Prashanth Parameswaran
Phạm Nguyên Trường dịch
Suốt mấy tháng qua, trong bối cảnh các cam kết ở cấp cao đã được lên kế hoạch, đã có nhiều cuộc thảo luận về tiềm năng nâng cấp quan hệ chính thức Việt-Mĩ lên mức quan hệ đối tác chiến lược trong tương lai. Mặc dù ý tưởng này không phải là mới, nhưng hàm ý của nó thì lại rất đáng được quan tâm, cả về quan hệ song phương lẫn sự phát triển trong khu vực và trên trường quốc tế rộng lớn hơn.
Tổng thống Mỹ Donald Trump lần đầu đến Việt Nam
Quan hệ Việt-Mĩ đã tiến khá xa so với thời Chiến tranh Việt Nam. Trong khi quá trình bình thường hóa từng bước một các mối quan hệ đã diễn ra trong nhiệm kỳ của cựu Tổng thống Bill Clinton và tiếp tục dưới thời các chính phủ của các đảng Dân chủ và Cộng hòa sau đó, người ta đặc biệt quan tâm tới việc nâng quan hệ lên mức hợp tác toàn diện vào năm 2015, dưới thời Tổng thống Barack Obama. Như tôi đã từng nhận xét trên trang mạng này, việc này có ý nghĩa quan trọng đối với cộng đồng lập chính sách của cả hai nước: Nó phản ánh những nỗ lực của Washington trong việc mở rộng mạng lưới liên minh và quan hệ đối tác ở châu Á-Thái Bình Dương và vai trò ngày càng gia tăng của Việt Nam trong mạng lưới đó - cùng với các đối tác toàn diện khác như Malaysia và Indonesia (cũng được nâng lên thành đối tác chiến lược); và còn nhấn mạnh những cơ hội và thách thức mà Hà Nội phải cân nhắc khi nước này gắn kết với Mĩ trong hệ thống quan hệ đối tác rộng lớn hơn của chính mình.
Cho đến lúc này, trong số những thách thức đáng chú ý và mới dưới trào Trump – cùng với những sự kiện chiếm hàng đầu trên các trang báo, trong đó có chuyến thăm đầu tiên của tàu sân bay Mĩ tới Việt Nam và cán cân thương mại Việt-Mĩ – là những cuộc thảo luận về tiềm năng nâng quan hệ Việt-Mĩ lên mức quan hệ đối tác chiến lược. Sự kiện này xảy ra trong bối cảnh cam kết cấp cao đang được lên kế hoạch, mà đáng chú ý nhất là chuyến thăm Mĩ của Tổng bí thư kiêm Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng sau chuyến đi đầu tiên của ông tới Washington vào năm 2015: Chuyến thăm tự nó đã là sự kiện lịch sử trong Việt-Mĩ.
Những vụ tán dóc về động thái này không làm ai ngạc nhiên. Mặc dù bản thân quá trình phát triển có thể không ấn tượng như các tiêu đề báo chí có thể gợi ý - chẳng hạn, Indonesia đã trải qua quá trình xây dựng quan hệ đối tác toàn diện tương tự như thế và sau đó được nâng lên thành quan hệ đối tác chiến lược với Mĩ – nó phải có giá trị nào đó. Với các di sản lịch sử trong quan hệ Mỹ-Việt và sự khác biệt trong giai đoạn hiện nay trong các lĩnh vực, từ chế độ chính trị đến nhân quyền, nâng tầm quan hệ song phương sẽ củng cố sự hội tụ chiến lược ngày càng tăng giữa hai nước cũng như giữa các cơ quan quản lí, công chúng và các quốc gia khác trong khu vực. Việc này còn có thể có ý nghĩa rộng hơn là quan hệ song phương, nếu xét tới sự cạnh tranh ngày càng gia tăng giữa Mĩ và Trung Quốc trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương và vai trò của Việt Nam trong những vấn đề khu vực, như Biển Đông, nơi mà thái độ quyết đoán của Trung Quốc ngày càng gia tăng và việc kiểm soát của Trung Quốc không hề giảm và Hà Nội đang chịu áp lực ngày càng tăng.
Nhưng các cuộc thảo luận về xu hướng này bao giờ cũng có chút lo lắng. Một mặt, quan tâm tới những khác biệt cụ thể trong quan hệ thương mại Việt-Mĩ hoặc Bắc Triều Tiên trong mấy năm qua đôi khi làm cho việc giải quyết các mối quan hệ chưa thể toàn diện - chứ chưa nói tới quan hệ chiến lược – mà đáng lẽ ra thực tế địa chính trị đã và đang thúc đẩy cho đến nay. Khía cạnh khác, bối cảnh khu vực và quốc tế cũng buộc người ta tăng cường theo dõi những sắp xếp đã được lập ra – dù khá lỏng lẻo - giữa các nước với Mĩ hoặc Trung Quốc, và những sáng kiến như chiến lược Ấn Độ Dương -Thái Bình Dương Mở và Tự do, lần đầu tiên được đưa ra công khai trong diễn văn của Trump tại Hội nghị cấp cao APEC, diễn ra tại Việt Nam năm 2017, hoặc những cơ sở quân sự mới vừa được báo cáo (ý nói những căn cứ quân sự mới của Trung Quốc trong khu vực – ND). Những yếu tố này có vai trò quan trọng vì chúng nằm trong các tính toán mà các nhà hoạch định chính sách phải làm về phí tổn và lợi ích của việc dịch chuyển sắp xếp tổng quát cũng như các khía cạnh cụ thể hơn như thời khóa biểu và thông điệp. Ví dụ, không phải ngẫu nhiên mà chúng ta đã và đang thấy Việt Nam trì hoãn một số quan hệ trực tiếp liên quan đến quốc phòng với Mĩ, mặc dù có những lợi ích mà chúng ta đã thấy vì nó cũng tạo ra những bước tiến mới trong những quan hệ quan trọng khác như với châu EU và Nhật Bản.
Những lo lắng này tự chúng không có nghĩa là quan hệ đối tác chiến lược Việt-Mĩ là không đáng mong muốn hay không thể thực hiện được. Thật vậy, như đã nói ngay từ đầu, mặc dù có những thăng trầm trong quan hệ song phương, các xu hướng chiến lược như ta thấy hiện nay đang làm cho Washington và Hà Nội hướng tới liên kết mạnh hơn, chứ không ít đi, dù công khai họ có nói thế nào thì cũng vậy mà thôi. Nhưng điều đó có nghĩa là cả Mĩ lẫn Việt Nam đều cần đảm bảo rằng các mối quan hệ tương thích với tất cả các quyết định mà họ lựa chọn, mỗi khi họ chọn. Cuối cùng, tên gọi các liên kết chỉ có giá trị như lời cam kết mà cả hai bên sẵn sàng bỏ công sức vào việc chuyển sự hội tụ tiềm năng thành hợp tác thực sự, như được thể hiện bằng sự pha trộn giữa các liên minh và đối tác kém hiệu quả và hiệu quả ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Quan hệ Việt-Mĩ nhất định phải có những tính toán như thế, và nó sẽ được đánh giá không phải bằng cách so sánh hiện nay với quá khứ, mà là quan hệ đó đang có vị trí như thế nào và hai nước dành cho nó vai trò gì dù vẫn có sự khác biệt giữ hai nước này.
Cho đến lúc này, trong số những thách thức đáng chú ý và mới dưới trào Trump – cùng với những sự kiện chiếm hàng đầu trên các trang báo, trong đó có chuyến thăm đầu tiên của tàu sân bay Mĩ tới Việt Nam và cán cân thương mại Việt-Mĩ – là những cuộc thảo luận về tiềm năng nâng quan hệ Việt-Mĩ lên mức quan hệ đối tác chiến lược. Sự kiện này xảy ra trong bối cảnh cam kết cấp cao đang được lên kế hoạch, mà đáng chú ý nhất là chuyến thăm Mĩ của Tổng bí thư kiêm Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng sau chuyến đi đầu tiên của ông tới Washington vào năm 2015: Chuyến thăm tự nó đã là sự kiện lịch sử trong Việt-Mĩ.
Những vụ tán dóc về động thái này không làm ai ngạc nhiên. Mặc dù bản thân quá trình phát triển có thể không ấn tượng như các tiêu đề báo chí có thể gợi ý - chẳng hạn, Indonesia đã trải qua quá trình xây dựng quan hệ đối tác toàn diện tương tự như thế và sau đó được nâng lên thành quan hệ đối tác chiến lược với Mĩ – nó phải có giá trị nào đó. Với các di sản lịch sử trong quan hệ Mỹ-Việt và sự khác biệt trong giai đoạn hiện nay trong các lĩnh vực, từ chế độ chính trị đến nhân quyền, nâng tầm quan hệ song phương sẽ củng cố sự hội tụ chiến lược ngày càng tăng giữa hai nước cũng như giữa các cơ quan quản lí, công chúng và các quốc gia khác trong khu vực. Việc này còn có thể có ý nghĩa rộng hơn là quan hệ song phương, nếu xét tới sự cạnh tranh ngày càng gia tăng giữa Mĩ và Trung Quốc trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương và vai trò của Việt Nam trong những vấn đề khu vực, như Biển Đông, nơi mà thái độ quyết đoán của Trung Quốc ngày càng gia tăng và việc kiểm soát của Trung Quốc không hề giảm và Hà Nội đang chịu áp lực ngày càng tăng.
Nhưng các cuộc thảo luận về xu hướng này bao giờ cũng có chút lo lắng. Một mặt, quan tâm tới những khác biệt cụ thể trong quan hệ thương mại Việt-Mĩ hoặc Bắc Triều Tiên trong mấy năm qua đôi khi làm cho việc giải quyết các mối quan hệ chưa thể toàn diện - chứ chưa nói tới quan hệ chiến lược – mà đáng lẽ ra thực tế địa chính trị đã và đang thúc đẩy cho đến nay. Khía cạnh khác, bối cảnh khu vực và quốc tế cũng buộc người ta tăng cường theo dõi những sắp xếp đã được lập ra – dù khá lỏng lẻo - giữa các nước với Mĩ hoặc Trung Quốc, và những sáng kiến như chiến lược Ấn Độ Dương -Thái Bình Dương Mở và Tự do, lần đầu tiên được đưa ra công khai trong diễn văn của Trump tại Hội nghị cấp cao APEC, diễn ra tại Việt Nam năm 2017, hoặc những cơ sở quân sự mới vừa được báo cáo (ý nói những căn cứ quân sự mới của Trung Quốc trong khu vực – ND). Những yếu tố này có vai trò quan trọng vì chúng nằm trong các tính toán mà các nhà hoạch định chính sách phải làm về phí tổn và lợi ích của việc dịch chuyển sắp xếp tổng quát cũng như các khía cạnh cụ thể hơn như thời khóa biểu và thông điệp. Ví dụ, không phải ngẫu nhiên mà chúng ta đã và đang thấy Việt Nam trì hoãn một số quan hệ trực tiếp liên quan đến quốc phòng với Mĩ, mặc dù có những lợi ích mà chúng ta đã thấy vì nó cũng tạo ra những bước tiến mới trong những quan hệ quan trọng khác như với châu EU và Nhật Bản.
Những lo lắng này tự chúng không có nghĩa là quan hệ đối tác chiến lược Việt-Mĩ là không đáng mong muốn hay không thể thực hiện được. Thật vậy, như đã nói ngay từ đầu, mặc dù có những thăng trầm trong quan hệ song phương, các xu hướng chiến lược như ta thấy hiện nay đang làm cho Washington và Hà Nội hướng tới liên kết mạnh hơn, chứ không ít đi, dù công khai họ có nói thế nào thì cũng vậy mà thôi. Nhưng điều đó có nghĩa là cả Mĩ lẫn Việt Nam đều cần đảm bảo rằng các mối quan hệ tương thích với tất cả các quyết định mà họ lựa chọn, mỗi khi họ chọn. Cuối cùng, tên gọi các liên kết chỉ có giá trị như lời cam kết mà cả hai bên sẵn sàng bỏ công sức vào việc chuyển sự hội tụ tiềm năng thành hợp tác thực sự, như được thể hiện bằng sự pha trộn giữa các liên minh và đối tác kém hiệu quả và hiệu quả ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Quan hệ Việt-Mĩ nhất định phải có những tính toán như thế, và nó sẽ được đánh giá không phải bằng cách so sánh hiện nay với quá khứ, mà là quan hệ đó đang có vị trí như thế nào và hai nước dành cho nó vai trò gì dù vẫn có sự khác biệt giữ hai nước này.
Đã đăng trên Việt Nam Thời Báo
Nguồn https://thediplomat.com/2019/09/what-would-a-us-vietnam-strategic-partnership-really-mean/
No comments:
Post a Comment