TRÍ THỨC VÀ QUAN CHỨC TRONG XÃ HỘI XÔ VIẾT
Vương Trí Nhàn
"Về trí thức Nga" là tên gọi một tập sách do La Thành và Phạm Nguyên Trường dịch, nxb Tri thức H. 2009
Trong tập có bài "Bàn về số phận của tầng lớp có học ở Nga" của Sergey Kirilov nói riêng về lớp trí thức Nga sau 1917.
Tôi đã lược thuật bài này và đưa ở blog cá nhân ngày 22-10-2014 và đưa lại vào ngày 7-11 – 2018
TỪ CHỐI TINH HOA
Sự xây dựng đôi ngũ trí thức trong xã hội Xô Viết tiến hành theo nguyên tắc phản chọn lọc. Nó tiêu diệt những người ưu tú, lại cất nhắc những kẻ tồi tệ.
Quá trình chọn lựa kéo dài hơn một nửa thế kỉ, những kẻ xấu xa nhất được nâng đỡ, việc này đã dẫn đến kết quả là, không những nhóm lãnh đạo chính trị chóp bu, mà cả những nấc thang thấp hơn của kim tự tháp quyền lực, đều nhung nhúc những kẻ không ra gì.
Đấy là lý do vì sao chế độ Xô Viết về nguyên tắc là không thể thay đổi được, dù lãnh đạo cao nhất bị thay đổi.
Nếu tầng lớp tinh hoa trong lĩnh vực quản lí trước cách mạng bao gồm những người được giáo dục và có học vấn tốt nhất trong thời đại của mình, và tầng lớp tinh hoa chính trị trong các nước châu Âu ngày nay cũng bao gồm chủ yếu là những người đã tốt nghiệp các trường đại học uy tín nhất, thì ở Liên Xô, bức tranh hoàn toàn ngược lại.
Tầng lớp lãnh đạo chính trị cao nhất gần như là những người có trình độ học vấn văn hóa kém nhất trong số những người lao động trí óc.
Mặc dù trong thời Xô Viết cũng có một số trường đại học có chất lượng cao nhưng hiếm khi những người tốt nghiệp các trường đại học như thế được gia nhập vào bộ phận tinh hoa trong lĩnh vực quản lí. Tầng lớp quản lí thường chỉ bao gồm những người tốt nghiệp các trường đại học tỉnh lẻ cộng với các trường Đảng cao cấp, nghĩa là những trường đại học có trình độ văn hóa thấp nhất nếu không nói là giả đại học.
TẦM THƯỜNG HÓA GIÁO DỤC
Trình độ học vấn kém cỏi của giới quan chức dẫn đến sự đối lập quan chức – trí thức.
Bộ máy quản lí thời Khruchev là một ví dụ tiêu biểu của chất lượng giáo dục khi họ tham gia vào việc quản lí.
Đây là giai đoạn mà sự tầm thường hóa giáo dục đại học đạt đến đỉnh điểm.
Lạm phát trí thức bùng nổ với nghĩa hàng chục trường đại học không đủ điều kiện đã được thành lập.
Đây cũng chính là giai đoạn hình thành cơ sở cho việc sản xuất thừa các chuyên gia.
Kết quả và quá trình bành trướng số người lao động trí óc đã dẫn đến sự suy giảm nghiêm trọng uy tín của lao động trí óc.
Tương lai của khoa học cũng gánh chịu những hậu quả nặng nề.
Biên chế của các viện nghiên cứu khoa học tăng theo cấp số nhân.
Kể cả những kẻ tầm thường vốn không thể có hi vọng và bản thân không hề nghĩ việc nghiên cứu khoa học, cũng trở thành các “nhà khoa học”.
Đến những năm 80 họ đã trở thành gánh nặng, khiến cho những dự định cải cách chỉ trở thành ảo tưởng.
Hơn thế nữa, lúc đó do quá trình thay đổi thế hệ, lớp trẻ hãnh tiến này đã chiếm giữ hầu hết các vị trí lãnh đạo trong khoa học và thực hiện chính sách trí thức dội từ trên xuống theo đúng bản chất của mình.
8 - 11- 2018
QUAN
TRÍ NHÀ SẢN
(Nhàn đàm nhân vụ án Nguyễn Đức Chung, Chủ tịch Hà Nội)
David Hawkins, trong
tác phẩm Power vs. Force dùng hình ảnh cái thang để nói về thành tích của một đời người: “Cái thang thành công dường
như có ba bậc chính. Ở bậc thứ nhất, những cái chúng ta “có” là quan trọng; địa
vị của chúng ta phụ thuộc vào của cải có thể nhìn thấy được. Khi thăng lên, người
ta giành được địa vị thông qua công việc người ta “làm”, chứ không phải bằng những
thứ người ta có. Ở nấc thang này, vị trí và hoạt động mang đến cho người ta địa
vị xã hội cao, nhưng mức độ hấp dẫn của vai trò xã hội mất đi vẻ hào nhoáng khi
người đó đã trưởng thành và trở thành bậc thầy; lúc đó thành tựu trở thành quan
trọng. Cuối cùng, người đó chỉ còn quan tâm đến con người mà mình sẽ trở thành,
tức là quan tâm tới kết quả của những trải nghiệm trong cuộc đời của mình”.
Theo dõi các phiên toà
xét xử các quan chức nhà Sản, có thể thấy, tất cả bọn họ đều vẫn nằm ở bậc thứ
nhất: “những cái chúng ta ‘có’ là quan trọng; địa vị của chúng ta phụ thuộc vào
của cải có thể nhìn thấy được”. Họ chưa hề nghĩ tới nấc thang thứ hai, tức là
không hề trăn trở về việc với chức vụ này mình đang mang lại điều gì cho xã hội,
cho dân chúng. Đáng lẽ ra những người như ông Nguyễn Đức Chung, những quan chức
từ tỉnh trưởng bộ trưởng trở lên phải là những người mong ước “bảng vàng, bia
đá”, khi về hưu có thể tự hào mà nói rằng nhiệm kỳ vừa qua chúng tôi đã xây dựng
được cái này, cái kia… Nhưng không hề có chuyện như thế. Tư duy nhiệm kỳ đối với
họ là trong nhiệm kỳ này khởi động hay hoàn thành công trình nào để có thể đút
túi bao nhiêu, còn kỳ sau tiếp tục như thế nào hay có tác dụng gì với xã hội
không phải là điều họ quan tâm. Đầy túi và hạ cánh an toàn là mục tiêu tối thượng.
Có quyền lực, thậm chí
là quyền lực vô hạn độ (một bị cáo nói, năm 2016 ông Nguyễn Đức Chung như ông
Trời con) mà tâm trí chỉ mới ở nấc thang cuối cùng thì khi đi ra đường họ nhìn
thấy tất cả những thứ họ muốn. Họ nhìn thấy chiếc xe họ muốn; người đẹp muốn; địa
vị, chức vụ và tòa nhà họ muốn. Họ thất vọng vì những khao khát, thèm muốn bất
tận và hàng triệu đô la đều không mang lại hạnh phúc. Thực tế là 50 triệu đôla
hay 100 triệu đôla cũng không có ích gì, vì khao khát và muốn có thêm quyền lực
là vô độ, không thể nào thỏa mãn được.
Trong cái môi trường
toàn những kẻ đứng ở nấc thang cuối cùng với những thèm khát bật tận như thế, một
người có tham vọng “bảng vàng bia đa”, ví dụ như ông Nguyễn Quang Tuấn, Giám đốc
Viện tim Hà Nội (người viết tin rằng ông này có tham vọng như thế, nếu không,
ông không thể đủ tài để được đề cử và đủ sức lãnh đạo một cơ sở quan trong như
thế), chắc chắn cũng sẽ bị họ lôi xuống.
Xem xét từ quan điểm của
Tháp nhu cầu Maslow, có thể nói rằng người ta đã lật ngược nó: những thứ hạ đẳng
trở thành đỉnh cao, còn tinh hoa thì bị vùi dập. Làm gì còn đức hạnh trong môi
trường như thế?
Với những vụ án xử các
quan chức Hà Nội, Sài Gòn, xử Giám đốc Pharma và Kit Test Việt Á sắp tới, có thể
nói rằng không phải tụt hậu bao nhiêu năm hay bao nhiêu tiền đã biến thành cát
bụi mà suy thoái đạo đức mới là di họa khủng khiếp nhất mà Sản để lại cho những
thế hệ mai sau.
CẦN
NHÌN NHẬN VỤ KÍT XÉT NGHIỆM VIRUS SARS -COV-2 LÀ LŨNG ĐOẠN NHÀ NƯỚC
Tác giả: TS Nguyễn Đức
Thành Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Kinh
tế và Chiến lược Việt Nam (VESS).
Dư luận đã rúng động mạnh
mẽ và bức xúc dữ dội khi vụ kít xét nghiệm virus SARS-CoV-2 (gọi tắt là kít xét
nghiệm COVID-19) bị phanh phui với nhiều tình tiết bất thườngliên quan tới sự
can dự của nhiều cơ quan nhà nước và bộ chủ quản. Nhìn vào bản chất và rà soát
lại diễn biến của vụ việc, chúng ta có thể thấy toàn bộ câu chuyện này đã được
chuẩn bị rất công phu, có mục tiêu chính sách được thiết lập rõ ràng, và được
thực hiện qua các công đoạn đầy đủ theo quy trình pháp luật cũng như việc xây dựng
tính chính danh qua hệ thống truyền thông chính thống.
Với tính chất quy mô và
bài bản như vậy, có thể nói đây là một bằng chứng cho thấy tham nhũng của Việt
Nam đã tiến từ giai đoạn tham nhũng hành chính và tham nhũng chính sách sang một
giai đoạn mới, có tính chất hoàn toàn khác, là lũng đoạn nhà nước(state
capture).
Trước hết cần phải phân
biệt rõ tham nhũng thông thường với lũng đoạn nhà nước. Tham nhũng là các hành
vi trục lợi của người nắm các chức vụ trong bộ máy hành chính, bộ máy chính quyền,
lợi dụng vị trí của mình trong quá trình thực thi luật pháp để trục lợi.
Vì nhà nước có bản chất
là cơ quan độc quyền cung cấp dịch vụ công quan trọng nhất trên một lãnh thổ
(quốc gia), nên các vị trí hành chính và chính trị trong khu vực nhà nước có bản
chất độc quyền.
Điều này khác với những
người cung cấp dịch vụ trong khu vực tư nhân, khi họ cung cấp các dịch vụ tư hoặc
gần với dịch vụ công, vì khu vực tư nhân được điều tiết bằng cạnh tranh trên thị
trường, cũng như các quy định pháp luật đã được thiết lập cho ngành đó. (Vẫn có
thể có tham nhũng trong khu vực tư nhân, khi tổ chức tư nhân bị hành chính hóa
cao, nhưng những tổn hại đó bị giới hạn trong khu vực tư, tức là của một nhóm
người cụ thể, chứ không gây mất mát nguồn lực công).
Ngăn chặn sự lợi dụng vị
thế độc quyền của các cá nhân và tổ chức cung cấp dịch vụ và hàng hóa công là
nhiệm vụ thiết yếu của nhà nước nếu nó muốn tồn tại hiệu quả. Do thiếu vắng cơ
chế cạnh tranh của thị trường, nên trong toàn bộ lịch sử, người ta phải sử dụng
các quy chế giám sát chặt chẽ, nghiêm ngặt, với sự minh bạch và tính chịu trách
nhiệm cao. Tuy nhiên, điều này không bao giờ có thể thực hiện một cách hoàn hảo.
Do đó, tham nhũng luôn tồn tại trong khu vực công, chỉ là ít hay nhiều mà thôi.
Trong điều kiện Việt
Nam, do khả năng giám sát kém hiệu quả vì thiếu cơ chế dân chủ và minh bạch,
nên tham nhũng là thường xuyên, phổ biến và mức độ ngày càng trầm trọng.
Thiết nghĩ điều này
không cần phải chứng minh nữa nếu chúng ta theo dõi các đại án tham nhũng ngày
càng nhiều và nghiêm trọng trong 20 năm qua.
Tuy nhiên, đặc điểm
quan trọng của các loại hình tham nhũng nói chung là chúng vẫn thừa nhận một hệ
thống luật pháp đã có sẵn. Kẻ tham nhũng chỉ thực hiện trục lợi thông qua quá
trình thực thi hệ thống pháp luật đó mà không có khả năng biến đổi nó theo ý
mình.
“Lũng đoạn nhà nước” là
một bước tiến về chất của những kẻ muốn trục lợi từ tài sản của nhà nước và
công chúng. Điểm khác biệt chủ chốt là họ chủ động tác động vào quá trình hình
thành nên các quy định pháp luật. Trên cơ sở đó, hệ thống quy định ấy được thực
thi một cách chính danh và hợp pháp, đem lại quyền lợi cho những kẻ lũng đoạn ở
quy mô lớn.
Tổ chức Minh bạch Quốc
tế, dựa trên các nghiên cứu có thẩm quyền trong lĩnh vực này, đã xác nhận biểu
hiện của lũng đoạn nhà nước qua ba dấu hiệu có hệ thống như sau:
(1) quá trình có một mục
tiêu chính sách rõ ràng; (2) Những kẻ lũng đoạn sẽ trục lợi khi tiến trình được
thực thi; và (3) quá trình hình thành chính sách, bao gồm cả luật và quy định,
không còn hướng tới mục tiêu vì lợi ích công mà chỉ nhằm phục vụ lợi ích của
nhóm lũng đoạn.
Nhóm lũng đoạn ở đây
chính là các công ty tư nhân hoặc cá nhân, tập thể trong khu vực tư, cùng nhóm
hợp tác là các quan chức hành chính hoặc chính trị gia. Tất cả hình thành một mạng
lưới phối hợp chặt chẽ, phân chia nhiệm vụ một cách tỷ mỉ và chính xác, để trục
lợi cho toàn bộ mạng lưới một cách hợp pháp.
Từ khung phân tích như
trên, chúng ta có thể soi chiếu lại vụ việc kít xét nghiệm COVID-19 để thấy rằng
đây là quá trình có tính chất lũng đoạn nhà nước. Người đọc có thể tự rà soát lại
toàn bộ chi tiết các bước liên quan, nhưng có thể tóm lược nhanh như sau:
1. Việc hình thành các
chính sách hạn chế nhập khẩu các bộ kit từ nước ngoài, nhằm chuẩn bị thị trường
độc quyền cho sản phẩm.
2. Việc hình thành đề
tài nghiên cứu cấp nhà nước, với nguồn vốn lớn từ ngân sách, do các cơ quan
chính thống trong ngành y đồng tham dự, để tăng tính chính danh cho sản phẩm.
3. Việc các bộ và cơ
quan chuyên môn cùng đồng loạt công bố thông tin về chất lượng sản phẩm (mà hiện
nay đã bị phanh phui là sai) để xây dựng tính chính danh cho sản phẩm.
4. Đồng thời tạo dự luận
và nâng cao tinh thần dân tộc, sử dụng sản phẩm tự chế của người Việt, thậm chí
trao Huân chương Lao động cho đơn vị tạo ra sản phẩm.
5. Việc ban hành các
quy định yêu cầu xét nghiệm trên quy mô rộng, trong thời hạn ngắn, để việc bắt
buộc phải sử dụng sản phẩm trên quy mô và thời gian tương ứng.
Với một bộ khung chính
sách đã được chuẩn bị sẵn như vậy, một công ty Việt Á hay bất cứ một công ty
nào đó đã được mạng lưới này chuẩn bị sẵn, chỉ việc thực hiện đúng quy trình
chính sách để trục lợi. Cần lưu ý rằng, việc Việt Á được phép bán sản phẩm, đồng
thời nâng giá bán sản phẩm cao bất thường, chỉ là những diễn tiến tiếp theo của
vụ việc, và về cơ bản, không vi phạm luật pháp hiện hành cũng như cơ chế thị
trường – NẾU bộ khung chính sách và môi trường cho kít xét nghiệm như nói trên
đã được chuẩn bị sẵn (và trên thực tế đã đi vào cuộc sống với hàng chục triệu
cuộc xét nghiệm diễn ra trên toàn quốc).
Vì lý do đó, việc hiện
nay các cơ quan chức năng hoặc cơ quan truyền thông có khuynh hướng chỉ quy kết
vụ việc vào một nhóm nội dung là Công ty Việt Á sản xuất kít kém chất lượng, lừa
dối trong công bố thông tin, và sau đó là thông đồng bán hàng với giá cao cho
các CDC trên toàn quốc… như thể đó là một kịch bản do Việt Á là kẻ chủ mưu và đồng
thời thực hiện, là cách tiếp cận chưa đầy đủ về bản chất sự việc.
Cần lưu ý rằng, đây
không phải là một vụ việc vi phạm luật pháp đơn thuần, mà là một quá trình thay
đổi có chủ đích hệ thống thông tin chính thống và quy định hiện hành, nhằm tạo
cơ chế cho sản phẩm của Việt Á được đưa ra thị trường một cách chính danh và hợp
pháp. Do đó, không thể coi đây là một vụ tham nhũng hay lừa đảo đơn thuần, mà cần
xem xét nó như một vụ lũng đoạn nhà nước với đầy đủ đặc điểm và tính chất của
nó.
Việc nhận thức đúng bản
chất sự việc có ý nghĩa quan trọng, vì như thế mới hình thành được giải pháp
thích hợp. Sự tiến hóa từ tham nhũng nhỏ lẻ lên tham nhũng có hệ thống, tham
nhũng và thao túng chính sách, rồi lên đến giai đoạn lũng đoạn nhà nước, là bước
phát triển về chất của sự suy thoái xã hội. Cần nhìn nhận rõ thực trạng này, cả
trong thực tiễn lẫn lý luận, để chuẩn bị cho những giải pháp đối phó có hệ thống,
có lý luận, và do đó là phù hơp với bản chất nghiêm trọng của vấn đề.
USA, ngày 27/12/2021.
(Một phiên bản của bài
này đã được đăng trên Tạp chí KTSG, 3/1/2022)
tất cả những người có liên quan đến vụ Việt Á đều phải bị xử lý
ReplyDelete