Thiền đàm về hai nền tảng đạo đức (ngày 12 tháng 11 năm 2021)
2. Thế nhân cho rằng người hy sinh một phần tài sản, sức khỏe
hay sức lao động để làm lợi cho tha nhân là người có đức, không phụ thuộc vào
việc người đó nghĩ gì. Người có đức tin tôn giáo làm gì thì cũng là để tu cái
tâm của mình, rồi mới hướng tới tha nhân, không cần danh lợi và không cần người
đời biết tới việc làm của mình; gọi là “tự lợi, lợi tha”.
3. Thế nhân coi người có đức là người biết kìm nén dục vọng của
mình, cho nên người mô phạm ở thế gian thường có bộ mặt khó đăm đăm. Người có
đức tin tôn giáo luôn luôn tỉnh giác để nhận thức được ngay lập tức, với tâm
thái hòa ái, dục vọng của mình khi nó vừa nổi lên và thể là dục vọng tự đi qua
mà không cần cố gắng, những người như thế luôn luôn có nét mặt phúc hậu, từ bi,
hòa ái.
4. Rất nhiều vĩ nhân rao
giảng đạo đức thế gian, nhưng dù nổi tiếng tới đâu thì họ cũng chỉ được người
trong cộng đồng hay trong nền văn hóa của mình biết tới mà thôi. Trong khi đó,
người trưởng thành nào, trong bất cứ nền văn hóa nào, cũng biết tới Đức Phật và
Chúa Jesus Christ. Nền văn hóa phương Tây, được xây dựng trên những lới rao
giảng của Chúa đang lan tràn khắp thế giới, Đức Phật cũng ngày càng được nhiều
người phương Tây biết đến hơn. Như vậy, ảnh hưởng của Chúa và Phật dường như
rất rộng và ngày càng rộng hơn.
Tin chấn động: Khai thị của thiền sư
Cách đây 10 ngày, một vị thiền sư đức cao vọng trọng, sau khi nhập định thâm sâu suốt ba ngày liền đã triệu tập các đệ tử, trong đó có người chép chuyện, và khai thị như sau:
“Có một sắc dân ở Đông Lào vẫn tự nhận là con rồng cháu tiên, mặc dù không có bằng chứng khảo cổ học nào nói như thế. Trong lần nhập định vừa qua ta đã phát hiện được gốc tích của họ. Hóa ra có một loài cua đã từng nghe Đức Phật giảng pháp, sau đó cùng nhau tu tập suốt 800 năm và tu được hình dạng giống như người. Tức là thành hình người cách đây khoảng 1.700 năm rồi. Nhưng sau khi có hình dạng giống người rồi thì họ không tu tập nữa, cho nên vẫn còn hai đặc điểm và cách tư duy của loài cua.
Đặc điểm thứ nhất: hung hăng. Loài cua có hai càng rất khỏe, sẵn sàng đánh nhau. Giống người này cũng vậy, dân tộc nào tiếp xúc với họ cũng đều trở thành đối thủ và chiến tranh trước sau gì cũng xảy ra.
Đặc điểm thứ hai: ngang ngạnh, do thói quen bò ngang của loài cua. Dốt nát, nhưng luôn luôn muốn khác người, cho nên toàn rước những thứ rác rưởi của người ta về rồi tuyên bố là đi tắt đón đầu.
Còn tư duy của loài cua là: không cho con nào hơn mình. Giỏ đựng cua, nếu đã có hai con thì không cần hom. Cua để trong chậu cũng không cần đậy, chúng sẽ tự kéo nhau xuống.
Giống người này nếu biết tu tập đúng cách thì cũng phải 300 năm nữa mới thực sự tẩy rửa được hai tính cách và tư duy của loài cua. Các ngươi nhớ nha”.
Nói xong, thiền sư nhắm nghiền mắt lại và tịnh khẩu, tịnh cốc từ hôm đó đến nay.
Chuyện người đàn bà ngoại tình và ba tên giặc già (ngày 5 tháng 12 năm 2021)
1. Những người tham gia đánh đập, lên án cháu bé ăn cắp cái váy trị giá 160k đồng hẳn không biết câu chuyện Chúa Jesus và người đàn bà ngoại tình. Ngằn gọn là, Chúa thấy người ta sắp sửa ném đá đến chết người đàn bà bị cho là ngoại tình, Ngài bảo họ: "Ai không có tội hãy ném đá nàng". Sau khi những người kia bỏ đi hết, Ngài bảo người đàn bà: "Ta cũng không lên án nàng. Về đi"
Tôi chỉ thất buồn chứ không lên án cháu bé này!
2. Trong vụ này hai vợ chồng chủ quán đã chứng tỏ là những kẻ Tham lam hết mức (trấn lột tiền), Sân hết mức (đánh đập và quay phim một thiếu nữ, chỉ đáng tuổi con hay em mình), Si hết mức (đưa clip đánh đập lên mạng). Tham, Sân, Si (ngu) là ba tên giặc già mà Đạo Phật bảo người ta phải tu khứ (trừ bỏ) suốt 2.500 năm qua. Nếu họ hành xử khác đi một chút thì đã không phải gánh chịu hậu quả như ngày hôm nay: 3 gia đình và cả chục người bị liên lụy, cuộc đời của mấy người bị tan nát, số tiền bị mất sẽ không phải là 160K mà có thể là 160 triệu, mà cũng có thể là 1 tỷ 600 triệu.
Giàu mà không có đức! Nhân đã gieo ắt sẽ gặp quả!
Thiền đàm về câu chuyện người đàn bà ngoại tình và Chúa Jesus (ngày 6 tháng 12 năm 2021)
Kinh Tân Ước chép như sau: “..các kinh sư và người Pharisees dẫn đến trước mặt Đức Jesus một phụ nữ bị bắt gặp đang ngoại tình. Họ để chị ta đứng ở giữa, rồi nói với Người: “Thưa Thầy, người đàn bà này bị bắt quả tang đang ngoại tình”… Đức Giê-su cúi xuống lấy ngón tay viết trên đất. Vì họ cứ hỏi mãi, nên Người ngẩng lên và bảo họ: “Ai trong các ông sạch tội, thì cứ việc lấy đá mà ném trước đi”. Rồi Người lại cúi xuống viết trên đất. Nghe vậy, họ bỏ đi hết, kẻ trước người sau, bắt đầu từ những người lớn tuổi. Chỉ còn lại một mình Đức Jesus, và người phụ nữ thì đứng ở giữa. Người ngẩng lên và nói: “Này chị, họ đâu cả rồi ? Không ai lên án chị sao?” Người đàn bà đáp: “Thưa ông, không có ai cả”. Đức Jesus nói: “Tôi cũng vậy, tôi không lên án chị đâu ! Thôi chị cứ về đi, và từ nay đừng phạm tội nữa”.
Có người cho rằng đoạn văn này thể hiện lòng từ bi của Chúa. Nhưng tôi nghĩ là không đơn giản như thế. Người ta có thể tha thứ hành động ngoại tình của vợ mình thì tha thứ người phụ nữ nào đó ngoại tình đâu phải là chuyện to lớn đến mức phải chép vào Kinh sách, mà đây lại là cuốn Kinh văn quan trọng nhất của tôn giáo đã tồn tại hơn 2.000 năm nay, mặc dù đã phải vượt qua những vụ đàn áp khốc liệt và hiện là tôn giáo có nhiều tín đồ nhất thế giới.
Xin cùng đọc lại: “Ai trong các ông sạch tội, thì cứ việc lấy đá mà ném trước đi”. Đức Jesus biết chắc rằng đám người vây quanh người phụ nữ khốn khổ kia cũng chẳng tốt đẹp gì. Thậm chí những người đàn bà to mồm nhất nhằm thể hiện “đức hạnh khả phong” của mình lại là những kẻ đã ngoại tình, hoặc có ý định ngoại tình nhưng chưa thực hiện được vì già hay xấu quá. Còn trong số những người đàn ông tay lăm lăm hòn đá to, sẵn sàng ném đá người đàn bà khốn khổ cũng có những tên Sở Khanh, những kẻ đại bịp, những tên buôn gian bán lận…
Một người đức hạnh bình thường, một người công chính trong thế gian hẳn sẽ quát lớn: “Các người thì tốt đẹp gì? Người đàn bà này chỉ sử dụng vốn tự có của bà ta. Liên quan gì tới các người?” Nhưng Đức Jesus chỉ nói: “Ai trong các ông sạch tội, thì cứ việc lấy đá mà ném trước đi”. Tức là Ngài nhắc tới một nguyên tắc căn bản của người tu tâm: Hướng nội tìm. Khi hướng nội tìm thì có ai trong chúng ta thấy mình thực sự trong sạch khi đứng trước Chúa? Ai trong chúng ta thấy mình chưa từng phạm tội ăn cắp hay có ý định ăn cắp? Ai chưa từng ngoại tình hay có ý định ngọai tình? Tóm lại, nếu mọi người đều hướng nội tìm thì sẽ thấy rằng mình cũng không hoàn toàn vô tội, như mình đang đóng kịch, đang làm ra vẻ ngây thơ trước mặt người khác.
Nếu mình là người mắc tội ngoại tình hay có ý định ngoại tình, dù không ai biết, thì mình có thể lên án gay gắt, thậm chí ném đá đến chết người đàn bà ngoại tình kia hay không? Nếu mình đã từng ăn cắp hay có ý định ăn cắp thì mình có thể nhẫn tâm hành hạ cháu bé ăn cắp cái váy trị giá 160.000 đồng hay không?
Vì vậy lời của Đức Jesus: “Ai trong các ông sạch tội, thì cứ
việc lấy đá mà ném trước đi” và nhắc nhở người phụ nữ này: "Tôi cũng vậy,
tôi không lên án chị đâu ! Thôi chị cứ về đi, và từ nay đừng phạm tội nữa
!" được chép vào Kinh sách và sống mãi với thời gian. Thể ngộ của người
viết là Kinh sách của các tôn giáo lớn có hàm ý rất sâu xa, mỗi lần đọc lại tìm
được ý nghĩa mới và càng chú ý tu tâm thì mỗi lần đọc lại càng thấy nhiều ý
nghĩa sâu xa hơn.
Ủng hộ bác
ReplyDeleteHay quá! Cám ơn bác!
ReplyDeleteđạo đức không có thì chẳng làm gì được
ReplyDelete