January 4, 2022

Những câu chuyện xứ Đông Lào (2)

 Nền tảng đạo đức mới với một nguyên tắc và ba tiêu chí: (24 tháng 11 năm 2021) 

Nguyên tắc là chả có nguyên tắc nào, mục đích biện minh cho phương tiện, tùy cơ ứng biến. 

Ba tiêu chí:

1. Giết người là có tội, nhưng giết mà có lợi cho sự nghiệp là có công.

2. Cướp của là có tội, nhưng cướp mà có lợi cho sự nghiệp là có công.

3. Lừa dối là có tội, nhưng lừa dối mà có lợi cho sự nghiệp là có công.



 Xây dựng nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc với ba trụ cột: Đổi trắng thay đen,  đổ thừa và nói phét thành thần. (ngày 24 tháng 11 năm 2021)

 1. Đổi trắng thay đen:

- Bọn vượt biên là lũ lười lao động, chỉ muốn ăn bơ thừa sữa cặn..


- Chúng ta luôn luôn khẳng


định rằng kiều bào là khúc ruột ngàn dặm...

 2. Đổ thừa: Tất cả xấu xa của tao đều thuộc về mày, tất cả khó khăn của tao đều do mày gây ra!

 3. Nói phét thành thần

Vài nhận xét về Engels

 Hôm qua, 28 tháng 11 là ngày sinh Friedrich Engels(1820-1895), người bạn và đồng chí thân thiết nhất của Karl Marx, cùng với Marx soạn Tuyên Ngôn CS với những lời lẽ rất quyết đoán và đầy thù hận.

 1. Lúc đó Engels mới có 28 tuổi, tức là rất trẻ, mà trẻ thì thiếu lịch duyệt, ếch ngồi đáy giếng, coi trời bằng vung cho nên mới quyết đoán đến như thế.

2. Thế kỉ XXI, khi vật lý lượng tử đã chứng minh rõ ràng và đầy thuyết phục rằng vạn sự vạn vật đều liên kết mật thiết với nhau, thì mọi lý thuyết, dù theo bất cứ khuynh hướng nào, cổ vũ lòng hận thù đều phải bị bỏ lại ngay từ bãi giữ xe.



 Suy cho cùng, trước cuộc sống muôn hình vạn trạng này, tất cả các lý thuyết gia đều chỉ là những anh thày bói mù sờ voi mà thôi; Karl Marx và Friedrich Engels không phải là ngoại lệ. 

Nhân sinh nhật nhà thơ Việt Phương (6 tháng 12), thiền đàm về câu: “Trong hàng ngũ ta chỉ có chỗ của yêu thương” trong bài Cuộc Đời Yêu Như Vợ Của Ta Ơi.



 Lão Tử, Đức Phật, Chúa Jesus và các nhà huyền môn đã chứng ngộ đều dạy rằng, có “Yêu” là có “Ghét”, có “Lên” và có “Xuống”, có “Đẹp” là có “Xấu”..v.v.. Nói cách khác, các Ngài dạy rằng “Yêu” và “Ghét” chỉ là hai mặt của một tờ giấy, không thể tìm được tờ giấy nào chỉ có một mặt. Nhưng người thế gian không nghĩ như thế. Khi “Yêu” là họ chỉ “yêu” thôi, không bao giờ nghĩ tới “Ghét”. “Ghét” là trang sau, khi nào giở tới, lúc đó sẽ tính. Vì thế mà cuộc sống mới diễn ra như ta thấy. Chuyện này biết rồi, thôi không nói nữa. 

Nhưng trong “hàng ngũ ta” của nhà thơ Việt Phương thì “Yêu” lại là trang sau. Trang mà họ thấy ngay trước mắt là “Ghét”. Tuyên ngôn viết: “Lịch sử tất cả các xã hội tồn tại từ trước đến ngày nay chỉ là lịch sử đấu tranh giai cấp”. Tức là “Đấu tranh” với bọn đáng “ghét” trước.

Tố Hữu viết: “Nuôi đi em cho đến lớn đến già/Mầm hận ấy trong lồng xương ống máu”. 

Rồi trong quá trình “đấu tranh” đó, những người “ghét” tìm được nhau và nẩy sinh “tình yêu” giữa họ với nhau. Nhưng “tình yêu” của họ với nhau thường diễn ra trong lúc khó khăn, ví dụ, bạn tù nhường nhau bát cơm hay đưa lưng ta chịu đòn thay cho đồng chí… Nhưng “tình yêu” của họ thường chỉ được thể hiện bằng những từ ngữ nhẹ nhàng, như trong những câu thơ sau đây: “Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ”, “Mang theo tình yêu giai cấp trong tim” hoặc “Bát cơm chấm muối…”. Còn “hận thù” thì được thể hiện bằng những từ ngữ hoành tráng hơn hẳn: “..mối thù nặng vai” hay “Ôi xương tan, máu rơi, lòng hận thù ngất trời”…. Nhiều lắm, không thống kê hết được. 

Nhưng phải nhớ rằng “tình yêu” “trong hàng ngũ ta” cũng rất dễ trở thành “ghét”. Một người nào đó, hôm qua còn trong “hàng ngũ”, nhưng vì bất cứ lí do gì mà hôm nay không còn “trong hàng ngũ” nữa thì “mầm hận” kia lập tức lớn nhanh đến mức che rợp cả bầu trời. Đòn thù giáng vào người đó còn khốc liệt hơn đòn giáng lên lưng những kẻ bị “ghét” từ trước. Chuyện này biết rồi, cũng thôi không nói nữa. 

Cho nên đáng lẽ nhà thơ Việt Phương nên viết: “Trong hàng ngũ ta yêu thương chỉ là By Product (sản phẩm phụ)”. Sản phẩm chinh là “Ghét”. Ghét sống mãi trong sự nghiệp của chúng ta! 

Nhưng nói đi cũng phải nói lại, tập thơ Cửa Mở xuất bản năm 1970 chứng tỏ tác giả đã có con mắt nhìn xa trông rộng và dũng cảm lắm rồi. Kẻ hậu sinh chỉ là múa bút mua vui lúc trà dư tửu hậu mà thôi. Kính chúc Nhà Thơ phiêu du miền cực lạc. Nam Mô A Di Đà Phật! 

Nhân giỗ 30 năm Liên Xô, Trích sách Bên thắng cuộc để thấy người VN mình ở đâu. Dường như nhiều người vẫn ở nguyên chỗ cũ. 

"Cuộc gặp Gorbachev dự kiến diễn ra lúc 10:30 sáng 8-10-1989, nhưng chờ đến mười một giờ cũng không thấy văn phòng ông ta gọi lại. Ông Linh rất sốt ruột. Theo ông Lê Đăng Doanh: Trong khi đó, sáng ngủ dậy, bệnh ông Linh càng nặng thêm. Khi ăn cơm, ông kêu tôi ra ngoài vì không muốn tôi chứng kiến cảnh ông ăn rất chật vật. Hàm bên trái của ông Linh cứng lại. Ông phải nhai ở phía bên phải sau đó dùng hai ngón tay đẩy thức ăn vào họng, chiêu một ngụm nước mới nuốt được. 



Cuộc gặp Gorbachev được lùi lại 2:30 rồi 5:30 chiều cùng ngày. Gorbachev, khi ấy vẫn là nhà lãnh đạo của cả phe xã hội chủ nghĩa, được bố trí ở trong một tòa lâu đài. Nhưng, cuộc tiếp tổng bí thư Việt Nam đã không diễn ra trong phòng khách riêng mà ở ngay một phòng rộng mênh mông vừa dùng cho một tiệc chiêu đãi lớn, thức ăn thừa còn bề bộn trên các bàn. Nhân viên dọn một góc, kê bàn để Gorbachev tiếp ông Nguyễn Văn Linh. Gorbachev ra đón ông Linh ở sảnh và khi cửa xe mở, ông cúi đầu nói: 'Kẻ cơ hội nhất hành tinh kính chào đồng chí Nguyễn Văn Linh'. 

Dù đang bệnh, ông Nguyễn Văn Linh vẫn trình bày rất nhiệt tình, nhưng theo ông Lê Đăng Doanh: Sáng kiến nào của ông Linh cũng được Gorbachev khen là “rất tốt” nhưng chỉ là những lời khen xã giao. Ông Linh nói: 'Tôi đã gặp một số đảng cộng sản anh em. Trong tình hình này, Đảng Cộng sản Việt Nam muốn đồng chí đứng ra triệu tập hội nghị các đảng cộng sản và phong trào công nhân quốc tế'. Gorbachev liền giơ hai tay lên tươi cười: 'Ý này hay nhỉ. Để xem! Để xem! Rất tiếc là giờ tôi đang nhiều việc quá!'. Ông Linh trân trọng mời Gorbachev đến thăm Việt Nam. Gorbachev lại kêu lên: 'Hay quá nhỉ! Cám ơn! Cám ơn! Nhưng, tôi đang có nhiều lời mời quá mà chưa biết thu xếp cái nào trước'. 

Cuối cùng, Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh đề cập đến truyền thống viện trợ của Liên xô và khi ông đề nghị Liên Xô tiếp tục giúp đỡ cho Kế Hoạch 5 năm 1990-1995 của Việt Nam thì Gorbachev xua tay. Không còn xã giao, lịch sự như phần trên nữa, Gorbachev nói: “Khó khăn lắm, khó khăn lắm, các đồng chí Việt Nam tự lo thôi”. Theo ông Lê Đăng Doanh: Thế nhưng, ngày hôm sau, báo Nhân Dân và Pravda đều đưa tin về cuộc gặp diễn ra trong 'tình hữu nghị thắm thiết'.

 

1 comment: