Nguyễn Trung Kiên
Hồi ký của John Bolton, cựu Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ trong những năm 2018-2019, dưới thời Trump.
Cuốn sách mình tham gia dịch một số chương, trong đó có hai nội dung mình thích nhất: Đàm phán thương mại Mỹ-Trung & Hội nghị Trump-Kim tại Hà Nội.
Sách dự kiến xuất bản trong tháng 9/2020. Kính mời độc giả đón đọc và góp ý.
Trân trọng.
*
Xin trích một đoạn trong Chương 10: "Mối đe dọa từ Trung Quốc", đã được mình dịch và post lên FB của mình vào ngày 24/6 vừa qua.
"TIỂU DẪN
Hôm qua (23/6/2020), Amazon.com đã chính thức phát hành hồi ký chính trị của John Bolton, một ‘con xói sám’ thuộc phe Cộng hòa trong chính trường Mỹ. Cuốn hồi ký sẽ cung cấp cái nhìn cận cảnh của người trong cuộc trong tiến trình lập định chính sách đối nội và đối ngoại của chính quyền Trump, góp phần dẫn đến hiện trạng của nước Mỹ và thế giới như hiện nay. Tôi trích dịch một phần liên quan đến quá trình định hình và thông qua các chính sách về chiến tranh thương mại Mỹ-Trung trong nội các của Trump, mà tác giả là một trong những nhân chứng lịch sử, với niềm hi vọng sâu sắc rằng, người Việt chúng ta sẽ có cái nhìn khách quan, duy lý và bình tĩnh hơn đối với sự trỗi dậy của Trung Quốc và những hệ quả mà nó mang lại cho Việt Nam. (ND)
*
CÁC MỐI QUAN HỆ KINH TẾ VÀ ĐỊA CHÍNH TRỊ của Mỹ với Trung Quốc sẽ định hình các vấn đề quốc tế trong thế kỷ 21. Quyết định của Đặng Tiểu Bình đưa chính sách kinh tế của Trung Quốc ra khỏi chủ nghĩa Mác chính thống, bắt đầu từ năm 1978, và quyết định thiết lập quan hệ ngoại giao với Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (và không thiết lập quan hệ ngoại giao với Đài Loan) của Mỹ vào năm 1979 là những bước ngoặt đặc biệt quan trọng. Lịch sử của những quyết định này và những hệ quả của chúng rất phức tạp, nhưng chiến lược của Mỹ và rộng hơn là của phương Tây, cũng như dư luận “am hiểu” trong vài thập kỷ tiếp theo, đều dựa trên hai định đề cơ bản. Đầu tiên, những người ủng hộ các bước phát triển này tin rằng Trung Quốc sẽ thay đổi theo hướng không thể đảo ngược bởi sự thịnh vượng đang gia tăng do các chính sách định hướng thị trường, đầu tư nước ngoài lớn hơn, và sự gắn kết sâu sắc với thị trường toàn cầu hơn bao giờ hết, đồng thời với sự chấp nhận lớn hơn đối với các chuẩn mực kinh tế quốc tế. Như một câu sáo ngữ từng phát biểu rằng, Trung Quốc sẽ trải qua một sự “trỗi dậy hòa bình” và sẽ là một “đối tác có trách nhiệm”, hay “mang tính xây dựng” trong các vấn đề quốc tế. Đưa Trung Quốc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới vào năm 2001 chính là sự lý tưởng hóa của đánh giá này.
Thứ hai, những đề nghị về một quan điểm ôn hòa đối với sự trỗi dậy của Trung Quốc đã lập luận rằng, gần như chắc chắn, khi sự thịnh vượng quốc gia của Trung Quốc tăng lên, thì nền dân chủ cũng sẽ như vậy. Các mô hình bầu cử tự do non trẻ, mà các nhà quan sát đã nhận thấy trong các cuộc bầu cử tại những ngôi làng hẻo lánh ở vùng nông thôn Trung Quốc, sẽ lan sang các địa phương khác, rồi lên cấp tỉnh, và cuối cùng sẽ lên cấp quốc gia. Họ nói rằng có một mối tương quan mạnh mẽ giữa một mặt là sự phát triển của tự do kinh tế với sự trỗi dậy của tầng lớp trung lưu thực sự, và mặt khác là tự do chính trị và nền dân chủ. Sau đó, khi Trung Quốc trở nên dân chủ hơn, các hệ quả của lý thuyết “nền hòa bình dân chủ” sẽ được hiện thực hóa: Trung Quốc sẽ tránh cuộc cạnh tranh để giành quyền bá chủ khu vực hoặc bá chủ toàn cầu, do đó thế giới sẽ tránh được “bẫy Thucydides”, và nguy cơ xung đột quốc tế, dù nóng hay lạnh, sẽ giảm dần.
Nhưng cả hai quan điểm này về cơ bản là không chính xác. Về kinh tế, sau khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới, Trung Quốc đã thực sự hành động ngược lại với những gì từng được dự đoán. Thay vì tôn trọng triệt để các chuẩn mực hiện hành, Trung Quốc đã không tôn trọng tổ chức này, theo đuổi thành công chính sách trọng thương trong một tổ chức được cho là bảo vệ tự do thương mại. Trên bình diện quốc tế, Trung Quốc đã ăn cắp quyền sở hữu trí tuệ; cưỡng ép chuyển giao công nghệ từ các nhà đầu tư cùng các doanh nghiệp nước ngoài, đồng thời phân biệt đối xử với họ; gia tăng các thủ đoạn tham nhũng và thúc đẩy “nền ngoại giao bẫy nợ” thông qua các công cụ như “Sáng kiến Vành đai và Con đường”; và tiếp tục quản lý nền kinh tế trong nước theo hướng trung ương tập quyền và đầy độc đoán. Mỹ là mục tiêu chính trong các bình diện “mang tính cấu trúc” trong các chính sách của Trung Quốc, nhưng châu Âu, Nhật Bản và hầu như tất cả các nền dân chủ công nghiệp, cùng với các nước khác đều trở thành nạn nhân. Hơn nữa, Trung Quốc đã tìm kiếm các lợi ích chính trị-quân sự từ hoạt động kinh tế mà các xã hội thị trường tự do vốn đã đơn giản là không dự đoán trước được. Nó đã hành động như vậy thông qua các công ty tư nhân mà trên thực tế là công cụ của quân đội và các cơ quan tình báo của Trung Quốc , bằng cách hợp nhất các trung tâm quyền lực dân sự và quân sự của nó , và bằng cách chủ động tham gia vào cuộc chiến trên không gian mạng nhằm vào các lợi ích cá nhân của người nước ngoài cũng như những bí mật của các chính phủ.
Về chính trị, Trung Quốc bắt đầu cách xa hơn với việc chuyển hóa thành nền dân chủ, chứ không phải hướng tới nó. Với Tập Cận Bình, Trung Quốc hiện có nhà lãnh đạo quyền lực nhất và nắm quyền kiểm soát theo hướng trung ương tập quyền cao nhất, kể từ Mao Trạch Đông. Mọi nhà độc tài đều theo đuổi cơ hội của mình, vì vậy bất đồng nội bộ trong một Đảng Cộng sản với quyền lực tuyệt đối hầu như không phải là bằng chứng của “những dấu hiệu tích cực” về dân chủ. Có thể thêm bằng chứng, nếu cần thiết, từ các công dân Hồng Kông, vốn đang nhận thấy rằng lời hứa về “một quốc gia, hai chế độ” đang gặp nguy hiểm trong đời sống thực tế. Những cuộc đàn áp các dân tộc thiểu số (người Duy Ngô Nhĩ và người Tây Tạng) và tôn giáo (Công giáo và Pháp Luân Công) trên quy mô lớn vẫn tiếp tục. Cuối cùng, trên toàn Trung Quốc, Bắc Kinh sử dụng các biện pháp đo lường “tín nhiệm xã hội” để xếp hạng công dân của họ , dự báo về một viễn cảnh tương lai mà trong mắt người Mỹ khó có thể coi đó là tự do.
Suốt quãng thời gian này, như tôi đã lặp lại nhiều lần trong các bài phát biểu và bài báo trước khi tôi tham gia nội các của Trump, rằng các tiềm lực quân sự của Trung Quốc đã gia tăng: tạo ra một trong những kế hoạch chiến tranh trên mạng dữ dột nhất thế giới; xây dựng lực lượng hải quân có khả năng tham chiến trên vùng nước sâu của đại dương, lần đầu tiên sau năm trăm năm; gia tăng kho vũ khí hạt nhân và tên lửa đạn đạo của nó, bao gồm một kế hoạch đầy nguy hiểm dành cho các tên lửa mang đầu đạn hạt nhân có thể phóng ra từ tàu ngầm; phát triển các loại vũ khí chống vệ tinh để vô hiệu hóa các cảm biến trên không gian của Mỹ; thiết kế các loại vũ khí ngăn chặn tiếp cận và chống xâm nhập khu vực để đẩy hải quân của chúng ta ra khỏi bờ biển châu Á; cải cách và hiện đại hóa các năng lực tiến hành những cuộc chiến tranh thông thường của Quân Giải phóng Trung Hoa; và nhiều hơn thế nữa. Theo dõi sự chuyển mình của của Trung Quốc trong những năm qua, tôi nhận ra tất cả những điều này như một mối đe dọa sâu sắc đến các lợi ích chiến lược của Mỹ, và cả với các bạn bè và đồng minh của chúng ta trên toàn cầu. Chính quyền Obama về cơ bản chỉ ngồi quan sát tiến trình này xảy ra.
Nước Mỹ đã chậm thức tỉnh trước những sai lầm cơ bản được hình thành từ nhiều thập kỷ trước. Chúng ta đã chịu tổn hại lớn về kinh tế và chính trị, nhưng thật may mắn, cuộc chơi còn lâu mới kết thúc. Khi ngày càng nhiều người nhận thức được rằng Trung Quốc đã không chơi theo quy tắc “của chúng ta”, và dường như không bao giờ có ý định này, chúng ta vẫn có khả năng phản ứng một cách hiệu quả. Để làm như vậy, điều cốt lõi là cần phải đủ nhiều người Mỹ nhận thấy bản chất của mối thách thức Trung Quốc và hành động kịp thời. Nếu điều đó xảy ra, chúng ta không cần phải lo lắng. Giống Đô đốc Nhật Bản Isoroku Yamamoto từng nói một câu nổi tiếng sau trận Trân Châu Cảng: “Tôi sợ tất cả những gì chúng ta đã làm là đánh thức một gã khổng lồ đang ngủ say và thách thức nó với một ý chí khủng khiếp của nó”.
Trong một số khía cạnh, Trump đang thể hiện sự lo lắng ngày một gia tăng của Mỹ đối với Trung Quốc. Ông đánh giá cao chân lý cơ bản rằng sức mạnh chính trị-quân sự dựa trên một nền kinh tế mạnh. Nền kinh tế càng mạnh, khả năng duy trì ngân sách quân sự và tình báo lớn càng cao để bảo vệ lợi ích toàn cầu của Mỹ và cạnh tranh với nhiều quyền bá chú khu vực đang trỗi dậy. Trump thường nói rõ ràng rằng ngăn chặn tăng trưởng kinh tế không công bằng của Trung Quốc bằng chi phí của Mỹ là cách tốt nhất để đánh bại Trung Quốc về mặt quân sự, điều này về cơ bản là chính xác. Những quan điểm này, vốn đang gây chia rẽ một cách đầy cay đắng tại Washington, đã góp phần tạo ra những thay đổi đáng kể, được thể hiện trong cuộc tranh luận của chính nước Mỹ về những vấn đề này. Nhưng một khi đã nắm được một số ý niệm về mối đe dọa của Trung Quốc, vấn đề thực sự là Trump sẽ làm gì. Về thực tế này, các cố vấn của ông đang bị chia rẽ trầm trọng về mặt nhận thức. Chính quyền Trump có những người thân Trung Quốc như Mnuchin; những người ủng hộ thương mại tự do mạnh mẽ, như Kevin Hassett, Chủ tịch Hội đồng cố vấn Kinh tế, cùng với Kudlow; và những người chống Trung Quốc quyết liệt, như Ross, Lighthizer, và Navarro.
Tôi có vai trò ít hiệu quả nhất trong số họ: Tôi muốn điều chỉnh chính sách thương mại của Trung Quốc vào khuôn khổ chiến lược rộng lớn hơn về Trung Quốc. Chúng ta đã có một khẩu hiệu, một khẩu hiệu tốt, kêu gọi cho “một khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương tự do và mở” (“free and open Indo-Pacific” - thật không may bị viết tắt là “FOIP” ). Về mặt khái niệm, việc mở rộng môi trường chiến lược bao gồm Nam Á và Đông Nam Á là rất quan trọng, cho thấy rằng không phải mọi thứ đều xoay quanh Trung Quốc. Nhưng việc dán nhãn không phải là một chiến lược, và chúng tôi đã đấu tranh để soạn thảo nó một cách kỹ lưỡng và tránh cho nó bị hút vùng xoáy khổng lồ của các vấn đề thương mại với Trung Quốc, vốn xảy ra quá thường xuyên. Và, ít nhất là với sự tóm tắt này - đó sẽ là nơi để chúng ta chuyển qua vấn đề tiếp theo."
Sách dự kiến xuất bản trong tháng 9/2020. Kính mời độc giả đón đọc và góp ý.
Trân trọng.
*
Xin trích một đoạn trong Chương 10: "Mối đe dọa từ Trung Quốc", đã được mình dịch và post lên FB của mình vào ngày 24/6 vừa qua.
"TIỂU DẪN
Hôm qua (23/6/2020), Amazon.com đã chính thức phát hành hồi ký chính trị của John Bolton, một ‘con xói sám’ thuộc phe Cộng hòa trong chính trường Mỹ. Cuốn hồi ký sẽ cung cấp cái nhìn cận cảnh của người trong cuộc trong tiến trình lập định chính sách đối nội và đối ngoại của chính quyền Trump, góp phần dẫn đến hiện trạng của nước Mỹ và thế giới như hiện nay. Tôi trích dịch một phần liên quan đến quá trình định hình và thông qua các chính sách về chiến tranh thương mại Mỹ-Trung trong nội các của Trump, mà tác giả là một trong những nhân chứng lịch sử, với niềm hi vọng sâu sắc rằng, người Việt chúng ta sẽ có cái nhìn khách quan, duy lý và bình tĩnh hơn đối với sự trỗi dậy của Trung Quốc và những hệ quả mà nó mang lại cho Việt Nam. (ND)
*
CÁC MỐI QUAN HỆ KINH TẾ VÀ ĐỊA CHÍNH TRỊ của Mỹ với Trung Quốc sẽ định hình các vấn đề quốc tế trong thế kỷ 21. Quyết định của Đặng Tiểu Bình đưa chính sách kinh tế của Trung Quốc ra khỏi chủ nghĩa Mác chính thống, bắt đầu từ năm 1978, và quyết định thiết lập quan hệ ngoại giao với Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (và không thiết lập quan hệ ngoại giao với Đài Loan) của Mỹ vào năm 1979 là những bước ngoặt đặc biệt quan trọng. Lịch sử của những quyết định này và những hệ quả của chúng rất phức tạp, nhưng chiến lược của Mỹ và rộng hơn là của phương Tây, cũng như dư luận “am hiểu” trong vài thập kỷ tiếp theo, đều dựa trên hai định đề cơ bản. Đầu tiên, những người ủng hộ các bước phát triển này tin rằng Trung Quốc sẽ thay đổi theo hướng không thể đảo ngược bởi sự thịnh vượng đang gia tăng do các chính sách định hướng thị trường, đầu tư nước ngoài lớn hơn, và sự gắn kết sâu sắc với thị trường toàn cầu hơn bao giờ hết, đồng thời với sự chấp nhận lớn hơn đối với các chuẩn mực kinh tế quốc tế. Như một câu sáo ngữ từng phát biểu rằng, Trung Quốc sẽ trải qua một sự “trỗi dậy hòa bình” và sẽ là một “đối tác có trách nhiệm”, hay “mang tính xây dựng” trong các vấn đề quốc tế. Đưa Trung Quốc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới vào năm 2001 chính là sự lý tưởng hóa của đánh giá này.
Thứ hai, những đề nghị về một quan điểm ôn hòa đối với sự trỗi dậy của Trung Quốc đã lập luận rằng, gần như chắc chắn, khi sự thịnh vượng quốc gia của Trung Quốc tăng lên, thì nền dân chủ cũng sẽ như vậy. Các mô hình bầu cử tự do non trẻ, mà các nhà quan sát đã nhận thấy trong các cuộc bầu cử tại những ngôi làng hẻo lánh ở vùng nông thôn Trung Quốc, sẽ lan sang các địa phương khác, rồi lên cấp tỉnh, và cuối cùng sẽ lên cấp quốc gia. Họ nói rằng có một mối tương quan mạnh mẽ giữa một mặt là sự phát triển của tự do kinh tế với sự trỗi dậy của tầng lớp trung lưu thực sự, và mặt khác là tự do chính trị và nền dân chủ. Sau đó, khi Trung Quốc trở nên dân chủ hơn, các hệ quả của lý thuyết “nền hòa bình dân chủ” sẽ được hiện thực hóa: Trung Quốc sẽ tránh cuộc cạnh tranh để giành quyền bá chủ khu vực hoặc bá chủ toàn cầu, do đó thế giới sẽ tránh được “bẫy Thucydides”, và nguy cơ xung đột quốc tế, dù nóng hay lạnh, sẽ giảm dần.
Nhưng cả hai quan điểm này về cơ bản là không chính xác. Về kinh tế, sau khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới, Trung Quốc đã thực sự hành động ngược lại với những gì từng được dự đoán. Thay vì tôn trọng triệt để các chuẩn mực hiện hành, Trung Quốc đã không tôn trọng tổ chức này, theo đuổi thành công chính sách trọng thương trong một tổ chức được cho là bảo vệ tự do thương mại. Trên bình diện quốc tế, Trung Quốc đã ăn cắp quyền sở hữu trí tuệ; cưỡng ép chuyển giao công nghệ từ các nhà đầu tư cùng các doanh nghiệp nước ngoài, đồng thời phân biệt đối xử với họ; gia tăng các thủ đoạn tham nhũng và thúc đẩy “nền ngoại giao bẫy nợ” thông qua các công cụ như “Sáng kiến Vành đai và Con đường”; và tiếp tục quản lý nền kinh tế trong nước theo hướng trung ương tập quyền và đầy độc đoán. Mỹ là mục tiêu chính trong các bình diện “mang tính cấu trúc” trong các chính sách của Trung Quốc, nhưng châu Âu, Nhật Bản và hầu như tất cả các nền dân chủ công nghiệp, cùng với các nước khác đều trở thành nạn nhân. Hơn nữa, Trung Quốc đã tìm kiếm các lợi ích chính trị-quân sự từ hoạt động kinh tế mà các xã hội thị trường tự do vốn đã đơn giản là không dự đoán trước được. Nó đã hành động như vậy thông qua các công ty tư nhân mà trên thực tế là công cụ của quân đội và các cơ quan tình báo của Trung Quốc , bằng cách hợp nhất các trung tâm quyền lực dân sự và quân sự của nó , và bằng cách chủ động tham gia vào cuộc chiến trên không gian mạng nhằm vào các lợi ích cá nhân của người nước ngoài cũng như những bí mật của các chính phủ.
Về chính trị, Trung Quốc bắt đầu cách xa hơn với việc chuyển hóa thành nền dân chủ, chứ không phải hướng tới nó. Với Tập Cận Bình, Trung Quốc hiện có nhà lãnh đạo quyền lực nhất và nắm quyền kiểm soát theo hướng trung ương tập quyền cao nhất, kể từ Mao Trạch Đông. Mọi nhà độc tài đều theo đuổi cơ hội của mình, vì vậy bất đồng nội bộ trong một Đảng Cộng sản với quyền lực tuyệt đối hầu như không phải là bằng chứng của “những dấu hiệu tích cực” về dân chủ. Có thể thêm bằng chứng, nếu cần thiết, từ các công dân Hồng Kông, vốn đang nhận thấy rằng lời hứa về “một quốc gia, hai chế độ” đang gặp nguy hiểm trong đời sống thực tế. Những cuộc đàn áp các dân tộc thiểu số (người Duy Ngô Nhĩ và người Tây Tạng) và tôn giáo (Công giáo và Pháp Luân Công) trên quy mô lớn vẫn tiếp tục. Cuối cùng, trên toàn Trung Quốc, Bắc Kinh sử dụng các biện pháp đo lường “tín nhiệm xã hội” để xếp hạng công dân của họ , dự báo về một viễn cảnh tương lai mà trong mắt người Mỹ khó có thể coi đó là tự do.
Suốt quãng thời gian này, như tôi đã lặp lại nhiều lần trong các bài phát biểu và bài báo trước khi tôi tham gia nội các của Trump, rằng các tiềm lực quân sự của Trung Quốc đã gia tăng: tạo ra một trong những kế hoạch chiến tranh trên mạng dữ dột nhất thế giới; xây dựng lực lượng hải quân có khả năng tham chiến trên vùng nước sâu của đại dương, lần đầu tiên sau năm trăm năm; gia tăng kho vũ khí hạt nhân và tên lửa đạn đạo của nó, bao gồm một kế hoạch đầy nguy hiểm dành cho các tên lửa mang đầu đạn hạt nhân có thể phóng ra từ tàu ngầm; phát triển các loại vũ khí chống vệ tinh để vô hiệu hóa các cảm biến trên không gian của Mỹ; thiết kế các loại vũ khí ngăn chặn tiếp cận và chống xâm nhập khu vực để đẩy hải quân của chúng ta ra khỏi bờ biển châu Á; cải cách và hiện đại hóa các năng lực tiến hành những cuộc chiến tranh thông thường của Quân Giải phóng Trung Hoa; và nhiều hơn thế nữa. Theo dõi sự chuyển mình của của Trung Quốc trong những năm qua, tôi nhận ra tất cả những điều này như một mối đe dọa sâu sắc đến các lợi ích chiến lược của Mỹ, và cả với các bạn bè và đồng minh của chúng ta trên toàn cầu. Chính quyền Obama về cơ bản chỉ ngồi quan sát tiến trình này xảy ra.
Nước Mỹ đã chậm thức tỉnh trước những sai lầm cơ bản được hình thành từ nhiều thập kỷ trước. Chúng ta đã chịu tổn hại lớn về kinh tế và chính trị, nhưng thật may mắn, cuộc chơi còn lâu mới kết thúc. Khi ngày càng nhiều người nhận thức được rằng Trung Quốc đã không chơi theo quy tắc “của chúng ta”, và dường như không bao giờ có ý định này, chúng ta vẫn có khả năng phản ứng một cách hiệu quả. Để làm như vậy, điều cốt lõi là cần phải đủ nhiều người Mỹ nhận thấy bản chất của mối thách thức Trung Quốc và hành động kịp thời. Nếu điều đó xảy ra, chúng ta không cần phải lo lắng. Giống Đô đốc Nhật Bản Isoroku Yamamoto từng nói một câu nổi tiếng sau trận Trân Châu Cảng: “Tôi sợ tất cả những gì chúng ta đã làm là đánh thức một gã khổng lồ đang ngủ say và thách thức nó với một ý chí khủng khiếp của nó”.
Trong một số khía cạnh, Trump đang thể hiện sự lo lắng ngày một gia tăng của Mỹ đối với Trung Quốc. Ông đánh giá cao chân lý cơ bản rằng sức mạnh chính trị-quân sự dựa trên một nền kinh tế mạnh. Nền kinh tế càng mạnh, khả năng duy trì ngân sách quân sự và tình báo lớn càng cao để bảo vệ lợi ích toàn cầu của Mỹ và cạnh tranh với nhiều quyền bá chú khu vực đang trỗi dậy. Trump thường nói rõ ràng rằng ngăn chặn tăng trưởng kinh tế không công bằng của Trung Quốc bằng chi phí của Mỹ là cách tốt nhất để đánh bại Trung Quốc về mặt quân sự, điều này về cơ bản là chính xác. Những quan điểm này, vốn đang gây chia rẽ một cách đầy cay đắng tại Washington, đã góp phần tạo ra những thay đổi đáng kể, được thể hiện trong cuộc tranh luận của chính nước Mỹ về những vấn đề này. Nhưng một khi đã nắm được một số ý niệm về mối đe dọa của Trung Quốc, vấn đề thực sự là Trump sẽ làm gì. Về thực tế này, các cố vấn của ông đang bị chia rẽ trầm trọng về mặt nhận thức. Chính quyền Trump có những người thân Trung Quốc như Mnuchin; những người ủng hộ thương mại tự do mạnh mẽ, như Kevin Hassett, Chủ tịch Hội đồng cố vấn Kinh tế, cùng với Kudlow; và những người chống Trung Quốc quyết liệt, như Ross, Lighthizer, và Navarro.
Tôi có vai trò ít hiệu quả nhất trong số họ: Tôi muốn điều chỉnh chính sách thương mại của Trung Quốc vào khuôn khổ chiến lược rộng lớn hơn về Trung Quốc. Chúng ta đã có một khẩu hiệu, một khẩu hiệu tốt, kêu gọi cho “một khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương tự do và mở” (“free and open Indo-Pacific” - thật không may bị viết tắt là “FOIP” ). Về mặt khái niệm, việc mở rộng môi trường chiến lược bao gồm Nam Á và Đông Nam Á là rất quan trọng, cho thấy rằng không phải mọi thứ đều xoay quanh Trung Quốc. Nhưng việc dán nhãn không phải là một chiến lược, và chúng tôi đã đấu tranh để soạn thảo nó một cách kỹ lưỡng và tránh cho nó bị hút vùng xoáy khổng lồ của các vấn đề thương mại với Trung Quốc, vốn xảy ra quá thường xuyên. Và, ít nhất là với sự tóm tắt này - đó sẽ là nơi để chúng ta chuyển qua vấn đề tiếp theo."
hồi ký hay
ReplyDelete