Phạm Nguyên Trường dịch
Tầng lớp lãnh đạo của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa nổi tiếng về “giữ vững đường lối của đảng”, các cán bộ tuyên truyền liên tục tung ra những khẩu hiệu khác nhau nhằm mô tả chính sách của Trung Quốc. Tuy nhiên, dưới thời Tập Cận Bình, đã có một số thay đổi nhỏ nhưng rất có ý nghĩa. Từ quan điểm của quốc gia về sứ mệnh quốc phòng và các nguyên tắc quốc tế, trong năm vừa qua Trung Quốc đã định hướng lại và khuếch trương trò chơi chữ của mình. Một số người có thể cho rằng chủ nghĩa tối đa mới xuất hiện là do sự xuống dốc của Mỹ sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008. Chắc chắn là như thế, nhưng lần này được nung nóng thêm vì Tập [Cận Bình] tin rằng Trung Quốc đang hồi sinh, cũng như ông ta muốn sống trong hào quang của người tạo ra cuộc hồi sinh này.
Có nhiều việc để làm
Lệch hướng đáng chú ý đầu tiên là rũ bỏ lời khuyên của Đặng Tiểu Bình “ẩn mình chờ thời”. Sau vụ thảm sát Thiên An Môn năm 1989 và bị cộng đồng quốc tế cô lập, chiến lược của Đặng [Tiểu Bình] là ẩn mình nhằm khôi phục sự ủng hộ mà Trung Quốc cần để có thể tiếp tục phát triển kinh tế. Ngay cả trong tình trạng tồi tệ đó, Đặng [Tiểu Bình] đã bổ sung điều khoản Trung Quốc cần “đạt được một số thành tựu”.
Các nhà phân tích phương Tây đã suy đoán trong một thời gian dài về thời điểm khi Trung Quốc từ bỏ giáo huấn của Đặng [Tiểu Bình] và thể hiện sức mạnh to lớn bất khả chiến bại của mình. Tập [Cận Bình] chứng tỏ rằng câu trả lời bây giờ là một lời tuyên bố đơn giản, dứt khoát sau đây: “Chúng ta có thể làm được nhiều việc”:
“Hiện nay, đất nước chúng ta đang ở trong giai đoạn cơ hội chiến lược mang tính lịch sử, trong đó có nhiều việc chúng ta có thể làm. Triển vọng phát triển của chúng ta nhìn chung là tích cực, nhưng con đường đi lên sẽ không suôn sẻ. Thành tựu càng lớn, thì băng càng mỏng trên mỗi bước đi và chúng ta càng phải chuẩn bị đối mặt với những hiểm nguy ngay trong giai đoạn hòa bình. Chúng ta không thể để cho mình mắc sai lầm chiến lược hoặc sai lầm gây ra đổ vỡ”.
Bill Bishop một nhà nghiên cứu về Trung Quốc trong một thời gian dài dịch cụm từ quan trọng này thành “giai đoạn có những cơ hội đầy hứa hẹn”, nhưng theo từ điển thì nó có nghĩa là “tình huống với tiềm năng rất lớn để phát triển tích cực, do đó rất đáng theo đuổi”. Quan trọng là nó rất giống với câu nói của Đặng [Tiểu Bình] “đạt một số thành tựu”, không thể nào bỏ qua được. Một đoàn viên Thanh niên Cộng sản chấp bút tác phẩm nhan đề “Đạt một số thành tựu trong thời kỳ đầy triển vọng của cơ hội mang tính lịch sử”, với kết luận nói rằng “đối với thế giới này, chúng ta cũng phải đạt một số thành tựu và đạt được nhiều thành tựu”. Câu này rõ ràng đã gây được ấn tượng mạnh với người viết, vì cần phải làm nhiều hơn là trước đây. Việc Tập [Cận Bình] từ bỏ khẩu hiệu kinh điển của Đặng [Tiểu Bình] chứng tỏ Trung Quốc là cường quốc tự tin sẵn sàng tiếp tục vươn lên, có lẽ là vươn lên vị thế của một siêu cường.
Chuyển từ phòng thủ khu vực sang các chiến dịch toàn cầu
Suốt nhiều năm ròng, khái niệm phòng thủ của Trung Quốc là chiến thắng “những cuộc chiến tranh khu vực công nghệ cao”. Có nghĩa là khả năng kỹ thuật và chiến thuật nhằm giành được thế thượng phong trong từng khu vực trước một trong những lân bang của Trung Quốc. Quân đội Giải phóng Quân (PLA) có thể coi đây là chiến bao trùm, kể cả cuộc xâm lược Đài Loan. Ví dụ điển hình cho loại chiến tranh này là vụ trừng phạt miền bắc Việt Nam, năm 1979, mặc dù cuộc chiến trong giai đoạn hiện nay sẽ dựa nhiều hơn vào vũ khí công nghệ cao và ít dựa vào chiến thuật biển người như trước đây.
Tuy nhiên, trong một chuyên luận, tháng 12 năm 2017, trên trang web của bộ quốc phòng Trung Quốc, hai học giả về quân sự của Trung Quốc đã đưa ra cho Lục quân một chương trình khác hẳn, mô tả các khái niệm chiến dịch tham vọng hơn, có được thể áp dụng cho toàn bộ Giải phóng Quân (PLA). “Đẩy nhanh quá trình chuyển đổi từ phòng thủ khu vực sang phòng thủ tất cả các khu vực”:
“Lục quân của chúng ta thực hiện nhiệm vụ trên những khu vực rộng lớn có tính chất phức tạp và, theo yêu cầu của “cuộc tấn công và phòng thủ ba chiều và vận động trên tất cả các khu vực và phải chuyển đổi: (1) phương pháp triển khai lực lượng từ phòng thủ khu vực sang vận động trên tất cả các khu vực; (2) hình thức hoạt động từ chiến tuyến sang tấn công và phòng thủ đa chiều; (3) không gian hoạt động từ giới hạn và cục bộ sang vô định hình và đa chiều…”
Có hai khía cạnh trong quá trình chuyển sang cơ động “trên tất cả các khu vực”, mà điểm thứ ba mô tả. Trước hết, đó là thoát ra khỏi “chiến tranh cục bộ”. Trung Quốc không còn mường tượng các chiến dịch của mình bị giới hạn trong một khu vực địa lý cụ thể, ví dụ: Bắc Việt Nam. Sự kết nối ngày càng tăng trên thế giới đang làm cho việc giới hạn xung đột trong một khu vực trở thành bất khả thi. Thứ hai, chuyển từ chiến tranh “hạn chế” sang chiến tranh vô định hình, nghĩa là không giới hạn vào lĩnh vực vật lý cụ thể nào (ví dụ: trên đất liền, trên biển, trên không) cũng như không giới hạn vào một lĩnh vực khái niệm duy nhất (ví dụ: mạng, chính trị, ngoại giao). Thực sự, đó là một phiên bản mở rộng dựa trên tư tưởng Chiến tranh Không Giới hạn.
Đây chỉ đơn thuần là lý thuyết, không phải chính sách. Nhưng ngôn ngữ này rất mới và phù hợp với chương trình của Tập [Cận Bình], tôi ngờ rằng nó là điềm báo trước cho những nỗ lực tương tự trong tương lai. Nó cũng đánh dấu một sự thay đổi cơ bản đối với khái niệm trước đây về “chiến thắng cuộc chiến tranh cục bộ số hóa”, ngụ ý khả năng chiến đấu trên quy mô lớn hơn, phân tán hơn về mặt địa lý và sử dụng nhiều phương tiện kỹ thuật hơn so với các cuộc giao tranh quy mô nhỏ, cục bộ trước đây.
Tầm ảnh hưởng mới của Trung Quốc
Hoành tráng nhất là lời kêu gọi của Tập Cận Bình về “cộng đồng cùng chung vận mệnh của nhân loại”. Chắc chắn là, thuật ngữ này có phả hệ cao quí, có nguồn gốc từ thuật ngữ fatum, lý tưởng xưa cũ của Rome cổ đại, có nghĩa là số phận hoặc định mệnh là động lực cho quốc gia. Trong thời hiện đại, nó đã một số tổ chức quốc tế sử dụng nhiều lần. Ví dụ, Cộng đồng Châu Âu được thành lập dựa trên ý tưởng về “vận mệnh chung”, nghĩa là quan hệ chặt chẽ về kinh tế, chính trị và xã hội giữa nhiều quốc gia dựa trên các giá trị chung, tầm nhìn chung về thịnh vượng trong tương lai và cùng quyết tâm hướng tới những giá trị và tầm nhìn đó.
Nhưng Bắc Kinh vẫn chưa làm rõ cộng đồng của họ có thể được xây dựng trên cơ sở những giá trị chung nào. Đó có phải là cộng đồng đạo đức, trong đó quyền lợi chính đáng của mỗi quốc gia đều được cân nhắc với thái độ vô tư nhất? Hay đấy sẽ là quyền bá chủ tuyệt đối của Trung Quốc đối với các nước phên dậu xa và gần, do các nhà lãnh đạo đã bán nền độc lập của dân tộc mình cho Trung Quốc? Cả hai hệ thống đều được thành lập trên cơ sở của sức mạnh, nhưng chỉ có hệ thống thứ hai (quyền bá chủ của TQ-ND) là bị sức mạnh cai trị mà thôi.
Dù tầm nhìn của Tập [Cận Bình] có là gì, thế giới cũng phải thận trọng trước ngôn từ của Trung Quốc. Nếu thế giới không buộc được Bắc Kinh phải giữ lời hứa về phát triển hòa bình và công bằng, chúng ta có thể sẽ không có cả hòa bình lẫn công bằng.
Ben Lowsen là một chiến lược gia về Trung Quốc làm cho văn phòng nghiên cứu chiến lược của Không quân Mỹ. Các quan điểm ở đây là của tác giả và không phản ánh chính sách hoặc lập trường chính thức của Không quân Mỹ, của Bộ Quốc phòng hay Chính phủ Mỹ.
Các nhà phân tích phương Tây đã suy đoán trong một thời gian dài về thời điểm khi Trung Quốc từ bỏ giáo huấn của Đặng [Tiểu Bình] và thể hiện sức mạnh to lớn bất khả chiến bại của mình. Tập [Cận Bình] chứng tỏ rằng câu trả lời bây giờ là một lời tuyên bố đơn giản, dứt khoát sau đây: “Chúng ta có thể làm được nhiều việc”:
“Hiện nay, đất nước chúng ta đang ở trong giai đoạn cơ hội chiến lược mang tính lịch sử, trong đó có nhiều việc chúng ta có thể làm. Triển vọng phát triển của chúng ta nhìn chung là tích cực, nhưng con đường đi lên sẽ không suôn sẻ. Thành tựu càng lớn, thì băng càng mỏng trên mỗi bước đi và chúng ta càng phải chuẩn bị đối mặt với những hiểm nguy ngay trong giai đoạn hòa bình. Chúng ta không thể để cho mình mắc sai lầm chiến lược hoặc sai lầm gây ra đổ vỡ”.
Bill Bishop một nhà nghiên cứu về Trung Quốc trong một thời gian dài dịch cụm từ quan trọng này thành “giai đoạn có những cơ hội đầy hứa hẹn”, nhưng theo từ điển thì nó có nghĩa là “tình huống với tiềm năng rất lớn để phát triển tích cực, do đó rất đáng theo đuổi”. Quan trọng là nó rất giống với câu nói của Đặng [Tiểu Bình] “đạt một số thành tựu”, không thể nào bỏ qua được. Một đoàn viên Thanh niên Cộng sản chấp bút tác phẩm nhan đề “Đạt một số thành tựu trong thời kỳ đầy triển vọng của cơ hội mang tính lịch sử”, với kết luận nói rằng “đối với thế giới này, chúng ta cũng phải đạt một số thành tựu và đạt được nhiều thành tựu”. Câu này rõ ràng đã gây được ấn tượng mạnh với người viết, vì cần phải làm nhiều hơn là trước đây. Việc Tập [Cận Bình] từ bỏ khẩu hiệu kinh điển của Đặng [Tiểu Bình] chứng tỏ Trung Quốc là cường quốc tự tin sẵn sàng tiếp tục vươn lên, có lẽ là vươn lên vị thế của một siêu cường.
Chuyển từ phòng thủ khu vực sang các chiến dịch toàn cầu
Suốt nhiều năm ròng, khái niệm phòng thủ của Trung Quốc là chiến thắng “những cuộc chiến tranh khu vực công nghệ cao”. Có nghĩa là khả năng kỹ thuật và chiến thuật nhằm giành được thế thượng phong trong từng khu vực trước một trong những lân bang của Trung Quốc. Quân đội Giải phóng Quân (PLA) có thể coi đây là chiến bao trùm, kể cả cuộc xâm lược Đài Loan. Ví dụ điển hình cho loại chiến tranh này là vụ trừng phạt miền bắc Việt Nam, năm 1979, mặc dù cuộc chiến trong giai đoạn hiện nay sẽ dựa nhiều hơn vào vũ khí công nghệ cao và ít dựa vào chiến thuật biển người như trước đây.
Tuy nhiên, trong một chuyên luận, tháng 12 năm 2017, trên trang web của bộ quốc phòng Trung Quốc, hai học giả về quân sự của Trung Quốc đã đưa ra cho Lục quân một chương trình khác hẳn, mô tả các khái niệm chiến dịch tham vọng hơn, có được thể áp dụng cho toàn bộ Giải phóng Quân (PLA). “Đẩy nhanh quá trình chuyển đổi từ phòng thủ khu vực sang phòng thủ tất cả các khu vực”:
“Lục quân của chúng ta thực hiện nhiệm vụ trên những khu vực rộng lớn có tính chất phức tạp và, theo yêu cầu của “cuộc tấn công và phòng thủ ba chiều và vận động trên tất cả các khu vực và phải chuyển đổi: (1) phương pháp triển khai lực lượng từ phòng thủ khu vực sang vận động trên tất cả các khu vực; (2) hình thức hoạt động từ chiến tuyến sang tấn công và phòng thủ đa chiều; (3) không gian hoạt động từ giới hạn và cục bộ sang vô định hình và đa chiều…”
Có hai khía cạnh trong quá trình chuyển sang cơ động “trên tất cả các khu vực”, mà điểm thứ ba mô tả. Trước hết, đó là thoát ra khỏi “chiến tranh cục bộ”. Trung Quốc không còn mường tượng các chiến dịch của mình bị giới hạn trong một khu vực địa lý cụ thể, ví dụ: Bắc Việt Nam. Sự kết nối ngày càng tăng trên thế giới đang làm cho việc giới hạn xung đột trong một khu vực trở thành bất khả thi. Thứ hai, chuyển từ chiến tranh “hạn chế” sang chiến tranh vô định hình, nghĩa là không giới hạn vào lĩnh vực vật lý cụ thể nào (ví dụ: trên đất liền, trên biển, trên không) cũng như không giới hạn vào một lĩnh vực khái niệm duy nhất (ví dụ: mạng, chính trị, ngoại giao). Thực sự, đó là một phiên bản mở rộng dựa trên tư tưởng Chiến tranh Không Giới hạn.
Đây chỉ đơn thuần là lý thuyết, không phải chính sách. Nhưng ngôn ngữ này rất mới và phù hợp với chương trình của Tập [Cận Bình], tôi ngờ rằng nó là điềm báo trước cho những nỗ lực tương tự trong tương lai. Nó cũng đánh dấu một sự thay đổi cơ bản đối với khái niệm trước đây về “chiến thắng cuộc chiến tranh cục bộ số hóa”, ngụ ý khả năng chiến đấu trên quy mô lớn hơn, phân tán hơn về mặt địa lý và sử dụng nhiều phương tiện kỹ thuật hơn so với các cuộc giao tranh quy mô nhỏ, cục bộ trước đây.
Tầm ảnh hưởng mới của Trung Quốc
Hoành tráng nhất là lời kêu gọi của Tập Cận Bình về “cộng đồng cùng chung vận mệnh của nhân loại”. Chắc chắn là, thuật ngữ này có phả hệ cao quí, có nguồn gốc từ thuật ngữ fatum, lý tưởng xưa cũ của Rome cổ đại, có nghĩa là số phận hoặc định mệnh là động lực cho quốc gia. Trong thời hiện đại, nó đã một số tổ chức quốc tế sử dụng nhiều lần. Ví dụ, Cộng đồng Châu Âu được thành lập dựa trên ý tưởng về “vận mệnh chung”, nghĩa là quan hệ chặt chẽ về kinh tế, chính trị và xã hội giữa nhiều quốc gia dựa trên các giá trị chung, tầm nhìn chung về thịnh vượng trong tương lai và cùng quyết tâm hướng tới những giá trị và tầm nhìn đó.
Nhưng Bắc Kinh vẫn chưa làm rõ cộng đồng của họ có thể được xây dựng trên cơ sở những giá trị chung nào. Đó có phải là cộng đồng đạo đức, trong đó quyền lợi chính đáng của mỗi quốc gia đều được cân nhắc với thái độ vô tư nhất? Hay đấy sẽ là quyền bá chủ tuyệt đối của Trung Quốc đối với các nước phên dậu xa và gần, do các nhà lãnh đạo đã bán nền độc lập của dân tộc mình cho Trung Quốc? Cả hai hệ thống đều được thành lập trên cơ sở của sức mạnh, nhưng chỉ có hệ thống thứ hai (quyền bá chủ của TQ-ND) là bị sức mạnh cai trị mà thôi.
Dù tầm nhìn của Tập [Cận Bình] có là gì, thế giới cũng phải thận trọng trước ngôn từ của Trung Quốc. Nếu thế giới không buộc được Bắc Kinh phải giữ lời hứa về phát triển hòa bình và công bằng, chúng ta có thể sẽ không có cả hòa bình lẫn công bằng.
Ben Lowsen là một chiến lược gia về Trung Quốc làm cho văn phòng nghiên cứu chiến lược của Không quân Mỹ. Các quan điểm ở đây là của tác giả và không phản ánh chính sách hoặc lập trường chính thức của Không quân Mỹ, của Bộ Quốc phòng hay Chính phủ Mỹ.
Đã đăng trên Việt Nam Thời Báo
Nguồn: https://thediplomat.com/2019/01/chinas-new-maximalism-in-three-slogans/
No comments:
Post a Comment