SẮP TỚI MÙA LỄ HỘI, các friends đừng để bị lừa DU LỊCH TÂM LINH. Tiền mất tật vẫn mang! (ngày 6 tháng 1 năm 2022)
LƯỢM LẶT TRÊN MẠNG:
Một lần nữa, hãy lấy
các ngôi chùa làm ví dụ. Các ngôi chùa là nơi để con người tu luyện, để nghe tiếng
chuông chùa vào buổi sáng và tiếng gõ mõ lúc hoàng hôn, thờ Phật dưới ánh đèn dầu.
Mọi người trong xã hội người thường cũng có thể thờ cúng ở đó. Tu luyện đòi hỏi
một trái tim trong sạch không truy cầu bất cứ điều gì. Xưng tội và thờ cúng
cũng cần có một môi trường nghiêm túc và trang trọng. Tuy nhiên, các ngôi chùa
đã bị biến thành các địa điểm du lịch vì lợi ích kinh tế. Trong số những người
thực sự thăm viếng các ngôi chùa ngày nay, liệu có bao nhiêu người đến để suy
nghĩ về những lỗi lầm của mình với một trái tim thành kính trước Phật ngay sau
khi tắm gội sạch bụi trần và mặc lên mình bộ quần áo mới?
2 Ý KIẾN HOÀN TOÀN CÁ
NHÂN! (ngày 7 tháng 1 năm 2022)
1. Người xuất gia tu Phật
là không còn dính dánh gì tới sự đời nữa. Cha mẹ, vợ con, anh em cũng không còn
biết đến nữa. Chỉ một lòng kính ngưỡng Phật, Pháp, Tăng để cầu chứng quả, đắc đạo.
Cho nên một người tự nhận là xuất gia mà còn "nghiên cứu" việc thế
gian, bảo vệ luận án, dù luận án về bất cứ thứ gì, thì cũng đều là nhảm nhí, thậm
chí việc tự nhận là xuất gia cũng là nhảm nhí nốt.
Đây chính là hành động
phá hoại pháp cực kỳ nghiêm trọng!
2. Người làm đơn xin một
tổ chức nào đó phát phần thưởng cho mình là thiếu lòng tự trọng; tổ chức bảo
người ta làm đơn rồi mới xét có thưởng hay không là cố ý hạ nhục người được thưởng.
Chắc chắn là Hội đồng xét giải Nobel không làm như thế.
Chu Mộng Long: TÔN GIÁO VÀ KHOA HỌC
Điều kì lạ là nhiều trí
thức Việt Nam khi rơi vào tệ nạn đồng bóng thường viện dẫn A. Einstein, rằng
nhà khoa học vĩ đại nhất mọi thời đại này cũng có đức tin tôn giáo. Câu thường
viện dẫn được cho là của Einstein: "Khoa học không có tôn giáo là khoa học
què quặt. Tôn giáo không có khoa học là tôn giáo mù quáng". Câu này không
sai nhưng bị hiểu sai, rằng trong Einstein vẫn có hình ảnh thần linh, tích cực
thì cho trong Einstein có một Thượng đế "hình nhân" đã sắp đặt nên vũ
trụ; tiêu cực thì cho Einstein cũng mê tín dị đoan, tức hoang tưởng và đồng
bóng như một tín đồ của tôn giáo đồng bóng.
Sự thực, trong "Thế
giới như tôi thấy", Einstein chia làm ba loại trải nghiệm tôn giáo:
1) Tôn giáo của sự đe
doạ và sợ hãi. Ở con người sơ khai, trải nghiệm tôn giáo của họ là sợ hãi
"Sợ đói, sợ thú dữ, sợ bệnh tật và cái chết". Ở cấp độ này, bằng bản
năng sinh tồn, đầu óc con người tưởng tượng ra cái tự nhiên mang "các hình
nhân" ít nhiều giống họ, mang cả nhân tính như họ nhưng to lớn hơn, mạnh mẽ
hơn để biểu trưng cho mối đe doạ rồi thờ cúng. Sự thực hành nghi lễ cúng tế thực
chất là sự mua chuộc, hối lộ với niềm tin sẽ được tha thứ hay được ban thưởng.
Đây là thứ tôn giáo hình thành nên đẳng cấp giáo sĩ đặc thù đại diện cho quyền
lực, cũng là cha đẻ của các nền chính trị độc tài, biến đại đa số quần chúng
thành nô lệ. Loại tôn giáo này thuộc mê tín dị đoan. Những dân tộc nào còn loại
tôn giáo này, dân tộc đó còn ở trình độ man khai.
2) Tôn giáo luân lý hay
của cảm xúc xã hội. Loại tôn giáo này sinh ra từ nhu cầu phân biệt thiện/ác của
cuộc sống thế tục. Tôn giáo này phát sinh từ quan hệ xã hội, qua trải nghiệm về
cái chết và phạm sai lầm, từ đó kích thích một thứ ham muốn hướng thiện, được
che chở và yêu thương, kể cả ban thưởng và trừng phạt. Tất nhiên, tôn giáo luân
lý vẫn bị pha trộn bởi tôn giáo của sự đe doạ và sợ hãi. Cho nên, dẫu tôn giáo
luân lý có cấm mê tín dị đoan thì kết cục nó vẫn thường bị mê tín dị đoan làm
tha hoá và con người vẫn bị nô lệ bởi thần quyền lẫn cường quyền. Khi còn mặc cảm
về sai phạm, kể cả còn ám ảnh bởi nỗi sợ hãi về cái đói và chết chóc, các thần
tượng về cái thiện và tình yêu thương bị biến thành đối tượng cúng tế, tức tệ
mua chuộc và hối lộ hay buôn thần bán thánh.
3) Tôn giáo của
"tín ngưỡng vũ trụ", còn gọi là Đại đạo. Đây là loại tôn giáo mà niềm
tin về một Thượng đế hoàn toàn phi nhân hình lẫn nhân tính. Đó là tôn giáo mà
"cá nhân cảm nhận được tính hư vô trong những ước vọng và mục đích của con
người, cảm nhận được tính hùng vĩ và trật tự ký diệu trong thiên nhiên cũng như
trong suy tưởng. Anh ta cảm thấy sự tồn tại của cá nhân mình như một thứ tù ngục,
và anh ta trải nghiệm cái tổng thể hiện tồn như một chỉnh thể thống nhất và đầy
ý nghĩa...". Nói nôm na đó là thứ tôn giáo kích thích hứng thú và sức mạnh
của sự khám phá và hiểu biết. Hiểu biết vượt lên nỗi sợ hãi của thân phận nô lệ.
Hiểu biết là đức hạnh (Socrates). Các đầu óc thông tuệ đi theo tôn giáo này.
Khoa học (và cả nghệ thuật chân chính) cũng thuộc tôn giáo này. Chỉ có những
người theo tôn giáo này mới có thể vượt qua sự sợ hãi, vượt qua luật thế tục và
những thứ phàm tục để vươn đến luật trời.
Dễ hình dung A.
Einstein thuộc tôn giáo nào? Và ở Việt Nam với đủ các loại tôn giáo và tín ngưỡng,
mà đến "chính trị gia", "nhà khoa học" cũng ngơ ngác tin
theo, là đang thuộc loại tôn giáo nào?
Hiểu sai, lệch lạc thì
các tệ nạn không diễn ra mới là chuyện lạ.
Chu Mộng Long
------
Ngoài hàng vạn tín đồ, các "chính trị gia", các "nhà khoa học" cũng đang ngồi nghe bà Phạm Thị Yến giảng về vong và bị ám ảnh như con người man khai:
chuyện tin tín ngưỡng nào thì tùy theo quan điểm của từng người
ReplyDelete