Phạm Nguyên Trường dịch
Những công trình theo dõi liên kết với nhau có thể giúp chính phủ Trung Quốc thực thi những biện pháp chống lại ngư dân trong vùng
Bộ Quốc phòng Trung Quốc vừa cho ra mắt các giàn (nhà ở) có trọng lượng không lớn, làm nhiệm vụ theo dõi từ xa trên biển, gợi ý rằng chúng có thể được triển khai cho hoạt động quân sự ở Biển Đông, nhằm hỗ trợ công tác bảo vệ các công trình xây dựng trên các hòn đảo và giám sát những khu vực đang nằm trong vòng tranh chấp với các lân bang.
Các giàn nhà ở vừa được trưng bày tại Triển lãm Hàng hải và Hàng không Quốc tế Langkawi (Langkawi International Maritime and Aerospace Exhibition) 2019 - triển lãm quốc phòng lớn trong khu vực được tổ chức tại Malaysia. Chúng được xây dựng bởi Tập đoàn Công nghệ Điện tử Trung Quốc - doanh nghiệp nhà nước trong lĩnh vực quốc phòng và an ninh công nghệ cao, đặc biệt là các bộ cảm biến, thông tin liên lạc và các giải pháp mạng.
Có hai phiên bản: Giàn nhà ở thông tin tích hợp nổi và cái kia là hệ thống thông tin tích hợp lớn hơn lắp đặt trên các đảo hoặc rạn san hô. Bộ Quốc phòng Trung Quốc nói rằng cả hai hệ thống đều có thể hoạt động như các nút trong một mạng theo dõi, cung cấp tình hình theo lối đa chiều, làm dịch vụ thông tin và giám sát. Những tính năng này sẽ có thể được sử dụng cho việc xây dựng và bảo vệ rạn san hô, mà cũng có thể được dùng trong nghiên cứu biển và các dịch vụ công cộng.
Tuy nhiên, trong khi các giàn nhà ở này có thể theo dõi môi trường, giám sát thời tiết và cảnh báo sớm sóng thần và giúp hướng dẫn tàu bè qua lại một cách hiệu quả, thì chúng cũng có thể “giám sát liên tục các mục tiêu trên biển”, và có thể đóng vai trò quan trọng “trong quá trình xây dựng trên quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa, bảo vệ các đảo và rạn san hô, và liên tục theo dõi những vùng biển nằm trong tầm ngắm”.
Việc Bộ Quốc phòng Trung Quốc chấp nhận sử dụng các giàn nhà ở này là khác biệt quan với những điều Trung Quốc từng chính thức nói về vấn đề này, trong đó nhấn mạnh rằng không sử dụng những công trình xây dựng của Trung Quốc trên quần đảo Trường Sa cho mục đích kép dân sự-quân sự, chưa nói tới việc xây dựng các công trình quân sự công khai, ví dụ, công sự và và cảm biến tầm xa.
Quay lại năm 2015, Bộ Ngoại giao Trung Quốc lúc đó từng nhấn mạnh rằng các căn cứ được xây dựng ở quần đảo Trường Sa chủ yếu là để giúp đỡ tàu bè qua lại, tìm kiếm, cứu nạn và các nhu cầu về an toàn dân sự khác, sau này, người ta mới nghĩ tới việc sử dụng những công trình xây dựng này cho mục đích phòng thủ quân sự. Khi sắp bồi đắp xong các hòn đảo, các phương tiện truyền thông chính thức của Trung Quốc nhấn mạnh rằng đang xây dựng các ngọn hải đăng và cam kết của Trung Quốc về việc làm cho giao thông quốc tế ở Biển Đông trở nên an toàn hơn. Đây là lời nói dối, thậm chí ngay cả trước khi các đường băng, cảng, công sự và một loạt những bộ cảm biến đã được xây dựng trên phần lớn vùng đất mà Trung Quốc vừa bồi đắp ở Trường Sa, vì những hòn đảo này nằm cách xa các tuyến đường vận tải chính trên Biển Đông, phần lớn tàu bè sẽ không bao đi sát tới mức có thể nhìn thấy những ngọn hải đăng này.
Những giàn nhà ở di động và có thể đem ra lắp đặt ở ngoài biển như thế này có thể trở thành những công trình bổ sung quan trọng vào mạng lưới các bộ cảm biến và lực lượng hoạt động tầm xa mà Trung Quốc đã xây dựng trên các căn cứ chính của mình ở quần đảo Trường Sa. Những bộ cảm biến này dường như có thể truyền thông tin tin cậy với độ chính xác cao trên khu vực rộng lớn, làm cho chúng có ít giá trị khi sử dụng để theo dõi sự hiện diện của ngư dân và tàu bè thực thi pháp luật ở gần các hòn đảo và rạn san hô này.
Như Peter Dutton thuộc Đại học Hải quân Mỹ (U.S. Naval War College) đã chỉ ra, ngay cả cảnh sát biển và lực lượng dân quân trên biển khá lớn của Trung Quốc cũng là quá nhỏ, không thể tuần tra Biển Đông một cách hiệu quả; thậm chí tính toán một cách rộng lượng cũng cho thấy Trung Quốc chỉ có một con tàu làm nhiệm vụ tuần tra trên khu vực rộng khoảng 2.700 dặm vuông (1 dặm vuông gần bằng 2.600Km2 ) vùng biển mà Trung Quốc tuyên bố thuộc quyền tài phán của mình. Nhằm sử dụng đội tàu của mình một cách hiệu quả hơn, những giàn nhà ở như thế này có thể cung cấp cho người ta bức tranh chính xác hơn về những khu vực ngư dân tập trung hoặc những con tàu thực thi pháp luật có hiện diện tại đó hay là không. Sau đó, Trung Quốc có thể sử dụng những thông tin này để đưa ra các đội cảnh sát biển và dân quân trên biển của mình tới thực hiện sứ mệnh “bảo vệ các quyền” nhằm chống lại các bên cũng đang đòi chủ quyền khác mà không mất công của cho việc tuần tra những vùng biển không người.
Các giàn nhà ở vừa được trưng bày tại Triển lãm Hàng hải và Hàng không Quốc tế Langkawi (Langkawi International Maritime and Aerospace Exhibition) 2019 - triển lãm quốc phòng lớn trong khu vực được tổ chức tại Malaysia. Chúng được xây dựng bởi Tập đoàn Công nghệ Điện tử Trung Quốc - doanh nghiệp nhà nước trong lĩnh vực quốc phòng và an ninh công nghệ cao, đặc biệt là các bộ cảm biến, thông tin liên lạc và các giải pháp mạng.
Có hai phiên bản: Giàn nhà ở thông tin tích hợp nổi và cái kia là hệ thống thông tin tích hợp lớn hơn lắp đặt trên các đảo hoặc rạn san hô. Bộ Quốc phòng Trung Quốc nói rằng cả hai hệ thống đều có thể hoạt động như các nút trong một mạng theo dõi, cung cấp tình hình theo lối đa chiều, làm dịch vụ thông tin và giám sát. Những tính năng này sẽ có thể được sử dụng cho việc xây dựng và bảo vệ rạn san hô, mà cũng có thể được dùng trong nghiên cứu biển và các dịch vụ công cộng.
Tuy nhiên, trong khi các giàn nhà ở này có thể theo dõi môi trường, giám sát thời tiết và cảnh báo sớm sóng thần và giúp hướng dẫn tàu bè qua lại một cách hiệu quả, thì chúng cũng có thể “giám sát liên tục các mục tiêu trên biển”, và có thể đóng vai trò quan trọng “trong quá trình xây dựng trên quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa, bảo vệ các đảo và rạn san hô, và liên tục theo dõi những vùng biển nằm trong tầm ngắm”.
Việc Bộ Quốc phòng Trung Quốc chấp nhận sử dụng các giàn nhà ở này là khác biệt quan với những điều Trung Quốc từng chính thức nói về vấn đề này, trong đó nhấn mạnh rằng không sử dụng những công trình xây dựng của Trung Quốc trên quần đảo Trường Sa cho mục đích kép dân sự-quân sự, chưa nói tới việc xây dựng các công trình quân sự công khai, ví dụ, công sự và và cảm biến tầm xa.
Quay lại năm 2015, Bộ Ngoại giao Trung Quốc lúc đó từng nhấn mạnh rằng các căn cứ được xây dựng ở quần đảo Trường Sa chủ yếu là để giúp đỡ tàu bè qua lại, tìm kiếm, cứu nạn và các nhu cầu về an toàn dân sự khác, sau này, người ta mới nghĩ tới việc sử dụng những công trình xây dựng này cho mục đích phòng thủ quân sự. Khi sắp bồi đắp xong các hòn đảo, các phương tiện truyền thông chính thức của Trung Quốc nhấn mạnh rằng đang xây dựng các ngọn hải đăng và cam kết của Trung Quốc về việc làm cho giao thông quốc tế ở Biển Đông trở nên an toàn hơn. Đây là lời nói dối, thậm chí ngay cả trước khi các đường băng, cảng, công sự và một loạt những bộ cảm biến đã được xây dựng trên phần lớn vùng đất mà Trung Quốc vừa bồi đắp ở Trường Sa, vì những hòn đảo này nằm cách xa các tuyến đường vận tải chính trên Biển Đông, phần lớn tàu bè sẽ không bao đi sát tới mức có thể nhìn thấy những ngọn hải đăng này.
Những giàn nhà ở di động và có thể đem ra lắp đặt ở ngoài biển như thế này có thể trở thành những công trình bổ sung quan trọng vào mạng lưới các bộ cảm biến và lực lượng hoạt động tầm xa mà Trung Quốc đã xây dựng trên các căn cứ chính của mình ở quần đảo Trường Sa. Những bộ cảm biến này dường như có thể truyền thông tin tin cậy với độ chính xác cao trên khu vực rộng lớn, làm cho chúng có ít giá trị khi sử dụng để theo dõi sự hiện diện của ngư dân và tàu bè thực thi pháp luật ở gần các hòn đảo và rạn san hô này.
Như Peter Dutton thuộc Đại học Hải quân Mỹ (U.S. Naval War College) đã chỉ ra, ngay cả cảnh sát biển và lực lượng dân quân trên biển khá lớn của Trung Quốc cũng là quá nhỏ, không thể tuần tra Biển Đông một cách hiệu quả; thậm chí tính toán một cách rộng lượng cũng cho thấy Trung Quốc chỉ có một con tàu làm nhiệm vụ tuần tra trên khu vực rộng khoảng 2.700 dặm vuông (1 dặm vuông gần bằng 2.600Km2 ) vùng biển mà Trung Quốc tuyên bố thuộc quyền tài phán của mình. Nhằm sử dụng đội tàu của mình một cách hiệu quả hơn, những giàn nhà ở như thế này có thể cung cấp cho người ta bức tranh chính xác hơn về những khu vực ngư dân tập trung hoặc những con tàu thực thi pháp luật có hiện diện tại đó hay là không. Sau đó, Trung Quốc có thể sử dụng những thông tin này để đưa ra các đội cảnh sát biển và dân quân trên biển của mình tới thực hiện sứ mệnh “bảo vệ các quyền” nhằm chống lại các bên cũng đang đòi chủ quyền khác mà không mất công của cho việc tuần tra những vùng biển không người.
Đã đăng trên Việt Nam Thời Báo
Nguồn Thediplomat
No comments:
Post a Comment