MARX & MAO
Ai đúng? Ai sai?
Mao có sai không?
Một tối đi bộ thể dục, thấy hai cụ thuộc dạng “lão thành cách mạng” vừa đi vừa nói chuyện. Một cụ nói rất gân guốc, “Tôi nói với ông, NGAY CẢ đến “cụ” Mao CŨNG CÓ THỂ sai lầm!”
Tôi cười thầm.Mao không sai đâu.
Bây giờ, mỗi khi nói sai-đúng, ta phải hỏi trước: sai-đúng với ai, với cái gì? Không có hệ qui chiếu, mọi bàn luận cãi cọ thành vô nghĩa và vô ích.
Nói “Mao sai lầm” là một sự ngộ nhận buồn cười.
Khi nói Mao sai lầm, ta đã mặc nhiên cho rằng Mao theo đuổi cùng một ý chí và nguyện vọng của ta, của nhân dân. Nhưng vì Mao theo đuổi ý chí và tham vọng của chính ông ta, thì ông ta đã lời lãi đến không ngờ, đã đúng đến 1000%. Nếu hiện thực Trung Quốc những năm 1960-70 trái với ý định và ý muốn của Mao thì đúng là ông ta sai lầm. Nhưng Mao ngự trị vững như bàn thạch trên cái hiện thực ấy, cái hiện thực do ông ta chủ chốt tạo ra, và ông ta là người hả hê nhất. Tôi chưa nghe nói ở đâu Mao có khi nào ân hận, dù chỉ là đôi chút.
Marx thì sao?
Bây giờ, khi chủ nghĩa cộng sàn đã phá sản, người ta có thể đổ tất cả tội, hay tội to nhất, lên đầu Marx, cha đẻ của cái học thuyết đã sinh ra mọi tệ lậu này. Thậm chí người ta có thể hình dung Marx là một gã bê tha và dốt nát. Như thế dễ lắm. Nhưng với lịch sử, tôi muốn công bằng, và thế sẽ khó hơn. Tôi sẽ công bằng với cả Marx.
Ai nghiên cứu xã hội học và nhân (loại) học thế kỉ 20 sẽ thấy trong những lĩnh vực ấy, Marx có một chỗ đứng vững vàng. Vậy tôi sẽ đối xử với ông như với một học giả.
Lâm Ngữ Đường (trong The Importance of Living) nghĩ rằng Marx không thể hình dung sự tồn tại của một Stalin, cũng như Rousseau không thể nào biết mình lại có một đệ tử như Napoléon. Nhưng, như tôi sẽ làm sáng tỏ, Marx không thể chối bỏ trách nhiệm đã sinh ra những Stalin (và cả những Mao) lớn bé trên mặt đất này, và những gì họ làm trong lịch sử thế kỉ 20.
Marx là một nhà lí luận kiệt xuất (với nghĩa là một cái đầu nhô lên cao hơn đám đông những cái đầu), điều ấy không cần phải nói. Là người không chuyên thì đừng dại dột lao vào bộ TƯ BẢN (đời người ngắn lắm) vì nó cực kì phức tạp, tối tăm, rối rắm. Những nhà chuyên môn sâu cho ta biết trong cái khối thông tin khổng lồ ấy, tư duy của Marx là mạch lạc và nhất quán. Còn những kết luận thực tiễn rút ra từ nó là chuyện khác, và là vấn đề chính. Riêng bản thân tôi thấy ở Marx (tất nhiên, trong nhiều tác phẩm khác) một văn phong hùng hồn và lôi cuốn, một tư duy logic chặt chẽ, cả logic hình thức lẫn logic biện chứng, đôi khi gặp một tầm nhìn mới mẻ (tất nhiên là ở thời đại ấy) và đặc biệt là, khả năng tư duy trừu tượng phi thường (lát nữa tôi sẽ nói cái gì là dở trong sự trừu tượng hóa này). Tôi nhận xét những điểm này để tìm hiểu tại sao có những đầu óc sáng láng trong giới trí thức thiên tả lại mê cộng sản, chủ yếu là mê Marx đến thế. Một đặc điểm dễ thấy của trí thức mọi thời là ảo tưởng. Học thuyết Marx về cơ bản là không tưởng (trừ những chỗ thực dụng khủng khiếp, như ta sẽ thấy) mà không tưởng thì như truyện thần tiên, vì không thực nên có sức hút hồn. Ngoài ra, các nhà học giả thường mê tính hệ thống, mà học thuyết Marx về tính hệ thống thì khỏi chê. Từ ba nguồn gốc rất xa nhau: triết, chủ nghĩa nhân văn và kinh tế học, Marx lập ra một chủ thuyết thống nhất, đến mức có thể lấy từ những bộ phận khác nhau, cái này chứng minh cho cái kia. Và các nhà trí thức, các học giả bị lầm chính là ở chỗ này: Tính hệ thống đâu phải là chân lí? Cho nên những sự “chứng minh” kia chẳng nói lên cái gì cả. Một chân lí đơn giản và phổ biến: Muốn biết cái gì là đúng, là chân lí hay không, hãy đem nó đối chiếu với thực tiễn. Đem luận cứ này hỗ trợ cho luận cứ kia thì không ra khỏi cái vòng luẩn quẩn của tư duy tư biện: những người mắc vào chủ nghĩa Marx đúng là như thế đấy; một khi họ ngộ ra rằng công trình của Marx là một lâu đài tạo tác, họ mới biết té ra mình tự lừa mình.
***
Vậy bằng sức mạnh trừu tượng vô song ấy, học thuyết Marx đã cống hiến cái gì cho loài người?
XOÁ BỎ TƯ HỮU TÀI SẢN là mục tiêu chủ yếu của chủ nghĩa cộng sản, được long trọng tuyên bố trong Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản và các tác phẩm khác của những người sáng lập chủ nghĩa Marx.
Người ta đã nói quá nhiều, quá đủ về điểm này. Ở thời điểm hiện nay, mọi bạn đọc đều có thể tự đánh giá đúng-sai của nó. Việc Trung Quốc rồi Việt Nam buộc phải quay trở lại cái gọi là “kinh tế thị trường” (nghĩa là kinh tế tư bản chủ nghĩa) chính là quay lưng lại học thuyết Marx (đã bị những người marxist “chân chính” gọi là phản bội); mặt khác, “kinh tế thị trường” đòi hỏi phải công nhận quyền tư hữu tài sản của, từ những doanh nghiệp nhỏ đến những tập đoàn tư bản cá mập, cho ta một so sánh rõ ràng: nếu toàn bộ tư liệu sản xuất bị công hữu hóa, nền kinh tế mất đi động lực của nó, sản xuất đình đốn, xã hội nguy ngập. Đó là điều đã xảy ra đối với toàn bộ “chủ nghĩa xã hội hiện thực”.
Nhưng hãy quay lại thời của Marx, Marx nghĩ thế nào về điều này? Là một nhà triết học, ông suy tư, ông thấy mọi cái ác trong đời sống, sự suy đồi của xã hội, sự tha hóa của con người đều từ nguồn gốc tư hữu tài sản mà ra cả. Ông lập luận rằng trong xã hội có giai cấp, quyền tư hữu tài sản là phương tiện để giai cấp thống trị (chủ nô, phong kiến, tư sản) bóc lột, áp bức giai cấp bị trị. Và xóa bỏ tư hữu tức là xoá bỏ phương tiện bóc lột; xã hội sẽ không còn cảnh người bóc lột người. Đẹp lắm! Nhưng xoá bằng cách nào? Bằng cách tập trung toàn bộ quyền sở hữu vào trong tay nhà nước! Muốn hỏi nhẹ ông một câu, vậy cái nhà nước có quyền to như thế, nó có bóc lột thần dân của nó không? Câu hỏi này, với những người dân hôm nay là quá dễ: Sẽ có hàng ngàn câu trả lời phong phú và sôi động. Nhưng là Marx, ông sẽ trả lời: Không, nhà nước cách mạng, có tên là chuyên chính vô sản, là một nhà nước kiểu mới, nhà nước của giai cấp công nhân, vô sản. Không lẽ vô sản lại tự bóc lột mình? Thậm chí mục tiêu hướng đến còn cao hơn thế, nhà nước sẽ tiến tới tự giải thể, sẽ không còn nhà nước vì không còn giai cấp. Nhưng từ nay đến đó, nhà nước sẽ xiết chặt nắm tay của mình như một công cụ bạo lực khiếp đảm (của giai cấp vô sản, tất nhiên.) Đến đây tôi lại muốn hỏi một đại diện bất kì của giai cấp vô sản, chẳng hạn trong đoàn quân xuất khẩu lao động sang Đài Loan hoặc Libanon, mang sức lao động sang xứ người để kiếm miếng cơm và làm giàu cho đất nước: anh có biết anh đang đứng ở đâu trong cái nhà nước rõ ràng là của anh, do anh và vì anh không? Và, tin tôi đi, câu trả lời nhất định sẽ thú vị. Tổng hợp những câu trả lời khả dĩ, tôi thấy thế này, thưa ông Marx: Tôi là người tự cho là hiểu ông, và thương ông nữa, tôi bảo ông là không tưởng. Nhưng có những người nóng nảy hơn, họ không thương ông, họ bảo ông là lừa bịp.
Theo hình dung của Marx, giai cấp công nhân công nghiệp, vô sản – với đội tiên phong là đảng của mình – sẽ lãnh đạo cách mạng và khi thành công, sẽ quản trị nhà nước để tiến tới xóa bỏ nhà nước. Ta thấy rõ những con người vô sản ấy, đảng ấy, là những con người trừu tượng, lý tưởng, sản phẩm của năng lực trừu tượng hóa vô song của Marx. Nhưng sự đời lắm đỗi éo le, thực hiện cái lí thuyết của ông sẽ là và chỉ là những con người cụ thể, bằng xương bằng thịt. Đơn giản vậy thôi, nhưng kết quả là, cái nhà nước tuyệt vời nhất trong lịch sử mà ông muốn xây dựng, lí do tồn tại của nó, ban đầu đặc trưng bằng đặc quyền đặc lợi, về sau phải được bổ sung bằng tham nhũng. Đó là con đường tất yếu, lịch sử đã chứng minh, không thể nào khác được. Và cái chức năng số một, nếu không nói là duy nhất, của nhà nước ấy là bảo vệ đến cùng sự tồn tại của chính nó. Bằng chính những biện pháp mà lý thuyết của ông cung cấp. Biện pháp gì, chúng ta sẽ thấy sau đây.
NHÀ NƯỚC và PHÁP LUẬT
Đến đây, phải dừng lại một chút để suy nghĩ về lí luận Nhà nước và Pháp quyền mà Marx khởi thảo và Lenin phát triển và thực hành. Trái với tư tưởng tiến bộ của nhân loại coi Pháp luật là phương tiện đảm bảo công lí trong xã hội: mọi người đều bình đẳng trước pháp luật, Marx cho rằng Pháp luật nằm trong kiến trúc thượng tầng của xã hội, chỉ là công cụ bảo vệ giai cấp thống trị. Nói nôm na là kẻ nào nắm được quyền lực chính trị sẽ nắm quyền sinh quyền sát theo ý chí của mình, bất chấp công lí và lẽ phải thông thường. Sau khi đã tập trung toàn bộ quyền lực kinh tế, chính trị và luật pháp vào trong tay nhà nước, thì nhà nước hiện nguyên hình là nhà nước cực quyền, độc tài (hay “chuyên chính”) toàn trị. Về mặt lịch sử, chế độ toàn trị có những ông tổ xa xưa của nó, toàn là thực hành (Tần Thủy hoàng, Nero...). Marx đích thực là ông tổ về lí thuyết, hiện đại, thật thế.
TỰ DO và GIẢI PHÓNG LOÀI NGƯỜI
Marx tự cho mình là người theo chủ nghĩa nhân văn. Mục đích của học thuyết của ông là giảỉ phóng loài người. Nhưng chủ thuyết của ông là sự đoạn tuyệt quyết liệt nhất, triệt để nhất với nền dân chủ – tức là phương tiện bảo đảm cho tự do – mà loài người vào thời của ông đã vươn tới được, và những năm trẻ người non dạ ông đã hiến mình cho nó. Và cho dù ông tuyên bố “sự phát triển tự do của mỗi người là điều kiện cho sự phát triển tự do của tất cả mọi người,” hậu thế đi theo học thuyết của ông, đã thiết lập được những chế độ đủ sức tước đoạt đến quyền tối thiểu của con người và tự do tối thiểu của cá nhân. Là nhà tư tưởng tin tưởng mãnh liệt vào tư tưởng của chính mình, nhưng ông là một học giả chân thành và cầu thị, tôi tin rằng nếu lúc này sống lại, ông sẽ chịu để thực tiễn mở mắt cho ông thấy rằng ông đã sai. Vả chăng, là nhà biện chứng nhất quán, không bao giờ ông nghĩ rằng ông luôn đúng, đúng đến muôn đời, ông nhỉ.
TÔN THỜ BẠO LỰC
Không tưởng là địa hạt của mơ mộng, nó không dính dáng gì đến khoa học. Marx phê phán chủ nghĩa xã hội của Saint Simon, Charles Fourier, Robert Owen là không tưởng, nghĩa là không thể đạt được trong hiện thực. Ông gọi chủ nghĩa xã hội (và chủ nghĩa cộng sản) của ông là khoa học. Quả thật trong học thuyết của ông có một bộ phận là khoa học; nó là tập hợp những biện pháp để giành (và giữ) chính quyền trong thực tế, và nó đã được thực hiện thành công. Tuy nhiên, thành công ấy không phải là cơ may cho những lí tưởng nhân văn cao đẹp của ông. Trong thực tế, nó đã đi ngược lại.
Những người cộng sản coi là điều đáng khinh bỉ nếu giấu giếm những quan điểm và ý định của mình. Họ công khai tuyên bố rằng mục đích của họ chỉ có thể đạt được bằng cách dùng bạo lực lật đổ toàn bộ trật tự xã hội hiện hành.
Marx - Engels, Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản.
Ý nghĩa “cách mạng” của tư tưởng trên đây nằm trong hai chữ BẠO LỰC. Nó cũng là yếu tố phân biệt quan điểm của ông với các biện pháp “không tưởng,” phi cách mạng. Nó cũng chẳng có gì chung với những ý tưởng “hữu ái,” “khoan dung” trong quan hệ giữa con người với con người mà chủ nghĩa nhân văn ôm ấp.
Bằng những tác phẩm sắc sảo phân tích các cuộc nổi dậy, Marx đã dạy cách xốc cả một khối quần chúng đau khổ đứng dậy thúc họ xông lên, sử dụng sức mạnh của họ để giành chính quyền. Ông nghiên cứu những điều kiện nổi dậy thắng lợi, những biện pháp chia rẽ và đàn áp của chính quyền. Nhờ đó, một khi đã nắm được chính quyền, họ tự tung tự tác sử dụng nó theo ý mình: Có cái gì hạn chế họ đâu? Và điều này chắc Marx không thể ngờ: họ thậm chí cũng không cần quan tâm đến những gì Marx dạy, sẵn sàng vứt bỏ nó đi nếu thấy không cần thiết. Còn với khối “quần chúng” trước đây đi theo họ nếu giờ muốn nổi dậy chống lại họ: Nhờ Marx, họ cũng là bậc thầy của chia rẽ và đàn áp.
HỆ QUY CHIẾU
Nói về hệ quy chiếu, đối với tôi, chủ nghĩa Marx là một hệ quy chiếu đáng buồn. Trong khi những auschwitz, những holocaust quy chiếu về chủ nghĩa nazi của Hitler, thì những Gulag cho dù chỉ là tham vọng độc tài cá nhân của Stalin, nhưng việc đưa Stalin, (hay Mao…) lên ngôi lại buộc ta phải quy chiếu về Marx. Ngẫm nghĩ thêm, một ví dụ nhỏ: “đất đai là sở hữu toàn dân,” nguyên nhân của những vụ cướp đất tràn lan, “cướp của dân nghèo trao cho nhà giàu” (hay doanh nghiệp, hay nhóm lợi ích, hay thế lực đồng tiền, muốn gọi tên nào cũng được) buộc ta nghĩ đến tư tưởng “xoá bỏ tư hữu tài sản” của Marx và con đường lắt léo từ nhân đến quả (ông chỉ nghĩ được đưa toàn bộ quyền sở hữu vào tay nhà nước, rồi sau đó “nhà nước” làm gì với cái quyền đó ông làm sao biết được?). Thiên tài như Marx cũng không thể nào hình dung hết những hậu quả này để chịu trách nhiệm về chúng.
Nói “Mao sai lầm” là một sự ngộ nhận buồn cười.
Mao Trạch Đông (1893-1976)
Marx thì sao?
Bây giờ, khi chủ nghĩa cộng sàn đã phá sản, người ta có thể đổ tất cả tội, hay tội to nhất, lên đầu Marx, cha đẻ của cái học thuyết đã sinh ra mọi tệ lậu này. Thậm chí người ta có thể hình dung Marx là một gã bê tha và dốt nát. Như thế dễ lắm. Nhưng với lịch sử, tôi muốn công bằng, và thế sẽ khó hơn. Tôi sẽ công bằng với cả Marx.
Ai nghiên cứu xã hội học và nhân (loại) học thế kỉ 20 sẽ thấy trong những lĩnh vực ấy, Marx có một chỗ đứng vững vàng. Vậy tôi sẽ đối xử với ông như với một học giả.
Lâm Ngữ Đường (trong The Importance of Living) nghĩ rằng Marx không thể hình dung sự tồn tại của một Stalin, cũng như Rousseau không thể nào biết mình lại có một đệ tử như Napoléon. Nhưng, như tôi sẽ làm sáng tỏ, Marx không thể chối bỏ trách nhiệm đã sinh ra những Stalin (và cả những Mao) lớn bé trên mặt đất này, và những gì họ làm trong lịch sử thế kỉ 20.
Marx là một nhà lí luận kiệt xuất (với nghĩa là một cái đầu nhô lên cao hơn đám đông những cái đầu), điều ấy không cần phải nói. Là người không chuyên thì đừng dại dột lao vào bộ TƯ BẢN (đời người ngắn lắm) vì nó cực kì phức tạp, tối tăm, rối rắm. Những nhà chuyên môn sâu cho ta biết trong cái khối thông tin khổng lồ ấy, tư duy của Marx là mạch lạc và nhất quán. Còn những kết luận thực tiễn rút ra từ nó là chuyện khác, và là vấn đề chính. Riêng bản thân tôi thấy ở Marx (tất nhiên, trong nhiều tác phẩm khác) một văn phong hùng hồn và lôi cuốn, một tư duy logic chặt chẽ, cả logic hình thức lẫn logic biện chứng, đôi khi gặp một tầm nhìn mới mẻ (tất nhiên là ở thời đại ấy) và đặc biệt là, khả năng tư duy trừu tượng phi thường (lát nữa tôi sẽ nói cái gì là dở trong sự trừu tượng hóa này). Tôi nhận xét những điểm này để tìm hiểu tại sao có những đầu óc sáng láng trong giới trí thức thiên tả lại mê cộng sản, chủ yếu là mê Marx đến thế. Một đặc điểm dễ thấy của trí thức mọi thời là ảo tưởng. Học thuyết Marx về cơ bản là không tưởng (trừ những chỗ thực dụng khủng khiếp, như ta sẽ thấy) mà không tưởng thì như truyện thần tiên, vì không thực nên có sức hút hồn. Ngoài ra, các nhà học giả thường mê tính hệ thống, mà học thuyết Marx về tính hệ thống thì khỏi chê. Từ ba nguồn gốc rất xa nhau: triết, chủ nghĩa nhân văn và kinh tế học, Marx lập ra một chủ thuyết thống nhất, đến mức có thể lấy từ những bộ phận khác nhau, cái này chứng minh cho cái kia. Và các nhà trí thức, các học giả bị lầm chính là ở chỗ này: Tính hệ thống đâu phải là chân lí? Cho nên những sự “chứng minh” kia chẳng nói lên cái gì cả. Một chân lí đơn giản và phổ biến: Muốn biết cái gì là đúng, là chân lí hay không, hãy đem nó đối chiếu với thực tiễn. Đem luận cứ này hỗ trợ cho luận cứ kia thì không ra khỏi cái vòng luẩn quẩn của tư duy tư biện: những người mắc vào chủ nghĩa Marx đúng là như thế đấy; một khi họ ngộ ra rằng công trình của Marx là một lâu đài tạo tác, họ mới biết té ra mình tự lừa mình.
***
Vậy bằng sức mạnh trừu tượng vô song ấy, học thuyết Marx đã cống hiến cái gì cho loài người?
XOÁ BỎ TƯ HỮU TÀI SẢN là mục tiêu chủ yếu của chủ nghĩa cộng sản, được long trọng tuyên bố trong Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản và các tác phẩm khác của những người sáng lập chủ nghĩa Marx.
Người ta đã nói quá nhiều, quá đủ về điểm này. Ở thời điểm hiện nay, mọi bạn đọc đều có thể tự đánh giá đúng-sai của nó. Việc Trung Quốc rồi Việt Nam buộc phải quay trở lại cái gọi là “kinh tế thị trường” (nghĩa là kinh tế tư bản chủ nghĩa) chính là quay lưng lại học thuyết Marx (đã bị những người marxist “chân chính” gọi là phản bội); mặt khác, “kinh tế thị trường” đòi hỏi phải công nhận quyền tư hữu tài sản của, từ những doanh nghiệp nhỏ đến những tập đoàn tư bản cá mập, cho ta một so sánh rõ ràng: nếu toàn bộ tư liệu sản xuất bị công hữu hóa, nền kinh tế mất đi động lực của nó, sản xuất đình đốn, xã hội nguy ngập. Đó là điều đã xảy ra đối với toàn bộ “chủ nghĩa xã hội hiện thực”.
Nhưng hãy quay lại thời của Marx, Marx nghĩ thế nào về điều này? Là một nhà triết học, ông suy tư, ông thấy mọi cái ác trong đời sống, sự suy đồi của xã hội, sự tha hóa của con người đều từ nguồn gốc tư hữu tài sản mà ra cả. Ông lập luận rằng trong xã hội có giai cấp, quyền tư hữu tài sản là phương tiện để giai cấp thống trị (chủ nô, phong kiến, tư sản) bóc lột, áp bức giai cấp bị trị. Và xóa bỏ tư hữu tức là xoá bỏ phương tiện bóc lột; xã hội sẽ không còn cảnh người bóc lột người. Đẹp lắm! Nhưng xoá bằng cách nào? Bằng cách tập trung toàn bộ quyền sở hữu vào trong tay nhà nước! Muốn hỏi nhẹ ông một câu, vậy cái nhà nước có quyền to như thế, nó có bóc lột thần dân của nó không? Câu hỏi này, với những người dân hôm nay là quá dễ: Sẽ có hàng ngàn câu trả lời phong phú và sôi động. Nhưng là Marx, ông sẽ trả lời: Không, nhà nước cách mạng, có tên là chuyên chính vô sản, là một nhà nước kiểu mới, nhà nước của giai cấp công nhân, vô sản. Không lẽ vô sản lại tự bóc lột mình? Thậm chí mục tiêu hướng đến còn cao hơn thế, nhà nước sẽ tiến tới tự giải thể, sẽ không còn nhà nước vì không còn giai cấp. Nhưng từ nay đến đó, nhà nước sẽ xiết chặt nắm tay của mình như một công cụ bạo lực khiếp đảm (của giai cấp vô sản, tất nhiên.) Đến đây tôi lại muốn hỏi một đại diện bất kì của giai cấp vô sản, chẳng hạn trong đoàn quân xuất khẩu lao động sang Đài Loan hoặc Libanon, mang sức lao động sang xứ người để kiếm miếng cơm và làm giàu cho đất nước: anh có biết anh đang đứng ở đâu trong cái nhà nước rõ ràng là của anh, do anh và vì anh không? Và, tin tôi đi, câu trả lời nhất định sẽ thú vị. Tổng hợp những câu trả lời khả dĩ, tôi thấy thế này, thưa ông Marx: Tôi là người tự cho là hiểu ông, và thương ông nữa, tôi bảo ông là không tưởng. Nhưng có những người nóng nảy hơn, họ không thương ông, họ bảo ông là lừa bịp.
Theo hình dung của Marx, giai cấp công nhân công nghiệp, vô sản – với đội tiên phong là đảng của mình – sẽ lãnh đạo cách mạng và khi thành công, sẽ quản trị nhà nước để tiến tới xóa bỏ nhà nước. Ta thấy rõ những con người vô sản ấy, đảng ấy, là những con người trừu tượng, lý tưởng, sản phẩm của năng lực trừu tượng hóa vô song của Marx. Nhưng sự đời lắm đỗi éo le, thực hiện cái lí thuyết của ông sẽ là và chỉ là những con người cụ thể, bằng xương bằng thịt. Đơn giản vậy thôi, nhưng kết quả là, cái nhà nước tuyệt vời nhất trong lịch sử mà ông muốn xây dựng, lí do tồn tại của nó, ban đầu đặc trưng bằng đặc quyền đặc lợi, về sau phải được bổ sung bằng tham nhũng. Đó là con đường tất yếu, lịch sử đã chứng minh, không thể nào khác được. Và cái chức năng số một, nếu không nói là duy nhất, của nhà nước ấy là bảo vệ đến cùng sự tồn tại của chính nó. Bằng chính những biện pháp mà lý thuyết của ông cung cấp. Biện pháp gì, chúng ta sẽ thấy sau đây.
NHÀ NƯỚC và PHÁP LUẬT
Đến đây, phải dừng lại một chút để suy nghĩ về lí luận Nhà nước và Pháp quyền mà Marx khởi thảo và Lenin phát triển và thực hành. Trái với tư tưởng tiến bộ của nhân loại coi Pháp luật là phương tiện đảm bảo công lí trong xã hội: mọi người đều bình đẳng trước pháp luật, Marx cho rằng Pháp luật nằm trong kiến trúc thượng tầng của xã hội, chỉ là công cụ bảo vệ giai cấp thống trị. Nói nôm na là kẻ nào nắm được quyền lực chính trị sẽ nắm quyền sinh quyền sát theo ý chí của mình, bất chấp công lí và lẽ phải thông thường. Sau khi đã tập trung toàn bộ quyền lực kinh tế, chính trị và luật pháp vào trong tay nhà nước, thì nhà nước hiện nguyên hình là nhà nước cực quyền, độc tài (hay “chuyên chính”) toàn trị. Về mặt lịch sử, chế độ toàn trị có những ông tổ xa xưa của nó, toàn là thực hành (Tần Thủy hoàng, Nero...). Marx đích thực là ông tổ về lí thuyết, hiện đại, thật thế.
TỰ DO và GIẢI PHÓNG LOÀI NGƯỜI
Marx tự cho mình là người theo chủ nghĩa nhân văn. Mục đích của học thuyết của ông là giảỉ phóng loài người. Nhưng chủ thuyết của ông là sự đoạn tuyệt quyết liệt nhất, triệt để nhất với nền dân chủ – tức là phương tiện bảo đảm cho tự do – mà loài người vào thời của ông đã vươn tới được, và những năm trẻ người non dạ ông đã hiến mình cho nó. Và cho dù ông tuyên bố “sự phát triển tự do của mỗi người là điều kiện cho sự phát triển tự do của tất cả mọi người,” hậu thế đi theo học thuyết của ông, đã thiết lập được những chế độ đủ sức tước đoạt đến quyền tối thiểu của con người và tự do tối thiểu của cá nhân. Là nhà tư tưởng tin tưởng mãnh liệt vào tư tưởng của chính mình, nhưng ông là một học giả chân thành và cầu thị, tôi tin rằng nếu lúc này sống lại, ông sẽ chịu để thực tiễn mở mắt cho ông thấy rằng ông đã sai. Vả chăng, là nhà biện chứng nhất quán, không bao giờ ông nghĩ rằng ông luôn đúng, đúng đến muôn đời, ông nhỉ.
TÔN THỜ BẠO LỰC
Không tưởng là địa hạt của mơ mộng, nó không dính dáng gì đến khoa học. Marx phê phán chủ nghĩa xã hội của Saint Simon, Charles Fourier, Robert Owen là không tưởng, nghĩa là không thể đạt được trong hiện thực. Ông gọi chủ nghĩa xã hội (và chủ nghĩa cộng sản) của ông là khoa học. Quả thật trong học thuyết của ông có một bộ phận là khoa học; nó là tập hợp những biện pháp để giành (và giữ) chính quyền trong thực tế, và nó đã được thực hiện thành công. Tuy nhiên, thành công ấy không phải là cơ may cho những lí tưởng nhân văn cao đẹp của ông. Trong thực tế, nó đã đi ngược lại.
Marx và Engels
Những người cộng sản coi là điều đáng khinh bỉ nếu giấu giếm những quan điểm và ý định của mình. Họ công khai tuyên bố rằng mục đích của họ chỉ có thể đạt được bằng cách dùng bạo lực lật đổ toàn bộ trật tự xã hội hiện hành.
Marx - Engels, Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản.
Ý nghĩa “cách mạng” của tư tưởng trên đây nằm trong hai chữ BẠO LỰC. Nó cũng là yếu tố phân biệt quan điểm của ông với các biện pháp “không tưởng,” phi cách mạng. Nó cũng chẳng có gì chung với những ý tưởng “hữu ái,” “khoan dung” trong quan hệ giữa con người với con người mà chủ nghĩa nhân văn ôm ấp.
Bằng những tác phẩm sắc sảo phân tích các cuộc nổi dậy, Marx đã dạy cách xốc cả một khối quần chúng đau khổ đứng dậy thúc họ xông lên, sử dụng sức mạnh của họ để giành chính quyền. Ông nghiên cứu những điều kiện nổi dậy thắng lợi, những biện pháp chia rẽ và đàn áp của chính quyền. Nhờ đó, một khi đã nắm được chính quyền, họ tự tung tự tác sử dụng nó theo ý mình: Có cái gì hạn chế họ đâu? Và điều này chắc Marx không thể ngờ: họ thậm chí cũng không cần quan tâm đến những gì Marx dạy, sẵn sàng vứt bỏ nó đi nếu thấy không cần thiết. Còn với khối “quần chúng” trước đây đi theo họ nếu giờ muốn nổi dậy chống lại họ: Nhờ Marx, họ cũng là bậc thầy của chia rẽ và đàn áp.
HỆ QUY CHIẾU
Nói về hệ quy chiếu, đối với tôi, chủ nghĩa Marx là một hệ quy chiếu đáng buồn. Trong khi những auschwitz, những holocaust quy chiếu về chủ nghĩa nazi của Hitler, thì những Gulag cho dù chỉ là tham vọng độc tài cá nhân của Stalin, nhưng việc đưa Stalin, (hay Mao…) lên ngôi lại buộc ta phải quy chiếu về Marx. Ngẫm nghĩ thêm, một ví dụ nhỏ: “đất đai là sở hữu toàn dân,” nguyên nhân của những vụ cướp đất tràn lan, “cướp của dân nghèo trao cho nhà giàu” (hay doanh nghiệp, hay nhóm lợi ích, hay thế lực đồng tiền, muốn gọi tên nào cũng được) buộc ta nghĩ đến tư tưởng “xoá bỏ tư hữu tài sản” của Marx và con đường lắt léo từ nhân đến quả (ông chỉ nghĩ được đưa toàn bộ quyền sở hữu vào tay nhà nước, rồi sau đó “nhà nước” làm gì với cái quyền đó ông làm sao biết được?). Thiên tài như Marx cũng không thể nào hình dung hết những hậu quả này để chịu trách nhiệm về chúng.
Đã đăng trên Văn Việt
Mời đọc thêm:
No comments:
Post a Comment