 7
Một ngày nào đó thuật toán và công nghệ sẽ
thống trị cuộc sống của chúng ta.
Khoa học hiện đại làm
rung chuyển chính cốt lõi của chủ nghĩa tự do và làm rúng động nền tảng triết
học của nó. Nhưng con người chúng ta đang đứng trước đe dọa hữu hình hơn: công
nghệ.
Hàng ngày mọi người
đều bị các thuật toán thay thế. Đấy là do chúng ta cần hoàn thành mọi thứ được
một cách nhanh chóng, hiệu quả và đáng tin. Đấy là lý do vì sao thuật toán máy
tính ngày càng được ưa chuộng. Chỉ cần nhìn vào giao dịch tài chính. Từng là
lĩnh vực riêng của các chuyên gia tài chính, giờ đây thống trị bởi các bộ vi xử
lý.
Khi chúng ta tạo ra
ngày càng nhiều thuật toán hơn, có thể nói rằng thuật toán sẽ làm thay chúng ta
ngày càng nhiều việc.
Thế thì còn gì để
chúng ta làm? Có việc nào chúng ta làm mà thuật toán không thể làm tốt hơn hay
không?
Ví dụ phản bác nổi
tiếng là nghệ thuật. Người ta cho rằng, nghệ thuật sẽ mãi mãi là lĩnh vực của
con người. Nhưng trên thực tế, thuật toán đã tạo ra các tác phẩm nghệ thuật
rồi.
Hãy xem xét thuật toán
âm nhạc EMI của David Cope. Cope là Giáo sư m nhạc học ở Đại học California, ở
Santa Cruz. Chương trình EMI của ông sáng tác ra những bản nhạc hay đến mức
những người yêu nhạc không phân biệt được giữa nhạc do EMI tạo ra theo phong cách
Bach và nhạc do chính Bach viết.
Thời gian qua đi, công
nghệ sẽ thay mặt chúng ta để làm ra nhiều quyết định hơn. Trên thực tế, công
nghệ đã có thể giám sát dữ liệu của cơ thể của chúng ta và đưa ra quyết định
cho chúng ta.
Xin xem xét thí nghiệm
do Đại học Yale tiến hành vào năm 2011. Các nhà nghiên cứu đã thử nghiệm thành
công “tụy nhân tạo” dành cho các bệnh nhân tiểu đường. Một máy bơm kết nối với
dạ dày của bệnh nhân, phân phát insulin hoặc glucagon mỗi ngay khi cảm biến của
“tụy nhân tạo” phát hiện mức độ nguy hiểm của đường trong máu. Bệnh nhân chẳng
có vai trò tích cực nào trong suốt quá trình này.
Hoặc xem xét thuật
toán tạo được ảnh hưởng đến cách thức chúng ta chia sẻ thông tin. Chỉ cần nghĩ
về dữ liệu bạn chia sẻ trên Facebook: bạn đang nghĩ gì, bạn thích gì, bạn thích
ai, bạn đã ở đâu. Chúng ta đưa lên càng nhiều dữ liệu, Facebook càng biết rõ
chúng ta hơn.
Năm 2015, Youyou,
Kosinski và Stillwell đã nghiên cứu hiện tượng này. Họ phát hiện ra rằng dựa
trên 300 lượt “thích” (like), thuật toán của Facebook có thể dự đoán câu trả
lời của đối tượng cho bảng câu hỏi về tính cách của người đó tốt hơn là vợ hay
chồng của chính người đó.
Tia sách 8
Khi thuật toán trở nên ngày càng mạnh mẽ hơn,
chúng ta đứng trước lựa chọn. Chiến đấu hay để chúng kiểm soát đời sống của
mình?
Nói thẳng ra, sức mạnh
ngày càng tăng của thuật toán đe dọa địa vị thống trị trên hành tinh này của
chúng ta.
Chúng ta cần có kế
hoạch. Nhưng chính xác là kế hoạch nào?
Một ý tưởng là chúng
ta nên hợp nhất với công nghệ để tiến bước cùng với nó. Gọi là chủ nghĩa nhân
văn kỹ thuật (techno-humanism). Bằng cách hợp nhất với công nghệ, chúng ta có
thể trở thành ngang tài ngang sức với sức mạnh của thuật toán.
Đó là hiện tượng đang
xảy ra. Quân đội Hoa Kỳ đang phát triển chiếc mũ bảo hiểm tăng cường chú ý.
Chiếc mũ này sẽ đưa tín hiệu điện đến những phần cụ thế của não bộ nhằm giúp
binh sỹ có khả năng tập trung chú ý cao trong giai đoạn tương đối dài. Chiếc mũ
này sẽ giúp những binh sỹ chuyên biệt, chẳng hạn như lính bắn tỉa hay người
điều khiển máy bay không người lái, trở thành đáng tin cậy chẳng khác gì thuật
toán.
Những hình thức nâng
cấp công nghệ hiện có chắc chắn đều phản ánh nhu cầu chính trị và kinh tế của
chúng ta. Mũ bảo hiểm tăng cường chú ý hiện đang được tài trợ vì những ứng dụng
trong lĩnh vực quân sự của nó là rõ ràng.
Nhưng mặt trái cũng
xuất hiện. Nếu chúng ta chỉ đầu tư vào những công nghệ có lợi về mặt kinh tế,
chúng ta có thể trở thành những người ít có khả năng đồng cảm hơn trước. Nói
cho cùng, đồng cảm thì có lợi gì cho phát triển kinh tế?
Trường phái tư tưởng
mới nói rằng, chúng ta nên bước sang một bên và để thuật toán làm việc của
chúng. Trường phái này được gọi là chủ nghĩa dữ liệu (dataism).
Chủ nghĩa dữ liệu
tuyên bố rằng mọi thứ đều hoặc là dữ liệu hoặc là hệ thống hay thuật toán xử lý
dữ liệu. Vị trí của mặt trời, lập trường chính trị của ai đó hay trái tim của
người yêu bạn tan vỡ thì cũng thế mà thôi. Tất cả chỉ là dữ liệu, không hơn.
Trên thực tế, con
người - tương tự như máy tính hay công cụ tìm kiếm Google - chỉ là hệ thống xử
lý dữ liệu. Chúng ta xử lý dữ liệu mà mình nhận được và sử dụng dữ liệu đó để
đưa ra quyết định. Những việc như mua hàng tạp hóa phụ thuộc vào việc chúng ta
có bị đói hay không, rồi phụ thụ thuộc vào thời tiết, thời gian hay những yếu
tố khác.
Chủ nghĩa dữ liệu cho
rằng lịch sử chỉ là quá trình mà chúng ta dùng để tạo ra các hệ thống xử lý dữ
liệu ngày càng tiến bộ hơn. Do đó, theo chủ nghĩa dữ liệu, nhiệm vụ của con
người chúng ta chỉ là xây dựng các thuật toán xử lý dữ liệu ngày càng hiệu quả
hơn.
Nó đặt ra cho chúng ta
một câu hỏi lớn: Chuyện gì sẽ xảy ra khi thuật toán trở nên giỏi hơn chúng ta
trong việc xây dựng các thuật toán xử lý dữ liệu?
Lúc đó chúng ta sẽ
phải từ bỏ quyền thống trị của mình? Đó là suy nghĩ làm chúng ta bất an.
Kết luận
Tóm tắt cuối cùng
Thông điệp chính trong cuốn sách này:
Thế giới của chúng ta
đang thay đổi và sẽ tiếp tục thay đổi. Lịch sử của chúng ta với tư cách là một
giống loài được xây dựng dựa trên quá trình thay đổi và tiến bộ. Nếu chúng ta
hiểu rõ hơn lịch sử của mình và cách nó tạo ra chúng ta trong ngày hôm nay,
chúng ta có thể an tâm hơn về vị trí của mình trong tương lai.
Lời khuyên khả thi:
Xác định mức độ phụ
thuộc của bạn vào các thiết bị kỹ thuật số
Dành ra một ngày không
có thiết bị di động. Thuật toán đã chiếm được ý chí tự do của bạn hay chưa?
Nguồn: https://tiasach.com/sach/gioithieu/homo-deus
tác phẩm rất hấp dẫn
ReplyDelete