South China Sea
South China Sea là tên gọi bằng tiếng Anh, do người châu Âu đặt ra để gọi vùng biển mà Việt Nam gọi là Biển Đông (không cần Biển Đông Việt Nam vì ai cũng hiểu đây là vùng biển ở phía Đông nước ta), Trung Quốc gọi là Nam Hải (cũng không cần nói Nam Trung Quốc). Một người Việt Nam khi viết báo bằng tiếng Anh về vùng biển này thì phải viết là South China Sea, nhưng khi dịch sang tiếng Việt thì phải dịch là Biển Đông. Thậm chí hiện nay Google Translate cũng tự động dịch như thế. Cho rằng viết bằng tiếng Anh: South China Sea là công nhận chủ quyền của Trung Quốc là không hiểu gì. Xin nhắc lại South China Sea chỉ là tên gọi đã thành thói quen, không liên quan tới chủ quyền biển đảo của Việt Nam, Trung Quốc hay Philippines. Chả lẽ hội thảo, ví dụ, ở Washingotn về hợp tác phát triển vùng biển mà ta gọi là Biển Đông nhưng giấy mời/logo hội thảo chỉ ghi South China Sea thì các nhà khoa học hay đại diện bộ ngành của Việt Nam phản đối không tham gia hay sao?
Tên gọi được đặt ra từ xa xưa, có Ấn Đô Dương, nhưng không vì thế mà Ấn Độ có chủ quyền trên đại dương này, có eo biển mà Pháp gọi là Manche, trong khi Anh gọi là English Channel, lại có Biển Nhật Bản nữa…
Chủ quyền của quốc gia trên biển tiếp giáp với đất liền và xung quanh những hòn đảo có thể định cư được, được ghi trong Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển (tiếng Anh: United Nations Convention on Law of the Sea - UNCLOS), còn xung quanh những hòn đảo nhân tạo thì không được công nhận chủ quyền, đấy là nói khi cộng đồng quốc tế còn đủ sức chế tài các “anh đầu gấu”, còn khi cộng đồng quốc tế không đủ sức làm việc đó thì đường biên giới quốc gia còn bị coi thường, nói gì tới Luật Biển. Chủ quyền quốc gia trong những vùng biển giáp ranh giữa các nước, được phân chia qua đàm phán, nói chung là mạnh được yếu thua. Nói thêm: TQ vẽ ra đường 9 đoạn không phải vì tên vùng biển này là South China Sea mà vì nước họ lớn, họ nghĩ rằng có thể bắt nạt các nước nhỏ bé trong khu vực; đường lưỡi bò không liên quan gì tới tên gọi. Thời nhà Thanh vùng biển này vẫn tên là South China Sea, nhưng người TQ lúc đó đâu có dám hó hé.
Vụ đám đông chửi bới, lăng mạ ban tổ chức hội thảo về Biển Đông vừa diễn ra là đánh mất chủ quyền là không có hiểu biết. Đáng tiếc lại quá ồn ào.
Bùi Hiền
Chữ quốc ngữ có nhiều cái bất hợp lí vì nó là sản phẩm của con người, con người không hoàn hảo, làm sao các sản phẩm do con người làm ra lại hoàn hảo được? Mà nói cho cùng, ngôn ngữ phải tương đối mập mờ thì mới có thi ca, mới có chuyện tiếu lâm… chứ cứ “cưa đứt đục suốt” thì còn gì vui? Các ngôn ngữ khác, như tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Nga… đều như thế cả. Không phải người ta không biết, nhưng các nước đều có chủ nghĩa bảo thủ (có người gọi là bảo tồn) để bảo vệ những cái đã là truyền thống, cho dù nó có thể không hoàn toàn hợp lí. Trong khi đó, VN mình nhiều “ngựa non háu đá”, cái gì cũng muốn sửa đổi, cái gì cũng muốn làm cách mạng. Một người làm trong ngành ngôn ngữ học nói rằng có hàng chục người đề xuất cải tiến chữ quốc ngữ, và về nguyên tắc bất cứ người nào cũng có thể đề xuất cải tiến. Bùi Hiền là một trong số đó, nhưng Bùi Hiền đi đến cùng hơn, và nói to hơn. Chỉ có thế thôi.
Nhưng trước khi chửi Bùi Hiền vì đã làm một công việc mà mình cho là dở hơi, ta cũng phải biết rằng ông ta làm khi đã về hưu (không lạm dụng thì giờ của cơ quan) và không dùng ngân sách. Chỉ là thú vui thôi. Mà đây là thú vui lành mạnh, nên được khuyến khích.
Bùi Hiền hay bất kì cá nhân nào khác, dù cải tiến của họ có hoàn hảo đến đâu thì họ cũng không thể áp đặt, buộc xã hội phải sử dụng bảng chữ cái mới của mình. Cái này phải được xã hội đồng ý và quốc hội phê duyệt. Mà muốn duyệt cái này thì trước hết họ nhìn vào túi để tìm cái “đầu tiên?” Chỉ nghĩ tới việc in lại toàn bộ sách báo đã được phát hành trong mấy trăm năm qua đã đủ teo hết mọi bộ phận thân thể rồi, chứ chưa nói tới thực sự in.
Nhưng người ta “chửi” Bùi Hiền không phải vì những điều vừa nêu, mà người ta chửi vì cho rằng ông ta đang giúp cho ngoại bang Hán hóa dân tộc này. Chỉ cần suy nghĩ một chút thôi, ta cũng thấy rằng khi nhà cầm quyền còn muốn giữ một chút chính danh thì không bao giờ họ cho sữa chữa cách viết vì sẽ rất mất lòng dân và quá tốn kém như đã nói bên trên. Còn nếu nhà cầm quyền không cần tính chính danh nữa, hay đã là chính quyền của ngoại bang rồi thì xin hỏi các bạn: 5-7 nhà ngôn ngữ học bị khẩu súng lục chĩa vào thái dương, trong bao lâu họ sẽ làm xong bảng chữ cái tương tự như của Bùi Hiền?
Lại có người vì thiếu hiểu biết, thấy báo của tỉnh Hòa Bình có phiên bản tiếng Mường liền là lên rằng có thế lực đứng sau Bùi Hiền. Xin hỏi, ngoài Bùi Hiền, ở nước này có mấy người nắm được bảng chữ cái của ông ta?
Rắc rối là những người này lại nói rất to.
“Công trình nghiên cứu” của Bùi Hiền tất nhiên thuộc loại dở hơi, nhưng nhờ một số người “dở hơi” như thế mà nhân loại mới có tiến bộ. Cái ông làm thí nghiệm xem 2 vật có trọng lượng khác nhau, có rơi cùng gia tốc hay không, nếu là chồng bà nông dân Việt Nam thì bà ấy đã bảo: “Dở hơi. Đi nhổ mạ đi để chiều con này còn đi cấy” thì sẽ chẳng có vật lí học.
Lạ lùng, mà thật ra không lạ, là một số người có kiến thức thâm hậu cũng hùa vào chửi Bùi Hiền, thậm chí còn cho rằng ông ta là gián điệp nằm vùng của Bắc Kinh. Nói “lạ lùng, mà thật ra không lạ” vì những người đó đã trở thành thành viên của một đám đông tâm lí. Mà như Gustave le Bon viết: “Chỉ riêng việc biến mình thành bộ phận trong đám đông có tổ chức, con người đã tụt xuống một vài nấc thang trong thang bậc văn minh. Đứng tách riêng có thể là một cá nhân có văn hóa; nằm trong đám đông, anh ta là một kẻ dã man, nghĩa là một kẻ bản năng” (Gustave le Bon, Tâm lý học đám đông, NXB Tri thức, 2009, trang 55)
Thiết nghĩ, những người có tư duy độc lập nên kiềm chế. Không nên hùa theo đám đông.
Chủ quyền của quốc gia trên biển tiếp giáp với đất liền và xung quanh những hòn đảo có thể định cư được, được ghi trong Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển (tiếng Anh: United Nations Convention on Law of the Sea - UNCLOS), còn xung quanh những hòn đảo nhân tạo thì không được công nhận chủ quyền, đấy là nói khi cộng đồng quốc tế còn đủ sức chế tài các “anh đầu gấu”, còn khi cộng đồng quốc tế không đủ sức làm việc đó thì đường biên giới quốc gia còn bị coi thường, nói gì tới Luật Biển. Chủ quyền quốc gia trong những vùng biển giáp ranh giữa các nước, được phân chia qua đàm phán, nói chung là mạnh được yếu thua. Nói thêm: TQ vẽ ra đường 9 đoạn không phải vì tên vùng biển này là South China Sea mà vì nước họ lớn, họ nghĩ rằng có thể bắt nạt các nước nhỏ bé trong khu vực; đường lưỡi bò không liên quan gì tới tên gọi. Thời nhà Thanh vùng biển này vẫn tên là South China Sea, nhưng người TQ lúc đó đâu có dám hó hé.
Vụ đám đông chửi bới, lăng mạ ban tổ chức hội thảo về Biển Đông vừa diễn ra là đánh mất chủ quyền là không có hiểu biết. Đáng tiếc lại quá ồn ào.
Bùi Hiền
Chữ quốc ngữ có nhiều cái bất hợp lí vì nó là sản phẩm của con người, con người không hoàn hảo, làm sao các sản phẩm do con người làm ra lại hoàn hảo được? Mà nói cho cùng, ngôn ngữ phải tương đối mập mờ thì mới có thi ca, mới có chuyện tiếu lâm… chứ cứ “cưa đứt đục suốt” thì còn gì vui? Các ngôn ngữ khác, như tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Nga… đều như thế cả. Không phải người ta không biết, nhưng các nước đều có chủ nghĩa bảo thủ (có người gọi là bảo tồn) để bảo vệ những cái đã là truyền thống, cho dù nó có thể không hoàn toàn hợp lí. Trong khi đó, VN mình nhiều “ngựa non háu đá”, cái gì cũng muốn sửa đổi, cái gì cũng muốn làm cách mạng. Một người làm trong ngành ngôn ngữ học nói rằng có hàng chục người đề xuất cải tiến chữ quốc ngữ, và về nguyên tắc bất cứ người nào cũng có thể đề xuất cải tiến. Bùi Hiền là một trong số đó, nhưng Bùi Hiền đi đến cùng hơn, và nói to hơn. Chỉ có thế thôi.
Nhưng trước khi chửi Bùi Hiền vì đã làm một công việc mà mình cho là dở hơi, ta cũng phải biết rằng ông ta làm khi đã về hưu (không lạm dụng thì giờ của cơ quan) và không dùng ngân sách. Chỉ là thú vui thôi. Mà đây là thú vui lành mạnh, nên được khuyến khích.
Bùi Hiền hay bất kì cá nhân nào khác, dù cải tiến của họ có hoàn hảo đến đâu thì họ cũng không thể áp đặt, buộc xã hội phải sử dụng bảng chữ cái mới của mình. Cái này phải được xã hội đồng ý và quốc hội phê duyệt. Mà muốn duyệt cái này thì trước hết họ nhìn vào túi để tìm cái “đầu tiên?” Chỉ nghĩ tới việc in lại toàn bộ sách báo đã được phát hành trong mấy trăm năm qua đã đủ teo hết mọi bộ phận thân thể rồi, chứ chưa nói tới thực sự in.
Nhưng người ta “chửi” Bùi Hiền không phải vì những điều vừa nêu, mà người ta chửi vì cho rằng ông ta đang giúp cho ngoại bang Hán hóa dân tộc này. Chỉ cần suy nghĩ một chút thôi, ta cũng thấy rằng khi nhà cầm quyền còn muốn giữ một chút chính danh thì không bao giờ họ cho sữa chữa cách viết vì sẽ rất mất lòng dân và quá tốn kém như đã nói bên trên. Còn nếu nhà cầm quyền không cần tính chính danh nữa, hay đã là chính quyền của ngoại bang rồi thì xin hỏi các bạn: 5-7 nhà ngôn ngữ học bị khẩu súng lục chĩa vào thái dương, trong bao lâu họ sẽ làm xong bảng chữ cái tương tự như của Bùi Hiền?
Lại có người vì thiếu hiểu biết, thấy báo của tỉnh Hòa Bình có phiên bản tiếng Mường liền là lên rằng có thế lực đứng sau Bùi Hiền. Xin hỏi, ngoài Bùi Hiền, ở nước này có mấy người nắm được bảng chữ cái của ông ta?
Rắc rối là những người này lại nói rất to.
“Công trình nghiên cứu” của Bùi Hiền tất nhiên thuộc loại dở hơi, nhưng nhờ một số người “dở hơi” như thế mà nhân loại mới có tiến bộ. Cái ông làm thí nghiệm xem 2 vật có trọng lượng khác nhau, có rơi cùng gia tốc hay không, nếu là chồng bà nông dân Việt Nam thì bà ấy đã bảo: “Dở hơi. Đi nhổ mạ đi để chiều con này còn đi cấy” thì sẽ chẳng có vật lí học.
Lạ lùng, mà thật ra không lạ, là một số người có kiến thức thâm hậu cũng hùa vào chửi Bùi Hiền, thậm chí còn cho rằng ông ta là gián điệp nằm vùng của Bắc Kinh. Nói “lạ lùng, mà thật ra không lạ” vì những người đó đã trở thành thành viên của một đám đông tâm lí. Mà như Gustave le Bon viết: “Chỉ riêng việc biến mình thành bộ phận trong đám đông có tổ chức, con người đã tụt xuống một vài nấc thang trong thang bậc văn minh. Đứng tách riêng có thể là một cá nhân có văn hóa; nằm trong đám đông, anh ta là một kẻ dã man, nghĩa là một kẻ bản năng” (Gustave le Bon, Tâm lý học đám đông, NXB Tri thức, 2009, trang 55)
Thiết nghĩ, những người có tư duy độc lập nên kiềm chế. Không nên hùa theo đám đông.
Hết.
No comments:
Post a Comment